Tuổi trẻ Việt Nam hảy đứng
lên, bước tới nêu gương anh dũng đấu tranh giành quyền Dân Tộc Tự Quyết.
Quân Đội Nhân Dân và Đồng Bào hãy yểm trợ tuổi trẻ thực hiện
cuộc cách mạng xanh mang lại độc lập, tự do, dân chủ và bảo đảm toàn vẹn lãnh
thổ; xóa bỏ những tàn tích độc tài, tham nhũng, thối nát nô lệ ngoại bang.
---------- Forwarded message
----------
From: Canh Lam <cluuvong>
Date: 2014-10-01 21:33 GMT-04:00
Subject: Fwd: FW: Sinh Viên Hong Kong tổng biểu tình chống CS_____ SV VN chuẩn bị noi gương
To:
From: Canh Lam <cluuvong>
Date: 2014-10-01 21:33 GMT-04:00
Subject: Fwd: FW: Sinh Viên Hong Kong tổng biểu tình chống CS_____ SV VN chuẩn bị noi gương
To:
Cho đến khi nào thì giới trẻ và toàn dân Việt Nam
sẽ đứng lên vì Tự Do, Dân Chủ, Nhân Quyền như giới trẻ và người dân ở Hồng
Kông?
Nếu hàng trăm ngàn người dân VN cùng đứng lên thì đảng cộng sản và chánh quyền Việt Nam cũng sẽ bố tay thôi!!!
Các Bạn có nhiều kinh nghiệm trong đấu tranh nhưng tại sao lại mãi cúi đầu vậy?
CSL
Sinh Viên Hong Kong tổn biểu tình chống CS, SV VN chuẩn bị
noi gương
30.09.2014
12:14
Trung Quốc hăm dọa “Anh, Mỹ chớ nên
nhúng tay vào Hồng Kông“
Các cuộc biểu tình phản đối của giới
sinh viên-học sinh dám đương đầu với cảnh sát HK trong dịp cuối tuần và kéo dài
đến thứ Hai qua đã làm ngưng trệ mọi hoạt động kinh doanh ở nhiều điểm tại HK.
Cảnh sát chống bạo loạn rút lui, nhưng người
phản đối vẫn ở ngoài đường, phản đối việc ban thường vụ quốc hội TQ hồi cuối
tháng 8 ra nghị quyết, chỉ cho phép vài ứng cử viên (do Bắc Kinh xét chọn) cho
cuộc bầu cử chức đặc khu trưởng Hồng Kông vào năm 2017.
Trước đó vào năm 1997, khi TQ nhận lại thuộc địa Hồng Kông
từ Anh, đã hứa sẽ để người dân đặc khu này có quyền bầu cử tự do.
Cảnh cáo các thế lực thù địch
HK là nơi mà Bắc Kinh muốn chứng tỏ khả năng
điều hành một điểm đến tài chính tất bật nhất châu Á mà không phải can thiệp gì
nhiều. Ông Tập đang muốn chứng tỏ là một lãnh đạo hiệu quả nhất từ hàng chục
năm nay, và Đảng Cộng sản TQ (CPC) hoàn toàn kiểm soát được nhiều vấn nạn của
TQ, gồm tham nhũng, thu nhập bất bình đẳng, bất ổn xã hội...
Nhưng nay, ông Tập đối diện những lựa chọn
khó khăn: nên chỉnh sửa hệ thống bầu cử ở HK và tỏ ra yếu thế, hay là dùng vũ lực
giải tán người phản đối, điều có thể làm gợi nhớ sự kiện Thiên An Môn năm 1989,
quân đội đàn áp đẫm máu người biểu tình đòi dân chủ?
Những ngày qua,ông Tập ở Bắc Kinh không có bình luận nào về
cuộc phản đối. Chỉ có những phát ngôn viên nói cuộc phản đối là trái pháp luật
và cảnh báo nước ngoài chớ nên can thiệp vào chuyện nội bộ của TQ.
Ngay từ trước khi HK được Anh trao trả cho
TQ, Bắc Kinh đã lo ngại vùng đất theo tư bản chủ nghĩa này có thể là địa bàn để
“thù địch” xâm nhập và gây rối ở TQ.
Ngày 29.9, Bộ Ngoại giao TQ dùng chủ đề này,
cảnh cáo các chính phủ nước ngoài nên đứng ngoài chuyện nội bộ TQ, gồm “các thế
lực bên ngoài ủng hộ những hành động phi pháp” ở HK.
Vài giờ trước đó, lãnh sự quán Mỹ ở HK nói họ
“nhiệt liệt ủng hộ” các truyền thống lâu nay của HK và Luật bảo vệ cơ bản (được
quốc tế công nhận về các quyền tự do cơ bản như tập kết tự do và hòa bình, tự
do ngôn luận và tự do báo chí).
Chính phủ Anh thì nhấn mạnh “các quyền
cơ bản và sự tự do của HK, gồm quyền biểu tình”.
PLA
không thể can thiệp
Cuộc “bất tuân dân sự” ở HK làm xôn xao dư luận ở Đài
Loan (ĐL), nơi mà tuần trước, ông Tập nói sự bán tự trị của HK là “mô hình mẫu”
để đem ĐL về với TQ, trong một cuộc gặp các đại diện ĐL.Nhưng nhiều người ĐL
bày tỏ tình đoàn kết với người phản đối HK phải chịu hít hơi cay.
Alex Huang, giáo sư khoa chính trị thuộc đại học Tamkang
(ĐL) nói: “Nếu Bắc Kinh có ý định tạo ra một hình ảnh đẹp trong lòng dân ĐL,
thì những gì xảy ra ở HK là hoàn toàn không giúp ích được gì”.
Các cuộc biểu tình này phơi trần những vấn đề
nhạy cảm cho lãnh đạo TQ. Bắc Kinh luôn ngại xảy ra những vụ biểu tình tương tự
ở một vùng nào đó tại TQ mà nếu không ngăn chặn, có thể kích động người dân ở
các vùng khác nổi dậy, trở thành một “cuộc cách mạng màu” kiểu TQ.
Hoàn cầu thời báo (phụ san của Nhân dân nhật
báo, cơ quan ngôn luận của CPC) đã bình luận: “Phong trào xuống đường có thể
hóa thành cuộc cách mạng khi có thêm nhiều người biểu tình.
Nhưng HK không phải là một quốc gia, không có
điều kiện để trở thành một cuộc cách mạng màu, cũng không có một thế lực nào đủ
tầm ảnh hưởng để vận động toàn dân”.
Trước đó, một bài đăng trên trang web báo này đã bị rút
xuống, vì tác giả đề cập chuyện Quân đội Giải phóng nhân dân TQ (PLA) có thể
được đưa vào HK, nếu cảnh sát không thể kiểm soát nổi cuộc biểu tình.
Bắc Kinh rất cảnh giác để không tái diễn chuyện ở HK tại các
vùng khác như Tây Tạng và Tân Cương bất ổn. Tin tức, hình ảnh từ HK được kiểm
soát kỹ trên giới truyền thông TQ và trên các mạng xã hội.
|
Cảnh sát mệt mỏi sau cuộc ngăn chặn biểu
tình
|
Nếu các diễn biến vượt quá tầm kiểm soát của cảnh sát Hồng
Kông, thì một đơn vị PLA đóng ở HK sẽ làm gì ?
Đầu năm nay, một cựu quan chức nói đơn vị này có thể nhận
lệnh ngăn chặn một cuộc nổi loạn. Một đơn vị cảnh sát quân sự chuyên dẹp loạn
đã được triển khai ở tỉnh Quảng Đông, gần HK.
Nhưng Dingding Chen, giáo sư khoa chính quyền hành chính
thuộc đại học Macau, nói:khả năng phản ứng kiểu Thiên An Môn 1989 rất khó xảy
ra, và chính quyền HK đã rút cảnh sát chống bạo loạn vào trưa 29.9, như một
hành động thiện chí để hạ nhiệt căng thẳng, sau khi bị thế giới chỉ trích vụ
xịt hơi cay vào nhóm biểu tình.
Ông Chen nói: “Vấn đề lớn nhất họ muốn tránh
là một cuộc xung đột đẫm máu”.
Những diễn biến ở HK xảy ra trước Lễ Quốc khánh lần thứ 65
của TQ vào thứ Tư 1.10. Đó là thời điểm mà lãnh đạo TQ dùng để đề cao tinh thần
đoàn kết toàn dân tộc. Khi hoạt động phản đối nóng lên vào ngày 29.9, chính
quyền HK buộc phải hủy cuộc bắn pháo hoa hàng năm tại HK.
|
Cảnh sát HK trực chiến
|
Bắc Kinh sẽ nhượng bộ ?
Ông Chen nêu: “Khi theo dõi các diễn biến ở HK, lãnh đạo cấp
cao TQ ngại “hiệu ứng lây lan” có thể kích động người dân bức xúc trước nhiều
vấn nạn của TQ, như tham nhũng, ô nhiễm môi trường, nông dân bị mất đất…và họ
cũng sẽ đứng lên đòi quyền lợi, hoặc sự toàn vẹn lãnh thổ có thể bị thách thức
bởi “những thế lực thù địch nước ngoài” muốn thách đố CPC”.
Một vấn đề khác, theo ông Chen, là sự nhượng
bộ của Bắc Kinh sẽ càng khiến người HK đòi hỏi nhiều hơn, hoặc sẽ được
xem là một điển hình cho các phong trào khác noi theo, chứ không phản ánh sự
đoàn kết nhất trí của HK với TQ.
Chủ đề “nổi loạn” đã là vấn đề khó xử giữa
lãnh đạo Bắc Kinh với HK từ trước. Và người biểu tình HK trong quá khứ từng buộc
lãnh đạo TQ phải nhượng bộ. Việc Bắc Kinh buộc HK thông qua một luật chống lật
đổ đã dẫn đến các cuộc biểu tình lớn hồi năm 2003 và làm giảm mạnh uy tín của đặc
khu trưởng HK thời ấy là ông Đổng Kiến Hoa (đại gia ngành tàu thủy).
Khi hàng trăm ngàn người kỷ niệm 6 năm ngày HK trở về
với TQ hồi năm 2003, họ cũng lên kế hoạch biểu tình phản đối chính quyền HK đưa
ra luật chống lật đổ, và chính quyền đã phải hủy luật này.
18 tháng sau, đặc khu trưởng đầu tiên, ông Đổng phải từ chức
với lý do sức khỏe, dù ông vẫn liên quan mối quan hệ HK-TQ, như tuần trước dẫn
một đoàn doanh nghiệp HK qua Bắc Kinh gặp ông Tập.
Ở các cuộc biểu tình mới đây, người phản đối đòi đặc khu
trưởng Lương Chấn Anh từ chức, và họ muốn lãnh đạo TQ cho phép bầu cử tự do,
hủy kế hoạch bầu cử vốn dành quyền chọn ứng viên chức đặc khu trưởng cho một ủy
ban “trung thành với Bắc Kinh”.
|
Sinh viên trưng ảnh đặc khu trưởng Lương
|
Lãnh đạo TQ đã phát các tín hiệu có thể nhượng bộ HK,
bằng cách rút tuyên bố ủng hộ đặc khu trưởng Lương, và tỏ ý sẽ có chính sách
mới cho HK.
Khi báo Wall Street Journal hôm 29.9 hỏi
về ông Lương, bà Hoa Xuân Ánh, nữ phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao TQ không nhắc
đến ông: “Chúng tôi hoàn toàn tin tưởng và ủng hộ chính quyền đặc khu HK”.
Nữ luật sư Carole J. Petersen kiêm giáo sư đại
học Hawaii, nói: “Điều đó cho thấy Bắc Kinh có khả năng thay đổi suy nghĩ về
vài việc nào đó”.
Nhưng bà nói thêm: vấn đề lần này khác hẳn, so với việc chặn
luật chống lật đổ, người phản đối muốn có sự thay đổi luật bầu cử: “Thế mới
căng hơn”.
Thủ lĩnh biểu tình 17 tuổi ở Hồng
Kông là ai?Tại sao hàng triệu SVVN chỉ biết cuối đầu trước vâng lệnh
CS và ton vinh bác Hồ cầu an bạc nhược
Thành lập phong trào đòi dân chủ của giới
trẻTrong vòng 2 năm qua, Joshua Wong (tên theo phiên âm Hán-Việt là Hoàng Chi Phong), một thiếu niên gầy gò và đeo kiếng cận, đã thành lập được một phong trào đòi dân chủ của giới trẻ tại Hồng Kông, theo CNN.
Một nhà bất đồng chính kiến Trung Quốc từng nhận xét phong trào này lớn mạnh ngang ngửa với các cuộc biểu tình tại Thiên An Môn cách đây 25 năm về trước.
Và mục tiêu của Joshua Wong là nhằm gây áp lực buộc Trung Quốc cho Hồng Kông được tự bầu chọn lãnh đạo của mình, CNN cho biết.
Khi trao trả Hồng Kông về cho Trung Quốc vào năm 1997, Anh và Trung Quốc đã cùng ký một hiệp ước, theo đó, Trung Quốc cam kết sẽ cho phép Hồng Kông “quyền tự trị cao cấp”, bao gồm việc cho phép bầu cử dân chủ để chọn ra đặc khu trưởng. Nhưng thỏa thuận hầu như không được thực hiện 17 năm nay, theo CNN.
Bắc Kinh mới đây đã tuyên bố người dân Hồng Kông chỉ có thể bầu ra lãnh đạo mới từ các ứng viên mà Bắc Kinh đã lọc ra từ trước.
|
Hàng ngàn người biểu tình bao vây trụ sở
chính quyền Hồng Kông để đòi dân chủ vào hôm 27.9 - Ảnh: Reuters
|
Wong
đang nỗ lực chiến đấu chống lại điều này và đang rất nôn nóng. “Tôi không nghĩ
cuộc chiến của chúng tôi sẽ kéo dài quá lâu”, Wong nói với CNN.
CNN cho biết Wong từng đạt được thành công trước chính quyền Bắc Kinh.
Hồi năm 2011, Wong, khi đó mới 15 tuổi, đã phản đối kịch liệt đề xuất đem chương trình “Giáo dục đạo đức và quốc gia” vào các trường học Hồng Kông của Bắc Kinh.
Cùng với sự giúp đỡ của một số người bạn, Wong bắt đầu tạo dựng một phong trào sinh viên mang tên Scholarism.
Vào tháng 9.2012, Scholarism huy động thành công 120.000 người biểu tình, bao gồm 13 cuộc biểu tình tuyệt thực của giới trẻ.
Các cuộc biểu tình diễn ra tại khu vực trụ sở chính quyền Hồng Kông, khiến lãnh đạo đặc khu phải bãi bỏ đề xuất giáo dục nói trên.
Khi ấy Wong nhận ra rằng giới trẻ Hồng Kông nắm giữ một quyền lực rất lớn, CNN nhận định.
“Cách đây 5 năm, không thể tưởng tượng được chuyện sinh viên Hồng Kông sẽ quan tâm đến chính trị. Nhưng đã có một sự thức tỉnh khi vấn đề giáo dục phát sinh. Chúng tôi bắt đầu quan tâm đến chính trị”, Wong kể lại.
|
Một sinh viên Hồng Kông bị cảnh sát áp giải
trong một cuộc biểu tình hôm 27.9 - Ảnh: Reuters
|
Joshua
Wong đã bị bắt vào tối 26.9 trong khi đang cùng các sinh viên biểu tình tiến
vào khu vực trụ sở chính quyền Hồng Kông và sau đó đã được thả vào tối 28.9.
Sinh viên 17 tuổi này còn cáo buộc rằng, từ các hãng thông tấn thay đổi cách đưa tin để thể hiện xu hướng thân Bắc Kinh, cho đến “thói ưu đãi người nhà” khi các chính trị gia thân Bắc Kinh luôn giành được những vị trí cao trong chính quyền, Hồng Kông đang nhanh chóng trở thành nơi “không khác gì so với các thành phố Trung Quốc khác đang nằm dưới sự kiểm soát của chính quyền trung ương”.
