Tuesday, September 30, 2014

Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân xuống đường ủng hộ dân chủ tại Hong Kong


Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân xuống đường ủng hộ dân chủ tại Hong Kong 

Báo cáo viên LHQ: 'VN vi phạm nghiêm trọng quyền tự do tôn giáo'


VRNs (30.9.2014) – Sài Gòn – Trong ba ngày qua, hàng ngàn sinh viên, học sinh Hong Kong đã xuống đường biểu tình cách ôn hòa chống lại sự áp đặt của Trung Cộng trong việc bầu cử người đứng đầu đặc khu Hong Kong.Phong trào biểu tình đấu tranh đòi dân chủ đợt này tại Hong Kong được lãnh đạo bởi chính các sinh viên Hong Kong. Thủ lĩnh của cuộc biểu tình này là chàng sinh viên mới 17 tuổi tên là Joshua Wong.

Đây là cuộc xuống đường biểu tình cách ôn hòa của sinh viên học sinh, nhưng cũng được nhiều tầng lớp nhân dân hưởng ứng.
Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân, một nhân vật tôn giáo có nhiều ảnh hưởng tại Hong Kong đã xuống đường đồng hành với giới sinh viên, học sinh.

Facebook Nguyễn Huy Tín lấy nguồn tin từ soundofhope.org cho biết: “Vào lúc 11:17 PM ngày hôm qua 28.9.2014: Đức Hồng Y Joseph Zen Ze-Kiun (Giuse Trần Nhật Quân), từ sân khấu chính của ban tổ chức đã phát biểu: “Qua những sự việc diễn ra trong ngày hôm nay, đã rõ ràng sẽ không thể nào có một cuộc đối thoại với chính quyền.”
Đức Hồng Y đã nhấn mạnh: “Chúng ta không muốn bất cứ một ai bị thương tổn. Chiến thắng đem tới bằng sự hy sinh tính mạng không phải là một chiến thắng”. Ngài nói thêm: “hôm nay chúng ta đã gửi đi một thông điệp rõ ràng, nhưng chúng ta đã chứng kiến một chính quyền vô lý”.
Nhiều trang facebook đã lấy lại hình ảnh Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân đứng cầm biểu ngữ cùng với giới sinh viên học sinh và hết lòng ca ngợi tinh thần dấn thân của ngài cho vấn đề xã hội.

Được biết, Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân năm nay đã 83 tuổi. Đường lối mục vụ của ngài rất cứng rắn đối với cộng sản Trung Quốc. Vào năm 2011, Đức Hồng Y Trần Nhật Quân đã  tuyệt thực ba ngày để “phản đối phán quyết bất công của Tòa án tối cao Hong Kong chống lại giáo phận, vốn đe doạ phá hoại nền giáo dục Công Giáo trên lãnh thổ”.
Sinh viên, học sinh Hong Kong xuống đường biểu tình đòi dân chủ
Sinh viên, học sinh Hong Kong xuống đường biểu tình đòi dân chủ
Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân cầm biểu ngữ đứng chung với sinh viên
 để ủng hộ phong trào dân chủ tại Hong Kong
Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân cầm biểu ngữ đứng chung với sinh viên để ủng hộ phong trào dân chủ tại Hong Kong
Ngài nói với mọi người:
Ngài nói với mọi người: “Qua những sự việc diễn ra trong ngày hôm nay, đã rõ ràng sẽ không thể nào có một cuộc đối thoại với chính quyền.”
Không những ban ngày mà cả ban đêm vị Hồng Y đáng kính này cũng đồng hành cùng đoàn người
Không những ban ngày mà cả ban đêm vị Hồng Y đáng kính này cũng đồng hành cùng đoàn người
Joshua Wong, chàng sinh viên mới 17 tuổi là thủ lĩnh của cuộc biểu tình ôn hòa này
Joshua Wong, chàng sinh viên mới 17 tuổi là thủ lĩnh của cuộc biểu tình ôn hòa này
Một người dân đã mang 300 bông hồng đến tặng cho những người biểu tình ở Mong Kok, ủng hộ họ chiến đấu cho dân chủ bằng tình yêu và hòa bình
Một người dân đã mang 300 bông hồng đến tặng cho những người biểu tình ở Mong Kok, ủng hộ họ chiến đấu cho dân chủ bằng tình yêu và hòa bình


TIN CỰC NÓNG, TIN CHẤN ĐỘNG, RUNG CHUYỂN TRUNG QUỐC CUỘC TỔNG ĐÌNH CÔNG CỦA HÀNG TRĂM VẠN LAO ĐỘNG:

Công nhân mạng, tài xế xe buýt, bác sĩ - y tá, nhân viên điện lực, nhân viên ngân hàng,... trên khắp 4 TỈNH "GIANG TÂY, THƯỢNG HẢI, QUẢNG ĐÔNG, HỒ NAM" để phản đối Chính quyền CS cướp lương, cướp tiền bảo hiểm xã hội, bóc lột sức lao động của nhân dân, ác ôn với nhân dân,...


ĐÃ BẮT ĐẦU CHO SỰ SỤP ĐỖ CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN, CHÍNH QUYỀN CỘNG SẢN. TIẾNG CHUÔNG ĐỊA NGỤC ĐANG KÊU GỌI NHỮNG TÊN ĐỘC TÀI, ÁC ÔN TẬP CẬN BÌNH, PUTIN, NGUYỄN PHÚ TRỌNG, TRƯƠNG TẤN SANG, NGUYỄN SINH HÙNG, NGUYỄN TẤN DŨNG, PHÙNG QUANG THANH, TRẦN ĐẠI QUANG...
LỊCH SỬ THẾ GIỚI CHUẨN BỊ BƯỚC SANG TRANG MỚI "GIAI ĐOẠN DÂN CHỦ NHÂN DÂN" MỘT THỂ CHẾ CHÍNH TRỊ TIẾN BỘ, HIỆN ĐẠI CỦA XÃ HỘI LOÀI NGƯỜI.

 

[工人]2014.9.24-25 江西 饶市 凤凰光学 团有限公司

江广场改制待遇不公,职工出来维权希望领导出来好好谈,结果公安防 暴警察来了,打人就算了,还打女人,打的都是血。还不让拍照、这还有王法没?上饶警察就是 这么保护公民的么?没有长嘴就只知道打人么?那么有本事怎么不去收复钓鱼岛@吃喝玩乐在上饶 @饶警方@看上 @聚上@饶发布https://farm3.staticflickr.com/2946/15353667285_27eaf55e11_o.jpghttps://farm4.staticflickr.com/3913/15353350202_3cea967fd5_o.jpghttps://farm4.staticflickr.com/3900/15353667845_a33bc93ef5_o.jpghttps://farm4.staticflickr.com/3884/15166969150_1db4beff57_o.jpg


Firechat - một ứng dụng tin nhắn gia tăng sức mạnh biểu tình ở Hongkong

Archie Bland (The Guardian) - Dân Làm Báo lược dịch - Internet dễ bị tấn công bởi sự can thiệp của nhà nước, nhưng những người biểu tình đã tìm được cách đi vòng để giải quyết.

Joshua Wong, sinh viên 17 tuổi tại Hồng Kông, đã đối diện với một vấn đề. Bạn sẽ trải nghiệm một phiên bản tương tự: bạn đang tham dự một trận đấu bóng đá hay một buổi biểu diễn và bạn cần phải tìm một người bạn. Nhưng đám đông cũng giống như mạng kết nối bị quá tải làm bạn không thể có được một tín hiệu trên điện thoại của bạn. Điều đó có nghĩa là bạn không thể gọi được cho ai.

Đối với Wong, vấn đề là nghiêm trọng hơn: anh ta không phải ở trong một trận đấu bóng đá mà lại đóng vai trò thủ lãnh, tổ chức các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ đã làm rung chuyển Hongkong trong tuần qua. Và anh đã không chỉ lo lắng mạng sẽ bị quá tải không thôi- anh còn lo rằng nhà nước sẽ chặn kết nối mạng cho những ý đồ của họ.

Những người tranh đấu cho dân chủ kiểm tra điện thoại của họ 
trong các cuộc biểu tình ở Hồng Kông. Ảnh: Anthony Kwan / Getty Images

Sự phơi bày của mọi cuộc bất ổn xã hội ngày hôm nay dường như đi kèm với những thay đổi không ngừng của công nghệ. Các cuộc bạo loạn ở London đã được tường thuật trên BlackBerry Messenger. Twitter đã đóng một vai trò thiết yếu trong cách mạng mùa xuân Ả Rập. Khi internet bị chặn, những người biểu tình Thổ Nhĩ Kỳ đã quay sang với Virtual Private Networks. Tuy nhiên, tất cả những phương thức cải tiến ấy đều vô nghĩa nếu không có sự kết nối mạng. Đối với Wong và các đồng bạn của anh tại Hồng Kông, câu trả lời là một ứng dụng cho phép mọi người gửi tin nhắn từ điện thoại đến điện thoại mà không cần phải có mạng kết nối của điện thoại di động, hoặc của internet. Đó là ứng dụng FireChat.

Khi bạn tải FireChat về, nó không có vẻ gì là đặc biệt, cũng giống như một ứng dụng bình thường để trò chuyện online về thể thao và truyền hình. Thực ra công dụng của nó nhiều hơn thế. Nếu mạng internet không sử dụng được, FireChat có thể sử dụng Bluetooth - vốn chỉ là một tín hiệu vô tuyến - để nói chuyện với người dùng gần đó. Những người biểu tình có thể tìm thấy một số điều thỏa mãn với cách hoạt động của hệ thống, gia tăng sức mạnh tựa như một phong trào, hay xem đây là một ý tưởng ​​mới lạ, không phải thông qua một sự áp đặt từ trên xuống, nhưng từ hàng ngàn kết nối nhỏ. Một người mới tham gia sẽ làm tăng phạm vi hoạt động và sức mạnh của mạng lưới. "Thông thường, khi có nhiều người ở một nơi, khả năng kết nối sẽ bị giảm đi." Micha Benoliel, một trong những người sáng tạo của ứng dụng FireChat nói. "Tuy nhiên, với hệ thống của chúng tôi, thì lại ngược lại."


FireChat đã được sử dụng trong các cuộc biểu tình tại Đài Loan, Iran và Iraq, nhưng chưa bao giờ được dùng trên quy mô lớn như ở Hồng Kông. Trong vòng 24 giờ sau khi Wong kêu gọi thành viên phong trào sử dụng nó, FireChat đã có hơn 100.000 đăng ký mới ở Hồng Kông và đã có 800.000 buổi trò chuyện từ đó. Nếu đảng Cộng sản không tìm cách kéo lại, cuộc đời của các đối thủ của chế độ đã dễ thở hơn.

Tất nhiên, người dùng ứng dụng phải nỗ lực để giải quyết việc không có gì bảo đảm rằng nhà nước cũng không chui vào hệ thống kết nối chung ấy. Micha Benoliel khuyến cáo người dùng nên tránh sử dụng tên thật và xem đây là phương tiện để chia sẻ thông tin chứ không phải cho những điều bí mật. Và đó cũng là ý nghĩa về mục tiêu chính xác của ứng dụng: "Nhiệm vụ của chúng tôi luôn luôn là cho tự do ngôn luận, để giúp thông tin để lây lan. Vì vậy, những gì đang xảy ra thật là hoàn hảo."


Nguồn: FireChat – the messaging app that’s powering the Hong Kong protests

Bản tiếng Việt:



TIN NÓNG TỪ HONG KONG -
                            CHUẨN BỊ GIỜ "G"

Nhửng nhà Dân Chủ trên  thế giớ ...chúng tôi ủng hộ sự đấu tranh đòi quyền dân  chủ của người dân  Hong Kong ..ủng hộ các em sinh viên và học sinh HongKong

Quang Ho Lam ( Canada )

  Bao gio*`co' tin nong' tu*`Saigon - Ha Noi ?

   
TIN NÓNG TỪ HONG KONG - CHUẨN BỊ GIỜ "G" (14g00 HK) 

VỚI QUY MÔ BIỂU TÌNH LỚN NHẤT TRONG LỊCH SỬ !

Ước tính sơ bộ đã có 8000 người tham gia "Thà chết vinh còn hơn sống nhục !", trong đó có hơn 100 là giáo sư, tiến sĩ, giảng viên của các Trường Đại học danh tiếng của Hong Kong; hơn 400 giáo viên của các Trường Trung học.

Điểm nhấn là có hơn 382 các Trường Đại học, Cao đẳng, Trung học kêu gọi nhân dân toàn đặc khu HongKong "Hãy đồng hành cùng thế hệ trẻ - Đừng để quyền bầu cử bị bôi nhọ !". 

Đặc biệt có hơn 100 VẠN thanh thiếu niên gốc Hong Kong từ các Trường Đại học, Cao đẳng, Trung học Phổ thông trên toàn thế giới cam kết chiến đấu, đồng hành đến bước cuối cùng với thanh thiếu niên tại quê hương Hong Kong.

(bấm vào các link dưới đây xem video biễu tình)

Ô ! QUYỀN CƠ BẢN NHẤT của một công dân, của nhân dân để thực hiện vai trò làm CHỦ ĐẤT NƯỚC: DÂN
CỬ + DÂN BẦU + DÂN KIỂM TRA + DÂN BÃI BỎ.

Những quyền đó rất cơ bản, rất đương nhiên, nhưng đã bị Đảng CS tước đoạt bằng bạo lực, bằng mọi thủ đoạn, bằng mọi sự giả dối, bằng mọi hành động ác ôn nhất để đối phó với nhân dân.

Đường link dẫn bài viết trong báo Tàu >>>>  http://www.epochtimes.com/b5/14/9/22/n4254253.htm

Images intégrées 1    Images intégrées 4
Images intégrées 2
Images intégrées 3



Sinh viên, ngọn lửa cách mạng của trí thức trẻ

By on September 25, 2014


Sinh viên, ngọn lửa cách mạng của trí thức trẻ
Một trong những hoạt động trong thời gian sinh viên Đại Học Hong Kong bãi khóa, đòi hỏi Trung Quốc phải cho cư dân Hong Kong được quyền tự do ứng cử, ảnh chụp hôm 23/9/2014.

