Saturday, October 4, 2014

Vừa Nhục Và Vừa Thúi...


CSVN hoan nghênh Mỹ nới cấm vũ khí
  • 3 tháng 10 2014

Nghệ sĩ Tạ Trí Hải: - "cộng sản siêu lừa"





image





̣ Ngoi giao Viê Nam đã hoan nghênh việc M d ḅt phn lệnh cm bán vũ khí sát thương.
Preview by Yahoo

null
Việt Nam đã hoan nghênh quyết định của Chính phủ Mỹ nới lỏng lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho họ và nói rằng điều này sẽ có lợi cho cả hai nước.
Bà Trần Thị Bích Vân, phó phát ngôn nhân của Bộ Ngoại giao Việt Nam, ra thông cáo nói Chính phủ Việt Nam hoan nghênh bất kỳ bước đi nào nhằm mục đích thúc đẩy quan hệ đối tác Việt-Mỹ.
Trước đó, Mỹ thông báo sẽ dỡ bỏ một phần lệnh cấm vận vũ khí sát thương kéo dài hàng chục năm với Việt Nam để giúp quốc gia này cải thiện an ninh trên biển.

Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết việc dỡ bỏ chỉ áp dụng cho các mục đích bảo vệ an ninh trên biển.

Động thái này được loan báo sau cuộc hội đàm giữa Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và người tương nhiệm Việt Nam Phạm Bình Minh ở Washington hôm thứ Năm ngày 2/10.

'Không nhằm vào Trung Quốc'
Các phóng viên cho rằng động thái này là nhằm vào các hành động của Trung Quốc ở vùng biển đảo có tranh chấp trên Biển Đông nhưng các quan chức Mỹ phủ nhận.

Mỹ áp đặt lệnh cấm vận vũ khí với Việt Nam hồi năm 1984. Tuy nhiên, quan hệ ngoại giao giữa Washington và Hà Nội đã được nối lại kể từ năm 1995, 20 năm sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc.
Các quan chức ngoại giao Mỹ cho biết ông Kerry đã thông báo với ông Phạm Bình Minh về quyết định này trong cuộc hội đàm hôm 2/10.

Ông Kerry nói Mỹ điều chỉnh chính sách trong tình hình mới
Ông Kerry nói rằng Washington đang điều chỉnh chính sách để ‘cho phép chuyển giao các thiết bị quốc phòng, trong đó có thiết bị sát thương, nhưng chỉ cho mục đích an ninh hàng hải’.


Nữ phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Mỹ, bà Jen Psaki, cho biết việc Mỹ bán các thiết bị mang tính sát thương cho Việt Nam chỉ được giải quyết ‘theo từng trường hợp’.
Việt Nam là một trong số những nước hiện đang có tranh chấp trên Biển Đông với Trung Quốc.
Tuy nhiên bà Psaki nói quyết định này không nhằm vào Trung Quốc.

Điều thúc đẩy chuyện này (nới lỏng lệnh cấm vận vũ khí) rõ ràng không phải là mong muốn chuyển giao khí tài quân sự cho Việt Nam mà là nhu cầu cần thiết trong khu vực.

Giới chức Mỹ nói họ đưa ra quyết định này sau một số tiến bộ của Việt Nam về nhân quyền nhưng cảnh báo rằng nếu Việt Nam muốn Mỹ tiếp tục nới lỏng thêm lệnh cấm thì họ cần phải có thêm tiến bộ về nhân quyền.

“Điều thúc đẩy chuyện này rõ ràng không phải là mong muốn chuyển giao khí tài quân sự cho Việt Nam mà là nhu cầu cần thiết trong khu vực,” hãng tin AFP dẫn lời một quan chức giấu tên của Mỹ nói và nhấn mạnh năng lực yếu của Việt Nam trên vùng biển có tranh chấp với Trung Quốc và lợi ích an ninh quốc gia của Mỹ.
“Tăng cường sức mạnh cho các nước bạn bè của chúng ta trong khu vực là rất hữu ích trong việc giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông,” quan chức này nói thêm.