Đó là lý do vì sao Wong tập trung chú ý đến việc đấu tranh giành quyền tự bỏ phiếu chọn lãnh đạo. Nhóm của Wong, vốn hiện có khoảng 300 thành viên, đã trở thành một trong những tiếng nói mạnh mẽ nhất của phong trào đòi dân chủ tại Hồng Kông, theo CNN.
Hồi tháng 6, Scholarism đã thảo ra một kế hoạch cải cách cách thức bầu cử đặc khu trưởng Hồng Kông và kế hoạch này đã giành được sự ủng hộ của gần 1/3 cử tri trong một cuộc trưng cầu dân ý không chính thức.
Sang tháng 7, phong trào của Wong tiến hành một cuộc biểu tình ngồi, khiến quan chức Trung Quốc phải lên tiếng cảnh cáo. Lần đó khoảng 511 người đã bị bắt, theo CNN.
Trong tuần này, Scholarism đang huy động sinh viên bãi khóa, một hành động có tác động rất lớn khi Hồng Kông là một nơi coi trọng giáo dục, để gửi thông điệp đòi dân chủ đến Bắc Kinh.
Và cuộc biểu tình của sinh viên đã nhận được sự hưởng ứng lớn. Lãnh đạo các trường học cam kết sẽ khoan dung cho các sinh viên bãi khóa để tham gia biểu tình và hiệp hội giáo viên lớn nhất Hồng Kông đã đưa ra khẩu hiệu kêu gọi “Đừng để sinh viên biểu tình bơ vơ một mình”.
"Phần tử quá khích"
Trong khi đó, phản ứng của Trung Quốc hoàn toàn khác. Truyền thông nhà nước Trung Quốc gọi Scholarism nhóm các phần tử “quá khích”.
Wong cho biết mình cũng bị nêu tên trong Sách Xanh An ninh Quốc gia Trung Quốc, vốn liệt kê các mối đe dọa nội bộ đến sự ổn định của đảng Cộng sản Trung Quốc.
Hồi giữa tuần này, tờ Wen Wei Po (Trung Quốc) đăng một bài viết về Wong, cáo buộc sinh viên này có quan hệ mật thiết với Mỹ và khẳng định CIA đang cố thâm nhập vào các trường học Hồng Kông, theo Reuters.
Tuy
nhiên, sinh viên này không chịu lùi bước. “Người dân không nên sợ chính phủ
của mình. Chính phủ phải sợ người dân của mình”, CNN dẫn lời Wong.
Tài khoản Facebook của Wong hiện có hơn 200.000 người theo dõi.
Tờ Hoàn Cầu thời báo của Bắc Kinh cho rằng phong trào Scholarism của Wong được nước ngoài đặc biệt chú ý chỉ vì nó được thành lập bởi một nhóm các thanh niên thế hệ hậu 9X.
Tờ này cũng cho biết Wong, thủ lĩnh của nhóm này, nhiệt tình, có tư duy tốt, nói năng lưu loát không thua gì một chính khách. Giáo viên Từ Kỳ Hoa, người từng công khai biện luận cùng Wong về vấn đề giáo dục quốc dân, từng thừa nhận Wong là một người có tâm, lúc bình luận sự việc rất có lý có tình, nhưng có lúc khi mọi người đang đề cập tới đề tài này thì cậu đột ngột bẻ ngoặt sang đề tài khác không liên quan.
Theo Hoàn Cầu thời báo của Bắc Kinh thì các thành viên của phong trào Scholarism học vấn có hạn, cách tiếp cận chưa chín chắn.
Tờ báo này cũng nói chung chung rằng năm ngoái có đài truyền hình Hồng Kông, mặc dù rất quan tâm tới Wong nhưng vẫn tỏ ra khá ngờ vực về việc liệu thanh niên Hồng Kông có thể có tiền đồ tươi đẹp hay không, khi tham gia các hoạt động diễu hành, biểu tình, thị uy. Hoàn Cầu thời báo và các báo đài nhà nước của Trung Quốc đều gọi Wong và các thủ lĩnh sinh viên như anh này là "phần tử quá khích."
Lucy Nguyễn
phoviet.ca/article.4371
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment