Thursday, October 2, 2014

“HỌ KHÔNG THỂ GIẾT HẾT CHÚNG TA”.


“HỌ KHÔNG THỂ GIẾT HẾT CHÚNG TA”.

 

Nguyễn Quang Duy

10 .1佔中現場 Occupy Central Live Broadcas   http://www.youtube.com/watch?v=7RrKI4JIRdo


Trung tá côn đồ công an Vũ văn Hiển: "Tự do cái con cặc" https://www.youtube.com/watch?v=R-a7Zgp-QCs


Giữa trung tâm thương mãi Hồng Kông, một khẩu hiệu thật lớn đến năm thước mỗi bề được hằng trăm bạn trẻ giương cao "They can't kill us all" tạm dịch là "Họ không thể giết hết chúng ta".


Các bạn trẻ cũng thường xuyên hô vang "Họ không thể giết hết chúng ta" để nói lên quyết tâm đấu tranh cho quyền lợi chính đáng của mình.


Hồng Kông một lãnh thổ thuộc Anh Quốc từ năm 1842 đã chuyển giao cho Trung Quốc năm 1997 với quy định dân chúng Hồng Kông được hưởng quy chế tự trị ít nhất 50 năm hay đến năm 2047.


Trong vòng 150 dưới sự quản lý của người ngọai quốc, người dân Hồng Kông được cho là chỉ biết kiếm tiền, chỉ sống vì tiền và ở đây tiền là tất cả. Nay đã đổi khác.

 

Diễn Biến

Ngày 13-9-2014 vừa qua nhà cầm quyền cộng sản Bắc Kinh ra quyết định tất cả các ứng cử viên của cuộc bầu cử năm 2017 phải được chấp thuận bởi một ủy ban do Bắc Kinh chỉ định. Kiểu “Đảng cử Dân bầu” được diễn ra tại Việt Nam bấy lâu nay.

Quyết định đã gây phẫn nộ mọi tầng lớp dân chúng Hồng Kông nhất là trong giới trẻ.


Năm 2011, tại Hồng Kông đã xảy ra một chuyển biến lớn lao, Hoàng Chí Phong (Joshua Wong) một người trẻ, khi Hồng Kông được chuyển giao cho Trung Quốc 1997 chưa đến 1 tuổi, đã đứng lên kêu gọi biểu tình phản đối việc áp dụng Chương Trình giáo dục kiểu cộng sản.


Lời kêu gọi của Hoàng Chí Phong đã được 120 ngàn người đáp ứng với 13 bạn trẻ tình nguyện tuyệt thực phản đối. Họ bao vây trụ sở Hành Chính Hồng Kông và cuối cùng chính quyền phải nhượng bộ.


Lần này Hoàng Chí Phong lại tiếp tục đứng lên kêu gọi nhân ngày Quốc Khánh 1-10-2014, kỷ niệm lần thứ 65 cộng sản nắm quyền tại Trung Quốc, người dân Hồng Kông hãy xuống đường đòi hỏi quyền tự quyết cho mình.


Đối với nhà cầm quyền Trung Quốc, rõ ràng đây là một thách thức chính trị. Vì nếu họ để một người không cộng sản lãnh đạo Hồng Kông họ sẽ mất kiểm sóat và nhiều rủi ro khó lường trước.


Đòi hỏi tự do ứng cử và bầu cử sẽ lan sang lục địa, nơi mà hiện nay đảng Cộng sản đang gặp nhiều khó khăn về cả chính trị, kinh tế lẫn xã hội.


Lời kêu gọi của Hoàng Chí Phong đã nhanh chóng được được giới học sinh và sinh viên đáp ứng bằng cách bãi khóa xuống đường biểu tình, bao vây khu hành chánh. Các tổ chức chính trị và dân sự khác khi thấy giới trẻ dấn thân cũng nhanh chóng nhập cuộc.


Ngày 22-9 chừng 13.000 học sinh đã bắt đầu một tuần lễ bãi khóa, toạ kháng tại khuôn viên đại học. Hình ảnh những người trẻ với nơ vàng hay khăn vàng buộc trên trán đã nhanh chóng trở thành biểu tượng cho cuộc đấu tranh lần này.


Họ thành lập nhóm Chiếm Khu Trung Tâm (Occupy Central) khởi đầu chiến dịch bất tuân dân sự vận động biểu tình ngày 1-10 sắp tới.


Để đáp lại nhà cầm quyền Hồng Kông đã bắt giữ lãnh đạo phong trào Hoàng Chí Phong (Joshua Wong), nhưng chỉ giam 2 ngày thì tòa án Hồng Kông  đã ra lệnh cảnh sát phải thả.


Ngày thứ bảy 27-9, chừng 60.000 người bắt đầu tổ chức tuần hành và tìm cách nối kết với những người đang toạ kháng tại trung tâm hành chính trung ương.


Cảnh hằng chục ngàn thanh thiếu niên trẻ một cách ôn hòa và trật tự tiến vào khu trung tâm đã nhanh chóng được truyền thông rộng rãi trên tòan thế giới.


Sáng sớm chủ Nhật ngày 28-9, khi cảnh sát bắt giữ một số sinh viên tại trụ sở chính của khu hành chính trung ương, nhóm Chiếm Khu Trung Tâm ra quyết định khởi động các cuộc biểu tình sớm hơn dự định.


Đến tối, theo lệnh Bắc Kinh cảnh sát đã chính thức cảnh báo cuộc biểu tình là “bất hợp pháp” và thẳng tay đàn áp. Cảnh sát xịt hơi cay, bắn lựu đạn cay, bắt giữ thành phần lãnh đạo sinh viên.


Mặc cho phía cảnh sát đàn áp đòan biểu tình vẫn tiếp tục bám lấy Trung Tâm Hồng Kông .


Cuối cùng cảnh sát phải rút lui nhưng lại có tin đồn Trung Quốc đã mang xe tăng và quân đội vào Hồng Kông và sẽ ra tay đàn áp như đã xẩy ra tại Thiên An Môn năm 1989.

alt 

 

Vài kinh nghiệm từ Thiên An Môn:

Đầu năm 1989, khi đang học Cao Học tại Viện Đại Học Quốc Gia Úc Đại Lợi (Australian National University), tôi có dịp đã tiếp xúc với những sinh viên từ Trung Quốc ra hải ngọai để vận động cuộc biểu tình tại Thiên An Môn, sau đó tôi đã giúp họ rất nhiều trong việc tổ chức biểu tình và ngọai vận nên cũng rút ra nhiều kinh nghiệm quý báu.


Những người đứng đầu vận động đều thuộc thành phần “con ông cháu cha cộng sản” nên rất tự tin sẽ không bị đảng Cộng sản “tắm máu”. Điều này tôi đã công khai không tin ngay khi họ đưa ra chương trình.


Sau này mới biết chính con của Đại Sứ Trung Quốc tại Úc lúc ấy đã bị chết (mà không lấy được xác) tại Thiên An Môn.

Họ có tổ chức, có sửa sọan, có các thành phần từ Bộ Chính Trị hổ trợ, rất ôn hòa, bất bạo động, biết chinh phục binh lính Trung Quốc…, nhưng vì quá lý tưởng và quá chủ quan nên đã thất bại.


Thành phần lãnh đạo sinh viên có thể cũng đã đánh giá sai sự hỗ trợ của những quốc gia Tây Phương, nên không vận động đúng mức.


Cùng lắm khi Hồng Quân nổ súng thì ông Thủ tướng Úc Bob Hawke lúc bấy giờ chỉ rơi vài giọt nước mắt (khóc) và loan báo Úc sẽ nhận các sinh viên đang học tại Úc và sinh viên đã biểu tình tại Thiên An Môn nếu họ muốn xin tị nạn.

Thời điểm đã khác, hòan cảnh đã khác, địa điểm cũng khác và nhất là những người lãnh đạo đã khác nên xin chia sẻ một số nhận xét trong cuộc vận động lần này.

 

Nhận xét

Đầu tiên là giới trẻ Hồng Kông có nhận thức về chính trị hiểu rõ quyền lợi và quyền lực của họ khi dấn thân đấu tranh.

Một sinh viên Hồng Kông cho báo chí biết, cô và gia đình rất sợ bị bắn chết như đã xẩy ra tại Thiên An Môn nhưng không phải vì sợ mà cô sẽ phải hy sinh quyền được ứng cử và bầu cử tự do.


Chính vì sự sợ hãi khi cảnh sát tấn công các bạn trẻ đã giương cao và thường xuyên hô vang khẩu hiệu "Họ không thể giết hết chúng ta". Đó là một cách để các bạn duy trì trật tự và quyết tâm đấu tranh cho quyền lợi chính đáng của mình.


Các bạn trẻ rành công nghệ thông tin và sử dụng thành thạo mạng xã hội như một phương tiện truyền thông chính yếu. Họ biết sử dụng các thiết bị mới nhất nên ngay cả việc cắt mạng hay cúp điện vẫn không bị ảnh hưởng.


Mỗi bạn trẻ đã trở thành một chiến sĩ thông tin cho nhau vì thế mặc dù bị tấn công họ đã chủ động được tình hình cho đến khi cảnh sát phải rút lui.


Mặc dù rất mệt mỏi có người cho biết đã ít ăn ít ngủ cả tuần nhưng tất cả luôn giữ trật tự hàng ngũ.


Dự tính trước cảnh sát sẽ xịt hơi cay và bắn lựu đạn cay các bạn đã sửa sọan áo mưa, đồ che mũi, khăn và nước. Khi cảnh sát bắn nước vào tất cả các bạn đã đồng lọat nằm xuống để tránh và lại ngồi dậy tiếp tục đấu tranh.

Các hình ảnh vừa đẹp vừa khí thế của các bạn đã được truyền đi tòan thế giới.


Thông tin cũng đã nhanh chóng tạo thành nhều cuộc biểu tình nhỏ ở các khu vực khác. Hằng ngàn người phong tỏa một con đường chính băng qua vịnh ở Mongkok, hằng ngàn người biểu tình ở Causeway buộc cảnh sát phải chia lực lượng và cuối cùng phải rút lui.


Về phía cảnh sát Hồng Kông  xem ra họ đã phải gượng gạo thi hành lệnh từ Bắc Kinh nhưng rất chuyên môn và không có những cảnh đánh người biểu tình như vẫn xẩy ra ở Việt Nam và Trung Quốc.


Một đặc điểm khác với các cuộc biểu tình tại Việt Nam là thay vì tập trung vào buổi sáng, tại Hồng Kông tập trung vào buổi chiều tối như vậy sẽ có thêm người tham dự sau giờ làm. Nhiều người tham dự biểu tình không khác gì đi thăm khu phố trung ương.


Các hình ảnh về cung cấp lương thực và thức uống cho thấy mặc dù tự phát đòan biểu tình đã sinh họat trong tổ chức và có phân công công việc một cách rõ ràng.


Một hình ảnh khác đáng học hỏi là những người biểu tình luôn thu dọn vệ sinh các khu vực biểu tình và đưa ra trước công chúng nhiều khẩu hiệu xin lỗi đã làm cản trở giao thông hay cản trở công việc giao dịch.


Dù kiên quyết đấu tranh các bạn trẻ không lạc quan quá mức để tin rằng sẽ làm thay đổi quyết định của nhà cầm quyền Bắc Kinh. Nhưng không phải vì thế mà họ không dấn thân cho nền dân chủ thật sự tại Hồng Kông .

 

Thế giới đang hướng về các bạn trẻ Hồng Kông

Tại tiểu bang Victoria mấy hôm nay, hằng trăm sinh viên học sinh đã tụ tập trước Thư Viện Thành Phố Melbourne để tỏ lòng ủng hộ tinh thần đấu tranh của người dân Hồng Kông .

Tại Úc châu, ông Võ Trí Dũng chủ tịch Cộng đồng Người Việt Tự Do tại Úc Châu cũng vừa đưa ra một Thông Báo Báo Chí:


“Thể chế cộng sản đã lấy đi tự do và dân chủ Việt Nam, vì thế chúng tôi rất đồng cảm với lập trường cương quyết của người Hồng Kông. Người Hồng Kông không thể cho phép nhà cầm quyền cộng sản Bắc Kinh cướp đi quyền tự quyết của họ. Vì đó là khởi đầu để họ phải mất đi các quyền khác rồi mất đi tự do.”


Ông cho biết Cộng Đồng kêu gọi thế giới lên tiếng và đứng về phía của người dân Hồng Kông để tránh một cuộc đổ máu như đã xảy ra tại Thiên An Môn.


Ông kêu gọi người Việt ngày 1-10-2014 mặc áo vàng hay thắt nơ vàng để chứng tỏ sự đòan kết ủng hộ người dân và những người biểu tình tại Hồng Kông.


Hai khẩu hiệu khác được sử dụng rộng rãi trong cuộc biểu tình là "Đả đảo Đảng Cộng sản Trung Quốc" (Down with the Chinese Communist Party!) và "Chúng tôi muốn phổ thông đầu phiếu!" (We want universal suffrage!).


Thứ tư 1-10-2014 đã có hằng trăm ngàn người đổ về khu trung tâm và nếu không đạt được đòi hỏi người dân Hồng Kông sẽ tiếp tục đấu tranh, nền dân chủ Hồng Kông  sẽ mãi gắn liền với nền dân chủ tòan thế giới.


Nguyễn Quang Duy

Melbourne Úc Đại Lợi

1-10-2014

alt

 

Thêm nhiều người ủng hộ cuộc Cách mạng Dù ở Hồng Kông

·         In

·         Ý kiến (1)

·         Chia sẻ:

Những người biểu tình đi bộ dọc con đường gần tòa nhà trụ sở chính quyền ở Hồng Kông, ngày 30/9/2014.

Những người biểu tình đi bộ dọc con đường gần tòa nhà trụ sở chính quyền ở Hồng Kông, ngày 30/9/2014.

·    

·    

·    

·  

Tin liên hệ

·         Nhìn Joshua Wong, nghĩ về vấn đề lãnh tụ

·         Trang ảnh Hong Kong kêu gọi chấm dứt ngay biểu tình

·         Người Việt ở Hong Kong ‘ủng hộ’ các cuộc biểu tình đòi dân chủ

·         Mỹ kêu gọi Trung Quốc tự chế ở Hồng Kông

·         Trang ảnh Cuộc phản kháng của sinh viên Hồng Kông bước sang tuần thứ hai

·         Trang ảnh Phong trào 'Chiếm Trung' ở Hồng Kông gia tăng cường độ

·         Trang ảnh Người biểu tình Hong Kong trông đợi sự ủng hộ của quốc tế

Hình ảnh/Video

Video

Người biểu tình Hong Kong công bố giai đoạn kế tiếp (VOA60)

Brian Padden

01.10.2014

Trong lúc Trung Quốc mừng lễ Quốc khánh, những người biểu tình ở Hồng Kông hy vọng họ sẽ có được một cuộc biểu tình đòi dân chủ lớn nhất kể từ khi diễn ra cuộc phản kháng ở Quảng trường Thiên An Môn năm 1989. Trưa nay giờ địa phương thông tín viên đài VOA Brian Padden đã đến thăm một trong các địa điểm biểu tình ở Hồng Kông và gởi về bài tường thuật sau đây.


Những nhóm biểu tình vào lúc bắt đầu của ngày lễ Quốc khánh không đông bằng những ngày trước, nhưng theo dự liệu số người tham gia sẽ đông đảo hơn trong những giờ sắp tới. Nhiều người tình nguyện đang thu nhận thức ăn, nước uống và những phẩm vật khác để phân phát cho người biểu tình. Họ cũng dọn dẹp rác rưởi và bảo vệ trật tự.

Những người biểu tình đã chiếm phần lớn trung tâm thành phố Hồng Kông để đòi quyền bỏ phiếu cho những ứng cử viên mà họ chọn lựa, chứ không phải cho những người được chính phủ ở Bắc Kinh chấp thuận.


Sinh viên Vương Bình cho biết người biểu tình sẵn sàng chiếm cứ thành phố cho tới khi nào việc đó còn cần thiết.


"Tại sao chúng tôi làm việc này? 


Chúng tôi làm việc này cho Hồng Kông. Chúng tôi cần tự do."

Những chiếc dù đã được dùng hồi đầu tuần này để chận nước cay mắt mà cảnh sát xịt vào người biểu tình giờ đây phần lớn là dùng để che nắng, che mưa và như một biểu tượng của cuộc phản kháng đòi cải cách dân chủ.


Phong trào được gọi là “Cuộc Cách Mạng Dù” dường như đang thu hút thêm những người ủng hộ từ bên ngoài các nhóm sinh viên và những nhân vật tranh đấu cho dân chủ. Một cư dân Ma Cao tên Benson Zheng đã đến Hồng Kông tham gia biểu tình và cho biết như sau.


"Chắc chắn là như vậy. Tôi thấy sinh viên học sinh ở Ma Cao đến đây để tham gia sự kiện này, để ủng hộ cho phong trào ở Hồng Kông hiện nay."


Anh Yan Chung, nhân viên của một công ty mậu dịch ở Hồng Kông, nói rằng giờ đây dân chủ quan trọng hơn chuyện làm ăn mua bán.

"Nếu chúng tôi không đứng lên và không tới đây thì chúng tôi sẽ không có cơ hội nữa. Đây là cơ hội duy nhất. Cho nên nó quan trọng hơn chuyện làm ăn mua bán."

Tính cho đến buổi trưa giờ Hồng Kông mọi việc diễn ra một cách êm thắm, trong lúc hầu như hoàn toàn không có sự hiện diện của cảnh sát trên các đường phố.



Trung Quốc ngăn chặn thông tin về cuộc đấu tranh ở Hồng Kông

Đức Tâm
mediaNhững người biểu tình ở Hồng Kông chuẩn bị sạc điện thoại di động gần trụ sở chính quyền, 01/10/2014.REUTERS/Carlos Barria

Bịt thông tin, đánh sập blog, phong tỏa website. Không che giấu được sự bực bội về phong trào đấu tranh đòi dân chủ tại Hồng Kông, chưa bao giờ đảng Cộng sản Trung Quốc lại tăng cường kiểm duyệt như lúc này, nhắm vào các mạng xã hội, đồng thời Bắc Kinh tuyên truyền rầm rộ là những người biểu tình ở Hồng Kông chỉ là những « kẻ cực đoan » vi phạm pháp luật.

Tại Trung Hoa lục địa, hàng triệu người dân không hề biết đến phong trào đấu tranh tại Hồng Kông, đòi có quyền tự do lựa chọn người đứng đầu cơ quan hành pháp lãnh thổ vào năm 2017, theo hình thức bầu cử phổ thông đầu phiếu trực tiếp thực sự.

Mạng xã hội có nhiều người sử dụng – Instagram – đã hứng chịu hậu quả của sự kiểm duyệt : Từ Chủ nhật 28/09, mạng này đã bị phong tỏa, trong khi đó, Twitter và YouTube thì vẫn bị cấm tại Trung Quốc.

Thế nhưng, mọi nỗ lực kiểm soát thông tin của Bắc Kinh dường như vô ích. Để tránh kiểm duyệt và tiếp tục đưa tin về cuộc đấu tranh đòi dân chủ, những người biểu tình ở Hồng Kông, trong những ngày qua, đã dùng FireChat, một ứng dụng mới về tin nhắn cho điện thoại thông minh (smartphone), hoạt động không cần mạng và internet.

Ông Jeremy Goldkorn, phụ trách website thông tin danwei.org (đơn vị) hiện cũng bị phong tỏa, cho biết : « Hệ thống kiểm duyệt cực kỳ hiệu quả mà chính quyền Trung Quốc phát triển từ năm 1949 đến nay, hoạt động thực sự và do vậy, có rất ít thông tin nằm ngoài đường hướng chính thức được loan tải và duy trì » trên mạng. Tuy nhiên, « điều này không có nghĩa là người dân không biết những gì đang xẩy ra, cho dù thông tin bị kiểm duyệt rất chặt chẽ ».

Về chủ đề Hồng Kông, truyền thông chính thức Trung Quốc nhận được chỉ thị chỉ đưa tin theo đường lối tuyên truyền chính thức, miêu tả những người đấu tranh ở Hồng Kông như những kẻ « cực đoan », sẵn sàng gây bạo động, những kẻ mang lại hiểm họa cho kinh doanh, làm ăn, gây mất ổn định, đe dọa hoạt động của thị trường chứng khoán. Bầu không khí hiện nay giống như hồi đầu năm 2011, khi Bắc Kinh muốn bưng bít mọi thông tin kêu gọi người dân tập hợp đấu tranh đòi dân chủ tại Trung Quốc, theo gương các cuộc cách mạng trong thế giới Ả Rập.

Đi cùng với chính sách kiểm duyệt, Bắc Kinh ra lệnh đánh sập rất nhiều blog. Theo ông Phó Cảnh Hoa (King-wa Fu), chuyên gia về truyền thông tại trường đại học Hồng Kông, số tiểu blog bị xóa trên Sina Weibo (Vi Bác) đạt mức kỷ lục. Là người lập website Weiboscope, hàng ngày theo dõi số phận của khoảng 50 đến 60 ngàn tiểu blog mới ra đời tại Trung Quốc, ông Phó Cảnh Hoa cho biết, thứ Bẩy 27/09, tỉ lệ tiểu blog bị xóa là 98 trên 1.000, sang đến Chủ nhật, tức là vào thời điểm cảnh sát Hồng Kông trấn áp người biểu tình, con số này là 152/1.000. 

« Đây là tỷ lệ cao nhất trong năm 2014, thậm chí còn cao hơn cả ngày 04/06 », ngày Bắc Kinh trấn áp phong trào đấu tranh đòi dân chủ tại quảng trường Thiên An Môn, năm 1989, làm hàng trăm người thiệt mạng trong đó có nhiều sinh viên. Sau một phần tư thế kỷ, đây vẫn là một chủ đề cực kỳ nhậy cảm tại Trung Quốc. Mối ám ảnh, lo sợ của Bắc Kinh là việc so sánh giữa Hồng Kông và Thiên An Môn.

Tối Chủ Nhật, 28/09, một số ít hình ảnh cảnh sát Hồng Kông dùng lựu đạn cay trấn áp sinh viên, đã được loan tải ở Trung Quốc và gây trấn động. Ông Phó Cảnh Hoa nhấn mạnh, « tại Trung Quốc, những sự việc này gợi nhớ lại vụ 04/06, làm nhiều người liên tưởng hai sự kiện, nhất là khi họ biết thông tin hoặc nhìn thấy những bức ảnh » ở Hồng Kông. 

Do vậy, giới kiểm duyệt tại Trung Quốc rất bực bội và căng thẳng.

Hệ thống kiểm duyệt tại Trung Quốc, được gọi là « Vạn lý trường thành tin học », sử dụng hàng ngàn nhân viên, phong tỏa, ngăn chặn mọi truy cập vào những website bị đánh giá là « nhậy cảm ». Danh sách các website bị phong tỏa được cập nhật đều đặn : Gần đây, tờ báo Hồng Kông có tên tuổi South China Morning Post cũng bị chặn.

Theo website GreatFire.org, chưa bao giờ, tại Trung Quốc, số lượng website thông tin bị ngăn chặn lại nhiều như hiện nay. Đây là một xu hướng ngày càng lan rộng và gây lo ngại. « Đa số mọi người cho rằng chính quyền Trung Quốc sẵn sàng làm mọi việc để nắm giữ quyền lực, nhưng có rất ít người nghĩ rằng chính quyền thậm chí sẵn sàng đi xa tới mức cô lập cả đất nước với mạng internet trên thế giới, theo kiểu này ».
Về phần mình, chuyên gia Goldkorn kết luận : « Mối ám ảnh đối với mọi người là việc sử dụng bạo lực, xe tăng và trấn áp tàn bạo ». Nếu điều này xẩy ra, thì những kẻ kiểm duyệt phải đối mặt với những thách thức rất to lớn.

« Cách mạng ô dù » Hồng Kông thách thức chính quyền Bắc Kinh

Đức Tâm

mediaNgười biểu tình chận những con đường chính trong khu trung tâm mua sắm Hồng Kông.REUTERS/Carlos Barria
Hàng ngàn người dân Hồng Kông hôm nay, 29/09/2014, tiếp tục biểu tình, thách thức chính quyền, sau một đêm đối mặt với cảnh sát chống bạo động. Đối phó với lựu đạn hơi cay và bột tiêu của cảnh sát, giới sinh viên chỉ có một vũ khí duy nhất là những chiếc ô và từ nay, vật dụng này đã trở thành biểu tượng cho phong trào đấu tranh đòi dân chủ tại Hồng Kông.

Thành ngữ « cách mạng ô dù » đang được lan truyền rộng rãi và thảo luận sôi nổi trên mạng xã hội. Thậm chí, một dải băng mang dòng chữ này còn được gắn trên hàng rào cố thủ của sinh viên biểu tình ngay trước một trạm tàu điện ngầm ở Hồng Kông.

Phong trào bất phục tùng dân sự tại Hồng Kông hiện nay có mục đích đòi Bắc Kinh phải tôn trọng quyền tự do lựa chọn người lãnh đạo lãnh thổ này trong cuộc bầu cử vào năm 2017. Từ một tuần qua, giới sinh viên đã bãi khóa và đến cuối tuần, có thêm sự ủng hộ của giới học sinh trung học. Phong trào đấu tranh bất ngờ gia tăng cường độ trong những ngày cuối tuần và Hồng Kông đã trải qua những cuộc biểu tình, rối loạn, nghiêm trọng nhất kể từ khi lãnh thổ này được trao trả cho chính quyền Trung Quốc.

Cảnh sát bạo động đã được lệnh rút lui vào tối qua và theo đài phát thanh RTHK, có 41 người bị thương đã được đưa đến bệnh viện chăm sóc, 78 người bị bắt giữ. Hôm nay, hơn 200 tuyến đường xe khách ngừng hoạt động hoặc đổi hướng, hệ thống tàu điện ngầm bị xáo trộn. Các trường học, nhiều doanh nghiệp bị đóng cửa.

Trong phong trào đấu tranh đòi dân chủ, bất phục tùng dân sự, giới sinh viên đã đi đầu, tố cáo sự thao túng của Bắc Kinh đối với chính quyền Hồng Kông. Hôm thứ Sáu, họ đã tràn vào chiếm trụ sở chính quyền lãnh thổ, trước khi bị cảnh sát trấn áp, đẩy lui ra ngoài.

Chính hành động dùng bạo lực của cảnh sát đã làm dấy lên làn sóng ủng hộ phong trào đấu tranh của sinh viên. Hôm qua, Occupy Central quyết định khởi động sớm, trước 3 ngày rưỡi so với dự kiến ban đầu, phong trào chiếm lĩnh khu trung tâm và các địa điểm công cộng khác tại Hồng Kông. Theo giới quan sát, dường như Occupy Central đang trở thành Occupy Hongkong

Tháng Tám vừa qua, Bắc Kinh thông báo là tân lãnh đạo hành pháp đặc khu Hồng Kông sẽ được bầu ra theo hình thức phổ thông đầu phiếu, vào năm 2017, nhưng người dân Hồng Kông chỉ được lựa chọn trong số 2 hoặc 3 ứng viên do một ủy ban có thẩm quyền giới thiệu.

Phong trào Occupy Central đã đòi Trung Quốc phải từ bỏ quyết định này và kêu gọi thúc đẩy tiến trình cải cách chính trị tại Hồng Kông. Theo Occupy, chính quyền lãnh thổ phải gửi đến Bắc Kinh một báo cáo mới về cải cách chính trị phản ảnh đầy đủ nguyện vọng dân chủ của người dân Hồng Kông ». Tuy nhiên, cho đến nay, lãnh đạo hành pháp Hồng Kông, ông Lương Chấn Anh (Leung Chun Ying) đã yêu cầu người biểu tình trở về nhà và không nên « làm xáo trộn cuộc sống hàng ngày của người dân Hồng Kông ». 

Mặt khác, ông Lương cũng phủ nhận tin đồn là chính quyền Hồng Kông có thể cầu cứu đến quân đội Trung Quốc.
Những người biểu tình đã bác bỏ lời kêu gọi của ông Lương Chấn Anh và đòi ông phải từ chức. Theo tổ chức Occupy, « bất kể ai có chút lương tâm cũng phải hổ thẹn về việc đã hợp tác với một chính phủ rất ít quan tâm đến công luận ».

Trong khi đó, báo chí chính thức của Trung Quốc tố cáo các vụ biểu tình là những manh động của những kẻ « cực đoan chính trị », muốn lợi dụng suy nghĩ lý tưởng hóa và lòng nhiệt tình của sinh viên đòi có bước tiến dân chủ mới. Theo website Mỹ China Digital Times, chuyên theo dõi hoạt động tuyên truyền của Trung Quốc, thì Bắc Kinh đã ra lệnh cho tất cả các website tại nước này phải xóa bỏ ngay lập tức tất cả thông tin về các cuộc biểu tình tại Hồng Kông. Trong thời đại bùng nổ internet, mọi nỗ lực cấm đoán thông tin chỉ là « dã tràng xe cát ».

Người biểu tình Hong Kong làm ngơ trước lệnh giải tán

  • In
  • Ý kiến
  • Chia sẻ:
Sinh viên Hong Kong biểu tình hô khẩu hiệu bên ngoài Quảng trường Bauhinia Golden, địa điểm tổ chức lễ chào cờ kỷ niệm ngày Quốc khánh Trung Quốc, 1/10/2014.
Sinh viên Hong Kong biểu tình hô khẩu hiệu bên ngoài Quảng trường Bauhinia Golden, địa điểm tổ chức lễ chào cờ kỷ niệm ngày Quốc khánh Trung Quốc, 1/10/2014.
·    
·    
·    
·  

Tin liên hệ

  • Dùng vn1975.info, vn3000.com, hoặc vn510.com để vào VOA hoặc Facebook nếu bị chặn
  • Trang ảnh Thêm nhiều người ủng hộ cuộc Cách mạng Dù ở Hồng Kông
  • Nhìn Joshua Wong, nghĩ về vấn đề lãnh tụ
  • Trang ảnh Hong Kong kêu gọi chấm dứt ngay biểu tình
  • Người Việt ở Hong Kong ‘ủng hộ’ các cuộc biểu tình đòi dân chủ
  • Mỹ kêu gọi Trung Quốc tự chế ở Hồng Kông
  • Trang ảnh Cuộc phản kháng của sinh viên Hồng Kông bước sang tuần thứ hai
  • Trang ảnh Phong trào 'Chiếm Trung' ở Hồng Kông gia tăng cường độ
01.10.2014
Những người biểu tình đòi dân chủ hôm nay đã lớn tiếng chửi bới ông Lương Chấn Anh, trưởng quan hành chánh Hồng Kông, tại buổi lễ đánh dấu kỷ niệm 65 năm ngày thành lập nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Trung Hoa. Mời quí vị theo dõi thêm chi tiết qua bài tường thuật của thông tín viên William Gallo của đài VOA.

Tại buổi lễ chào cờ ở Công trường Bauhinia hôm nay, một số nhân vật tranh đấu đã la ó trong lúc những người khác hát quốc ca Trung Quốc. Một số người quay lưng không nhìn về hướng lá cờ. Một số người lớn tiếng đòi Trưởng quan Hành chánh Lương Chấn Anh từ chức.

Buổi lễ mừng ngày Quốc Khánh này được cử hành trong lúc hàng vạn người biểu tình tiếp tục chiếm cứ 3 khu vực chính của đặc khu hành chánh Hồng Kông để đòi Bắc Kinh thực hiện cải cách dân chủ.

Không có tin gì về bạo động kể từ ngày chủ nhật, khi cảnh sát dùng lựu đạn cay và thuốc xịt nước cay mắt để tìm cách giải tán những người biểu tình nhưng không thành công.
Những người biểu tình đang đòi chính phủ Trung Quốc hủy bỏ kế hoạch mà họ sẽ áp dụng cho cuộc bầu cử ở Hồng Kông năm 2017, theo đó cử tri sẽ được bỏ phiếu bầu trưởng quan hành chánh nhưng các ứng cử viên phải có sự chấp thuận của một ủy ban mà hầu hết thành viên là người trung thành với Bắc Kinh.

Ông Lương Chấn Anh tuyên bố trong một bài diễn văn rằng kế hoạch của Bắc Kinh tốt hơn so với cách thức bầu cử hiện nay là nhà lãnh đạo hàng đầu của đặc khu này do một ủy ban bầu cử chọn ra.

"Lẽ dĩ nhiên, phổ thông đầu phiếu là tốt hơn. Lẽ dĩ nhiên, trưởng quan hành chánh được 5 triệu cử tri hợp lệ bầu ra tốt hơn là được 1.200 người bầu ra. Và lẽ dĩ nhiên, tới phòng phiếu để bỏ phiếu tốt hơn là ngồi ở nhà để xem trên truyền hình cảnh bỏ phiếu của 1.200 người của Ủy ban Bầu cử."


Ông Lương Chấn Anh hôm qua lên tiếng yêu cầu chấm dứt ngay cuộc biểu tình. Nhưng hôm nay ông không trực tiếp đề cập tới người biểu tình. mà chỉ kêu gọi mọi thành phần trong xã hội làm việc với chính phủ với một thái độ mà ông gọi là “hòa bình, hợp pháp, hợp lý và thực tế.”Trong khi đó, ông Trần Kiện Dân, một trong những người khởi xướng chiến dịch Chiếm Trung, đã ngỏ lời xin lỗi những người mà sinh hoạt đã bị gây gián đoạn bởi ba địa điểm biểu tình. Trong lúc cố gắng để khỏi bật khóc, ông Trần nói rằng ông hy vọng là người dân Hồng Kông hiểu rằng những người biểu tình “đang tranh đấu cho sự hài hòa trong dài hạn của xã hội.”
"Từ khi phong trào bắt đầu, tôi đã muốn xin lỗi. Hôm nay tôi xin thay mặt cho 3 người sáng lập phong trào và những người tổ chức cuộc phản kháng để ngỏ lời xin lỗi tới những người gặp phải những sự bất tiện. Chỉ có khi nào ông Lương Chấn Anh từ chức thì tình hình mới có thể được cải thiện."
Ông Lương Chấn Anh, trưởng quan hành chánh Hồng Kông, bị người biểu tình la ó phản đối khi tham dự lễ kỷ niệm 65 năm ngày Quốc khánh Trung Quốc.Ông Lương Chấn Anh, trưởng quan hành chánh Hồng Kông, bị người biểu tình la ó phản đối khi tham dự lễ kỷ niệm 65 năm ngày Quốc khánh Trung Quốc.
Nhiều cửa tiệm và văn phòng, cùng với một số trạm xe lửa điện và các tuyến xe buýt, đã phải đóng cửa vì cuộc biểu tình.
Cuộc biểu tình cũng là cho các nhà đầu tư lo ngại. Chứng khoán Hồng Kông hôm thứ ba giảm gần 1,3% sau khi đã giảm 1,9% trong ngày thứ hai. Thị trường đóng cửa nghỉ lễ trong ngày hôm nay và ngày mai.

Các chính phủ nước ngoài và các tổ chức nhân quyền tiếp tục theo dõi sát tình hình trong lúc một số người lo ngại là có thể xảy ra những vụ bạo động.
Gần 200.000 người đã ký tên vào một thỉnh nguyện thư trên mạng để yêu cầu Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama hối thúc Trung Quốc chớ thực hiện điều mà họ gọi là “cuộc thảm sát Thiên an môn lần thứ nhì”.

Để đáp lại thỉnh nguyện thư này, một thông cáo của Tòa Bạch Ốc cho biết Washington tin rằng tính chất chính đáng của trưởng quan hành chánh Hồng Kông “sẽ được gia tăng rất nhiều” nếu đòi hỏi của người biểu tình về phổ thông đầu phiếu được đáp ứng. Thông cáo cũng thúc giục giới hữu trách Hồng Kông tự chế và kêu gọi người biểu tình bày tỏ quan điểm một cách ôn hòa.

Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết Ngoại trưởng John Kerry sẽ thảo luận về vụ khủng hoảng chính trị này với Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị tại một cuộc họp ở Washington trong ngày hôm nay.

Tổng thư ký Liên hiệp quốc Ban Ki Moon đã thúc giục đôi bên trong vụ giằng co ở Hồng Kông giải quyết những sự bất đồng với một cách thức mà ông gọi là “hòa bình và bảo đảm cho sự tôn trọng các nguyên tắc dân chủ.”

Đây là vụ rối loạn tệ hại nhất ở Hồng Kông kể từ khi cựu thuộc địa Anh này được giao hoàn cho Trung Quốc vào năm 1997.

 

 

 Đời Mồ Côi

 

Em sinh ra đã không hề biết mẹ

Hàng ngày Em theo chị để ăn xin

Ngày đầu đường đêm ghế đá công viên

Sống lay lắt nhờ đồng tiền thiên hạ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiều khi đói sữa thay bằng nước lã

Hai chị em vật vã dạ cồn cào

Dế ve Sầu nướng lót dạ đêm thâu

Mong trời sáng xin cơm thừa hàng quán.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cha chết sớm mẹ bị người ta bán

Sang bên Tàu vào động bán dâm

Nhà cửa ruộng nương

Đảng qui hoạch chẳng bồi thường

Nghe người nói cán bộ phường chia chác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Mình sống được nhờ tấm lòng cô bác

Nín đi nào chị sẽ hát ầu ơ

Mất mẹ cha đời đói rét bơ vơ

Đừng khóc nữa em thơ xin hãy hiểu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chuyện xui xẻo đẩy đưa đời cô lựu

Chị bị tông xe nằm ngất bên đường

Khi mọi người đưa chị đến nhà thương

Chị đã chết từ trên đường nhập viện.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Kẻ tông chị là đảng viên say xỉn

Sợ liên quan chúng đã biến vào đêm

Hết họ hàng giờ chỉ còn mình em

Nên ánh mắt mới buồn lên đến thế.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Anh xin lỗi mấy tháng rổi mới kể

Chỉ mong sao ánh mắt bé vơi buồn

Trẻ ăn mày không được đảng yêu thương

Nhưng còn có những trại cô nhi viện

 

Uyển Thi 

danlambaovn.blogspot.com


 

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin cuối ngày-10/11/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link