Lãnh
đạo sinh viên Hong Kong đồng ý đàm phán với chính phủ
Phát
hiện người anh em cùng cha, khác ông nội của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
|
|||||||
|
|
|
|
|
|
||
Preview by Yahoo
|
|||||||
|
|||||||
www.ducme.tv -VNTQ-Ts Quang
A: Các Tổ chức Xã hội Dân sự hoạt động tự nguyện, độc lập 14.12.2013
|
|||||||
|
|
|
|
|
|
||
Preview
by Yahoo
|
|||||||
|
Các sinh viên xuống đường nắm tay để lập một
hàng rào người trước tòa nhà chính phủ, 3/10/14
Tin liên hệ
02.10.2014
Các lãnh đạo sinh viên đang dẫn đầu các cuộc
biểu tình rầm rộ ở Hong Kong đã đồng ý tham gia đàm phán với chính phủ ủng hộ
Bắc Kinh nhằm làm dịu bớt cuộc khủng hoảng đã khiến phần lớn thành phố đang
trong tình trạng bế tắc.
Thỏa thuận được loan báo vào sáng sớm thứ Sáu
chỉ mấy tiếng đồng hồ sau khi trưởng đặc khu hành chánh Hong Kong đề nghị gặp
những người dẫn đầu cuộc biểu tình. Tuy nhiên, trong khi đưa ra đề nghị này,
ông Lương Chấn Anh, từ chối thỏa mản một yêu sách then chốt của sinh viên là
ông phải từ chức.
Các lãnh đạo sinh viên đe dọa sẽ tràn vào chiếm
các văn phòng chính phủ nếu ông Lương không từ chức theo yêu cầu của họ. Tuy
nhiên trong khi hạn chót sinh viên đưa ra đã trôi qua, không có tin xảy ra bạo
động gần các văn phòng, hiện đang bị đám đông sinh viên vây kín đồng thời cảnh
sát canh gác dày đặc.
Nhóm ủng hộ dân chủ Chiếm Trung Tâm hoan nghênh
thỏa thuận này và nói rằng các nhà lãnh đạo “hy vọng cuộc đàm phán có thể là
một bước ngoặt cho tình trạng bế tắc chính trị hiện nay.” Tuy nhiên, nhóm Chiếm
Trung Tâm, cũng như các nhóm sinh viên khác có liên quan trong vụ bế tắc này,
cũng yêu cầu ông Lương từ chức.
Người biểu tình Hong
Kong: Nguồn khích lệ cho các nhà hoạt động VN
Người biểu tình nắm tay nhau tại Quảng trường
Bauhinia Golden ở Hong Kong.
Tin liên hệ
Hình ảnh/Video
Trang ảnh
Biểu
tình đòi dân chủ ở Hồng Kông
02.10.2014
HÀ NỘI—
Vào lúc hàng ngàn người đổ xuống các đường phố ở
Hong Kong, giới hoạt động đòi dân chủ Việt Nam đang theo dõi các diễn biến.
Tình cảm bài Trung dâng cao tại quốc gia cộng sản này, nhất là sau các liên
quan đến những khẳng định chủ quyền ở Biển Đông, nhưng các cuộc biểu tình
thường vấp phải sự trấn áp nhanh chóng của cảnh sát. Thông tín viên Marianne
Brown tường trình từ Hà Nội.
Đường phố Hà Nội không có những cây dù biểu
tượng, nhưng nhiều người Việt Nam đang mượn Internet để bày tỏ sự ủng hộ dành
cho người biểu tình đòi dân chủ ở Hong Kong.
Trên Facebook, các hình ảnh dùng biểu tượng con
chim bồ câu thắt một chiếc nơ vàng để bày tỏ tình đoàn kết với các cuộc biểu
tình ở Hong Kong.
Biểu tượng mà nhà hoạt động Anh Chi sử dụng cho
thấy một bức ảnh của chính mình mang một tấm bảng với hàng chữ “Ủng hộ phong
trào bất tuân dân sự Hong Kong” bằng tiếng Anh. Anh nói cuộc biểu tình đã khích
lệ nhiều người Việt ủng hộ thay đổi chính trị.
Anh nói: “Chúng tôi học được nhiều bài học của
các nhà hoạt động ở Hong Kong, cách thức họ có thể kêu gọi nhiều người đến
trung tâm, trao đổi ý kiến, ủng hộ người biểu tình bằng thức ăn thức uống và
những vật dụng cần thiết mà mọi người cần đến trong dài hạn, trong nhiều ngày.”