Mùa xuân Prague 1967

Vào ngày 31 tháng 10 năm 1967 cuộc biểu tình của sinh viên ở Prague đòi loại bỏ các nhà lãnh đạo ngày càng không được lòng dân của Đảng Cộng sản Tiệp Khắc đã bị đàn áp tàn bạo.
Tháng 01 năm 1968, ông Alexander Dubcek trở thành Bí thư thứ nhất chi nhánh Slovak bắt đầu một quá trình cải cách đã đi vào lịch sử với tên gọi của Mùa xuân Prague.
Trong những tháng tiếp theo, những người biểu tình yêu cầu bãi bỏ kiểm duyệt, cho phép thành lập tổ chức độc lập, tự do hóa chính sách đối với các nhà thờ, dần dần sẽ đưa quy tắc dân chủ vào nội bộ đảng, chuẩn bị một nhà nước liên bang…
Mùa xuân Prague bị dập tắt bởi sự can thiệp quân sự của các nước thuộc khối Hiệp ước Warsaw. Các cuộc biểu tình chống lại sự hiện diện của quân đội Xô Viết đã bị đàn áp dã man. Biểu tượng của cuộc biểu tình chống lại cuộc xâm lược này là vụ tự thiêu của Jan Palach, sinh viên tại Đại học Charles ở Prague, vào ngày 16 tháng 01 năm 1969. Tang lễ Palach trong ngày 25 tháng 01 đã trở thành một cuộc biểu tình lớn với sự tham gia của khoảng 100 ngàn người.
Cảm hứng từ Mùa xuân Prague, tháng 3 năm 1968 sinh viên Ba Lan từ các thành phố Warsaw, Gdansk, Krakow, Lodz và Poznan đã tổ chức biểu tình đòi cải cách chính trị. Cuộc biểu tình cũng bị công an đàn áp tàn nhẫn.
Những người biểu tình mình đã hy vọng mờ nhạt về sự khắc phục các giả định của hệ thống cộng sản và cũng muốn qua việc biểu tình sẽ thay đổi ý thức của giới trí thức trẻ Ba Lan. Nhiều sinh viên sinh viên tham gia bị nhà cầm quyền bắt giữ là những người năng động nhất trong năm 1980, khi họ tham gia thành lập các cơ sở của “Công đoàn Đoàn kết” và trở thành những nhà lãnh đạo chủ chốt của phong trào xã hội này như Jacek Kuron, Adam Michnik…
Trong thập niên 80 sinh viên Ba Lan phát động phong trào “Orange Alternative” (Pomarańczowa Alternatywa) tức là “lựa chọn màu cam” qua ăn bận, trang trí, sử dụng đồ dùng trong sinh hoạt, với mục đich chọc diễu chính quyền, chống lại màu đỏ chính trị tràn ngập trong đời sống công cộng. Phong trào xuất phát từ Wroclaw, lan ra các thành phố Lodz, Lublin và thủ đô Warsaw.
Những hoạt động tích cực của sinh viên Ba Lan đã đặt nền móng cho một cuộc cách mạng dân chủ mùa Thu năm 1989 xoá bỏ chế độ cộng sản.
Vào ngày 8 tháng 8 năm 1988, các cuộc biểu tình của sinh viên Miến Điện lan rộng khắp đất nước, thu hút sự ủng hộ của các tu sĩ, công nhân, trí thức và thành viên của tất cả các nhóm dân tộc và tầng lớp xã hội. Cuộc biểu tình đã kéo dài thành một cuộc đình công 5 ngày, đã bị chính quyền quân sự dìm trong biển máu với khoảng ba ngàn người thiệt mạng (chính quyền Miến Điện đưa ra con số khoảng 350 người). Sinh viên đã bày tỏ sự ghê tởm của họ với chính sách kinh tế, chính trị và tiền tệ thù địch của chính quyền quân sự được lãnh đạo bởi tướng Ne Win.
Sự đàn áp và cảnh máu của những người dân lương thiện bị đổ xuống đã thúc đẩy bà Aung San Suu Kyi lúc bấy giờ từ Anh quốc về nước lo cho mẹ già, ở lại và lần đầu tiên bước vào vũ đài chính trị, trở thành một biểu tượng của nền dân chủ và tự do không chỉ là của Miến Điện, mà còn phần còn lại của thế giới.
Giờ đây, khi Miên Điện đang chuyển mình, bắt đầu những bước đi thay đổi cho lộ trình dân chủ, tại trung tâm Prague và trên toàn thế giới vào ngày 08 tháng 8 năm 2013 đã kỷ niệm 25 năm biến cố được gọi là “8888″, để tôn vinh nạn nhân trong quá khứ và hiện tại của chế độ độc tài Miến Điện.
Ngay trong ngày Ba Lan tổ chức cuộc bầu cử tự do đầu tiên trong hệ thống xã hội chủ nghĩa, ngày 04 tháng 6 năm 1989, trên quảng trường Thiên An Môn tại Bắc Kinh, đã diễn ra một trong những vụ thảm sát khủng khiếp nhất trong lịch sử hiện đại. Cuộc biểu tình của hàng trăm ngàn sinh viên đòi cải cách chính trị, dân chủ trong đời sống công cộng và chống sự gia tăng tham nhũng, đã bị quân đội Trung Quốc sử dụng xe tăng đàn áp. Những ước tính về con số thiệt mạng khác nhau: 4000-8000 (CIA), 2600 (Hội Chữ Thập Đỏ Trung Quốc)  và có nguồn khác chưa được xác định khác là 5 ngàn. Số người bị thương từ 7 ngàn đến 10 ngàn người.
Từ đó, mỗi năm cứ đến ngày 4 tháng 6, hàng chục ngàn, có khi tới hàng trăm ngàn người Hoa ở Hongkong tập trung mít tinh, đốt nến tưởng niệm những nạn nhân của vụ thảm sát này. Nhiều sinh viên tham gia cuộc biểu tình trở thành những nhà hoạt động đối lập.

Hongkong 2014


2

Sinh viên Hongkong bãi khóa đòi dân chủ sáng 22/9/2014.
Và cũng tại Hongkong, 25 năm sau, ngày 22 tháng 9 năm 2014, sinh viên Hong Kong bắt đầu một tuần bãi khóa với quy mô lớn để phản đối lập trường của chính phủ trung ương Trung Quốc trong việc cải cách bầu cử ở đặc khu hành chính này.
Có 24 trường đại học tổng hợp, bách khoa và trung học Hongkong tham gia bãi khóa. Tờ Bưu điện Hoa Nam cho hay, khoảng 400 học giả và nhân sự không giảng dạy ở các trường học cũng bãi công để ủng hộ học sinh sinh viên. Đây chỉ mới là màn dạo đầu cho một cuộc biểu tình rầm rộ hơn dự kiến sẽ diễn ra vào ngày o1 tháng 10 tới do phong trào Occupy Central tổ chức.
Sinh viên cáo buộc Trung Quốc phản bội lời hứa về việc trao thêm quyền dân chủ cho Hongkong trong vòng 50 năm tiếp theo, sau khi Anh quốc trao trả lại cho Trung Quốc vào năm 1997. Họ đòi hỏi phải cho cư dân Hong Kong được quyền tự do ứng cử, thay vì Bắc Kinh tự đưa ra danh sách các ứng cử viên.
Trong cao trào này nổi bật lên khuôn mặt trẻ trung Joshua Wong.
Tháng 6 năm 2011, khi mới 14 tuổi, Joshua Wong đã thành lập phong trào “Scholarism”chống lại việc bắt buộc các trường tiểu học Hongkong từ 2015 đưa vào giảng dạy “Mô hình Trung Quốc”, bao gồm chào cờ Trung Quốc, học lịch sử nói về tính ưu việt của chính quyền Trung Quốc, “yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội”…  Cha của Joshua Wong, người từng chạy trốn khỏi chế độ Cộng sản hàng chục năm về trước, và những người Hongkong khác đã phẫn nộ khi thấy trong sách giáo khoa sử sắp tới không hề nhắc đến những biến cố to lớn tại Trung Quốc như Cách Mạng Văn Hóa 1966 -1976, hay thảm sát Thiên An Môn 1989.
“Scholarism” đã thu thập được 20 ngàn chữ ký cho kiến nghị hủy bỏ sách giáo khoa này. Nhà cầm quyền Trung Quốc gọi Joshua Wong và bạn bè là những kẻ đấu tranh cực đoan, những phần tử nổi loạn tuổi teen.
“Chương trình giáo dục quốc dân muốn bồi dưỡng lòng yêu nước mù quáng trong giới sinh viên. Chúng tôi lo ngại rằng nhiều sinh viên sẽ bị tẩy não”, “Chúng tôi chỉ không muốn nhìn thấy thế hệ tiếp theo của mình mất tự do và trở thành những con rối “, Joshua Wong nói.
Theo báo chí quốc tế, sinh viên đã vấp phải những phản ứng quyết liệt đầu tiên từ phía nhà cầm quyền. Bưu điện Hồng Kông từ chối gửi truyền đơn kêu gọi bãi khóa, trong khi một loạt trường học đe dọa sẽ hạ điểm hạnh kiểm nếu học sinh, sinh viên bỏ học.
Vì tính chất đặc biệt về quản lý hành chính của Hongkong, nhà cầm quyền Trung Quốc sẽ khó có thể cho một “Thiên An Môn” tái hiện trong ngày 01 tháng 10 năm 2014.
Hơn nữa, nhận rõ cuộc vận động của sinh viên là một hoạt động dân sự ôn hoà dường như đã thấm vào máu của người Hongkong, Joshua Wong đã thẳng thắn nói rằng: “Nếu quân đội kéo đến, tất cả chúng tôi sẽ đi về nhà… chúng tôi không muốn nhìn thấy đổ máu”.
Cuộc tranh đấu của sinh viên dù có thành công hay không cũng sẽ là ngọn lửa cách mạng đầu tiên nung nấu, biểu hiện sự đoàn kết, nguyện vọng chung của xã hội. Đây là một sự thách thức lớn đối với nhà cầm quyền Trung Quốc.
Sinh viên là giới trí thức trẻ, sôi nổi, cầu tiến và luôn có khao khát tự do, dân chủ, những giá trị mà họ nhìn nhận khi đi ra thế giới bên ngoài.
Tinh thần của sinh viên Hongkong khác hoàn toàn với sinh viên Việt Nam. Một ví dụ điển hình nhất có thể nêu ra. Khi Nguyễn Thị Phương Uyên bị bắt, 109 sinh viên của trường đại học thực phẩm đồng ký đơn gửi lên Chủ tịch nước đòi trả tự do cho cô, nhưng sau đó đã nhanh chóng phủ nhận, hoặc rút tên vì bị đe doạ đuổi học. Họ sống trong sợ hãi, cũng như đa số còn lại bị tẩy não, bị thuần phục trong cái lò giáo dục dối trá.
Khi sinh viên, lực lượng trí thức tương lai của xã hội, có điều kiện tiếp cận thông tin và hiểu biết mà vô cảm với chính trị, chưa nhận thức được sự cần thiết phải thay đổi thể chế để lành mạnh hoá đời sống, thì khó hy vọng gì về một tiến trình dân chủ cho Việt Nam.

© Lê Diễn Đức / RFA



 

 Đời Mồ Côi

 

Em sinh ra đã không hề biết mẹ

Hàng ngày Em theo chị để ăn xin

Ngày đầu đường đêm ghế đá công viên

Sống lay lắt nhờ đồng tiền thiên hạ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiều khi đói sữa thay bằng nước lã

Hai chị em vật vã dạ cồn cào

Dế ve Sầu nướng lót dạ đêm thâu

Mong trời sáng xin cơm thừa hàng quán.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cha chết sớm mẹ bị người ta bán

Sang bên Tàu vào động bán dâm

Nhà cửa ruộng nương

Đảng qui hoạch chẳng bồi thường

Nghe người nói cán bộ phường chia chác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Mình sống được nhờ tấm lòng cô bác

Nín đi nào chị sẽ hát ầu ơ

Mất mẹ cha đời đói rét bơ vơ

Đừng khóc nữa em thơ xin hãy hiểu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chuyện xui xẻo đẩy đưa đời cô lựu

Chị bị tông xe nằm ngất bên đường

Khi mọi người đưa chị đến nhà thương

Chị đã chết từ trên đường nhập viện.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Kẻ tông chị là đảng viên say xỉn

Sợ liên quan chúng đã biến vào đêm

Hết họ hàng giờ chỉ còn mình em

Nên ánh mắt mới buồn lên đến thế.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Anh xin lỗi mấy tháng rổi mới kể

Chỉ mong sao ánh mắt bé vơi buồn

Trẻ ăn mày không được đảng yêu thương

Nhưng còn có những trại cô nhi viện

 

Uyển Thi 

danlambaovn.blogspot.com

 

MUA ĐÀN BÀ VN : Không ưng được đổi lại

http://m.9gag.com/gag/6699050

Đây là thời đại siêu xa lộ tin tức, đâu phải chúng muốn làm gì thì làm.

Linh Nguyên


Hồng Kông: Sinh viên tiếp tục đấu tranh đòi dân chủ

Chúng Tôi Muốn Biết

mediaNgười biểu tình chặn khu trung tâm mua sắm Mongkok tại Hồng Kông, ngày 29/09/2014.REUTERS/Liau Chung-ren
Khí thế đấu tranh của sinh viên Hồng Kông không hề suy giảm, bất chấp sự trấn áp của cảnh sát. Sáng nay, hàng ngàn người vẫn tiếp tục đấu tranh đòi chính quyền Bắc Kinh phải chấp nhận để người dân ở Hồng Kông tự lựa chọn lãnh đạo của họ trong cuộc bầu cử vào năm 2017.
Chính việc cảnh sát dùng vũ lực để trấn áp giới sinh viên đã làm dấy lên làn sóng ủng hộ, đặc biệt từ phong trào Occupy Central. Chính quyền Hồng Kông đã phải ra lệnh rút lực lượng cảnh sát chống bạo động.
Từ Hồng Kông, thông tín viên RFI Florence de Chengy tường trình :
« Hồng Kông thức giấc trong bối cảnh gần như siêu thực sau  những ngày cuối tuần bị chấn động mạnh. Phong trào chiếm đóng một cách hòa bình mang tên Occupy Central, theo dự kiến sẽ bắt đầu vào thứ Tư tới, để chiếm đóng trung tâm tài chính của Hồng Kông. Thế nhưng, ban tổ chức đã cho khởi phát phong trào ngay từ tối thứ Bẩy, rạng sáng Chủ nhật, tức là sớm hơn dự định 3 ngày rưỡi, để ủng hộ phong trào đấu tranh của sinh viên diễn ra từ thứ Hai tuần trước. 
Hàng chục trường học đóng cửa ngày hôm nay và chỉ số trên thị trường chứng khoán Hồng Kông đã tụt giảm mạnh trong phiên khai mở hôm nay. Khoảng 200 xe khách ngừng hoạt động hoặc phải chuyển hướng. Ban đầu, phong trào Occupy Central chỉ nhằm mục tiêu chiếm lĩnh trung tâm thương mại, kinh tế, nhưng giờ đây phong trào này đã chiếm lĩnh trên thực tế nhiều khu vực khác của Hồng Kông, trong đó có khu vực Wan Chai, Causeway Bay và thậm chí cả khu vực rất đông dân như Mongkok. Như vậy, Occupy Central trở thành Occupy Hongkong.
Chính việc cảnh sát lạm dụng lựu đạn hơi cay và hạt tiêu để chống lại những người biểu tình, vốn chủ trương và duy trì thái độ bất bạo động, đã làm dấy lên một phong trào ủng hộ, liên kết mạnh mẽ mà đa phần là tự phát ».

 

Người biểu tình Hong Kong trông đợi sự ủng hộ của quốc tế

Sinh viên Hồng Kông xuống đường biểu tình đòi dân chủ gần trụ sở chính phủ, ngày 29/9/2014.
  •  
  •  
  •  

Tin liên hệ

29.09.2014
Các cuộc biểu tình đòi dân chủ ở Hong Kong đã được đáp lại phần lớn bằng sự im lặng của các chính phủ nước ngoài, gây thất vọng cho người tổ chức biểu tình.
Nhiều nước trong vùng không phải là các nền dân chủ, trong khi những nước khác do dự không muốn đưa ra các thông cáo gần như chắc chắn sẽ làm mích lòng người giám sát Hong Kong đầy quyền lực là chính quyền Trung Quốc.
Trang Twitter của phong trào Chiếm Trung than rằng “Một lần nữa, các chính phủ dân chủ không lên tiếng ủng hộ dân chủ” khi chuyển đi thông cáo của lãnh sự quán Hoa Kỳ mà phong trào mô tả là “không dám nói thẳng thắn.”
Thông cáo 2 đoạn được lãnh sự quán công bố vào giữa trưa thứ hai, giờ Hong Kong, nêu ra hậu thuẫn mạnh mẽ của Hoa Kỳ dành cho các quyền tự do cơ bản của Hong Kong, “như quyền tự do hội họp, quyền tự do phát biểu và quyền tự do báo chí.”
Thông cáo nói thêm: “Chúng tôi không đứng về phe nào trong cuộc thảo luận về diễn biến chính trị của Hong Kong, và chúng tôi cũng không hậu thuẫn cho bất cứ các nhân hay đoàn thể cụ thể nào can dự vào cuộc thảo luận đó.”
Lãnh sự quán kêu gọi “tất cả các bên tránh các hành động làm cho căng thẳng leo thang thêm, tự chế trong hành động, và bày tỏ các quan điểm” về tương lai chính trị của Hong Kong một cách ôn hoà.
Bộ Ngoại giao Anh hôm nay cho biết đang thận trọng theo dõi các diễn biến và “bày tỏ sự quan ngại về tình hình ở Hong Kong, và khuyến khích tất cả các bên tham gia vào cuộc bình phẩm xây dựng.”
Xe cảnh sát bị người biểu tình bao vây khu tài chính bên ngoài trụ sở chính phủ ở Hồng Kông.
Hàng ngàn người biểu tình đã canh thức đêm thứ hai tại các giao lộ chính của đặc khu hành chính Trung Quốc, nhưng chính phủ Hong Kong cho biết đã rút cảnh sát bạo động sau cuộc rối loạn tối hôm trước vì “người dân đã phần lớn đã bình tĩnh trở lại.”
Hành chánh trưởng quan Hong Kong không được lòng dân Lương Chấn Anh, mà người biểu tình đang kêu gọi từ chức, phủ nhận những tin đồn rằng binh sĩ của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc sẽ được điều tới để đàn áp phong trào biểu tình.
Các tổ chức tôn giáo và dân sự bày tỏ sự bất bình rằng cảnh sát đã ném các bình hơi cay và xịt hơi cay vào người biểu tình ôn hoà hôm chủ nhật.
Cảnh sát nói họ đã sử dụng vũ lực tối thiểu để giữ khoảng cách an toàn giữa người biểu tình và nhân viên công lực. Tại một cuộc họp báo, cảnh sát còn cáo buộc người biểu tình là sử dụng bạo lực khiến họ phải dùng đến sức mạnh.
Không có mấy bằng chứng về bất kỳ hành vi bạo động nào của người biểu tình. Nhiều người trên mạng xã hội nhận xét về sự ôn hoà của các hành vi ngoài đường phố.
Người sáng lập Nhóm Nhà văn Hong Kong, ông Lawrence Gray, qua trang Twitter, nêu nhận định rằng chỉ có ở Hong Kong “người biểu tình mới giữ chai nước để tái chế và thậm chí không đập vỡ một cửa kính nào.”
Cảnh sát xịt hơi cay vào người biểu tình bên ngoài trụ sở chính phủ ở Hong Kong, ngày 28/9/2014.
Một thông cáo của Hội Luật gia Hong Kong nói tổ chức “hết sự quan ngại, công kích và lên án việc sử dụng vũ lực một cách quá đáng và không cân xứng” của cảnh sát, và nêu ra điểm nhiều người biểu tình, có hành vi rất ôn hoà, là sinh viên học sinh.
Nhóm luật gia cảnh báo rằng sự đáp ứng của cảnh sát “đã gây trầm trọng thêm một cách vô ích cảm giác hận thù và bất mãn của công chúng.”
Đức Hồng y John Tong đã ký một “lời kêu gọi khẩn cấp” của Giáo phận Công giáo kêu gọi chính phủ “coi an ninh cá nhân các công dân là mối quan tâm chính” và “áp dụng sự tự chế và lắng nghe tiếng nói của thế hệ trẻ và người dân thuộc mọi thành phần trong xã hội.”
Ngoài một cuộc bãi khoá của sinh viên, bắt đầu hôm thứ sáu, phong trào hôm thứ hai còn quy tụ được hậu thuẫn của một phần ngày càng lớn dân chúng thuộc mọi thành phần khác nhau.
Nhiều công ty, kể cả công ty Coca-Cola ở Hong Kong, xác nhận rằng một số công nhân đã lãn công để bày tỏ sự ủng hộ cho các mục tiêu của phong trào non trẻ.
Nhân viên của hãng cửa hàng Apple ở Hong Kong đã phổ biến một thỉnh nguyện thư kêu gọi Chủ tịch ban Quản trị Tim Cook và hãng sản xuất máy điện toán và điện thoại thông minh có trụ sở ở Hoa Kỳ “hậu thuẫn và hỗ trợ cho chiến dịch bất tuân dân sự của chúng tôi, và đáp lại cuộc tranh đấu của người dân Hong Kong.”
Theo các bản tin, hơn 1.000 công nhân viên của hãng Apple ở Hong Kong đã ký thư thỉnh nguyện.
Chiều thứ hai, khoảng 1.000 cán sự xã hội và học sinh đã tụ tập tại trường Đại học Bách Khoa để dự một cuộc biểu tình do Tổng liên đoàn Lao động tổ chức, và cho biết nhiều cán sự xã hội dự tính lãn công cho đến khi phong trào Chiếm Trung chấm dứt.
Cuộc biểu tình lần đầu tiên, do phong trào này tổ chức, đã biến thành một hành động lớn hơn và tự phát hôm chủ nhật tại nhiều địa điểm để yêu cầu các nhà lãnh đạo Hong Kong được bầu ra mà không có sự can thiệp của Bắc Kinh.
Qua Twitter, hashtag #OccupyCentral để theo dõi các hoạt động biểu tình đã làm sinh sôi thêm các hashtag khác như #OccupyHongKong và #UmbrellaRevolution, ám chỉ các cây dù lật ngược mà người biểu tình sử dụng để tránh các bình hơi cay và thuốc xịt cay.
Các quang cảnh hàng ngàn người biểu tình tụ tập ở trung tâm tài chính của châu Á dường như chưa có tác động tức thời đối với ngành du lịch.
Australia và Italia nằm trong số các nước đầu tiên công bố lệnh cảnh báo du hành.
Lời cảnh báo ở mức thấp của Australia kêu gọi công dân thận trọng khi du hành đến Hong Kong vì “sự gián đoạn đáng kể trong giao thông và các dịch vụ chuyên chở công cộng” ở các khu vực bị ảnh hưởng.
Sự quan ngại và các ảnh hưởng chính ban đầu đối với thuộc địa cũ của Anh quốc này chủ yếu có liên quan đến các hoạt động kinh tế, phù hợp với danh tiếng mạnh về tư bản chủ nghĩa của Hong Kong.
Chỉ số Hằng Sinh của Hong Kong sụt 449 điểm vào cuối ngày giao dịch hôm nay.
Chỉ số Hằng Sinh của Hong Kong sụt 449 điểm vào cuối ngày giao dịch hôm nay, tức là sụt 1,9%.

Thẩm quyền Tiền tệ Hong Kong, trên thực tế là ngân hàng trung ương, cho biết sẵn sàng “bơm tiền mặt vào hệ thống ngân hàng nếu và khi nào cần thiết.”
Với các đường đi vào quận thương mại Trung ương bị chận trong ngày hôm nay, các ngân hàng đóng cửa một số chi nhánh và khuyến cáo nhân viên đến làm việc ở các chi nhánh khác hoặc làm việc ở nhà.
Cơ quan đánh giá tín dụng Fitch cho biết không có sự quan ngại tức thời đối với đểm xếp hạng AA+ của Hong Kong với triển vọng bình ổn.
Người đứng đầu cơ quan Asia-Pacific Sovereigns của Fitch, ông Andrew Colquon nói: “Sẽ là điều tiêu cực nếu như các cuộc biểu tình lên đến mức độ đủ rộng và kéo dài đủ đế có ảnh hưởng vật chất lên nền kinh tế hay sự ổn định tài chính. Nhưng chúng tôi thấy điều này rất khó xảy ra.”  
Một số giới chức kỳ cựu của Trung Quốc tỏ ra bi quan hơn.
Qua Twitter, giảng viên kỳ cựu của Học viện Hoa Kỳ-Trung Quốc và từng là thông tín viên cho đài CNN, Mike Chinoy nói: “Tôi đã tường thuật về Thiên An Môn năm 1989. Tôi thấy không có cách nào chính phủ Trung Quốc có thể dung túng những gì đang xảy ra ở Hong Kong. Tôi rất ngại là việc này sẽ kết thúc xấu.”
Một bài bình luận trên tờ Global Times của Trung Quốc quy trách cho các cơ quan truyền thông Hoa Kỳ là “tìm cách đánh lạc hướng và khích động xã hội Hong Kong” bằng cách liên kết phong trào xuống đường với vụ nổi dậy Thiên An Môn cách đây 1/4 thế kỷ ở Bắc Kinh.
Thứ tư này, ngày 1 tháng 10, sẽ đánh dấu 65 năm ngày thành lập nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa. Với người biểu tình đòi dân chủ còn đang xuống đường và chưa thấy dấu hiệu phong trào chấm dứt, chính quyền Hong Kong đã loan báo huỷ bỏ việc đốt pháo hoa hàng năm nhân ngày Quốc Khánh tại cảng Victoria, vì “những quan ngại về an toàn công cộng và sắp xếp chuyên chở công cộng.”

Phong trào 'Chiếm Trung' ở Hồng Kông gia tăng cường độ

Hình ảnh cho thấy cảnh tượng hỗn loạn và những vụ xô xát với khói bốc bên từ những quả lựu đạn cay.
  •  
  •  
  •  

Tin liên hệ

Bill Ide
29.09.2014
BẮC KINH—
Những người biểu tình đòi dân chủ ở Hồng Kông hôm nay tiếp tục xuống đường chống lại Trung Quốc, bất chấp những lời yêu cầu đòi họ giải tán. Hàng ngàn người đã chiếm những con đường vốn rất tấp nập của trung tâm tài chánh Á Châu và chính phủ Trung Quốc  lên tiếng cảnh báo về sự can dự của nước ngoài. Từ Bắc Kinh, thông tín viên Bill Ide của đài VOA gởi về bài tường thuật sau đây.
Giới hữu trách Hồng Kông đã có hành động phô trương sức mạnh hiếm có trong ngày chủ nhật và tảng sáng thứ hai trong lúc họ tìm cách giải tán những người biểu tình đòi dân chủ. Hình ảnh chiếu trực tiếp trên internet cho thấy những cảnh tượng hỗn loạn và những vụ xô xát với khói bốc bên từ những quả lựu đạn cay.
Tuy nhiên, sáng nay cảnh sát chống bạo động đã rút lui và tình hình tạm lắng dịu.
Chính phủ Hồng Kông không ngớt hối thúc người biểu tình rút lui trong hòa bình, nhưng cuộc biểu tình chống lại quyết định mới đây của Bắc Kinh về cải cách bầu cử không có dấu hiệu xuống thang.

Chiến dịch “Occupy Central” hay “Chiếm Trung”, tên tắt của “Chiếm cứ khu Trung Hoàn”, đang là một đề tài được nói tới nhiều nhất trên trang mạng xã hội Twitter. Một bức hình cho thấy những người biểu tình ngồi lỳ chia nhau những món quà vặt và những người khác cầm những cành hoa như một biểu tượng của hòa bình.
Một số người bình luận trên internet bắt đầu gọi phong trào dân chủ này là “Cuộc Cách mạng Dù” vì nhiều người biểu tình đã dùng dù để che chắn khi cảnh sát dùng bình xịt hơi cay để xịt vào họ.
Chiến dịch 'Occupy Central' hay 'Chiếm Trung' đang là đề tài được nói tới nhiều nhất trên Twitter
Hiện chưa rõ người biểu tình có thể ở lại bao lâu tại khu trung tâm thành phố và cảnh sát có tìm cách gia tăng áp lực hay không. Nhưng trong lúc cuộc biểu tình tiếp diễn, nhiều người Hồng Kông đã ra sức giúp đỡ cho những người tham gia cuộc biểu tình ngồi lỳ.
"Những người biểu tình đói bụng đã vỗ tay hoan hô khi thức ăn được mang tới cho họ và hình ảnh trên mạng cho thấy cư dân quyên tặng rất nhiều nước uống cho người biểu tình."
Cô Milky, một nhân viên văn phòng, đã mang các phẩm vật đến cho những người biểu tình để bày tỏ sự ủng hộ. Cô nói rằng nỗ lực này là tự phát chứ không có ai đứng ra tổ chức.
"Họ phổ biến tin tức trên Facebook, Twitter và nhiều trang mạng xã hội khác để cho những người ở nhà và những nơi khác biết họ cần những gì. Cho nên chúng tôi biết họ cần gì và chúng tôi sẽ mua những thứ đó rồi mang tới đây. Một số người không thể đích thân tới biểu tình ngồi lỳ cho nên trước khi tới sở họ mua các vật dụng rồi mang tới đây. Tôi có một người bạn đã mua những thiết bị bảo vệ mắt để phát cho những người biểu tình ở khu Admiralty."
Một số người đã dùng ống plastic và gỗ để dựng những căn lều tạm, trong lúc người biểu tình chuẩn bị cho một cuộc tranh đấu dài ngày nhằm ngăn chận các ngã tư chính của thành phố.
Anh Jay là một sinh viên ngành điện toán của Đại học Hồng Kông. Anh nói rằng cha mẹ anh không tán thành việc xuống đường biểu tình nhưng anh cảm thấy có bổn phận phải tới đây.
"Tôi mong trưởng quan hành chánh của chúng tôi tới đây để nói chuyện. Là một nhà lãnh đạo chính trị, ông ấy phải đứng lên và không nên cảm thấy sợ hãi đối với chúng tôi. Chúng tôi đóng thuế để trả lương cho họ nên họ phải lắng nghe tiếng nói của chúng tôi và làm việc cho chúng tôi. Nhưng ông ấy không nghe chúng tôi. Ông ấy chỉ nghe lời chính phủ trung ương."
Hôm nay, Trung Quốc đã lên tiếng ủng hộ chính quyền Hồng Kông và bày tỏ sự tin tưởng về khả năng xử lý tình hình của chính quyền của đặc khu hành chánh này. Tại Bắc Kinh, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Xuân Oánh nói rằng Trung Quốc cương quyết chống đối những hành động bất hợp pháp, đe dọa tới nền pháp trị và ổn định xã hội. Bà cũng cảnh báo chống lại những chính phủ nước ngoài ủng hộ cuộc biểu tình.
"Hồng Kông thuộc về Trung Quốc và công việc ở Hồng Kông là một vấn đề nội bộ. Trung Quốc kiên quyết phản đối bất kỳ mưu toan nào của các chính phủ nước ngoài nhằm can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc hay hỗ trợ cho những hoạt động bất hợp pháp của phong trào Chiếm Trung."
Trong một thông cáo phổ biến hôm nay, Lãnh sự quán Mỹ ở Hồng Kông cho biết họ ủng hộ những truyền thống lâu đời của Hồng Kông và các quyền tự do cơ bản, như tự do hội họp và tự do diễn đạt. Thông cáo nói rằng Washington không ngả về bên nào trong cuộc thảo luận về sự phát triển chính trị của Hồng Kông và không ủng hộ cá nhân hay tổ chức nào liên hệ tới vấn đề này. Thông cáo cũng kêu gọi tất cả các bên né tránh những hành động có thể làm cho căng thẳng leo thang thêm nữa.
Vụ xuống đường biểu tình chống Bắc Kinh hiện nay ở Hồng Kông đã được một số người so sánh với cuộc biểu tình ở Quảng trường Thiên an môn năm 1989. Cuộc biểu tình rầm rộ đó đã bị Trung Quốc dùng binh lính và xe tăng đàn áp một cách thô bạo.
Chính phủ Hồng Kông cho biết họ sẽ không yêu cầu binh sĩ của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đang trú đóng ở thành phố này ứng phó với những cuộc biểu tình.
Một số người lo ngại là nếu tình hình hiện nay tiếp diễn một sự ứng phó tương tự như vụ Thiên An Môn sẽ được sử dụng.
Vào lúc này, Bắc Kinh đang để cho giới hữu trách Hồng Kông xử lý tình hình. Nhưng một học giả ở Trung Quốc đã gợi ý trên truyền thông  nhà nước là Bắc Kinh có thể phái cảnh sát vũ trang tới Hồng Kông nếu giới hữu trách thành phố này không thể kiểm soát các cuộc biểu tình.
Khi được hỏi về mối lo ngại này, anh sinh viên tên Jay nói rằng anh không hề sợ hãi.
"Tôi không nghĩ như vậy vì bây giờ truyền thông ở Hồng Kông vẫn được tự do. Hồng Kông vẫn có tự do thông tin. Ngoài ra, vì thế giới đã toàn cầu hóa nên tôi nghĩ rằng nếu chính phủ Hồng Kông hay chính phủ trung ương ở Bắc Kinh làm những việc như thế thì Hoa Kỳ và Anh Quốc sẽ ra tay giúp đỡ chúng tôi."
Các cuộc biểu tình ở Hồng Kông diễn ra trong lúc Trung Quốc chuẩn bị mừng lễ quốc khánh vào thứ tư tới đây. Tuy nhiên giới hữu trách Hồng Kông hôm nay loan báo hủy bỏ những cuộc bắn pháo bông vì các lý do về giao thông và an toàn công cộng.