Cho đến nay, Washington chỉ bán cho Hà Nội các tàu tuần tra không có vũ trang để sử dụng trong lực lượng cảnh sát biển Việt Nam kể từ khi lệnh cấm hoàn toàn bán vũ khí cho Hà Nội được dỡ bỏ hồi năm 2006.
'Tích cực cho cả hai'
Bình luận về diễn biến mới này, hôm 03/10 từ Hà Nội, Tiến sỹ Đinh Hoàng Thắng, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Hà Lan, nguyên trưởng nhóm tư vấn cho lãnh đạo Bộ ngoại giao nói:
"Đương nhiên tin này là tích cực, tích cực không chỉ đối với Việt Nam, mà tích cực cả đối với Mỹ. Bởi vì trong quan hệ quốc tế không bao giờ có con đường một chiều cả.


"Việc có tin như thế này chắc chắn đó là kết quả của tiến trình hai bên tính toán lâu dài trước khi ông Phạm Bình Minh sang Washington, mà chắc chắn đây là kết quả của buổi làm việc trực tiếp hai ngày vừa qua."

Ông Thắng cho rằng quyết định của phía Mỹ có thể dựa trên một sự thương lượng trao đổi điều kiện giữa hai bên mà trong đó từ phía Việt Nam, Việt Nam muốn tăng cường năng lực phòng thủ trên Biển Đông, nơi có các xung đột và quyền lợi sen kẽ giữa các quốc gia và các thực thể chính trị trong đó, Hoa Kỳ có một số gặp gỡ về 'chiến lược' với Trung Quốc, nhưng cũng có những 'xung đột' to lớn với nước này.

Trong lúc đó Việt Nam vẫn muốn gia nhập Hiệp định hợp tác đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), cũng như muốn phía Mỹ công nhận Việt Nam có 'nền kinh tế thị trường đầy đủ'.

Trong cuộc trao đổi hôm thứ Sáu, nhà quan sát không cho rằng Hoa Kỳ đã phải 'trao đổi' hay 'tham vấn' ý kiến với Trung Quốc trong quyết định này, nhưng cho rằng có thể Trung Quốc sẽ không cảm thấy 'tích cực' về quyết định của Mỹ, cũng như Bắc Kinh có thể sẽ 'ngăn cản' Hà Nội xích lại gần hơn nữa với Washington khi hai bên muốn nâng cấp quan hệ song phương lên quan hệ đối tác chiến lược toàn thể.

Đồng thời, vẫn theo cựu quan chức ngoại giao, Hoa Kỳ cũng không quên các vấn đề về 'dân chủ, nhân quyền, đa nguyên - đa đảng' mà từ trước vẫn nhấn mạnh với Việt Nam như điều kiện quan hệ, song vì các diễn biến mới trong quan hệ phức tạp quốc tế và khu vực, đặc biệt với Trung Quốc, mà có những điều chỉnh trọng tâm và ưu tiên khác đi trong quan hệ Mỹ - Việt.


Chủ nghĩa cộng sản châu Á còn gì?
Tom CrawleyGửi tới BBC từ Jakarta
  • 1 tháng 10 2014
Ông Chu Ân Lai và thủ tướng cánh tả Indonesia Aly Sasto-Amdjojo ở Bandung năm 1955
Trong suốt 14 năm dưới chính quyền độc tài chống cộng của Tổng thống Suharto, cứ đến ngày 30/9 hàng năm, các kênh truyền hình Indonesia lại phát sóng “Sự phản bội của G30/PKI”, một bộ phim tài liệu về cái được cho là cuộc đảo chính bất thành năm 1965 của Đảng Cộng sản Indonesia.