Người biểu tình ở Hong Kong có một mục tiêu rõ
ràng: bảo đảm rằng các ứng cử viên tranh cử không nằm dưới sự kiểm soát của Bắc
Kinh, một cải cách chính trị hấp dẫn nhiều nhà hoạt động Việt Nam.
Các cuộc biểu tình nổi bật thường nhắm vào việc
phản đối Trung Quốc khi chính sách đối ngoại của họ được cho là xâm phạm chủ
quyền Việt Nam. Những cuộc tụ tập này thường bị công an giải tán, một phần vì
sợ chúng có thể trở thành chống chính phủ.
Phong
trào dân chủ Hong Kong được các nhà bình luận gọi là 'Cuộc Cách mạng Dù' vì
nhiều người biểu tình đã dùng dù để che chắn khi cảnh sát dùng bình xịt hơi cay
để xịt vào họ.
Theo nhà hoạt động Anh Chi, tại Việt Nam, các
cuộc biểu tình thường mang tính tự phát, không giống như các cuộc tụ tập có tổ
chức ở Hong Kong, nhưng cũng có những điểm tương đồng.
Anh nói: “Ở Hong Kong, Trung Quốc gọi các cuộc
biểu tình là bất hợp pháp. Chính phủ Việt Nam cũng gọi các cuộc biểu tình ở Hà
Nội hay Saigon là bất hợp pháp. Nhưng đối với chúng tôi, chúng tôi hành động,
làm cho cuộc biểu tình theo đúng hiến pháp và nếu họ không có luật pháp, thì đó
là việc của họ, chứ không phải là việc của người dân.”
Anh nói anh tin rằng chính phủ lo ngại về các
cuộc biểu tình ở Hong Kong và mọi mưu toan xuống đường ở Việt Nam để bày tỏ sự
ủng hộ sẽ bị công an ngăn chặn.
Nhưng dường như không có bất cứ hạn chế nào về
các bài tường thuật những cuộc tụ tập trên các phương tiện truyền thông nhà
nước, với các báo chí toàn quốc đăng tải những bài tường thuật tại chỗ của các
nhà báo địa phương.
Phát biểu tại một cuộc họp báo thường kỳ, Phát
ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình nói các cuộc biểu tình ở Hong Kong
là 'vấn đề nội bộ' của Trung Quốc.
Ông Bình nói Việt Nam hy vọng Hong Kong sẽ có
những biện pháp thích nghi đã ổn định hoá tình hình và bảo đảm an toàn và tài
sản cho người dân.
Chuyên gia phân tích về Việt Nam Jonathan London
thuộc trường Đại học Thành phố Hong Kong, đã đi thăm các cuộc biểu tình hôm thứ
tư.
Ông London nói: “Nói chung, các cuộc biểu tình
có xu hướng thoải mái, vui vẻ, duy trì tốt, cực kỳ sạch sẽ và đáng kính. Đa số
người trẻ và thanh thiếu niên, nhưng chắc chắn có một chút màu sắc cấp tiến của
những người cao tuổi hơn. Vào lúc này, mọi người đang chờ đợi một điều gì đó,
nhưng chưa biết là điều gì.”
Ông London nói ông nghĩ người Việt Nam đang “bị
tác động cực kỳ” bởi phong trào đứng lên chống lại Trung Hoa lục địa.
Qua những bài tường thuật tin tức trên Internet,
người Việt Nam có điều ông gọi là cái nhìn từ “hàng ghế đầu” về những diễn biến
ở Hong Kong vào một thời điểm khi đất nước họ đang tham gia vào một cuộc tranh
luận to lớn về chính sự và các cơ chế chính trị.
Ông London nói: “Trong khi những người có các
quan điểm trái ngược nhau và đặc biệt tìm cách chống đối chính quyền bị đặt
dưới những làn sóng áp bức, thì thảo luận chính trị ở Việt Nam ngày này ở tư
thế trong đó vụ bùng nổ của phong trào xã hội ở quy mô lớn tại Hong Kong có thể
được bàn luận công khai và rộng rãi, và tôi cho rằng đó là điều nổi bật trong
lịch sử gần đây của Việt Nam.”