« Cách mạng ô dù » Hồng Kông thách thức chính quyền Bắc Kinh

mediaNgười biểu tình chận những con đường chính trong khu trung tâm mua sắm Hồng Kông.REUTERS/Carlos Barria
Hàng ngàn người dân Hồng Kông hôm nay, 29/09/2014, tiếp tục biểu tình, thách thức chính quyền, sau một đêm đối mặt với cảnh sát chống bạo động. Đối phó với lựu đạn hơi cay và bột tiêu của cảnh sát, giới sinh viên chỉ có một vũ khí duy nhất là những chiếc ô và từ nay, vật dụng này đã trở thành biểu tượng cho phong trào đấu tranh đòi dân chủ tại Hồng Kông.
Thành ngữ « cách mạng ô dù » đang được lan truyền rộng rãi và thảo luận sôi nổi trên mạng xã hội. Thậm chí, một dải băng mang dòng chữ này còn được gắn trên hàng rào cố thủ của sinh viên biểu tình ngay trước một trạm tàu điện ngầm ở Hồng Kông.
Phong trào bất phục tùng dân sự tại Hồng Kông hiện nay có mục đích đòi Bắc Kinh phải tôn trọng quyền tự do lựa chọn người lãnh đạo lãnh thổ này trong cuộc bầu cử vào năm 2017. Từ một tuần qua, giới sinh viên đã bãi khóa và đến cuối tuần, có thêm sự ủng hộ của giới học sinh trung học. Phong trào đấu tranh bất ngờ gia tăng cường độ trong những ngày cuối tuần và Hồng Kông đã trải qua những cuộc biểu tình, rối loạn, nghiêm trọng nhất kể từ khi lãnh thổ này được trao trả cho chính quyền Trung Quốc.
Cảnh sát bạo động đã được lệnh rút lui vào tối qua và theo đài phát thanh RTHK, có 41 người bị thương đã được đưa đến bệnh viện chăm sóc, 78 người bị bắt giữ. Hôm nay, hơn 200 tuyến đường xe khách ngừng hoạt động hoặc đổi hướng, hệ thống tàu điện ngầm bị xáo trộn. Các trường học, nhiều doanh nghiệp bị đóng cửa.
Trong phong trào đấu tranh đòi dân chủ, bất phục tùng dân sự, giới sinh viên đã đi đầu, tố cáo sự thao túng của Bắc Kinh đối với chính quyền Hồng Kông. Hôm thứ Sáu, họ đã tràn vào chiếm trụ sở chính quyền lãnh thổ, trước khi bị cảnh sát trấn áp, đẩy lui ra ngoài.
Chính hành động dùng bạo lực của cảnh sát đã làm dấy lên làn sóng ủng hộ phong trào đấu tranh của sinh viên. Hôm qua, Occupy Central quyết định khởi động sớm, trước 3 ngày rưỡi so với dự kiến ban đầu, phong trào chiếm lĩnh khu trung tâm và các địa điểm công cộng khác tại Hồng Kông. Theo giới quan sát, dường như Occupy Central đang trở thành Occupy Hongkong
Tháng Tám vừa qua, Bắc Kinh thông báo là tân lãnh đạo hành pháp đặc khu Hồng Kông sẽ được bầu ra theo hình thức phổ thông đầu phiếu, vào năm 2017, nhưng người dân Hồng Kông chỉ được lựa chọn trong số 2 hoặc 3 ứng viên do một ủy ban có thẩm quyền giới thiệu.
Phong trào Occupy Central đã đòi Trung Quốc phải từ bỏ quyết định này và kêu gọi thúc đẩy tiến trình cải cách chính trị tại Hồng Kông. Theo Occupy, chính quyền lãnh thổ phải gửi đến Bắc Kinh một báo cáo mới về cải cách chính trị phản ảnh đầy đủ nguyện vọng dân chủ của người dân Hồng Kông ». Tuy nhiên, cho đến nay, lãnh đạo hành pháp Hồng Kông, ông Lương Chấn Anh (Leung Chun Ying) đã yêu cầu người biểu tình trở về nhà và không nên « làm xáo trộn cuộc sống hàng ngày của người dân Hồng Kông ». Mặt khác, ông Lương cũng phủ nhận tin đồn là chính quyền Hồng Kông có thể cầu cứu đến quân đội Trung Quốc.
Những người biểu tình đã bác bỏ lời kêu gọi của ông Lương Chấn Anh và đòi ông phải từ chức. Theo tổ chức Occupy, « bất kể ai có chút lương tâm cũng phải hổ thẹn về việc đã hợp tác với một chính phủ rất ít quan tâm đến công luận ».
Trong khi đó, báo chí chính thức của Trung Quốc tố cáo các vụ biểu tình là những manh động của những kẻ « cực đoan chính trị », muốn lợi dụng suy nghĩ lý tưởng hóa và lòng nhiệt tình của sinh viên đòi có bước tiến dân chủ mới. Theo website Mỹ China Digital Times, chuyên theo dõi hoạt động tuyên truyền của Trung Quốc, thì Bắc Kinh đã ra lệnh cho tất cả các website tại nước này phải xóa bỏ ngay lập tức tất cả thông tin về các cuộc biểu tình tại Hồng Kông. Trong thời đại bùng nổ internet, mọi nỗ lực cấm đoán thông tin chỉ là « dã tràng xe cát ».


Hong Kong khởi động cuộc đấu tranh quần chúng đòi tự do, dân chủ dẫn đầu bởi  sinh viên  .

https://www.youtube.com/watch?v=UYLnrF15yAc

*** Biểu tình Hồng Kông gia tăng cường độ: đòi lãnh đạo Đặc khu từ chức

*** Phong trào 'Chiếm Trung' ở Hồng Kông gia tăng cường độ



Một tấm gương ngời sáng, Mục tử đứng về phía chiên, ở cùng chiên và ám mùi chiên.

Hồng Kông - 08:02 AM 30/09/2014(Giờ Hồng Kông) - Tại Quảng trường Dân sự(Civic Square).
Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân dẫn đầu đoàn biểu tình ôn hòa đòi hỏi chính quyền Hồng Kông không lệ thuộc vào Bắc Kinh.
Hình ảnh: Epochtimes.com
FB Người Xứ Bố Sơn.







Một bức ảnh tuyệt vời thể hiện tinh thần chống Bắc Kinh, không chấp nhận chế độ độc tài của sinh viên và người dân Hồng Kông.

Cách mạng Hồng Kông - cuộc cách mạng "ô dù"
Đã thành lệ, mỗi cuộc cách mạng nhằm thay đổi tận gốc xã hội, trong khi chưa có lá cờ mới để tập hợp người dân, người ta lựa một biểu tượng.
Cách mạng năm 1989 ở Tiệp Khắc góp phần dẫn đến sự sụp đổ của Đông Âu còn có tên là cách mạng "nhung". Cách mạng "cam" xảy ra ở Ukraine năm 2004, cũng dẫn đến thay đổi chính trị ở nước này. Và cách mạng Bắc Phi cũng có biểu tượng là "hoa nhài".
Để chống lại vòi rồng, lựu đan khói và cay, sinh viên, học sinh và những người khác tham gia biểu tình ở Hồng Kông có biểu tượng chung là những chiếc "ô dù".
Nhà sử học ở trường Đại học Nam Paris - Pháp, Mathilde Larrère cho rằng mỗi tố chức có những biểu tượng riêng, nhưng khi cách mạng xảy ra, họ phải tìm ra được một cái chung để nối họ với nhau.
"Qua đó họ sẽ quên những khác biệt và khẳng định tình đoàn kết chống lại kẻ thù chung" theo giáo sư Massimo Leone dạy môn ký hiệu học ở trường Đại học Turin - Ý.
Ngay từ năm 1960, các cuộc biểu tình ở Nam Phi đã có biểu tượng với nắm tay giơ cao. Sau đó còn có lời hô "hands up, don't shoot" (dơ tay cao, không bắn)
Để phản đối một chính thể suy đồi, và muốn thay đổi nó, người dân không thể mang biểu tượng của chính thể đó mà đi biểu tình.
Như ở Việt Nam, biểu tượng của chính quyền cộng sản là lá cờ đỏ sao vàng được Hồ Chí Minh rước từ Phúc Kiến về. Không ai thực sự phản đối chế độ tham nhũng, hối lộ, thối nát, độc tài, ..., lại đi biểu tình cầm lá cờ của chính những kẻ phản dân hại nước này.
Chẳng khó tìm ra biểu tượng. Khi xảy ra, thì những gì được đại đa số người biểu tình sử dụng, sẽ chính là biểu tượng.

So Sánh Nhẹ: Việt Nam - Hong Kong




Một nhận định rất đơn giản nhưng thực tế, đau lòng!
Con ngựa và con người.


Để có thể đưa con ngựa vào cỗ xe, người chủ thường bịt mắt chúng rồi nhẹ nhàng mơn trớn đưa chúng vào vị trí. Sau khi con ngựa yên vị trong chiếc xe kéo, người chủ còn ràng buộc hàng loạt sợi dây qua đầu, qua miệng của chúng. Có một số con ngựa phản ứng bằng cách quầy quã, lắc đầu cho có theo bản năng nhưng đa số ngoan ngoãn làm theo.

Sau khi mọi việc đây vào đấy, ông chủ nhảy lên xe, tay giật cương, tay phất roi da. Con ngựa chỉ còn cách gồng sức kéo cỗ xe và người chủ của nó.


Trên là việc thuần ngựa kéo xe. Trong thực tế có nhiều dân tộc bị một nhóm nhỏ thuần phục và cai trị như  vậy.
Ban đầu nhóm cai trị dỗ ngoan ngọt hứa hẹn nhân dân nhiều điều tốt đẹp (thường là ảo vọng hạnh phúc, cuộc sống sung túc kiểu làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu). Rồi họ nại một số lý do để đưa ra một số bộ luật, bên ngoài nghe hay nhưng thực chất không khác gì miếng bịt mắt và dây cương như con ngựa trên. Nếu mọi việc thành công thì lớp cai trị tha hồ giật dây cương và vun roi da để điều khiển nhân dân đi đâu mà chúng muốn. Đã vào tròng, vào ách thì biết ngày nào ra? 
Thủ đoạn đơn giản nhưng nhiều dân tộc đã sập bẫy. Nhiều dân tộc khôn ngoan hơn trong đó người Hồng Kông biết đâu là cãm bẫy để kiên quyết chối từ bằng mọi giá.

Hồng Kông là thành phố có 7 triệu dân nhưng mỗi năm thu nhập đến hơn 300 tỷ USD, tầm gấp đôi số tiền mà 90 triệu người VN kiếm được cùng thời gian. Không thấy dân Hồng Kông đi làm vợ hay đi làm osin cho các nước.
Cách đây hai năm, những gã chăn dân chuyên nghiệp ở Bắc Kinh muốn bịt mắt một phần dân Hồng Kông với chương trình giáo dục nhồi sọ nhưng đã thất bại khi có tới hơn 120.000 người đứng lên phản kháng. Thủ lĩnh là cậu bé 15 tuổi.

Thua keo này, bày keo khác, một thủ đoạn mới được đưa ra; mới đây lãnh đạo Bắc Kinh lấy chiêu bài cần bầu người yêu nước họ qui định người dân Hồng Kông chỉ có thể chọn người lãnh đạo cho mình trong số người người do trên đưa xuống. Nôm na là kiểu đảng cử dân bầu như ở ta.

Là con người chứ không phải con ngựa, người Hồng Kông không thể bị bịp dễ đến vậy.


Họ đã nhất loạt đứng lên phản đối, họ quyết liệt, rất quyết liệt, vì họ biết rằng một khi dây cương đã tròng vào đầu thì rất khó gỡ.

Thủ lĩnh của họ không phải là cây đa cây đề mà chỉ là cậu bé 17 tuổi. Dân trí cao, họ nghe tiếng nói của lẽ phải, của lương tri thay vì câu nợ ai là người nói.

Người Hồng Kông đã sống với kiếp người, trong khi nhiều dân tộc khác còn sống dưới dây cương, roi da và tấm màng che mắt của kiếp ngựa.



Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu: "Đại lục nên lắng nghe nguyện vọng của người dân Hồng Kông".REUTERS/Minshen Lin
Tổng thống Mã Anh Cửu « rất quan ngại » trước các diễn biến ở Hồng Kông và kêu gọi Bắc Kinh lắng nghe nguyện vọng dân chủ của người dân. Đài Bắc theo dõi sát các cuộc biểu tình ở Hồng Kông do Bắc Kinh muốn thống nhất Đài Loan theo quy chế « một đất nước hai chế độ ».
Phát biểu trước các doanh nhân sáng nay, 29/09/2014, ông Mã Anh Cửu tuyên bố « Bầu cử tự do sẽ có lợi cho cả Hồng Kông lẫn Trung Quốc ». Ông « hoàn toàn thấu hiểu và ủng hộ đòi hỏi bầu cử theo thể thức phổ thông đầu phiếu của người dân Hồng Kông ». Lãnh đạo Đài Loan nói thêm chính quyền Đài Bắc kêu gọi Đại lục « lắng nghe nguyện vọng của dân cư Hồng Kông, sử dụng những giải pháp ôn hòa và thận trọng » trong vụ này. Đồng thời ông cũng mong muốn các nhà đấu tranh vì dân chủ ở Hồng Kông dùng những phương pháp hợp lý để bày tỏ nguyện vọng.
Lãnh đạo Đài Loan không quên nhắc lại Hồng Kông là một thị trường tài chính quan trọng do đó mọi bất ổn chính trị đều ảnh hưởng đến khu vực Châu Á và kể cả thế giới. Tổng thống Mã Anh Cửu nói chuyện với các doanh nhân trong lúc trên đường phố ở Đài Bắc, khoảng hơn một chục sinh viên Đài Loan tập hợp và hô to những khẩu hiệu hỗ trợ sinh viên Hồng Kông đòi được bầu cử tự do.

Đài Loan bày tỏ hậu thuẫn đối với phong trào đòi dân chủ Hồng Kông

Sinh viên biểu tình tại Đài Bắc để hỗ trợ cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ đang diễn ra tại Hồng Kông, ngày 29/9/2014.

VOA- Ralph Jennings
29.09.2014
Hàng ngàn người Đài Loan hôm chủ nhật đã xuống đường biểu tình để bày tỏ hậu thuẫn cho phong trào đòi dân chủ ở Hồng Kông. Các nhà lãnh đạo Đài Loan cũng công khai lập lại sự ủng hộ dành cho các nhân vật tranh đấu ở Hồng Kông. Từ Đài Bắc, thông tín viên Ralph Jennings của đài VOA gởi về bài tường thuật sau đây.
Chính phủ Đài Loan đã bày tỏ sự hối tiếc đối với những vụ đụng độ hôm chủ nhật ở Hồng Kông, nơi hàng ngàn người biểu tình chiếm cứ khu trung tâm tài chánh để đòi chính quyền thực hiện phổ thông đầu phiếu.
Trong cuộc phỏng vấn dành cho đài truyền hình Al-Jazeera, Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu cho biết ông cảm thấy lo lắng về tình hình Hồng Kông và tuyên bố Đài Loan là nơi duy nhất của Trung Quốc có được dân chủ. Ông cũng bác bỏ đề nghị “một quốc gia hai chế độ” mà giới lãnh đạo Trung Quốc đưa ra.
"Tôi nghĩ rằng nếu có được phổ thông đầu phiếu thì đó là một việc có ý nghĩa vô cùng to lớn cho Hồng Kông và Hoa Lục, nhất là cho hình ảnh của Hoa Lục trên trường quốc tế. Chúng tôi đã nói rất rõ là Đài Loan không chấp nhận mô thức “một quốc gia, hai chế độ”. Chúng tôi nghĩ rằng nếu chế độ đó là một chế độ tốt thì chúng ta nên có “một quốc gia, một chế độ”."
Các nhà phân tích ở Đài Bắc cho rằng sự ủng hộ cho phong trào dân chủ Hồng Kông có thể sẽ được tăng cường sau khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói với một phái đoàn Đài Loan dến thăm Hoa Lục rằng Đài Loan nên chấp nhận mô thức một quốc gia, hai chế độ – như Hồng Kông đã làm.
Ông Ngô Thụy Quốc, Giám đốc công ty tư vấn rủi ro chính trị e-telligence, nói rằng Bắc Kinh không hiểu rõ tình hình.
Cảnh sát sử dụng hơi cay để giải tán các sinh viên biểu tình đòi dân chủ tại Hong Kong, ngày 29/9/2014.
"Rõ ràng là có một cái hố ngăn cách giữa nhận thức của Bắc Kinh và thực tế ở Đài Loan. Nói một cách bao quát, nếu tự do dân chủ là những gì mà người dân Hồng Kông đang theo đuổi thì đó là điều mà tất cả các nước láng giềng cần phải chú tâm theo dõi."
Đài Loan đã có một chính phủ riêng từ những năm cuối của thập niên 1940, khi chính phủ Quốc Dân Đảng bị phe Cộng Sản đánh bại và thiên đô sang Đài Loan. Từ khi ông Mã Anh Cửu lên giữ chức tổng thống năm 2008, các nhà lãnh đạo Đài Loan và Trung Quốc đã bắt đầu gạt qua một bên những sự khác biệt về chính trị để tiến hành các cuộc thương nghị về kinh tế, thương mại. Những cuộc thương nghị đó đã mang lại hơn 20 hiệp định có lợi cho nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu của Đài Loan.
Bắc Kinh áp dụng mô thức “một quốc gia, hai chế độ” ở Hồng Kông năm 1997, theo đó cựu thuộc địa Anh này nằm dưới sự cai trị của Trung Quốc nhưng được tự trị về kinh tế và chính trị trong vòng 50 năm. Giờ đây các nhà tranh đấu dân chủ Hồng Kông muốn thực hiện phổ thông đầu phiếu để chọn trưởng quan hành chánh vào năm 2017 và các thành viên của Viện Lập pháp vào năm 2020.
Tuy nhiên, hồi đầu tháng này Trung Quốc nói rằng họ không sẵn sàng để cho Hồng Kông có bầu cử tự do. Họ muốn một ủy ban đề cử, hầu hết là những người thân Bắc Kinh, lựa chọn các ứng cử viên cho chức vụ trưởng quan hành chánh.
Ủy ban Hoa Lục của chính phủ Đài Loan hôm thứ 6 vừa qua cho biết đảo quốc này không thể chấp nhận mô thức một quốc gia hai chế độ mà Bắc Kinh đề nghị. Ủy ban này nói rằng hơn 70% dân chúng Đài Loan phản đối mô thức đó.