“Sự phản bội” mô tả những người cộng sản như ác quỷ còn Suharto là vị cứu tinh cho Indonesia và đại diện cho cái nhìn chính thống của nhà nước về những gì đã diễn ra trong suốt 32 năm ông Suharto cầm quyền.
Người Indonesia, kể từ khi nước này chuyển sang dân chủ bắt đầu từ sự sụp đổ của Suharto hồi 5/1998, đã bắt đầu đặt câu hỏi về lịch sử chính thống.
Các sử gia, phóng viên, các nhà làm phim, các nhà hoạt động và thậm chí cả các quan chức đã bắt đầu kết nối với nhau để đưa ra một cái nhìn khác với những gì giới quân đội đưa ra hồi thập niên 1960.
Các quốc gia xã hội chủ nghĩa lớn nhất, hùng mạnh nhất ở Đông Á đã từ bỏ mô hình cộng sản chủ nghĩa từ 20 năm nay để chuyển sang mô hình tư bản chủ nghĩa, theo khuynh hướng thị trường.

'Chính thống và trung thực'
“Sự phản bội”, được quay năm 1984, dựa trên nội dung lịch sử do một sử gia quân sự đưa ra, được tài trợ bởi chính quyền Suharto, và được sử dụng rộng rãi như một công cụ tuyên truyền chống cộng.
Các cảnh quay thì khủng khiếp, đầy bạo lực và thường là phóng đại, theo nhận xét của Arifin N. Noer, một trong những nhà làm phim, nhưng phản ánh quan điểm lịch sử được giảng dạy trong sách giáo khoa và ở các trường học.

Joshua Oppenheimer được giải cho bộ phim nhắc lại thời chính quyền cánh hữu Indonesia tàn sát các đảng viên cộng sản

a Oppenheimer được giải cho bộ phim nhắc lại thời chính quyền cánh hữu Indonesia tàn sát các đảng viên cộng sản
Đến 2013, người Indonesia có thể tải xuống phim “Hành động Sát nhân”, một cái nhìn khác về các sự kiện của Joshua Oppenheimer, một nhà làm phim người Mỹ đã tìm hiểu về các vụ tàn sát các thành viên hoặc ủng hộ viên của đảng cộng sản ở Indonesia hồi 1965-1966.
Chính CIA từng mô tả đó là một trong những vụ thảm sát khủng khiếp nhất của thế kỷ 20.
Một năm trước đó, cơ quan nhân quyền của Indonesia, KOMNAS HAM đã tuyên bố vụ thảm sát đó là một vụ dùng bạo vi phạm nhân quyền nghiêm trọng.
Các tiểu thuyết như “Trở về” của Leila Chudori từ tạp chí Tempo Magazine, đã tìm hiểu về các cuộc thảm sát dựa trên các cuộc phỏng vấn được thực hiện trong suốt sáu năm. Một loạt các tiểu thuyết, các vở kịch, và các bài báo đã ra đời sau đó.

Dưới thời cựu tướng Suharto, Indonesia đã dẫn dắt ASEAN như một trong những khối chống cộng mạnh mẽ nhất ở Á châu.
Các đảng phái cộng sản bị cấm tại Indonesia và Singapore, còn Philippines tiếp tục chống lại các nhóm du kích cộng sản.

Cộng sản theo mô hình tư bản?
Khối các nước xã hội chủ nghĩa lớn nhất Đông Á đã vượt qua quá khứ cộng sản và áp dụng mô hình tư bản chủ nghĩa để phát triển.
Sự sụp đổ của Liên bang Xô-viết hồi 1991 đã đưa ra một thông điệp mạnh mẽ cho các nước Á châu vốn đã áp dụng mô hình trung ương tập quyền trong vấn đề phát triển kinh tế.

Quân đội Indonesia thời Suharto đã truy bắt và tàn sát những người cộng sản
“Di sản của chủ nghĩa cộng sản là nó để lại sự thất bại của một hệ thống kinh tế,” Don Greenlees nói.

Học giả chuyên về quan hệ quốc tế tại Đông Á của Đại học Quốc gia Australia ở Canberra cũng nói về thực chất của ý thức hệ:
“Họ nói miệng thôi, nhưng thực tế là đang trở thành các nền kinh tế tư bản.”
Đảng cộng sản lớn nhất Á châu ở Trung Quốc nói rằng họ gắn bó với các nguyên tắc gốc của chủ nghĩa Marx-Lenin.
Thế nhưng kể từ cuối thập niên 1970, Trung Quốc đã dần đưa những chính sách thị trường áp dụng vào mô hình kinh tế kế hoạch hóa trung ương của mình, và đã trở thành một trong những quốc gia có mức tăng trưởng kinh tế nhanh nhất thế giới.

Năm 2001, Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới và đang trên đà trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 2025.
Việt Nam, với việc theo đuổi đường lối Đổi Mới kể từ 1986, cũng đi vào quỹ đạo tương tự.

Trong lúc vẫn là quốc gia độc đảng và kiểm soát chặt truyền thông, Việt Nam đã theo đuổi chính sách tư bản chủ nghĩa, ủng hộ đầu tư.




Việt Nam nay là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới

Việt Nam nay dựa vào đầu tư trực tiếp nước ngoài để hỗ trợ cho việc phát triển kinh tế và là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới, APEC và ASEAN.

Một câu hỏi lớn mà các đảng cầm quyền ở cả Trung Quốc lẫn Việt Nam đang phải đối diện: Thế hệ trẻ các đồng chí trong Đảng sẽ diễn giải ra sao về chủ nghĩa xã hội một khi các lãnh đạo đã vào độ tuổi 80 nghỉ hưu hoặc chết đi?

Indonesia kể từ 1998 đã phải vật lộn với bóng ma quá khứ cộng sản của chính mình.
Liệu cái chết của chủ nghĩa cộng sản tại Đông Á có phải là điều đương nhiên không, khi mà các nền kinh tế nơi đây đang ngày càng trở nên toàn cầu hóa?
Tác giả Tom McCawley có 16 năm sống tại Indonesia và Đông Nam Á, theo dõi các chủ đề chính trị, kinh doanh và kinh tế cho nhiều hãng quốc tế, trong đó có báo Financial Time và Christian Science Monitor. Ông học ngành Nghiên cứu Á châu và kinh tế tại Đại học Quốc gia Australia và hiện đang từ Jakarta viết về các nguy cơ về an ninh và kinh doanh cho các công ty quốc tế tại Đông Nam Á.


VN 'cần đổi thể chế' để mua vũ khí?
  • 2 tháng 10 2014

Bộ trưởng Ngoại giao VN nói về quan hệ Mỹ - Việt tại Asia Society, New York hôm 24/9
Trước chuyến thăm của Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam, ông Phạm Bình Minh tới Hoa Kỳ, một báo Mỹ viết về khả năng giải quyết vấn đề bán vũ khí sát thương cho Việt Nam nếu nước này 'cải tổ thể chế'.

Nhưng điều được cho là gắn kết và thúc đẩy quan hệ Mỹ - Việt là cách nhìn chiến lược về an ninh khu vực.
Bài của John Grady trên trang USNI hôm 1/10/2014 trích lời ông Chris Borse, cố vấn an ninh quốc gia cho Thượng nghị sỹ John McCain nói rằng:
"Quyền lợi chiến lược trực tiếp của hai nước là an ninh hàng hải,"
Bài báo cũng trích lời ông Borse cho rằng Quốc hội Hoa Kỳ sẵn sàng làm việc với bên Hành pháp để thông qua nghị quyết bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam nếu Việt Nam "chứng tỏ cho thấy thay đổi về cơ chế" và ý chí "xóa bỏ việc sử dùng quyền lực tùy tiện" chống lại các nhà bất đồng chính kiến.
Nhu cầu cải cách hệ thống tư pháp cũng là một trong những yêu cầu Hoa Kỳ đặt ra với Việt Nam.

Việt Nam cần chứng tỏ cho thấy thay đổi về cơ chế và có ý chí xóa bỏ việc sử dùng quyền lực tùy tiện chống lại các nhà bất đồng chính kiến

Bài báo cũng nhắc lại lời Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh phát biểu tại Viện nghiên cứu CSIS hôm thứ Tư ở Washington DC rằng "Chưa có hai quốc gia nào nỗ lực hơn Hoa Kỳ và Việt Nam để khắc phục các khác biệt".

Nhắc lại các ưu điểm của Việt Nam và quan hệ ngày càng tiến triển với Hoa Kỳ kể từ khi quan hệ ngoại giao song phương được thiết lập năm 1995, ông Phạm Bình Minh cũng nói các ký kết với Mỹ "không làm tổn hại quan hệ của Việt Nam với các nước khác, gồm cả Trung Quốc", theo bài báo.

Tác giả John Grady cũng đưa tin rằng theo giới quan sát tại Mỹ, việc bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam không phụ thuộc vào chuyệ̉n 'một đổi một' về con số cụ thể bao nhiêu nhà bất đồng chính kiến được Hà Nội thả, hay bao nhiêu vũ khí sẽ được bán, mà vào tiến triển chung về nhân quyền.


ông Phạm Bình Minh dự kiến có cuộc hội đàm với ông John Kerry

Trong chuyến thăm từ cuối tháng 9 sang Bắc Mỹ, ông Phạm Bình Minh đã nói nước ông "hoan nghênh các bước đi của Mỹ tiến tới chấm dứt lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam", theo các báo Việt Nam.

Hôm 24/9, ông đã đọc diễn văn tại Asia Society nói về các nét chính trong quan hệ Mỹ - Việt và mở đầu cuộc vận động nhằm để Washington bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam.
Sau khi phát biểu tại Liên hiệp quốc hôm 27/9 ở New York và có các cuộc họp cao cấp, ông Phạm Bình Minh thăm Canada.
Ông đã trở lại Washington DC, Hoa Kỳ, nơi ông dự kiến có hội đàm với người tương nhiệm Mỹ John Kerry vào tuần này.


VN cần bỏ Marx-Lenin cản trở hiện đại
Tiến sỹ Vũ Duy PhúGửi cho BBC Việt ngữ từ Hà Nội
  • 30 tháng 9 2014
'Hồ Chí Minh đã kếp hợp tất cả trí tuệ của các bậc tiền bối'
Từ những năm 1944- 1945, Hồ Chí Minh đã dùng phép biện chứng của Karl Marx để kết hợp tất cả những trí tuệ, lý tưởng cao cả và lòng nhân đạo của tất cả các vị tiền bối (Phật, Giê Su, Marx, Lenin, Tôn Trung Sơn) để tạo ra một con đường đi mới mẻ cho nhân dân Việt Nam.


Chính đó là bước khai trương Chủ nghĩa hội tụ về đạo đức và trí tuệ đầu tiên trên thế giới tại Việt Nam.

Nếu Pháp (được sự hỗ trợ của Mỹ) không phạm một sai lầm chiến lược tầm thế kỷ quay lại xâm chiếm nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ năm 1946 thì có thể Việt Nam ngày nay đã như Singapore hay Nam Hàn.

Tôi đã giải thích rõ, tại sao người ta cứ lầm lẫn giữa cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của Viết Nam với cuộc cách mạng vô sản theo chủ nghĩa Marx, và cũng đã nói rõ Chủ nghĩa Marx-Lenin đã vào sâu VN bằng con đường nào và từ năm 1975, sau chiến tranh, đã cản trở con đường tiến lên văn minh hiện đại trong hòa bình của Việt Nam ra sao.
Thời nay, lý luận quá nhiều, thông tin tư liệu đổ về như nước vỡ bờ, cả nước lại đang nức lòng theo dõi nội dung Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, do đó để người đọc đỡ nhàm chán, tôi xin giải trình rất ngắn gọn.
Được dân tin yêu
Thời phong kiến, không ít vị vua rất nhân từ dạo đức, hết lòng chăm lo cho muôn dân, mặc dù họ là những người đứng đầu một thể chế chính trị còn lạc hậu. Ở Việt Nam ta điển hình nhất là vua Trần Nhân Tông.


Chúng ta cũng không quên, nhiều vị tổng thống hay thủ tướng đứng đầu những thể chế tư bản chủ nghĩa, nhưng đã rất được nhân dân tin yêu, kính trọng, vì họ hết lòng chăm lo xây dựng và phát triển đất nước, đem lại an vui và hạnh phúc cho nhân dân.
Ví dụ ở Singapore, người dân, ai cũng nhớ tới Thủ tướng Lý Quang Diệu, người rất chống những việc làm mà ông cho là sai của chủ nghĩa cộng sản. Vậy có nhất thiết cứ phải cách mạng vô sản đổ máu, đấu tranh giai cấp “một mất, một còn” như đã từng xảy ra ở Pháp, ở Nga, và như Cải cách ruộng đất ở Việt Nam trước đây?
Vấn đề số một là đạo đức làm người, thể chế chính trị khác nhau chỉ là điều kiện. Lúng túng, tranh luận mãi về “ý thức hệ” chỉ là ngụy biện, né tránh những sự thật.
Nên nhớ đinh ninh hộ, câu chuyện đấu tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ đất nước của Việt Nam là một phạm trù chính trị nhân đạo hoàn toàn khác hẳn, không liên quan đến việc bàn về “cách cái mạng” nhiều khi rất ấu trĩ và thất đức khắp nơi.
Ông Karl Marx mới quan tâm đến “sự bóc lột thậm tệ” của giai cấp tư sản và lý giải rất hay về “bóc lột giá trị thặng dư”. Nhưng ông đã không tính kỹ đến, lý do tại sao lại xuất hiện những người công nhân và bần cố nông trước khi có nạn bóc lột quá đáng, trên cái ngưỡng mà người lao động có thể chịu đựng và khi họ vẫn còn vui vẻ chấp nhận làm thuê (như ở nước ta hiện nay)?
Sai lầm lịch sử đã đẩy loài người đến hai cái thái cực: cạnh tranh tuyệt đối – tức chủ nghĩa tư bản, hoặc là bình đẳng công bằng tuyệt đối – tức chủ nghĩa cộng sản
Mặt khác, khi thế giới ngày càng nhiều người giàu có, thì muốn thực hiện nghiêm chỉnh học thuyết Marx, nghĩa là làm cách mạng “đạo đức”, giải phóng áp bức bóc lột cho phần này của nhân loại, thì lại hành động dã man mất đạo đức, trắng trợn cướp đoạt, đối với phần kia của loài người.
Chính những sai lầm lịch sử trong quá trình phát triển tự nhiên, mò mẫm đã đẩy loài người đến hai cái thái cực: Hoặc là tự do dân chủ cạnh tranh tuyệt đối – tức chủ nghĩa tư bản, hoặc là bình đẳng công bằng tuyệt đối – tức chủ nghĩa cộng sản.
Mâu thuẫn giữa hai dạng cực đoan lớn này của nhân loại đã dẫn đến những cái sai lầm tổn thất tai hại trên thế giới, như đã thấy.
Nhưng hiện nay, dù Obama có 'Hy vọng táo bạo', 'Tìm lại giấc mơ Mỹ', xoay đến mấy cái trục, với bao nỗi lo lắng, vất vả mà nước Mỹ vẫn lâm nạn, mà lần này còn có thể nặng hơn.
Bởi chế độ chính trị của nước Mỹ đã tốt, vẫn dẫn đầu thế giới, nhưng những mặt trái của chế độ chính trị của nước Mỹ những năm qua cũng đã dẫn đến và tích lũy quá nhiều sai lầm, cực đoan, thậm chí có lúc dã man tàn bạo, đã tạo ra cho thế giới cả một bãi chiến trường, hậu quả là kẻ thù lớn nhất do Hoa Kỳ tự tạo ra trước kia thì hiện nay vẫn còn đang trỗi dậy trả thù.
Suy cho cùng, những người có đầu óc, trí tuệ, năng động và dũng cảm hơn thường ủng hộ tự do bình đẳng cạnh tranh; những người ít tháo vát, chân thật, an phận, nhút nhát, thường thích thú bình đẳng, công bằng tuyệt đối.
Đó là lẽ tự nhiên. Bất kỳ ai, chỉ cần có đầu óc một chút, cũng hành động tùy theo sức của mình. Mọi món lợi không chính đáng đều phải trả nợ. Mọi sự cực đoan đều là sai lầm.