Cho đến khi có một giải pháp cho vụ giằng co
giữa người biểu tình và chính quyền ở Hong Kong, chưa rõ các sự kiện đó sẽ đem
lại hậu quả ra sao đối với giới hoạt động của Việt Nam, nhưng chắc chắn họ đang
theo dõi sát các diễn biến.
Bắc Kinh cảnh cáo người
biểu tình Hong Kong
Cảnh sát thiết lập các hàng rào chặn lối vào Văn
phòng của Hành chánh Trưởng quan Hồng Kông, ngày 2/10/2014.
Tin liên hệ
Hình ảnh/Video
Trang ảnh
Biểu
tình đòi dân chủ ở Hồng Kông
02.10.2014
Chính phủ trung ương Trung Quốc cảnh báo về tình
trạng hỗn loạn và hậu quả nghiêm trong nếu các cuộc biểu tình đòi dân chủ tiếp
tục ở Hong Kong. Thông tín viên VOA Shannon Van Sant tại Bắc Kinh ghi nhận chi
tiết về các biện pháp của chính phủ Trung Quốc nhằm ngăn chặn các cuộc biểu
tình lan qua lục địa trong bài tường thuật sau đây.
Chính quyền Hong Kong cảnh báo người biểu tình
chớ nên chiếm đóng các công ốc, và Trung Quốc nói người biểu tình đang đem sự
hỗn loạn đến Hong Kong.
Những lời cảnh báo được đưa ra sau khi tin cho
hay Trung Quốc đã bắt giữ hơn 20 người ở lục địa có hành động ủng hộ các cuộc biểu
tình đòi dân chủ ở Hong Kong. Ông William Nee là một nhà nghiên cứu về Trung
Quốc của Tổ chức Ân xá Quốc tế, là nhóm vừa công bố một báo cáo về các vụ bắt
giữ.
“Dường như có rất nhiều người bị bắt giữ, có thể
là vì bày tỏ sự ủng hộ dành cho các cuộc biểu tình ở Hong Kong.”
Tổ chức Ân xá Quốc tế cho biết Trung Quốc đã bắt
người ở nhiều thành phố, trong đó có Bắc Kinh, Thẩm Quyến, Quảng Châu và Giang
Tô. Những người bị bắt đã bày tỏ sự ủng hộ trên mạng đối với các cuộc biểu
tình, có ý định du hành tới Hong Kong để tham gia biểu tình hay cạo đầu trong
khuôn khổ chiến dịch 'Cạo đầu cho Hong Kong' ở lục địa.
Những vụ bắt giữ diễn ra tiếp theo nhiều ngày
kiểm duyệt ở các cấp cao trong chính phủ Trung Quốc. Trung Quốc đã cấm các hình
ảnh cuộc biểu tình được chia sẻ trên mạng và chận dịch vụ chia sẻ hình ảnh
Instagram hồi cuối tuần qua. Các bản tin về các cuộc biểu tình cũng bị kiểm
duyệt gay gắt.
Người biểu tình ở Hong Kong bác bỏ đề nghị mà
Bắc Kinh đưa ra cho cuộc bầu cử chức hành chánh trưởng quan của thành phố này
vào năm 2017. Kế hoạch này sẽ chỉ cho phép dân chúng bầu cho các ứng viên
được chọn bởi một ủy ban với thành phần là những người trung thành với Bắc
Kinh. Người biểu tình nói họ phải được phép chọn những ứng cử viên vào chức
lãnh đạo thành phố một cách trực tiếp.
Một
người biểu tình nằm trước lối vào văn phòng Trưởng quan Hành chánh Hong Kong,
ngày 2/10/2014.
Trong một bài xã luận trên báo Nhân dân của
chính phủ Trung Quốc, Trung Quốc nói người biểu tình sẽ lôi kéo Hong Kong vào
tình trạng 'hỗn loạn'.
Bài bình luận trang nhất tiếp tục nói rằng người
biểu tình đã 'vi phạm trắng trợn luật lệ và quy định của Hong Kong, cản trở
nghiêm trọng giao thông và gây rối trật tự xã hội'.
Các nhà phân tích về Trung Quốc như ông Thời Ân
Hoằng, một giáo sư tại trường Đại học Nhân dân Bắc Kinh, cũng lập lại các phát
biểu của chính phủ. Ông nói nếu Trung Quốc tìm cách thoả hiệp với người biểu
tình thì họ sẽ tưởng thưởng cho các nhà hoạt động dân chủ ở Hong Kong mà hành
động bị chính phủ coi là cực đoan.
“Chính phủ Trung Quốc coi những người này vào
lúc này là những người mà Trung Quốc đã làm một việc gây thiệt hại cho Trung
Quốc, cho trật tự và sự ổn định của Trung Quốc. Và tôi nghĩ đó là một sự thực.
Và tôi không muốn đưa ra nhận định nào về các hành động được tiến hành bên
trong lục địa.”
Nhưng những người bênh vực cho nhân quyền nói
chính các chiến thuật mạnh tay mà chính phủ Trung Quốc sử dụng để trấn áp bất
đồng đã châm ngòi cho các cuộc biểu tình. Những nhà hoạt động như ông William
Nee của Tổ chức Ấn xá Quốc tế, cho rằng các mưu toan của Trung Quốc nhằm hạn
chế quyền tự do phát biểu và báo chí ở Hong Kong, cũng như sự cách biệt ngày càng
tăng giữa người giàu và người nghèo, sẽ tiếp tục khích lệ các cuộc biểu tình,
cho dù các cuộc biểu tình hiện nay sẽ biến dần.
Học
sinh viết thông điệp ủng hộ các cuộc biểu tình đòi dân chủ và dán lên một bức
tường ở Hồng Kông.
“Cuối cùng vì chính phủ Trung Quốc dường như
không muốn thoả hiệp và giới trẻ ở Hong Kong dường như rất quyết tâm tranh đấu
cho quyền của họ; có phần chắc nhất là đối đầu và thảo luận về tương lai của
Hong Kong sẽ tiếp tục rất mãnh liệt'.
Giới lãnh đạo hiện nay của Trung Quốc dưới quyền
của ông Tập Cận Bình đã có một chủ trương cứng rắn đối với bất đồng chính trị
hay chỉ trích từ phía các nhà hoạt động. Dưới trướng của ông Tập Cận Bình, nhà
chức trách đã duy trì các chính sách nhà nước gắt gao về kiểm duyệt, áp dụng
các biện pháp an ninh mạnh tay ở các khu vực có bất ổn về sắc tộc và bắt giữ
hàng chục nhân vật bất đồng và các nhà hoạt động pháp lý.
Sinh viên Hong Kong tại Mỹ
biểu tình ủng hộ dân chủ
Thanh
Trúc, phóng viên RFA
2014-10-02
2014-10-02
- In trang
này
- Chia
sẻ
- Ý kiến của Bạn
- Email
Sinh viên và giới trẻ Hong Kong tại vùng Đông Bắc Hoa Kỳ biểu tình
trước Văn Phòng Thương Mại Và Kinh Tế Hong Kong ở thủ đô Washington DC chiều
thứ Tư 1/10/2014.
Nhằm yểm trợ tinh thần anh em trẻ ở Hong Kong
đang biểu tình đòi dân chủ và tự do chọn lựa người lãnh đạo, một số sinh viên
và giới trẻ Hong Kong tại vùng Đông Bắc Hoa Kỳ tổ chức một cuộc biểu tình trước
Văn Phòng Thương Mại Và Kinh Tế Hong Kong ở thủ đô Hoa Kỳ chiều thứ Tư 1/10 vừa
qua.
Thanh Trúc có mặt tại chỗ với bài tường trình sau đây:
Biểu tình ôn hòa và kỷ
luật
Đó là một cuộc biểu tình ôn hòa và kỷ luật với khoảng gần một trăm
người trẻ hầu hết cho biết họ là người Hong Kong đến Mỹ.
Những người biểu tình mặc áo thun màu đen, không mang theo banner,
khẩu hiệu chỉ là một tấm bảng màu vàng duy nhất có hình một chiếc ô đen và
những hàng chữ “Mạnh dạn lên Hong Kong” , “Kết hợp cùng dân chủ, Đoàn kết toàn
cầu với Hong Kong”.
Mục đích cuộc biểu tình chiều nay ở DC là ủng hộ những bạn trẻ
đang tranh đấu cho tự do và tương lai của Hong Kong. Tôi có thể nói một cách
chắc chắn rằng người Hong Kong chúng tôi rất quyết liệt trong vấn đề đòi hỏi
dân chủ vì đã hơn 30 năm qua chúng tôi từng chứng tỏ điều đó.