Người biểu tình Hong Kong trông đợi sự ủng hộ của quốc tế

Sinh viên Hồng Kông xuống đường biểu tình đòi dân chủ gần trụ sở chính phủ, ngày 29/9/2014.

29.09.2014
Các cuộc biểu tình đòi dân chủ ở Hong Kong đã được đáp lại phần lớn bằng sự im lặng của các chính phủ nước ngoài, gây thất vọng cho người tổ chức biểu tình.
Nhiều nước trong vùng không phải là các nền dân chủ, trong khi những nước khác do dự không muốn đưa ra các thông cáo gần như chắc chắn sẽ làm mích lòng người giám sát Hong Kong đầy quyền lực là chính quyền Trung Quốc.
Trang Twitter của phong trào Chiếm Trung than rằng “Một lần nữa, các chính phủ dân chủ không lên tiếng ủng hộ dân chủ” khi chuyển đi thông cáo của lãnh sự quán Hoa Kỳ mà phong trào mô tả là “không dám nói thẳng thắn.”
Thông cáo 2 đoạn được lãnh sự quán công bố vào giữa trưa thứ hai, giờ Hong Kong, nêu ra hậu thuẫn mạnh mẽ của Hoa Kỳ dành cho các quyền tự do cơ bản của Hong Kong, “như quyền tự do hội họp, quyền tự do phát biểu và quyền tự do báo chí.”
Thông cáo nói thêm: “Chúng tôi không đứng về phe nào trong cuộc thảo luận về diễn biến chính trị của Hong Kong, và chúng tôi cũng không hậu thuẫn cho bất cứ các nhân hay đoàn thể cụ thể nào can dự vào cuộc thảo luận đó.”
Lãnh sự quán kêu gọi “tất cả các bên tránh các hành động làm cho căng thẳng leo thang thêm, tự chế trong hành động, và bày tỏ các quan điểm” về tương lai chính trị của Hong Kong một cách ôn hoà.
Bộ Ngoại giao Anh hôm nay cho biết đang thận trọng theo dõi các diễn biến và “bày tỏ sự quan ngại về tình hình ở Hong Kong, và khuyến khích tất cả các bên tham gia vào cuộc bình phẩm xây dựng.”
Xe cảnh sát bị người biểu tình bao vây khu tài chính bên ngoài trụ sở chính phủ ở Hồng Kông.
Hàng ngàn người biểu tình đã canh thức đêm thứ hai tại các giao lộ chính của đặc khu hành chính Trung Quốc, nhưng chính phủ Hong Kong cho biết đã rút cảnh sát bạo động sau cuộc rối loạn tối hôm trước vì “người dân đã phần lớn đã bình tĩnh trở lại.”
Hành chánh trưởng quan Hong Kong không được lòng dân Lương Chấn Anh, mà người biểu tình đang kêu gọi từ chức, phủ nhận những tin đồn rằng binh sĩ của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc sẽ được điều tới để đàn áp phong trào biểu tình.
Các tổ chức tôn giáo và dân sự bày tỏ sự bất bình rằng cảnh sát đã ném các bình hơi cay và xịt hơi cay vào người biểu tình ôn hoà hôm chủ nhật.
Cảnh sát nói họ đã sử dụng vũ lực tối thiểu để giữ khoảng cách an toàn giữa người biểu tình và nhân viên công lực. Tại một cuộc họp báo, cảnh sát còn cáo buộc người biểu tình là sử dụng bạo lực khiến họ phải dùng đến sức mạnh.
Không có mấy bằng chứng về bất kỳ hành vi bạo động nào của người biểu tình. Nhiều người trên mạng xã hội nhận xét về sự ôn hoà của các hành vi ngoài đường phố.
Người sáng lập Nhóm Nhà văn Hong Kong, ông Lawrence Gray, qua trang Twitter, nêu nhận định rằng chỉ có ở Hong Kong “người biểu tình mới giữ chai nước để tái chế và thậm chí không đập vỡ một cửa kính nào.”
Cảnh sát xịt hơi cay vào người biểu tình bên ngoài trụ sở chính phủ ở Hong Kong, ngày 28/9/2014.
Một thông cáo của Hội Luật gia Hong Kong nói tổ chức “hết sự quan ngại, công kích và lên án việc sử dụng vũ lực một cách quá đáng và không cân xứng” của cảnh sát, và nêu ra điểm nhiều người biểu tình, có hành vi rất ôn hoà, là sinh viên học sinh.
Nhóm luật gia cảnh báo rằng sự đáp ứng của cảnh sát “đã gây trầm trọng thêm một cách vô ích cảm giác hận thù và bất mãn của công chúng.”
Đức Hồng y John Tong đã ký một “lời kêu gọi khẩn cấp” của Giáo phận Công giáo kêu gọi chính phủ “coi an ninh cá nhân các công dân là mối quan tâm chính” và “áp dụng sự tự chế và lắng nghe tiếng nói của thế hệ trẻ và người dân thuộc mọi thành phần trong xã hội.”
Ngoài một cuộc bãi khoá của sinh viên, bắt đầu hôm thứ sáu, phong trào hôm thứ hai còn quy tụ được hậu thuẫn của một phần ngày càng lớn dân chúng thuộc mọi thành phần khác nhau.
Nhiều công ty, kể cả công ty Coca-Cola ở Hong Kong, xác nhận rằng một số công nhân đã lãn công để bày tỏ sự ủng hộ cho các mục tiêu của phong trào non trẻ.
Nhân viên của hãng cửa hàng Apple ở Hong Kong đã phổ biến một thỉnh nguyện thư kêu gọi Chủ tịch ban Quản trị Tim Cook và hãng sản xuất máy điện toán và điện thoại thông minh có trụ sở ở Hoa Kỳ “hậu thuẫn và hỗ trợ cho chiến dịch bất tuân dân sự của chúng tôi, và đáp lại cuộc tranh đấu của người dân Hong Kong.”
Theo các bản tin, hơn 1.000 công nhân viên của hãng Apple ở Hong Kong đã ký thư thỉnh nguyện.
Chiều thứ hai, khoảng 1.000 cán sự xã hội và học sinh đã tụ tập tại trường Đại học Bách Khoa để dự một cuộc biểu tình do Tổng liên đoàn Lao động tổ chức, và cho biết nhiều cán sự xã hội dự tính lãn công cho đến khi phong trào Chiếm Trung chấm dứt.
Cuộc biểu tình lần đầu tiên, do phong trào này tổ chức, đã biến thành một hành động lớn hơn và tự phát hôm chủ nhật tại nhiều địa điểm để yêu cầu các nhà lãnh đạo Hong Kong được bầu ra mà không có sự can thiệp của Bắc Kinh.
Qua Twitter, hashtag #OccupyCentral để theo dõi các hoạt động biểu tình đã làm sinh sôi thêm các hashtag khác như #OccupyHongKong và #UmbrellaRevolution, ám chỉ các cây dù lật ngược mà người biểu tình sử dụng để tránh các bình hơi cay và thuốc xịt cay.
Các quang cảnh hàng ngàn người biểu tình tụ tập ở trung tâm tài chính của châu Á dường như chưa có tác động tức thời đối với ngành du lịch.
Australia và Italia nằm trong số các nước đầu tiên công bố lệnh cảnh báo du hành.
Lời cảnh báo ở mức thấp của Australia kêu gọi công dân thận trọng khi du hành đến Hong Kong vì “sự gián đoạn đáng kể trong giao thông và các dịch vụ chuyên chở công cộng” ở các khu vực bị ảnh hưởng.
Sự quan ngại và các ảnh hưởng chính ban đầu đối với thuộc địa cũ của Anh quốc này chủ yếu có liên quan đến các hoạt động kinh tế, phù hợp với danh tiếng mạnh về tư bản chủ nghĩa của Hong Kong.
Chỉ số Hằng Sinh của Hong Kong sụt 449 điểm vào cuối ngày  giao dịch hôm nay.
Chỉ số Hằng Sinh của Hong Kong sụt 449 điểm vào cuối ngày giao dịch hôm nay, tức là sụt 1,9%.

Thẩm quyền Tiền tệ Hong Kong, trên thực tế là ngân hàng trung ương, cho biết sẵn sàng “bơm tiền mặt vào hệ thống ngân hàng nếu và khi nào cần thiết.”
Với các đường đi vào quận thương mại Trung ương bị chận trong ngày hôm nay, các ngân hàng đóng cửa một số chi nhánh và khuyến cáo nhân viên đến làm việc ở các chi nhánh khác hoặc làm việc ở nhà.
Cơ quan đánh giá tín dụng Fitch cho biết không có sự quan ngại tức thời đối với đểm xếp hạng AA+ của Hong Kong với triển vọng bình ổn.
Người đứng đầu cơ quan Asia-Pacific Sovereigns của Fitch, ông Andrew Colquon nói: “Sẽ là điều tiêu cực nếu như các cuộc biểu tình lên đến mức độ đủ rộng và kéo dài đủ đế có ảnh hưởng vật chất lên nền kinh tế hay sự ổn định tài chính. Nhưng chúng tôi thấy điều này rất khó xảy ra.”  
Một số giới chức kỳ cựu của Trung Quốc tỏ ra bi quan hơn.
Qua Twitter, giảng viên kỳ cựu của Học viện Hoa Kỳ-Trung Quốc và từng là thông tín viên cho đài CNN, Mike Chinoy nói: “Tôi đã tường thuật về Thiên An Môn năm 1989. Tôi thấy không có cách nào chính phủ Trung Quốc có thể dung túng những gì đang xảy ra ở Hong Kong. Tôi rất ngại là việc này sẽ kết thúc xấu.”
Một bài bình luận trên tờ Global Times của Trung Quốc quy trách cho các cơ quan truyền thông Hoa Kỳ là “tìm cách đánh lạc hướng và khích động xã hội Hong Kong” bằng cách liên kết phong trào xuống đường với vụ nổi dậy Thiên An Môn cách đây 1/4 thế kỷ ở Bắc Kinh.
Thứ tư này, ngày 1 tháng 10, sẽ đánh dấu 65 năm ngày thành lập nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa. Với người biểu tình đòi dân chủ còn đang xuống đường và chưa thấy dấu hiệu phong trào chấm dứt, chính quyền Hong Kong đã loan báo huỷ bỏ việc đốt pháo hoa hàng năm nhân ngày Quốc Khánh tại cảng Victoria, vì “những quan ngại về an toàn công cộng và sắp xếp chuyên chở công cộng.”



Hong Kong gây cảm hứng cho dân chủ Việt Nam?

Người Dân Việt Nam với Quyền được biết


Hoài Vũ, phóng viên RFA
2014-09-29

Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
09292014-hongkong-hv.mp3Phần âm thanh Tải
 xuống âm thanh
000_Del6356316.jpg
Sinh viên trung học tham gia biểu tình đòi dân chủ bên ngoài trụ sở của Hội đồng Lập pháp Hong Kong hôm 29/9/2014.
 AFP photo







Cuộc cách mạng đòi dân chủ đang sôi sục ở Hong Kong nhanh chóng truyền cảm hứng cho giới hoạt động ở Việt Nam. Các nhà dân chủ Việt Nam nhận thấy nhiều bài học có thể rút ra từ cuộc cách mạng này. Họ cũng đồng ý rằng thời cơ ở Việt Nam chưa đến để có một cuộc cách mạng tương tự.
Hàng chục nghìn thanh niên đặc khu này đổ xuống đường hôm qua, tham gia cuộc tuần hành có tên Occupy Central, đòi dân chủ lại cho Hong Kong.
Ở Việt Nam, giới hoạt động dân chủ cũng cảm thấy được truyền cảm hứng từ Occupy Central ở Hong Kong. Blogger Mẹ Nấm liên tục chia sẻ lại các hình ảnh từ Facebook của chính tổ chức lãnh đạo tuần hành. Những nhà hoạt động khác thì thay ảnh trên trang Facebook là chiếc nơ vàng của phong trào hoặc ảnh của thủ lĩnh phong trào Joshua Wong nhằm tỏ ra sự ủng hộ.
Blogger Mẹ Nấm chia sẻ:
Cuộc cách mạng đòi dân chủ ở Hồng Kong đi nhanh hơn dự kiến của rất nhiều người và nó thực sự truyền cảm hứng cho những người đang theo đuổi cái khát vọng dân chủ ở người Việt Nam như tôi. Nó là một phòng trào tôi nghĩ rằng khiến rất nhiều người trẻ không chỉ là những người theo đuổi phong trào dân chủ suy nghĩ mà tôi đặc biệt tin rằng các bạn trẻ ở Việt Nam sẽ nhìn vào để nghĩ về mình và nhìn về tương lai đất nước Viêt Nam.
Cuộc cách mạng đòi dân chủ ở Hồng Kong đi nhanh hơn dự kiến của rất nhiều người và nó thực sự truyền cảm hứng cho những người đang theo đuổi cái khát vọng dân chủ ở người Việt Nam như tôi.
- Blogger Mẹ Nấm 
Hong Kong được Anh trao trả lại cho Trung Quốc vào năm 1997, dưới chính sách “một nhà nước, hai chế độ”. Thế nhưng gần đây Bắc Kinh ngày càng gia tăng sức ép lên Hong Kong. Những người biểu tình ở Hong Kong phản đối việc chính quyền Hoa Lục đòi có tiếng nói trong cuộc bầu cử sắp tới vào năm 2017. Theo đó, Bắc Kinh muốn tất cả các ứng viên ở Hong Kong phải được sự chuẩn thuận của họ.
Trước diễn biến này, học sinh, sinh viên Hong Kong đã tổ chức bãi khoá từ nhiều ngày nay và đỉnh điểm của cuộc biểu tình là hôm qua, thu hút được sự tham gia của khoảng hàng chục nghìn người. Cảnh sát Hong Kong hôm qua đã buộc phải ra bắn hơi cay vào đoàn biểu tình, tuy nhiên không giải tán được cuộc biểu tình.
Cuộc biểu tình hoà bình của học sinh, sinh viên Hong Kong cũng khiến giới hoạt động ở Việt Nam suy nghĩ. Nhà hoạt động Nguyễn Hồ Nhật Thành nhận định:
Cái mình thấy có thể học từ họ là ý tưởng tổ chức và có một chiến lược dài hạn thì rõ ràng tất cả những việc họ làm nó không đơn thuần là sự bột phát nhất thời mà gây nên một hiệu ứng như vậy, mà rõ ràng là có một sự chuẩn bị rất là lâu dài và có chiến lược từng bước và đó là cái thiếu của tất cả các phong trào hiện nay ở Việt Nam.
Thủ lĩnh của cuộc cách mạng dân chủ ở Hong Kong là Joshua Wong, 17 tuổi. Blogger Mẹ Nấm cũng đánh giá cao chiến lược ôn hoà và lâu dài của Joshua Wong.
Đây là một bạn trẻ đầy bản lĩnh. Quan điểm của bạn ấy, mình thấy tương đồng với về quan điểm chia sẻ về thái độ chính trị. Tức là người dân đừng xem chính trị như nhiệm vụ mà nó có liên quan tất cả lĩnh vực trong đời sống hàng ngày ở Hồng Kong. Nó là giá của bữa ăn, là giá của thức uống, nó là tất cả những thứ mà có mối mô hình chung mà mình không thấy được. Bên cạnh đó cái thái độ của Joshua với cảnh sát cũng là một bài học mà mình nghĩ là ôn hòa và thẳng thắn, quyết liệt nhưng không có chống đối thì nó khá tương đồng với quan điểm của mình.
Chưa chín mùi
Các nhà hoạt động cũng đồng ý rằng, ở Việt Nam chưa đủ thời cơ cho một sự kiện tương tự như Hong Kong. Ở Việt Nam còn quá nhiều trở ngại cả về nhận thức tới điều kiện chính trị, xã hội, khiến phong trào ở Việt Nam chưa thể thăng hoa. Nhà hoạt động Nguyễn Hồ Nhật Thành cho rằng thời cơ sẽ đến khi sự bất tin đối với chính phủ lên tới cùng cực. Ông nói:
Cả Việt Nam bây giờ đang trong trạng thái rất mò mẫm, ngay cả Chính phủ cũng mò mẫn, chứ đường thoát cũng không có, tất cả giới đấu tranh cũng mò mẫm. Trong một xã hội đang như chưa tìm được hướng ra, thì không thể nào trách được là người dân vẫn đang quan sát. Tới lúc mọi thứ đều rõ ràng, khi sự yếu kém của chính phủ ngày càng tệ hại, khi mà tương lai của sinh viên họ thấy khi ra trường họ càng ngày càng thất nghiệp. Đến một lúc nào đó nó tự bung ra thôi, và lúc đó cần nhất những người có kinh nghiệm về tinh thần đấu tranh dân chủ, những người thực sự dân chủ, những người đó có thể đi hàng đầu trong việc biểu tình như việc Hong Kong đang diễn ra, thì chỉ những người đó mới là những ngừoi tác động tới sự thay đổi thêm.
Đến một lúc nào đó nó tự bung ra thôi, và lúc đó cần nhất những người có kinh nghiệm về tinh thần đấu tranh dân chủ, những người thực sự dân chủ...
- Nguyễn Hồ Nhật Thành 
Sau năm 1975, phong trào dân chủ ở Việt Nam chỉ bắt đầu rộ lên từ thập niên 90. Tuy nhiên, việc chính phủ Việt Nam đàn áp gay gắt, bắt bớ các bloggers và nhà hoạt động đã gây khó khăn cho phong trào này.
Trong điều kiện ở Việt Nam, sự đàn áp, những tiếng nói bất đồng, chứng kiến những tiếng nói đi ngược lại với tiếng nói chính thống của Đảng và Nhà nước là sẽ bị đàn áp cho nên giới trẻ là họ cũng khó công khai được nguyện vọng cũng như tâm tư của họ về những vấn đề chính trị như thế này.
Các nhà hoạt động cũng nhận định rằng điều quan trọng bây giờ là người dân Việt Nam nhận thức được dân chủ. Vì vậy, họ cố gắng đưa các thông tin đến giới trẻ, những người quan tâm bằng cách đăng thông tin trên Facebook cũng như thay hình ảnh đại diện là chiếc nơ vàng để gợi trí tò mò, dẫn tới việc quan tâm hơn tới dân chủ.
Cuộc biểu tình ở Hong Kong ngày càng lan rộng. Dự kiến, ngoài phụ huynh của học sinh, sinh viên Hong Kong, những người dân khác cũng sẽ tham gia để ủng hộ phong trào dân chủ.