Đấu tranh giai cấp đã gây ra bạo lực khủng khiếp

Chính vì vậy, đúng như Phật Thích Ca đã dạy: “Kẻ thù lớn nhất của mỗi đời người là chính mình”, mà tôi đã dùng để gán cho sai lầm của cả chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội.

Có nghĩa, sau khi phe xã hộ̣i chủ nghĩa tan rã, đường lối tự do dân chủ nhân quyền dưới sự điều hòa phối hợp của Liên Hiệp Quốc trên thế giới hiện nay cũng vẫn còn rất nhiều bế tắc.

Tích hợp điều hay nhất
Chính đó là nguyên nhân thúc đẩy tôi nhắc lại về một chủ nghĩa hội tụ cho toàn cầu: Tức là chủ nghĩa sẽ chọn lựa và tích hợp những cái hay, cái tốt, loại bỏ những cái dở, cái sai của cả hai chủ nghĩa đấu tranh một mất, một còn Marx-Lenin và chủ nghĩa tư bản tự do dân chủ cạnh tranh sinh tồn không giới hạn hiện nay.

Vấn đề là hiện nay, chữa một cái nhà xây nhầm lẫn về thiết kế bao giờ cũng khó hơn xây một cái nhà mới từ nền đất trống.

Chúng ta rất không nên vội vàng, lầm lẫn trắng đen, không nên lại đi vào những con đường cực đoan sai lầm như của ông Mác trước đây và một số nước đã và đang trải qua.
Kiên trì cái cũ - chủ nghĩa Marx-Lenin, mô hình Xã hội chủ nghĩa kiểu Liên Xô cũ, là sai lầm. Nhưng chủ trương quá khích, cực đoan muốn dẹp bỏ toàn bộ đường lối và hệ thống chính trị xã hội đã có là lại tự mình tạo ra thêm kẻ thù trong chính mình.
Nói khác đi, lại tạo ra một bãi chiến trường “quân ta lại đánh quân mình”, giống như sai lầm cải cách ruộng đất, cải tạo công thương trước đây, hoặc giống như chủ nghĩa Marx-Lenin đã được thực hiện trong xây dựng hòa bình ở Liên Xô.
Chữa nhà xây nhầm lẫn về thiết kế khó hơn xây một căn nhà mới
Nên nhớ, Việt Nam đã không chỉ một lần đứng trước những cơ hội lịch sử bằng vàng mà bạn bè chân thành trên thế giới đã sẵn sàng ủng hộ để Việt Nam làm việc lớn.

Đó là sau chiến thắng năm 1954, năm 1975, giai đoạn Việt Nam gia nhập WTO, chủ trì Hội nghị APEC và được bầu vào Hội đồng Bảo an LHQ cũng vậy.

Như trên đã nói, sự nhầm lẫn liên tục của thế giới, dẫn đến sự nhầm lẫn liên tục của Việt Nam chúng ta đã làm chúng ta bỏ lỡ bao cơ hội ngàn năm.

Không phải ngẫu nhiên, một nước đã trải qua biết bao gian nan chồng chất, lúng túng ghê gớm kéo dài về đường lối lớn, còn sản xuất, đời sống thì khó khăn, xã hội thì suy thoái nghiêm trọng, và nhân dân thì chê trách mất lòng tin vào Đảng lãnh đạo đến như vậy mà hầu như cả nước vẫn đoàn kết một lòng chung quanh Đảng Cộng sản, Chính phủ, và Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam, còn bạn bè chân thực trên thế giới vẫn một lòng ủng hộ.

Do vì thấy Việt Nam không bị tan rã như Liên Xô, không bất ổn, đảo chính hay nội chiến như khá nhiều nước hiện nay. Từ trên tầm cao của nhân loại, thế giới vẫn rất cảm tình nhìn Việt Nam như một điểm “kỳ lạ”, tuy chưa lý giải nổi đầy đủ nhưng vẫn rất khâm phục như một dân tộc anh hùng quả cảm đầy khí phách, bất khuất trước bất kỳ kẻ thù nào, kể cả anh bạn láng giềng đại bá đã nhiều lần phản bội.

Nhưng nói lại như thế không phải là để chủ quan, tự kiêu, mà là để toàn dân toàn Đảng nhận thức rõ: Việt Nam chúng ta, từ 2014, lại đang đứng trước một thời cơ vàng mới.

Thiết nghĩ, chúng ta vừa mới long trọng kỷ niệm 40 năm thực hiện Di chúc của lãnh tụ Hồ Chí Minh rất kính yêu nên hãy mở đầu cho Thời cơ vàng này bằng cách nghiêm chỉnh thật lòng và công khai quay trở về tư tưởng đường lối Hồ Chí Minh là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đa nguyên, dân chủ, lấy dân làm chủ thật sự, đã được xây dựng từ năm 1945 -1946; công khai làm theo lời dạy, theo những nội dung phong phú trong bản Di chúc của Người, trong đó Hồ Chí Minh không nhắc một chữ nào đến Chủ nghĩa Marx-Lenin, đến đấu tranh giai cấp, đến Đảng lãnh đạo toàn diện mất dân chủ, đến công hữu và quốc doanh làm nòng cốt.


Hồ Chí Minh không nhắc gì đến Marx và Lenin trong Di chúc

Bác yêu cầu cán bộ phải là đầy tớ thật trung thành của nhân dân. Vậy có một trong những việc mở đầu giai đoạn mới này tác động mạnh và rõ nhất là: từ nay mọi việc đều phải công khai minh bạch trước dân, trừ an ninh quốc phòng công khai minh bạch theo quy chế riêng.

Nhân dân cán bộ các nước tiên tiến họ cũng không phải không tham tiền tài chức vụ như ta. Sở dĩ các nước tư bản chủ nghĩa tiên tiến họ tiến nhanh hơn chúng ta, là bới vì họ dân chủ hơn chúng ta nhiều, trước hết là họ công khai, minh bạch, giải trình đầy đủ mọi việc- nhất là về tiền tài, chức vụ - cho dân biết mà kiểm tra, kiểm soát.

Hãy gác những sai lầm cũ lại, trừ cái gì vi phạm rõ ràng, trắng trợn, cố ý đụng thẳng ngay vào Hiến pháp và pháp luật cũ.
Vì những sai lầm cũ, cái cũ còn rất phức tạp, nhiều nguyên nhân, trên tinh thần hầu hết mọi người, kể cả lãnh đạo, đều là nạn nhân của sai lầm cũ, nên không thể chờ đợi giải quyết thỏa đáng cái cũ rồi mới triển khai cái mới. Vì vậy cần công khai minh bạch cái mới mọi thứ ngay từ ngày mai, tháng sau.

Như vậy sẽ nhanh chóng giảm bớt ngay tham nhũng, tiêu cực, nguyên nhân số một dẫn đến suy thoái đạo đức, u mê trí tuệ và mất đoàn kết xã hội, mất đoàn kết trong Đảng và giữa Đảng với Nhân dân, kể cả mất uy tín quốc tế, khó kết bạn được với những nước văn minh tiến bộ.

Tóm lại, nếu có đạo đức làm người, vì dân, vì nước thật lòng, thì chẳng khó gì lắm để quay về với chính thể ban đầu của Việt Nam trước đây, một mẫu hình thực chất là chủ nghĩa hội tụ do lãnh tụ Hồ Chí Minh lựa chọn gây dựng lên.


No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Lisa Pham Vấn Đáp official-24/11/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link