-Jeffrey Ngo
-Jeffrey Ngo
Để thực hiện cuộc biểu tình này, những người trẻ Hong Kong ở DC đã
liên lạc và tập hợp nhau lại trên Facebook cũng như trên các trang mạng thông
tin khác, là lời Jeffrey Ngo, một trong những người tổ chức:
“Mục đích cuộc biểu tình
chiều nay ở DC là ủng hộ những bạn trẻ đang tranh đấu cho tự do và tương lai
của Hong Kong. Tôi có thể nói một cách chắc chắn rằng người Hong Kong chúng tôi
rất quyết liệt trong vấn đề đòi hỏi dân chủ vì đã hơn 30 năm qua chúng tôi từng
chứng tỏ điều đó.”
Jeffrey Ngo nói tiếp rằng anh tin giới trẻ Hong Kong sẽ tiếp tục
tranh đấu, tiếp tục bày tỏ sự bất tuân của mình đối với chính quyền lãnh địa
cho đến khi nào đạt được mục tiêu chính đáng của mình mới thôi.
Sinh viên tên Tim, cũng là một người trong ban tổ chức, cho biết
họ dự trù sẽ có từ một đến hai trăm bạn trẻ người Hong Kong đến tham dự cuộc
biểu tình này.
“Ngày đen tối nhất trong
lịch sử Hong Kong”
Về lý do vì sao mọi người đều mặc áo màu đen khi đi biểu tình
trước văn phòng Thương mại và Kinh tế Hong Kong trên đường 18 của thủ đô
Washington, Tim giải thích:
Sinh viên và giới trẻ
Hong Kong tại vùng Đông Bắc Hoa Kỳ tuần hành đến Nhà Trắng ở thủ đô Washington
DC thứ Tư 1/10/2014. RFA PHOTO.
“Màu đen mà mọi người
mặc hôm nay là để nhớ đến ngày 28 tháng Chín, chính xác là ngày cảnh sát Hong
Kong bắn hơi cay vào những công dân biểu tình phản đối chính phủ. Chính vì thế
màu đen mang ý nghĩa của ngày đen tối nhất trong lịch sử Hong Kong, ngày mà hơi
cay được nhắm bắn vào người dân tức là chuyện chưa từng xảy ra trước đây ở Hong
Kong.”
Hiện diện bên cạnh những người trẻ Hong Kong ở cuộc biểu tình này
còn có một số bạn trẻ người Mỹ như Ryan Henney:
“Ryan phát biểu anh có
mặt tại đây vì muốn chứng tỏ sự ủng hộ đối với giới trẻ đang biểu tình bên Hong
Kong vì tin rằng quyền chọn lựa người lãnh đạo mà giới trẻ bên đó đang đòi cho
được là một trong những quyền căn bản nhất của con người mà anh hy vọng người
trẻ Hong Kong sẽ đạt được.”
Đối với hai sinh viên người Hong Kong đến từ New York, Joseph Ng
và Jonathan Yeung, cuộc biểu tình này vô cùng cần thiết vì nó thể hiện sức mạnh
của giới trẻ là tương lai của Hong Kong và cả tương lai của Trung Quốc:
“Chúng tôi cần năng lực,
cần được yểm trợ, Joseph Ng khẳng định, người trẻ Hong Kong không chống chính
phủ, chúng tôi chỉ hòa chung tiếng nói cho tương lai của Hong Kong và cho Trung
Quốc. Người trẻ Hong Kong, anh nói tiếp, biết rõ thế nào là “Một quốc gia hai
thể chế”, chỉ thắc mắc và muốn được giải đáp rõ ràng cơ chế đó có tồn tại hay
không và sẽ được tiếp tục thể hiện như thế nào mà thôi.”
Với bạn trẻ Jonathan Yeung, sinh viên học sinh Hong Kong mong một
tương lai sáng lạn cho người Hong Kong cũng như người Trung Quốc:
“Rằng chúng tôi cần
tranh để mong ước đó thành hiện thực, tranh đấu nhằm xây dựng một nhịp cầu giữa
người dân hai phía, và trên hết chúng tôi chỉ tranh đấu trong tinh thần ôn nhu
qua con đường hòa bình chứ không bằng đường lối bạo động, đó là tất cả những gì
chúng tôi muốn nói.”
Vào lúc cuối ngày, cuộc biểu tình của giới trẻ Hong Kong ở DC và
vùng phụ cận biến thành cuộc tuần hành đến Nhà Trắng, sau đó kết thúc trong
vòng trật tự.
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment