Monday, September 29, 2014

Thẩm phán độc lập và đảng, câu chuyện cũ


Thẩm phán độc lập và đảng, câu chuyện cũ

Kính Hòa, phóng viên RFA
2014-09-27
  • In trang này
  • Chia sẻ
  • Ý kiến của Bạn
  • Email
kinhhoa09272014.mp3
Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
RFA PHOTO

Sự độc lập trong xét xử tại Việt Nam nói riêng, cũng như sự độc lập của ngành tư pháp thoát ra khỏi sự thống trị của đảng cộng sản là một câu chuyện rất cũ kỹ trong lịch sử Việt Nam hiện đại. Vấn đề đó có gì mới hay không sau những nghị quyết tăng cường vai trò của điều tra viên, sự phản đối của giới luật sư, cũng như phát biểu của các quan chức đảng cao cấp?

Một sự tiến bộ?

Ngày 23/9, Ông Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nói rằng Chánh tòa Hà Nội đang bắt tất cả thẩm phán phải báo cáo lên Chánh án Toàn án nhân dân Thành phố, là vi phạm nặng.
Báo chí Việt Nam cũng cho biết thêm là ông Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh nguyên tắc thẩm phán xét xử độc lập, theo ông thì nếu không độc lập, chịu sự chỉ đạo thì tòa án không thể là người bảo vệ công lý, đảm bảo công bằng.
Việc trao quyền độc lập cho tòa án, cũng như sự độc lập của nền tư pháp vốn là phần quan trọng của các chế độ dân chủ pháp quyền, tam quyền phân lập hiện nay ở nhiều quốc gia phát triển. Tuy nhiên từ trước đến này sự phân quyền này luôn bị đảng cộng sản cầm quyền tại Việt Nam phủ nhận. Họ cho rằng tất cả phải nằm dưới sự chỉ đạo của đảng.
Câu phát biểu của ông Hùng là một sự tiến bộ, nhưng liệu có giải quyết được vấn đề hay không lại là một câu chuyện khác nữa. Bởi vì Quốc hội không có giám sát trực tiếp tòa án.
-LS Trần Thu Nam
Như thế phát biểu của ông Hùng có vẻ ngược lại với những nguyên tắc cai trị của đảng từ trước tới nay. Luật sư Trần Thu Nam ở Hà Nội, người từng tham gia vào nhiều vụ án có liên quan đến các nhà hoạt động nhân quyền và dân chủ cho rằng câu nói của ông Hùng là một sự tiến bộ trong tiến trình cải cách tư pháp đang diễn ra ở Việt Nam, nhưng luật sư Nam cũng bày tỏ sự nghi ngại:
“Thực ra vấn đề cải cách tư pháp đã đặt ra ở Việt Nam lâu rồi. Thời kỳ 2007, 2009 đã có những nghị quyết rồi. Quốc hội, Bộ chính trị đã đưa ra những nghị quyết liên quan đến cải cách tư pháp, nhưng những cải cách ấy chưa được nhiều. Câu phát biểu của ông Hùng là một sự tiến bộ, nhưng liệu có giải quyết được vấn đề hay không lại là một câu chuyện khác nữa. Bởi vì Quốc hội không có giám sát trực tiếp tòa án.
Ở đây xin nói thêm là Quốc hội Việt Nam cũng là nơi có tuyệt đại đa số thành viên là đảng viên cộng sản.

Đảng vẫn chỉ đạo?

Ngay trong bài viết của báo Tiền Phong về phát biểu của ông Hùng, trong đoạn kết thúc tác giả bài báo trích lời ông Trịnh Hòa Bình, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao rằng vấn đề độc lập của Thẩm phán là qui định trong Hiến Pháp, tuy vậy vẫn có nguyên tắc tăng cường sự lãnh đạo của đảng trong nguyên tắc xét xử. Ông Chánh án nói thêm là ông sẽ chấp hành nguyên tắc này.
Luật sư Trần Thu Nam nói về sự lãnh đạo của đảng trong ngành tư pháp ở Việt Nam, khi chúng tôi hỏi ông rằng liệu có sự mâu thuẫn không giữa lời nói của ông chủ tịch Quốc hội và ông Chánh án.
“Vâng có sự mâu thuẫn, ở Việt Nam có cái chuyện là Pháp luật là sự thể chế hóa đường lối của đảng. Nếu mà nói về nguyên tắc trong bộ luật tố tụng hình sự thì thẩm phán giữ chức năng là độc lập xét xử không phụ thuộc vào vấn đề chỉ đạo. Nhưng ngược lại, trong một số văn bản thì lại nói rằng một chánh án lên thì phải được bí thư tỉnh ủy hay thành ủy đồng ý. Có một câu chuyện trong sự giám sát của đảng, và đa số các vụ án nhạy cảm thì phải có sự chỉ đạo bên đảng.
Có những người tỏ ra thế này thế kia, lấy điểm của dư luận, nêu những điểm rất là tiến bộ, những người khác thì lại dựa vào quan điểm của đảng để siết lại. Cái sự giằng co ấy nó sẽ tiếp tục diễn ra như nó đã từng diễn ra, không có gì là lạ lắm.
-TS Nguyễn Quang A
Trả lời câu hỏi liệu lời phát biểu của ông Hùng có phải là thể hiện sự nổi lên của một khuynh hướng cải cách trong việc tiến tới một nền tư pháp độc lập hay không. Tiến sĩ Nguyễn Quang A, một người công khai chủ trương cải cách mô hình chính trị Việt Nam theo hướng tam quyền phân lập nói rằng ông không tin là như vậy:
“Tôi nghĩ rằng cái gọi là có những khuynh hướng bảo thủ và tiến bộ nó không hoàn toàn như vậy, bởi vì tất cả các ông này đều là bảo thủ cả. Ở mỗi một khía cạnh, mỗi lúc, và mỗi vị trí nhất định thì người ta có thể tỏ ra thế này thế kia. Tôi thực sự không tin rằng có khuynh hướng này khuynh hướng kia.
Tiến sĩ Nguyễn Quang A cho rằng có sự mâu thuẫn trong những lời phát biểu như vậy của các quan chức Việt Nam hiện nay là do sắp tới đây sẽ diễn ra đại hội lần thứ 12 của đảng cộng sản:
“Có những người tỏ ra thế này thế kia, lấy điểm của dư luận, nêu những điểm rất là tiến bộ, những người khác thì lại dựa vào quan điểm của đảng để siết lại. Cái sự giằng co ấy nó sẽ tiếp tục diễn ra như nó đã từng diễn ra, không có gì là lạ lắm.
Trở lại sự kiểm soát của đảng đối với ngành tư pháp, người ta nhớ lại chuyện luật sư Nguyễn Đăng Trừng ở Thành phố Hồ Chí Minh bị khai trừ khỏi đảng vì cản trở sự lãnh đạo của đảng lên đoàn luật sư thành phố HCM. Luật sư Trần Thu Nam nói rằng do giới luật sư là những người cấp tiến nên họ rất dễ phản ứng lại những qui định cản trở sự thực thi luật pháp. Đây cũng là ý kiến của ông Hà Sĩ Phu phát biểu với chúng tôi ngay sau khi xảy ra vụ luật sư Trừng. Tiến sĩ nguyễn Quang A thì nói rằng ông cảm phục sự can đảm của luật sư Trừng khi đương đầu với sự can thiệp vào hoạt động luật pháp, nhưng nếu chỉ có mỗi mình luật sư Trừng cùng vài chục người nữa thì không đủ để tạo một chuyển biến gì.





__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin cuối ngày-10/11/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link