Giới tranh đấu VN với phong trào sinh viên Hong Kong

Hòa Ái, phóng viên RFA
2014-09-29

Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
09292014-hoaai.mp3Phần âm thanh Tải xuống âm thanh
000_Hkg9800000.jpg
Giới trẻ biểu tình trước Nhà hát TPHCM hôm 11/5/2014, phản đối Trung Quốc hạ đặt giàn khoan HD-981 trên vùng biển của VN.
 AFP photo







Diễn biến của các cuộc biểu tình ở Hồng Kông đang là tâm điểm chú ý của thế giới, đặc biệt đối với giới trẻ dấn thân cho quyền con người và tự do dân chủ ở VN. Phong trào đòi dân chủ của giới trẻ ở Hồng Kông ảnh hưởng như thế nào đến tình hình đấu tranh của giới trẻ ở VN?
Hơn 10 ngàn sinh viên đại học ở Hồng Kông bắt đầu cuộc bãi khóa hôm thứ Hai, 22/9, tụ tập xung quanh các tòa nhà của chính quyền đặc khu để phản đối dự luật về bầu cử của Bắc Kinh áp đặt lên Hồng Kông trong cuộc bầu cử cho chức “Đặc khu trưởng đặc khu Hồng Kông” vào năm 2017. Ba ngày sau, học sinh trung học tham gia vào cuộc biểu tình này. Và đến chiều tối hôm Chủ nhật, 6 ngày sau khi cuộc biểu tình bất bạo động diễn ra, nhiều hình ảnh biển người bị cảnh sát Hồng Kông xịt hơi cay truyền đi khắp thế giới.
Họ mạnh mẽ là do họ có là do thế hệ trẻ của Hồng Kông hiện nay được thừa hưởng 1 nền dân chủ rất lâu đời từ nước Anh mang lại. Thêm nữa là họ có kinh nghiệm đấu tranh cho 1 nền dân chủ ở đó.
- Anh Khúc Thừa Sơn
Thủ lãnh sinh viên là anh Joshua Wong, 17 tuổi bị bắt giữ chỉ vài ngày sau cuộc bãi khóa nhưng cuộc biểu tình vẫn được những nhà hoạt động dân chủ thuộc phong trào “Chiếm khu trung tâm” cùng người dân Hồng Kông tham gia. Anh Joshua Wong vừa được trả tự do vào tối Chủ Nhật theo lệnh của tòa án. Tin tức đài RFA ghi nhận được đến tối thứ Hai, 29/9, cảnh sát đang tìm cách điều đình với sinh viên, yêu cầu các đoàn biểu tình rút khỏi những địa điểm ngay sát với khu vực hành chính của đặc khu nhưng phía sinh viên không chấp thuận điều đình, đặt điều kiện ông Đặc Khu trưởng Lương Chấn Anh phải chính thức lên tiếng với Bắc Kinh, đòi hỏi chính phủ Trung Quốc phải cho người dân Hồng Kông được toàn quyền chọn lựa người lãnh đạo, thay vì bỏ phiếu chọn người theo danh sách do Bắc Kinh đưa ra.
Có phải tương lai của Hồng Kông do chính giới trẻ của đặc khu này định đoạt và vì sao họ có thể tạo sức lan tỏa mạnh mẽ đến như vậy? Anh Khúc Thừa Sơn, một người trẻ đang dấn thân đấu tranh cho quyền con người và tự do dân chủ cho VN lên tiếng nhận xét:
“Họ mạnh mẽ là do họ có là do thế hệ trẻ của Hồng Kông hiện nay được thừa hưởng 1 nền dân chủ rất lâu đời từ nước Anh mang lại. Thêm nữa là họ có kinh nghiệm đấu tranh cho 1 nền dân chủ ở đó. Và họ nhìn được sự phát triển của kinh tế khoa học kỹ thuật ở Hồng Kông đã giúp cho họ thấy rằng bản chất của Cộng Sản dưới chế độ độc tài cho nên họ đã có được dân chủ và họ sẽ không bao giờ muốn quay trở lại độc tài nên họ cương quyết đấu tranh chống độc tài bằng mọi giá cho đến phút cuối cùng”.
Giới trẻ ở Hồng Kông đang đấu tranh để bảo vệ cho nền dân chủ tồn tại nhiều năm trong lịch sử của Hồng Kông. Còn giới trẻ đang dấn thân ở VN thì đấu tranh để tìm kiếm sự tự do dân chủ cho quê hương mình. Sự đấu tranh của giới trẻ ở Hồng Kông được số đông ủng hộ. Sự đấu tranh của giới trẻ ở VN không những không được khích lệ mà còn bị nhiều áp lực từ xung quanh. Một ví dụ điển hình, lãnh đạo các trường học cũng như Hiệp hội Giáo viên lớn nhất ở Hồng Kông ra khẩu hiệu kêu gọi “Đừng để sinh viên biểu tình bơ vơ một mình” so với trường hợp cô sinh viên Nguyễn Phương Uyên nhỏ bé, đơn độc biểu tình chống Trung Quốc, bị tù tội và còn bị nhà trường buộc thôi học.
Sự so sánh sẽ là khập khiễng khi bối cảnh đấu tranh giữa Hồng Kông và VN hoàn toàn khác nhau. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra phong trào của sinh viên Hồng Kông hiện nay ảnh hưởng như thế nào đến phong trào đấu tranh còn mới mẻ của các bạn trẻ ở VN? Anh Nguyễn Đình Hà, một bạn trẻ từng đến Hoa Kỳ vận động cho nền báo chí độc lập và quyền tự do căn bản của người dân ở VN, cho biết quan điểm của mình:
Em nghĩ phong trào này khuyến khích rất nhiều tinh thần của những người trẻ như em đang đấu tranh ở trong nước và số người ủng hộ tinh thần cho các bạn trẻ ở Hồng Kông trong giới đấu tranh ở VN đang tăng lên.
- Anh Nguyễn Đình Hà
“Em nghĩ phong trào này khuyến khích rất nhiều tinh thần của những người trẻ như em đang đấu tranh ở trong nước. Em nghĩ số người ủng hộ tinh thần cho các bạn trẻ ở Hồng Kông trong giới đấu tranh ở VN đang tăng lên và đang rất chú ý. Thứ nhất là phấn khích về mặt tinh thần rằng Hồng Kông là 1 tấm gương tốt để noi theo. Về việc bắt bớ, đàn áp thì cũng không làm sờn ý chí tiến lên của giới trẻ đấu tranh tại VN. Bởi vì trong tất cả các cuộc cách mạng trước đây thì cũng đều có bắt bớ kể cả chết chóc nhưng với tinh thần trách nhiệm của mình đối với tương lai, đối với con cháu của người Việt Nam sau này thì những việc đó là điều nhỏ nhặt”.
Ở Hồng Kông, một chàng sinh viên 17 tuổi, Joshua Wong có thể phát động phong trào bãi khóa biểu tình đòi dân chủ một cách mạnh mẽ. Ở VN, một Nguyễn Phương Uyên, một Đinh Nguyên Kha, một Phạm Thanh Nghiên và còn những cánh chim đơn lẻ khác dù phải trả giá bằng những bản án tù rất nặng nề trong con đường đấu tranh của họ mà vẫn chưa tạo được sự cộng hưởng lớn cho giới trẻ ở trong nước nhưng họ vẫn vững một niềm tin kiên cường rằng con đường họ dấn thân là con đường tất yếu cho một đất nước VN tự do, dân chủ.
Có thể phong trào sinh viên đồng lòng vì tương lai ở Hồng Kông hiện nay sẽ là hình ảnh xa vời trong tâm tưởng của giới trẻ ở VN nhưng những người trẻ đeo đuổi giấc mơ làm chủ quốc gia dù ở VN hay ở Hồng Kông hay bất cứ nơi nào trên thế giới cùng tin rằng tuổi trẻ của họ sẽ làm nên lịch sử.

Cộng Đồng Người Việt Tự Do tại Úc Châu kêu gọi người Việt trên tòan thế giới mặc áo vàng thắt nơ vàng vào ngày mai để ủng hộ Phong Trào Đấu Tranh Cho Tự Do Dân Chủ của người dân Hồng Kông. (Sẽ có Thông Báo chính thức).
Đừng đợi đến khi cộng sản nổ súng mới hành động. Người dân Hồng Kông đã anh dũng hô cao khẩu hiệu "HỌ KHÔNG THỂ GIẾT HẾT CHÚNG TA".
Ngày mai là ngày quốc khánh Trung Cộng hãy cùng nhau sát cánh với người dân Hồng Kông để chấm chế độ cộng sản mang tự do dân chủ đến cho mọi người trên tòan thế giới.
Nguyễn Quang Duy
Melbourne Úc Đại Lợi
30/09/2014.


Đài Loan bày tỏ hậu thuẫn đối với phong trào đòi dân chủ Hồng Kông

Sinh viên biểu tình tại Đài Bắc để hỗ trợ cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ đang diễn ra tại Hồng Kông, ngày 29/9/2014.
  •  
  •  
·    
·  

Tin liên hệ

Ralph Jennings
29.09.2014
Hàng ngàn người Đài Loan hôm chủ nhật đã xuống đường biểu tình để bày tỏ hậu thuẫn cho phong trào đòi dân chủ ở Hồng Kông. Các nhà lãnh đạo Đài Loan cũng công khai lập lại sự ủng hộ dành cho các nhân vật tranh đấu ở Hồng Kông. Từ Đài Bắc, thông tín viên Ralph Jennings của đài VOA gởi về bài tường thuật sau đây.
Chính phủ Đài Loan đã bày tỏ sự hối tiếc đối với những vụ đụng độ hôm chủ nhật ở Hồng Kông, nơi hàng ngàn người biểu tình chiếm cứ khu trung tâm tài chánh để đòi chính quyền thực hiện phổ thông đầu phiếu.
Trong cuộc phỏng vấn dành cho đài truyền hình Al-Jazeera, Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu cho biết ông cảm thấy lo lắng về tình hình Hồng Kông và tuyên bố Đài Loan là nơi duy nhất của Trung Quốc có được dân chủ. Ông cũng bác bỏ đề nghị “một quốc gia hai chế độ” mà giới lãnh đạo Trung Quốc đưa ra.
"Tôi nghĩ rằng nếu có được phổ thông đầu phiếu thì đó là một việc có ý nghĩa vô cùng to lớn cho Hồng Kông và Hoa Lục, nhất là cho hình ảnh của Hoa Lục trên trường quốc tế. Chúng tôi đã nói rất rõ là Đài Loan không chấp nhận mô thức “một quốc gia, hai chế độ”. Chúng tôi nghĩ rằng nếu chế độ đó là một chế độ tốt thì chúng ta nên có “một quốc gia, một chế độ”."
Các nhà phân tích ở Đài Bắc cho rằng sự ủng hộ cho phong trào dân chủ Hồng Kông có thể sẽ được tăng cường sau khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói với một phái đoàn Đài Loan dến thăm Hoa Lục rằng Đài Loan nên chấp nhận mô thức một quốc gia, hai chế độ – như Hồng Kông đã làm.
Ông Ngô Thụy Quốc, Giám đốc công ty tư vấn rủi ro chính trị e-telligence, nói rằng Bắc Kinh không hiểu rõ tình hình.
Cảnh sát sử dụng hơi cay để giải tán các sinh viên biểu tình đòi dân chủ tại Hong Kong, ngày 29/9/2014.
"Rõ ràng là có một cái hố ngăn cách giữa nhận thức của Bắc Kinh và thực tế ở Đài Loan. Nói một cách bao quát, nếu tự do dân chủ là những gì mà người dân Hồng Kông đang theo đuổi thì đó là điều mà tất cả các nước láng giềng cần phải chú tâm theo dõi."
Đài Loan đã có một chính phủ riêng từ những năm cuối của thập niên 1940, khi chính phủ Quốc Dân Đảng bị phe Cộng Sản đánh bại và thiên đô sang Đài Loan. Từ khi ông Mã Anh Cửu lên giữ chức tổng thống năm 2008, các nhà lãnh đạo Đài Loan và Trung Quốc đã bắt đầu gạt qua một bên những sự khác biệt về chính trị để tiến hành các cuộc thương nghị về kinh tế, thương mại. Những cuộc thương nghị đó đã mang lại hơn 20 hiệp định có lợi cho nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu của Đài Loan.
Bắc Kinh áp dụng mô thức “một quốc gia, hai chế độ” ở Hồng Kông năm 1997, theo đó cựu thuộc địa Anh này nằm dưới sự cai trị của Trung Quốc nhưng được tự trị về kinh tế và chính trị trong vòng 50 năm. Giờ đây các nhà tranh đấu dân chủ Hồng Kông muốn thực hiện phổ thông đầu phiếu để chọn trưởng quan hành chánh vào năm 2017 và các thành viên của Viện Lập pháp vào năm 2020.
Tuy nhiên, hồi đầu tháng này Trung Quốc nói rằng họ không sẵn sàng để cho Hồng Kông có bầu cử tự do. Họ muốn một ủy ban đề cử, hầu hết là những người thân Bắc Kinh, lựa chọn các ứng cử viên cho chức vụ trưởng quan hành chánh.
Ủy ban Hoa Lục của chính phủ Đài Loan hôm thứ 6 vừa qua cho biết đảo quốc này không thể chấp nhận mô thức một quốc gia hai chế độ mà Bắc Kinh đề nghị. Ủy ban này nói rằng hơn 70% dân chúng Đài Loan phản đối mô thức đó.

Hồng Kông: Lãnh đạo Sinh viên Joshua Wong bị bắt (Tin mới nhất từ Reuters).

Cuối ngày thứ sáu SEP 26/2014, hơn 100 Sinh viên ủng hộ dân chủ đã tấn công trụ sở chính quyền Hồng Kông và xô xát với cảnh sát.

001 27092014.jpg

002 27092014.jpg

003 27092014.jpg


Cảnh sát đã dùng bình xịt hơi cay vào những Sinh viên biểu tình muốn vượt qua rào cản, và hàng rào cao xung quanh khu nhà chính phủ.

Lãnh đạo Sinh viên Joshua Wong đã gào thét, đấm đá, tuôn máu trên tay, khi bị cảnh sát lôi kéo đi giữa những thanh niên Sinh viên khác hát to, hô vang, và giành giật cứu anh.

004 27092014.jpg


Trước khi bị bắt đi, Wong, người thanh niên gầy ốm 17 tuổi đã nói với đám đông ủng hộ anh: "Tương lai của Hồng Kông thuộc về các bạn !!! ".

"Tôi muốn nói với CY Leung và Tập Cận Bình rằng:  sứ mạng chiến đấu cho cuộc bầu cử sẽ không chỉ từ giới trẻ, mà đó là trách nhiệm của tất cả mọi người !!! ", anh hét lên khi nhắn gửi thông điệp đến nhà Lãnh đạo Tàu Cộng, và Hồng Kông.

