Tuesday, September 30, 2014

Giới trẻ và quyền được biết


Giới trẻ và quyền được biết

Chân Như, phóng viên RFA
2014-09-25
  • In trang này
  • Chia sẻ
  • Ý kiến của Bạn
  • Email
DDBT09252014.mp3
Các nhà tranh đấu với phong trào vận động “Tôi muốn biết” từ cuối tháng 8 năm 2014.
Citizen photo

Ngày 28 tháng 9 tới đây, là ngày Liên Hiệp Quốc chọn làm ngày “Quốc tế quyền được biết”, nhân sự kiện này, trong tạp chí diễn đàn bạn trẻ kỳ này, Chân Như mời quý vị cùng theo dõi chia sẻ của một số các bạn khách mời về đề tài “Tôi muốn biết này”.

Quyền tối thiểu của công dân

Nhằm hướng tới ngày Quốc tế về quyền được biết do Liên Hiệp Quốc đặt ra, tại Việt Nam đã có xuất hiện phong trào vận động “Tôi muốn biết” từ cuối tháng 8 vừa qua. Phong trào này do Mạng lưới Blogger Việt Nam phát động. Thực tế về quyền được biết ở Việt Nam ra sao? Chân Như sẽ cùng thảo luận với các bạn Minh Hạnh, Hạ Long Nét, Trần Nam và Khúc Thừa Sơn về vấn đề này.
Chân Như: Trước hết, theo các bạn, quyền được biết nên hiểu như thế nào?
Minh Hạnh: Khi mạng lưới blogger Việt Nam phát động chiến dịch chúng tôi muốn biết, qua tìm hiểu thì Minh Hạnh đã ủng hộ bởi vì quyền được biết là quyền tối thiểu của người công dân.Từ đó chúng ta biết về xã hội về đất nước về con người và những chính sách về những ngoại vận, cũng như chính sách ngoại giao, chính sách đối với người dân Việt Nam trong nước bởi vì trải qua bao nhiêu năm tháng do đảng cộng sản Việt Nam cai trị, họ đã che dấu biết bao nhiêu sự thật. Và nếu như Minh Hạnh không được tiếp cận với những thông tin chắc đến nay vẫn không biết rằng Hoàng Sa Trường Sa mất từ lúc nào và đến bây giờ Minh Hạnh cũng không biết được Hội Nghị Thành Đô ra sao. Đó là những điều chúng ta bị che dấu và chúng ta cần phải tìm hiểu. Quyền tự do ngôn luận, tự do tiếp cận thông tin là quyền hết sức cần thiết và tất yếu để người dân có thể hiểu biết hơn để đóng góp vai trò của mình vào việc xây dựng quê hương đất nước tốt đẹp hơn.
Ở nhà nước xã hội chủ nghĩa này thì không có chuyện đó. Người ta che dấu thông tin. Thật ra cũng chẳng có cơ quan nào để giám sát việc người ta có cung cấp thông tin cho mình hay không.
-Trần Nam
Khúc Thừa Sơn: Theo em việc trước tiên mình phải khẳng định nước Việt Nam là của toàn thể nhân dân, do nhân dân làm chủ. Người dân muốn làm chủ đất nước phải có đầy đủ quyền căn bản của con người và một trong những quyền đó là có quyền được biết. Thực tế là như vậy nhưng trong mấy mươi năm gần qua có rất nhiều bí ẩn thâm sâu liên quan đến vận mệnh đất nước thì người dân hoàn toàn bị bưng bít thông tin. Nhất là sự kiện giàn khoan gần đây và những bằng chứng mà Trung Quốc đã đưa ra trên mặt trận đấu tranh ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc đã cho người Việt Nam cái nhìn rất khác. Do đó đòi hỏi trước vận mệnh đất nước thì người dân cần phải được biết để thể hiện đầy đủ những quyền của con người. Trong thời đại thông tin ngày nay thì mọi thứ bưng bít đều được internet phá vỡ hết. Tuy nhiên đối với người dân Việt Nam lại đang mày mò tìm kiếm là cả một vấn đề nên quyền được biết đối với người dân Việt Nam khá quan trọng trong thời điểm hiện nay.
Trần Nam: Quyền được biết hay quyền được thông tin qua kiến thức của internet, em biết đó là một quyền cơ bản của con người và được quyết định trong tuyên bố nhân quyền thế giới năm 1948. Thế nhưng ngược lại, ở nhà nước xã hội chủ nghĩa này thì không có chuyện đó. Người ta che dấu thông tin. Thật ra cũng chẳng có cơ quan nào để giám sát việc người ta có cung cấp thông tin cho mình hay không. Mình cũng chẳng hỏi được ai về những việc liên quan đến hội nghị thành đô hay những việc khuất tất trong lịch sử, cả những việc mình quan tâm đến tài chính, chính sách. Chẳng có cơ quan chức năng nào chịu trả lời và việc không trả lời cũng chẳng có chế tài gì.
Hạ Long Nét: Theo em quyền được biết của chúng ta, thì chúng ta cần biết sự thật từ những người trong cuộc có trách nhiệm đối với quốc gia, dân tộc, nhân dân. Sự thật và phản ứng ra sao là trách nhiệm của mỗi con người Việt Nam. Mong rằng toàn dân Việt đều quyết tâm và can đảm hơn để là những công dân có trách nhiệm trước sự tồn vong của tổ quốc.
Chân Như: Người dân có thể áp dụng quyền này trong các lĩnh vực nào, dưới hình thức như thế nào?
Minh Hạnh: Thực sự quyền được biết đối với người công dân ở Việt Nam dường như nó đã bị che khuất rồi. Vấn đề là chúng ta đang đấu tranh để có quyền đó, nhưng mà phải làm sao cho người dân có thể tiếp cận được, làm sao họ hiểu được quyền họ có đó là quyền muốn biết, và tôi muốn biết, chúng tôi muốn biết. Vì vậy đối với vấn đề mạng lưới blogger đưa ra Minh Hạnh hết sức ủng hộ. Khi mình phát động phong trào này thì có những hoạt động để hướng đến người dân như chụp hình, đưa lên những biểu ngữ như tôi muốn biết. Những biểu ngữ đó không phải chỉ cho những người đấu tranh dân chủ nhân quyền ở Việt Nam xem, mà những thông tin đó được truyền đến người dân. Khi bạn ra đường bạn có thể kêu tôi muốn biết, hoặc bạn đi trên taxi và bạn hỏi về quyền muốn biết. Bạn có thể đi bất cứ đâu và bạn chỉ nói là quyền muốn biết và tôi muốn biết. Tất cả những cái đó bạn có thể truyền đạt đến họ bằng lời nói của mình, không chỉ trên hình ảnh, video clip mà con nhiều hoạt động xã hội khác. Minh Hạnh nghĩ rằng đây là quyền được biết mà ai cũng cảm thấy đó là điều cần thiết cho nên sẽ không khó khăn gì để truyền tải quyền muốn biết đến với người dân.
Các nhà tranh đấu trẻ với phong trào vận động “Tôi muốn biết” từ cuối tháng 8 năm 2014.
Khúc Thừa Sơn: Cho em tiếp theo ý Minh Hạnh, đối với bản thân em thì em áp dụng quyền được biết này trong tất cả những quyền căn bản mình được có. Điển hình là những quyền lợi trong hiến pháp, luật pháp Việt Nam quy định. Tuy nhiên có một số quyền như quyền đòi biết được những thông tin về bí mật quốc gia hoặc những thông tin liên quan đến vận mệnh đất nước thì mình không được biết.
Trần Nam: Quyền được biết thì dễ được thực hiện ở những nước có dân chủ; Còn ở nước xã hội chủ nghĩa độc tài này thì không giải quyết được gì bởi vì không ai cho mình biết điều gì xảy ra. Bây giờ có nhiều vấn đề người ta không công khai, người ta dấu nhẹm đi, và mọi người ai cũng muốn biết nhưng người ta không cho biết thì cũng chẳng làm gì được người ta bởi vì độc tài, độc đảng mà. Có thể mọi người đều biết đó là quyền hiển nhiên của con người thế nhưng phía cầm quyền lãnh đạo người ta không cho biết thì cũng không có chế tài nào để bắt người ta phải cho mình biết.
Hạ Long Nét: Theo em, tuy chỉ là một công dân và là một người lao động nhưng em muốn biết được tất cả quyền gì trong giới hạn mình có được. Nhiều người khao khát quyền được biết, thế thì toàn thể mọi người phải biết được mình có quyền gì? Mà em thấy hầu như ở đây họ đều bị áp đặt hết, không có quyền gì. Ở đất nước Việt Nam, em thấy họ không được tôn trọng.
Trần Nam: Em xin có ý kiến thêm. Em có câu chuyện: hôm em đi Hà Nội, người ta phạt em vì lỗi vượt đèn đỏ; Sau đó em rút điện thoại quay phim thì người ta túm và lôi cổ em vào đồn của họ và bắt xóa hết những gì vừa quay. Trong trường hợp như thế thì em chẳng biết kêu ai, quyền hành ở trong tay người ta mà. Vì vậy, thực hiện những quyền của mình ở nước độc tài thật là khó.
Minh Hạnh: Lúc nãy Minh Hạnh cũng đã trình bày: có những vấn đề mình đưa ra để tiếp cận đến người dân thì không phải khó, nhưng vấn đề người dân xác định được việc mà họ sẽ làm để đấu tranh cho quyền lợi thì không hề đơn giản. Ở những quốc gia khác thì Minh Hạnh không biết nhưng ở Việt Nam thì đây là điều hết sức khó khăn. Chẳng hạn như vừa qua ông Nguyễn Tấn Dũng đã đưa ra những bí mật về ngân sách... và một số bí mật khác thì những thứ đó chúng ta cũng muốn biết nhưng họ không cho biết thì chúng ta phải làm thế nào? Chúng ta có đòi hỏi thì đòi hỏi ra sao? Người dân không thể đòi hỏi được trong đất nước độc tài như thế này. Người dân ở Việt Nam thường luôn có câu dân đen là người thấp cổ bé họng. Chính vì họ cảm thấy mình là một hạt cát giữa sa mạc nên không thể cất tiếng lên cho những đòi hỏi, những quyền lợi chính đáng của con người trong đó có quyền được biết. Cái khó của chúng ta là làm sao thúc đẩy họ nhận thức ra rằng việc đấu tranh để giành lại những quyền lợi của chúng ta là điều cần thiết. Điều đó mới là khó khăn.

Hiến pháp một đường, thi hành luật một nẻo

Chân Như: Trong Hiến pháp đã được sửa đổi năm 2013 của Việt Nam, “Quyền được thông tin”- một cách nói khác của quyền được biết cũng được đề cập đến. Đồng thời, quyền giám sát các hoạt động của nhà nước cũng đã được ghi nhận từ lâu. Mặt khác, nhà nước Việt Nam luôn coi mình là “nhà nước của dân, do dân, vì dân”; Trong công tác dân vận thì luôn có câu “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra.” Vậy ắt hẳn việc thực thi quyền được biết của người dân Việt Nam khá tốt?
Ở Việt Nam hiện tại, hiến pháp quy định một đường thì luật pháp thi hành một nẻo. Có rất nhiều các văn bản đã vi phạm hiến pháp.
-Khúc Thừa Sơn
Minh Hạnh: Thật sự nói về quyền được biết đối với người dân là khá tốt thì Minh Hạnh không biết ai có khả năng rõ ràng để nhận định và khẳng định một cách rõ ràng như vậy. Đối với Minh Hạnh, có nhiều điều mà Minh Hạnh vẫn còn đang rất là muốn biết như hội nghị thành đô, và nhiều vấn đề khác liên quan tới xã hội, về vấn đề nhà nước, về vấn đề ngoại vận cũng như là những ký kết của Việt Nam đối với nước ngoài. Thật sự trong nước, người dân vẫn chưa biết hết tất cả nếu như quyền được biết nó được như anh đã nói thì sẽ không có những bất ngờ như ngày hôm nay mà Minh Hạnh vừa nhận ra. Đây đâu phải một cái quyền được biết, được cải thiện đâu. Những điều nào họ cảm thấy cho biết là họ cho biết còn những điều nào không cho biết thì mình cũng phải chịu. Chỉ có những điều mà những người đã làm lịch sử và sống trong thời gian trước đây họ tiết lộ ra mình mới biết được thôi.
Khúc Thừa Sơn: Trước hết thì mình phải khẳng định là ở Việt Nam hiện tại, hiến pháp quy định một đường thì luật pháp thi hành một nẻo. Có rất nhiều các văn bản đã vi phạm hiến pháp. Chính phủ Việt Nam luôn nói đất nước Việt Nam là một nước có tất cả những quyền căn bản của con người và được quy định trong hiến pháp. Tuy nhiên, trên thực tế đó chỉ là những lời tuyên truyền trước mắt quốc tế để hầu được tham gia vào những quyền lợi từ quốc tế đem lại. Ví dụ trong nước các cơ quan truyền thông báo chí đều bị kiểm soát chặt chẽ của nhà nước. Quốc hội là cánh tay nối dài của đảng. Pháp luật không nghiêm minh dù lực lượng rất nhiều. Bằng chứng là Việt Nam ký công ước tra tấn quốc tế, nhưng ký một chuyện làm là một đằng. Người dân khi vào đồn công an cũng bị tra tấn và bị chết rất nhiều và họ (người thân) đâu có biết được tại sao họ chết hay chết từ đâu? Những quyền thông tin họ không biết và không có được tôn trọng. Tóm lại ở nước Việt Nam có một câu nói mà người dân thường nói là Đừng nghe những gì cộng sản nói mà hãy nhìn những gì cộng sản làm. Để đúc kết cho câu nói là cái quyền được biết của người Việt Nam trên pháp luật, trên những lời nói của các cấp lãnh đạo thì rất là tốt đẹp, nhưng khi thực hiện với người dân thì có phần trái ngược lại.
Chân Như: Không kể đến những khuất tất trong những việc nhỏ như các đập thủy điện tại Việt Nam, Bauxit Tây Nguyên....mà ngay cả những chuyện lớn như thỏa thuận của Hội nghị Thành Đô năm 1990 cũng không được bạch hóa. Vậy sự giấu diếm thông tin, tảng lờ yêu cầu từ phía người dân nói lên điều gì về “Quyền được thông tin” trong Hiến Pháp Việt Nam hay nói cách khác là “Quyền được biết” của Liên Hiệp Quốc?
Khúc Thừa Sơn: Em xin trả lời câu hỏi ngắn gọn thôi. Tất cả những thứ đó để thể hiện một sự kiểm soát toàn trị trong thể chế chính trị độc tài của nhà nước cộng sản Việt Nam. Ngăn chặn quyền được biết của người dân Việt Nam đã thể hiện một chính sách ngu dân của chế độ này. Những gì nhà nước làm là như đang ngồi xổm lên trên pháp luật và đè đầu đề cổ người dân, bất chấp tất cả quyền lợi của người dân, khác hoàn toàn với những gì họ nói trước công luận quốc tế.
Trần Nam: Cũng như ý kiến của các bạn bởi vì ở trong chế độ độc tài quyền được biết của người dân bị chà đạp và người dân hiện tại chả biết gì về thông tin của Hội Nghị Thành Đô và của đập Thủy Điện hay liên quan đến kinh tế về hành chính của nhà nước. Dân bây giờ không có quyền được biết.
Khúc Thừa Sơn: Quyền được biết này để muốn tới được tất cả người dân được biết thì mỗi người phát động chương trình quyền được biết này phải làm công việc tuyên truyền; Đem những thông tin thiết thực bổ ích đúng sự thật và những quyền được có đến với người dân, cho họ hiểu, giải thích cho người dân. Từ những quyền họ được biết đó họ biết được những quyền lợi căn bản của mình. Biết là con đường mình đi gặp rất nhiều khó khăn, sự ngăn cản, sự đàn áp, sự khủng bố, sự bắt bớ của chính quyền. Tuy nhiên chúng ta phải đi thì chúng ta mới đến đích. Nếu chúng ta cứ dậm chân một chỗ thì người dân Việt Nam cũng như bản thân của chúng ta hay là con cháu mai sau của chúng ta sẽ mãi mãi bị bưng bít thông tin bị mất hết những quyền căn bản của con người mà đáng lẽ người dân Việt Nam phải có.
Chân Như: Xin cám ơn các bạn Minh Hạnh, Khúc Thừa Sơn, Trần Nam và Hạ Long Nét đã dành thời gian đến với chương trình Diễn Đàn Bạn Trẻ tuần này. Mong lại được các bạn trở lại vào các đề tài sau. Chân Như cũng cám ơn quý vị đã theo dõi. Hẹn gặp lại quý vị vào chương trình kỳ tới. Mến chào tạm biệt.
Chân Như cũng hy vọng các bạn trẻ đang nghe chương trình cũng sẽ tham gia vào hội luận để hầu nêu lên chính kiến của mình. Đó là quyền bày tỏ mà mỗi con người trên trái đất này đều phải có.
Các bạn có thể gởi email về cho Chân Như qua hoangc@rfa.org hay theo dõi Chân Như qua facebook tạifacebook.com/Channhu.rfa

__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin cuối ngày-10/11/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link