"Tôi không muốn cuộc đấu tranh cho dân chủ phải truyền lại cho thế hệ sau. Đây là trách nhiệm của chính thế hệ chúng tôi !!! ".

005 27092014.jpg

Khoảng 100 người biểu tình khoác tay khóa vào nhau khi cảnh sát vây quanh bằng khiên chắn kim loại, một số hô vang "bất tuân dân sự".
Vào sáng ngày thứ Bảy SEP 27/2014, khoảng một ngàn Sinh viên vẫn ở bên ngoài khu trụ sở chính phủ.

006 27092014.jpg

007 27092014.jpg

TIN TC NÓNG BNG T HONG KONG :

1. CHỨNG KHOÁN HONG KONG GIẢM 460P HKEx, CÓ THỂ ĐÓNG CỬA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN BẤT CỨ LÚC NÀO.
2. TỔNG LIÊN ĐOÀN GIÁO CHỨC HONG KONG (GIẢNG VIÊN, GIÁO VIÊN) RA TUYÊN BỐ TỔNG ĐÌNH CÔNG, THAM GIA CUỘC BIỂU TÌNH PHẢN ĐỐI ÔN HÒA.
3. NỞ RỘ PHONG TRÀO CÔNG NHÂN ĐÌNH CÔNG, XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH BẤT BẠO ĐỘNG, PHẢN ĐỐI ÔN HÒA.
4. SINH VIÊN, HỌC SINH TIẾP TỤC LÀ LỰC LƯỢNG TIÊN PHONG TRONG CÔNG CUỘC CÁCH MẠNG DÂN CHỦ NHÂN DÂN HONG KONG. ĐÂY ĐÚNG LÀ THẾ HỆ VÀNG CỦA NHÂN DÂN HONG KONG.
5. BỘ NGOẠI GIAO ANH CHÍNH THỨC LÊN TIẾNG KÊU GỌI HỖ TRỢ CUỘC BIỂU TÌNH CHO "PHỔ THÔNG ĐẦU PHIẾU" CỦA NHÂN DÂN HONG KONG.
6. GIAO THÔNG VẬN TẢI TẠI HONG KONG BỊ TÊ LIỆT.
7. CÁC DOANH NGHIỆP ĐÓNG CỬA, XUỐNG ĐƯỜNG CÙNG NHÂN DÂN BIỂU TÌNH BẤT BẠO ĐỘNG, PHẢN ĐỐI ÔN HÒA.
....
CÁCH MẠNG DÂN CHỦ NHÂN DÂN HONG KONG ĐANG THẮNG LỢI LỚN BẰNG CON ĐƯỜNG BIỂU TÌNH BẤT BẠO ĐỘNG, 
PHẢN ĐỐI ÔN HÒA!!!

ĐƯỜNG LINK TRỰC TIẾP CUỘC BIỂU TÌNH ÔN HÒA TẠI HONG KONG:
https://www.youtube.com/watch?v=w4q8fs8gTIs&app=desktop


CHUYỀN ĐỀ VỀ CUỘC BIỂU TÌNH ÔN HÒA CỦA NHÂN DÂN HONG KONG:
http://www.epochtimes.com/gb/nsc415.htm
Anh chị em có thể chép đường dẫn vào Google dịch để tham khảo kỹ hơn nha:


Tượng Lenin ở Kharkiv bị giật sập
  • 29 tháng 9 2014

GS Trần Phương Chủ nghĩa Xã hội đã thất bại! Chủ nghĩa Cộng sản là ảo tưởng!


Bức tượng Lenin ở Kharkiv bị kéo đổ và đập vỡ đầu đêm 28/9/2014
Phe chủ nghĩa dân tộc Ukraine đã giật sập một bức tượng Lenin ở trung tâm Kharkiv, thành phố lớn thứ hai ở Ukraine, trong một hành động được chính quyền ủng hộ.


Người dân đứng xem đã reo hò vui mừng khi bức tượng sụp xuống.
Bức tượng này từng được người biểu tình thân Nga ở thành phố mà đa số người dân nói tiếng Nga này bảo vệ khi cựu Tổng thống Viktor Yanukovych bị lật đổ.
Kharkiv đã không hề hấn gì khi làn sóng bạo loạn của những người thân Nga càn quét miền đông Ukraine, trong đó có các thành phố Luhansk và Donetsk.
Hiện giờ đang có một thỏa thuận ngừng bắn mong manh giữa phe ly khai thân Nga và chính quyền Ukraine ở hai khu vực này.
Vào tối Chủ nhật ngày 28/9, khi những người biểu tình theo chủ nghĩa dân tộc tề tựu lại xung quanh tượng Lenin để tham gia vào một cuộc tập hợp có tên gọi ‘Kharkiv là Ukraine’, ông Ihor Baluta, tỉnh trưởng Kharkiv, đã ký một sắc lệnh tháo dỡ tượng.
Một số phóng viên cho rằng sắc lệnh này có lẽ là một động thái giữ thể diện vào giờ chót.
Ông Avakov, Bộ trưởng Nội vụ Ukraine, đã viết bằng tiếng Nga trên tài khoản Facebook của ông rằng ông đã ra lệnh cho cảnh sát đảm bảo an toàn cho người dân chứ ‘không phải thần tượng’.
“Lenin à? Hãy để ông ta sụp cho rồi...,” ông viết, “Miễn là người dân không bị thương. Miễn là biểu tượng cộng sản đẫm máu này không gây hại cho thêm nạn nhân nào nữa khi nó sụp.”
Tuy nhiên, truyền thông Ukraine cho biết một người đã bị thương ở đầu trong quá trình tháo dỡ tượng.
Truyền thông Ukraine cũng cho biết cảnh sát đã bắt đầu điều tra về ‘hành vi phá hoại’.



Chuyện Đông Âu kéo tượng Lenin
Người DânBài từ Nhịp cầu Thế giới
  • 29 tháng 9 2014
Thời gian trước, trên diễn đàn của người Việt ở Ukraine, có tin chính quyền một thành phố ở xứ này quyết định hạ tất cả tượng đài Lenin ở địa phương để tránh những vụ phá phách của những kẻ không ưa vị lãnh tụ vô sản.




Và sau mẩu tin, có nhiều ý kiến thương khóc, trách móc của độc giả Việt, cho rằng hành động trên là 'phản bội quá khứ', 'tráo trở', 'ăn cháo đá bát'...
Đọc những bình luận đó, có thể liên tưởng tới những vần thơ “bất hủ” của Tố Hữu thời 1953, khi ông ta cùng các đồng chí khóc Stalin trong thi phẩm 'Đời đời nhớ Ông'.
Đối với một kẻ xa lạ, ở một đất nước mà khi đó có lẽ đại đa số dân Việt chưa biết là ở đâu, chưa thấy có mối liên hệ hay công trạng gì với Việt Nam, nhưng nhà thơ lại rưng rưng:
“Yêu biết mấy khi con học nói - Tiếng đầu lòng con gọi Xít-ta-lin”.
Để rồi trong cả 'bài thơ', thi sĩ nhiều khi òa lên một cách hết sức vô duyên:
“Ông Stalin ơi, Ông Stalin ơi! - Hỡi ơi, Ông mất! đất trời có không? - Thương cha, thương mẹ, thương chồng - Thương mình thương một, thương Ông thương mười...”. Và đặt vào miệng con trẻ những lời hết sức “chối”: “Con còn bé dại con ơi - Mai sau con nhé trọn đời nhớ Ông!”.
'Sùng bái lãnh tụ'
Tệ sùng bái cá nhân lãnh tụ một cách mù quáng, vô độ, phổ biến trong thế giới cộng sản xưa, đã bị chính các đảng cộng sản bài trừ từ vài chục năm nay, coi đó là cội nguồn của những thảm họa dân tộc.
Chỉ cần đọc lại bản báo cáo mật của lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev đọc tại Đại hội Đảng Cộng sản Liên Xô lần thứ 20 vào cuối tháng 2-1956, là đủ thấy những hậu quả khôn lường của nó.
Dầu sao đi nữa, không thể không đặt câu hỏi: Stalin trên cương vị một trong những đao phủ lớn nhất của lịch sử loài người tất nhiên là đáng lên án, nhưng phải chăng chỉ ông ta mới 'đáng trách'?
Phải chăng ông là cội nguồn của tất cả những tội ác, mà sau này, một sử gia của Pháp đã nhận định rằng, đau đớn thay, đó là tội ác của một nhà nước nhằm vào và chống lại nhân dân của chính mình?
Câu trả lời là Không.
Bởi lẽ, Stalin đã tiếp thu và tất nhiên, có nâng cao tất cả những tệ hại nhất của người thầy Lenin - như chuyên chính vô sản, đấu tranh giai cấp, thanh trừng và khủng bố, đàn áp tôn giáo...

Lenin rất mạnh tay với giới trí thức và hóa truyền thống Nga
Tất cả những tội ác đó đã được thực hiện rất triệt để trong thời gian 1917-1922, tức là khi Lenin còn khỏe và mọi hành động của ông đều là rất có ý thức, chứ không phải sự nhầm lẫn đáng tiếc lúc già yếu.




Trên cương vị người sáng lập nhà nước vô sản đầu tiên trên hoàn cầu, suốt đời hoạt động của mình, Lenin trước sau như một ủng hộ sự áp dụng bạo lực cách mạng như một phương tiện cần thiết và tiên quyết để giải quyết những mâu thuẫn trong xã hội và chính trị.
Sự độc đoán và phi dân chủ đó của ông đã khiến cả những gương mặt lớn, cùng lý tưởng - như Rosa Luxemburg, hay văn hào Maxim Gorky - phải 'kêu trời'.
Cũng trong thời gian đó, những phần tử ưu tú, tinh hoa nhất của giới trí thức Nga truyền thống đã bị cưỡng bức rời quê hương - mở đầu cho một thông lệ tệ hại ở Liên Xô là chính quyền có thể trục xuất chính công dân mình nếu cảm thấy ai đó có thể không hợp hoặc không có lợi cho họ.
Đấy cũng là tội của Lenin - người rất thấu hiểu sức mạnh của tri thức nên đã rất mạnh tay với giới trí thức, với nền văn hóa truyền thống Nga.
Thế nên, rất có thể đối với Đảng Cộng sản Liên Xô, hoặc với cá nhân ai đó thì Lenin (từng) là thần tượng, là người hiền, nhưng chỉ cần đọc lại một chút những nghiên cứu lịch sử đứng đắn là biết được di sản của Lenin nguy hại như thế nào đối với một phần đáng kể nhân loại.
Vậy có nên tiếp tục nhắm mắt nhắm mũi mà sùng bái ông hay không, nhất là nhiều khi chỉ là theo quán tính, theo thói quen mà không hề có óc suy xét?
Hơn thế nữa, liên quan tới quyết định của thành phố nọ, có thể nghĩ xem Lenin đã làm được gì cho Ukraine, mà Ukraine cần giữ tượng đài Lenin ở mọi nơi?
Những pho tượng ấy đã được dựng lên - và có thể phù hợp với ý thức hệ bị cưỡng bức của một thời kỳ nào đó, khi dân tộc Ukraine chưa được độc lập - thì bây giờ, sau hai mươi ba năm, nếu thấy nó ko còn phù hợp nữa, người ta hạ xuống. Có gì đáng thương khóc?
Những tượng đài Lenin, hồi xưa vốn hiện diện nhan nhản, đa phần do bị bắt buộc ở các nước xã hội chủ nghĩa cũ tại Đông Âu, thì nay dường như đã bị loại sạch.
Có những nơi như tại Hungary, những pho tượng ấy được tập trung lại một nơi để ai có nhu cầu tìm hiểu quá khứ có thể tới thăm viếng.

Thêm một pho tượng Lenin bị kéo đổ ở Ukraine
Như thế là văn minh: vị trí của chúng là ở đó, chứ không phải tại các quảng trường, nơi công cộng... bởi công tội phải phân minh.

Cũng như, lịch sử phải được tôn trọng, quá khứ phải được nhìn nhận sòng phẳng. Người dân Đông Âu biết đánh giá hơn ai hết giá trị to lớn của nền văn hóa Nga, vẻ đẹp của đất nước Nga, họ cũng không có vấn đề gì với dân tộc Nga vốn được mô tả như những con người hiền hậu, tốt bụng và mến khách. Tuy nhiên với những trải nghiệm lịch sử đau đớn, họ quá hiểu cần gìn giữ cái gì, và loại bỏ cái gì.
Việt Nam ta ở xa, chớ nên 'dạy khôn' cho họ.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả ký bút danh Người Dân đã đăng trên trang Nhịp cầu Thế giới hôm 20/8/2014 ở Hungary.
Ghi chú:
Rosa Luxemburg (1871-1919) là nhà cách mạng, triết gia, tác giả cuốn “Về cuộc cách mạng Nga” (Die Revolution in Russland) viết trong tù ngục để phê phán chủ trương của Lenin - tiêu diệt các đảng phái đối lập và bóp nghẹt dân chủ trong chính nội bộ Đảng. Rosa Luxemburg để lại câu nói nổi tiếng, đến giờ vẫn hay được trích dẫn: “Tự do dành riêng cho những ai ủng hộ chính phủ, dành riêng cho thành viên một đảng – cho dù đông đảo đến mấy – cũng không phải là tự do. Tự do, luôn phải là tự do của những người khác chính kiến”.
Maxim Gorky (1868-1936), tác giả “Những suy tưởng không hợp thời” về cách mạng cộng sản Nga, bị cấm tại Liên Xô trong bảy thập niên trong khi chính quyền vẫn tung hô Gorky như là nhà văn lớn nhất của trường phái Hiện thực Xã hội chủ nghĩa. Nguyên tác Nga ngữ thì kiếm: М. ҐОРЬКИЙ: Несвоеврменные мысли (đăng lần đầu trên tạp chí Литературное обозрение, số 9, 10, 12 năm 1988).



Báo VN đồng loạt gỡ bài đập tượng Lenin
  • 10 tháng 10 hai 2013
Một loạt báo trong nước đã phải gỡ bài tường thuật về biểu tình hôm 8/12 ở Ukraina, trong đó có phản ánh việc người dân lật đổ và đập vỡ tượng Lenin.
Các báo như Thanh Niên, Dân Trí, Pháp luật TP HCM, VietnamPlus... đều đã xóa bài và các đường link dẫn tới tin này đều báo lỗi.

Tuy nhiên các bài báo ngắn về cuộc biểu tình ở Kiev vẫn được lưu lại tại một số diễn đàn và blog riêng.
Hôm Chủ nhật 8/12, một nhóm người biểu tinh đã dùng dây và thanh sắt kéo đổ bức tượng Lenin tại Đại lộ Shevchenko ở Kiev. Cho tới tận tối muộn, họ vẫn tiếp tục dùng búa đập tượng.
Tượng đài lãnh tụ Cách mạng Nga Vladimir Iliytch Lenin được coi như biểu tượng cho quan hệ của Ukraina với nước Nga và thời kỳ Xô viết.
Những người tham gia biểu tình hô vang 'Vinh quang cho Ukraina' khi đập tan bức tượng Lenin to đẹp nhất thủ đô Kiev này.
'Chỉ đạo miệng?'
Trong các bản tin mà báo Việt Nam đăng tải trước khi gỡ xuống, đa phần dịch từ tin của các hãng thông tấn quốc tế và còn bản lưu cache trên mạng, người biểu tình Ukraina bị gọi là "đám đông quá khích".
Cũng có báo dẫn lời quan chức địa phương nói đây không phải chủ trương của chính quyền mà chỉ là 'bạo động'.
Tuy nhiên dường như hình ảnh tượng vị lãnh tụ Cộng sản Nga bị đập tan một cách đau thương vẫn bị cho là khó có thể chấp nhận trên mặt các báo chính thống do nhà nước quản lý.
Nguồn tin trong ngành cho BBC hay biên tập một số tờ báo đã nhận 'chỉ đạo miệng' từ quan chức quản lý báo chí về việc phải dỡ bỏ bài về "lật đổ tượng Lenin".
Lệnh chỉ đạo này không được thể hiện bằng văn bản, có thể vì sợ bị rò rỉ ra ngoài như một số trường hợp đã xảy ra trước đó.
Ban Tuyên giáo Trung ương, cơ quan phụ trách báo chí của Đảng, từng bị phản ánh đã "nhắc nhở, khiển trách, kỷ luật" các báo không tuân thủ chỉ thị của ban này.


Biểu tình ở Kiev lật nhào tượng Lenin
  • 8 tháng 10 hai 2013
null
Hàng trăm ngàn người đã xuống đường ở thủ đô Kiev của Ukraine hôm 8/12 đòi chính phủ từ chức vì đã từ chối một thỏa thuận lập quan hệ gần gũi hơn với Liên hiệp Châu Âu (EU).
Họ đã lật đổ một bức tượng Lenin và dùng búa đập tan nó.
Nhân chứng nói một nhóm người biểu tinh đã dùng dây và thanh sắt kéo đổ bức tượng Lenin tại Đại lộ Shevchenko.
Sau đó, cho đến lúc tối muộn hôm Chủ Nhật, họ vẫn tiếp tục dùng búa đập tượng.
Những người khác đứng xem và hô to, 'Vinh quang cho Ukraine'.
Dù cả hai nước Nga và Ukraine không còn chủ nghĩa cộng sản, tượng Lenin là biểu tượng của mối quan hệ lịch sử với Moscow, theo các phóng viên bình luận.
Dân biểu Quốc hội Ukraine, ông Andriy Shevchenko, thuộc phe đối lập hô to 'Vĩnh biệt di sản cộng sản'.
Theo một biên tập viên BBC người Ukraine cho biết, đây không phải là bức tượng Lenin đầu tiên bị đập tại Ukraine nhưng là bức cuối cùng, 'to đẹp nhất' ở thủ đô Kiev.
Các lãnh đạo biểu tình đã cho Tổng thống Viktor Yanukovych 48 giờ để giải tán chính phủ.
Họ đang thiết lập các rào chắn bên ngoài văn phòng Thủ tướng.
Ông Yanukovych cho biết ông hoãn thỏa thuận với EU sau khi Nga phản đối.
Tổng thống Vladimir Putin đã thúc giục Kiev tham gia vào một liên minh thuế quan do Nga lãnh đạo.
Trong một diễn biến khác vào ngày Chủ nhật, cơ quan An ninh Ukraine nói họ đang điều tra một số các chính trị gia về nghi ngờ được gọi là "hành động nhằm mục đích chiếm đoạt quyền lực nhà nước".
Ủy ban này không nêu rõ tên các chính trị gia.
Tranh chấp năng lượng
Những người biểu tình đòi giải tán chính phủ
Cả Nga và Ukraine phủ nhận vấn đề Kiev gia nhập liên minh thuế quan cùng với Belarus và Kazakhstan đã được đưa ra trong cuộc họp giữa Putin - Yanukovych tại Sochi, miền nam nước Nga, hôm thứ Bảy.
Các phóng viên trước đó đã suy đoán rằng hai bên có thể đạt thỏa thuận về việc Ukraine gia nhập liên minh thuế quan, để đổi lấy việc giảm giá năng lượng.



Hai quốc gia láng giềng cũng đang cố gắng giải quyết một tranh chấp kéo dài lâu nay về các nguồn cung cấp năng lượng.
Ukraine phụ thuộc vào nhập khẩu khí đốt của Nga, nhưng nhà cung cấp, Gazprom, gần đây đã phàn nàn rằng Kiev chậm thanh toán.
Các tranh chấp về cung cấp năng lượng cho Ukraine trước năm 2009 dẫn tới việc Gazprom từng tạm cắt nguồn cung cấp .
Đường ống đi qua Ukraine cũng bơm khí đốt của Nga tới nhiều quốc gia thành viên EU.
Trước đó, chính phủ Ukraine đã vượt qua một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm ở Quốc hội hôm thứ Ba ngày 3/12.
Các cuộc biểu tình hiện nay ở Ukraine là lớn nhất kể từ cuộc Cách mạng Cam hồi năm 2004.


Kharkiv hạ bệ tượng Lê-nin
mediaKharkiv hạ tượng Lê-nin.REUTERS/Stringer
Bức tượng lớn nhất của lãnh tụ cách mạng Nga, Lê-nin còn tồn tại ở Ukraina đã bị hạ bệ sáng nay. Thành phần dân tộc chủ nghĩa Ukraina muốn xóa bỏ tất cả những vết tích gợi lại ảnh hưởng của Matxcơva.
Sau hai giờ máy cưa được cho hoạt động liên tục, một số người biểu tình ở Kharkiv, miền Đông Ukraina, đã trèo lên được bức tượng của lãnh tụ Lê-nin, cưa được một cái chân của pho tượng cao đến 8 mét rưỡi. Kế đó họ phải dùng dây thừng mới giật đổ bức tượng khổng lồ trong tiếng reo hò, hoan hô của đám đông.
Hạ bệ tượng Lê- nin là đỉnh điểm của một cuộc xuống đường vào chiều hôm qua 28/09/2014 tại Kharkiv, thành phố lớn thứ nhì ở Ukraina. Hàng chục người tham dự. Kể từ khi tổng thống thân Nga Viktor Ianoukovitch bị truất phế vào tháng 2/2014 số phận pho tượng của Lê-nin thường xuyên là đề tài tranh cãi tại Kharkiv, một thành phố với 1,5 triệu dân. Dù ở tận miền đông, nhưng dân cư trong vùng vẫn trung thành với Kiev và không hề muốn bị ngả vào vòng tay của Liên bang Nga.
Chính quyền thành phố ý thức được ác cảm của công luận đối với bức tượng Lê-nin, nên đã hứa tháo gỡ tác phẩm điêu khắc này một cách nghiêm chỉnh. Nhân viên tòa thị chính Kharkiv giải thích là nếu không hạ bệ bức tượng một cách đúng đắn, tượng ông Lê-nin nặng ngàn cân này khi rơi xuống sẽ làm hư hại lòng đường, ảnh hưởng dây chuyền đến hệ thống đường xe điện ngầm. Thế nhưng diễn biến đêm hôm qua, rạng sáng sớm nay cho thấy người dân Kharkiv đã không còn kiên nhẫn để chờ đợi.
Bộ Nội vụ Ukraina đã nhanh chóng ra lệnh mở điều tra xem ai là thủ phạm hạ bệ tượng Lê-nin. Nhưng chỉ vài giờ sau đó chính bộ trưởng Nội vụ Arsène Avakov thu hồi lệnh trên. Ông giải thích : đổ tượng lãnh tụ cách mạng Nga mà không ai bị thương hay xây xát. Vậy thì không cần phải điều tra.
Tại thủ đô Kiev nhiều bức tượng của Lê-nin cũng đã bị hạ bệ kể từ tháng 2/2014. Thế nhưng phần lớn những pho tượng ở các vùng miền Đông Ukraina thân Nga thì những tác phẩm điêu khắc để tưởng niệm nhà cách mạng vĩ đại này của nước Nga vẫn còn nguyên vẹn .


 QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HÒA
và cuộc chiến bảo vệ miền Nam Việt Nam tự do, Dân chủ 54 75

Đem đại nghĩa để thắng hung tàn - Lấy chí nhân mà thay cường bạo 

                                              Quoc Ca - Quoc Ky - Quoc Hieu VNCH (HD kinetic).wmv

                        

Viet Nam Bao Lua War 01 of 17
























































































































































































































































(Sẽ tiếp tục bổ túc hình ảnh...)





Thảm Sát Tân Lập - Tan Lap Massacre 1975




 

 

 Đời Mồ Côi

 

Em sinh ra đã không hề biết mẹ

Hàng ngày Em theo chị để ăn xin

Ngày đầu đường đêm ghế đá công viên

Sống lay lắt nhờ đồng tiền thiên hạ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiều khi đói sữa thay bằng nước lã

Hai chị em vật vã dạ cồn cào

Dế ve Sầu nướng lót dạ đêm thâu

Mong trời sáng xin cơm thừa hàng quán.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cha chết sớm mẹ bị người ta bán

Sang bên Tàu vào động bán dâm

Nhà cửa ruộng nương

Đảng qui hoạch chẳng bồi thường

Nghe người nói cán bộ phường chia chác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Mình sống được nhờ tấm lòng cô bác

Nín đi nào chị sẽ hát ầu ơ

Mất mẹ cha đời đói rét bơ vơ

Đừng khóc nữa em thơ xin hãy hiểu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chuyện xui xẻo đẩy đưa đời cô lựu

Chị bị tông xe nằm ngất bên đường

Khi mọi người đưa chị đến nhà thương

Chị đã chết từ trên đường nhập viện.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Kẻ tông chị là đảng viên say xỉn

Sợ liên quan chúng đã biến vào đêm

Hết họ hàng giờ chỉ còn mình em

Nên ánh mắt mới buồn lên đến thế.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Anh xin lỗi mấy tháng rổi mới kể

Chỉ mong sao ánh mắt bé vơi buồn

Trẻ ăn mày không được đảng yêu thương

Nhưng còn có những trại cô nhi viện

 

Uyển Thi 

danlambaovn.blogspot.com

 

MUA ĐÀN BÀ VN : Không ưng được đổi lại

http://m.9gag.com/gag/6699050

Đây là thời đại siêu xa lộ tin tức, đâu phải chúng muốn làm gì thì làm.

Linh Nguyên

 

 

Ngốc ơi là ngốc . Một lũ cán ngố đứng xếp hàng một để ... ngửi . Đúng là một đám hề ! 

Còn mụ "y tế" thì ... nếm . Chán ơi là chán ! Kết quả là đã 40 năm , VN vẫn còn thù lù hàng đống thực phẩm độc hại và bẩn cuả bọn Chệt cộng tống sang . Hiện nay VNcs đang đứng đầu bảng thế giới về ung thư , thì mụ "y tế " có "nếm" cho lắm , cũng bằng thừa . 

Xem kết quả , biết việc làm .

 

HY.

              

 

Cán Ngố Gộc đi thanh tra kiểm soát...

 

Bó tay Bó tay ! Hết ý, hết ý kiến.

 

Cùng nếm, ngửi, gõ với các Bộ trưởng Ngố: Kim Tiến - Khôi Nguyên - La Thăng:

Mụ Kim Tiến, Bộ trưởng Y té (giếng) Ngố đi kiểm tra thực phẩm ở chợ như vầy nè !!!!

            


Chị Kim Tiến, bộ chưởng Y tế đi kiểm tra thực phẩm ở chợ

 


Anh Phạm Khôi Nguyên, bộ chưởng bộ Tài Nguyên và
Môi trường và bầu đoàn đi kiểm tra chất lượng môi trường"

 Chỉ bọn quan chức Việt Nam mới có hành động kỳ quặc và ngu xuẩn thế này!

Ối trời ơi là ông Tiến sĩ ! Ông nghè Phạm Khôi Nguyên ơi

 Anh Đinh La Thăng, bộ chưởng bộ Rao Thông đi kiểm tra độ lún của mặt đường

 

 

 

CHÂN DUNG 'CÁC ĐẦY TỚ NHÂN DÂN'

 

 

 

Ngạo mạn, dâm ô chính là Lê Duẩn

Già mà lắm con là lão Đỗ Mười

Mưu mô quỷ quyệt là Lê Đức Anh

Nhẫn nhục sống lâu là Võ Nguyên Giáp

Chưa nói đã cười là Nguyễn Minh Triết

*

 

Giả danh Mác xít là Lê Khả Phiêu

Tham nhũng đớn hèn là cậu y tá (Nguyễn Tấn Dũng)

Ác thú lộng hành là Nguyễn Văn Hưởng

Gian manh, trí trá  Nguyễn Sinh Hùng

Cái gì cũng nhặt là Tô Huy Rứa

*

Không bộ nào chứa là Nguyễn Thiện Nhân

Vì gái quên thân là Nông Đức Mạnh

Thức thời, né tránh là Nguyễn Hải Chuyền

Miệng lưỡi dịu mềm là Vương Đình Huệ

Thiểu năng trí tuệ là Đinh La Thăng

*

Định hướng tối tăm là Nguyễn Phú Trọng

Ghét trung yêu nịnh là Lê Hồng Anh

Phát biểu lăng nhăng là Phạm Vũ Luận

Quen đánh giặc miệng là Trương Tấn Sang

Hán tặc chính danh là Hoàng Trung Hải

*

Thầy gét bạn khinh là Hồ Đức Việt

Dối gian lật lọng là Vũ Văn Ninh

Đổi trắng thay đen là Trương Vĩnh Trọng

Triệt suy phù thịnh là Trần Đình Hoan

Đã dốt lại tham là Lê Thanh Hải

*

Ăn vụng nói dại là Đinh Thế Huynh

Cạn nghĩa cạn tình chính là Tô Lâm

Juda phản chúa là Nguyễn Đức Tri

Tình duyên lận đận là chị Kim Ngân

Vừa béo vừa dâm là Tòng Thị Phóng

*

Dối gian lật lọng là Vũ Văn Ninh

Lên chức nhờ cha là Nguyễn Thanh Nghị

Mặt người dạ thú là Phạm Quý Ngọ

Tính tình ba phải là Phạm Gia Khiêm

Chưa từng thanh liêm là Nguyễn Thế Thảo

*

Ăn tiền tàn bạo là Nguyễn Đức Nhanh

Chạy trốn an toàn là Dương Chí Dũng

Nghìn tỉ tham nhũng là Vinashin

‘Bà con’ Thủ Tướng là Phạm Thanh Bình

Ngậm thị ăn tiền là Vũ Huy Hoàng

*

Xôi thịt mê gái là Trịnh Đình Dũng

Lừa thầy phản bạn là Trương Hòa Bình

CướpGiết la làng là Thống đốc Bình

Ăn no kín tiếng là Cao Đức Phát

Móc ngoặc đi đêm là Ngô Xuân Dụ

 

 

 

Coi Tây Tạng trong tay Tầu để chuẩn bị cho VN rồi mai cũng trong tay Tầu

 

Lửa trong Vùng đất của Tuyết: Các vụ tự thiêu ở Tây Tạng

image
Preview by Yahoo

Bà con hãy tìm đường chạy ra nước ngoài cho sớm như hồi 1975 kẻo bọn Tàu cộng đến cai trị thì chạy không kịp nữa!

 

Một vị ni sư bị đối xử tàn nhẫn:

 

 

 

 

Coi Tây Tạng trong tay Tầu để chuẩn bị cho VN rồi mai cũng trong tay Tầu ...

 

https://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=kpc3wmwKit0

 

Chiến tranh biên giới Việt Trung năm 1979

http://www.youtube.com/watch?v=eEBkpsCwsDY

 

Battlefield Vietnam - Part 01: Dien Bien Phu The Legacy

http://www.youtube.com/watch?v=eQdFGr7NQ4o&list=PLCABD020D6B200061

SBTN SPECIAL: Phim Tài Liệu TỘI ÁC CỘNG SẢN (P1)

https://www.youtube.com/watch?v=NTZGFJyF2pQ 

SBTN SPECIAL: Phim Tài Liệu TỘI ÁC CỘNG SẢN (P2)

https://www.youtube.com/watch?v=LSpiyHxlK5I 

SBTN SPECIAL: Phim Tài Liệu TỘI ÁC CỘNG SẢN (P3)

https://www.youtube.com/watch?v=P2Zbrz4iJbc

 

 

 

 

 

image

http://baomai.blogspot.com/2014/07/van-hoc-va-chinh-tri.html

 

 

 

image

http://baomai.blogspot.com/2014/07/israel-mot-at-nuoc-than-ky.html

 

image

http://baomai.blogspot.com/2014/07/ung-song-bang-su-doi-tra.html

 

image

http://baomai.blogspot.com/2014/07/hcm-chinh-la-thieu-ta-ho-quang-thuoc.html

 

 

 

Ha ha ha !

http://lh3.googleusercontent.c...

Xem Ẩn

Hố hố hố !

http://lh6.googleusercontent.c...

Xem Ẩn

Không biết làm thịt em nào trước đây?

http://lh4.googleusercontent.c...

Xem Ẩn

http://lh4.googleusercontent.c...

Xem Ẩn

xem thêm

 

 

 

 

 

Ảnh của Ngoc Bui.

HTTP://DANLAMBAOVN.BLOGSPOT.COM/2014/05/HANG-VAN-CONG-NHAN-BINH-DUONG-INH-

 

 

Sốc - Lính Trung cộng hành hạ tra tấn tù binh VN vô cùng tàn bạo dã man

https://www.youtube.com/watch?v=GwhBJ6Y-Aks 

 

Nhà báo Bùi Tín phản bác luận điệu xuyên tạc của báo QĐND ngày 26-08-2012.

 

https://www.youtube.com/watch?v=I2jL0S8GnoQ

 

 

 

 

SỐNG VỚI BỌN "ĐỈNH CAO TỘI ÁC" VIỆT CỘNG, "CHÚA TRÙM THAM NHŨNG" 

TỤI MÌNH CŨNG KHỐN NẠN VỚI CHÚNG NÓ, NÓI CHI CON NGƯỜI -

 

__._,_.___

Posted by: hung vu 

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin Cuối Ngày 20/4/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link