Tuesday, September 30, 2014

Báo VN đồng loạt gỡ bài đập tượng Lenin


Báo VN đồng loạt gỡ bài đập tượng Lenin
  • 10 tháng 10 hai 2013
Một loạt báo trong nước đã phải gỡ bài tường thuật về biểu tình hôm 8/12 ở Ukraina, trong đó có phản ánh việc người dân lật đổ và đập vỡ tượng Lenin.

Các báo như Thanh Niên, Dân Trí, Pháp luật TP HCM, VietnamPlus... đều đã xóa bài và các đường link dẫn tới tin này đều báo lỗi.

Tuy nhiên các bài báo ngắn về cuộc biểu tình ở Kiev vẫn được lưu lại tại một số diễn đàn và blog riêng.

Hôm Chủ nhật 8/12, một nhóm người biểu tinh đã dùng dây và thanh sắt kéo đổ bức tượng Lenin tại Đại lộ Shevchenko ở Kiev. Cho tới tận tối muộn, họ vẫn tiếp tục dùng búa đập tượng.
Tượng đài lãnh tụ Cách mạng Nga Vladimir Iliytch Lenin được coi như biểu tượng cho quan hệ của Ukraina với nước Nga và thời kỳ Xô viết.

Những người tham gia biểu tình hô vang 'Vinh quang cho Ukraina' khi đập tan bức tượng Lenin to đẹp nhất thủ đô Kiev này.
'Chỉ đạo miệng?'
Trong các bản tin mà báo Việt Nam đăng tải trước khi gỡ xuống, đa phần dịch từ tin của các hãng thông tấn quốc tế và còn bản lưu cache trên mạng, người biểu tình Ukraina bị gọi là "đám đông quá khích".
Cũng có báo dẫn lời quan chức địa phương nói đây không phải chủ trương của chính quyền mà chỉ là 'bạo động'.
Tuy nhiên dường như hình ảnh tượng vị lãnh tụ Cộng sản Nga bị đập tan một cách đau thương vẫn bị cho là khó có thể chấp nhận trên mặt các báo chính thống do nhà nước quản lý.
Nguồn tin trong ngành cho BBC hay biên tập một số tờ báo đã nhận 'chỉ đạo miệng' từ quan chức quản lý báo chí về việc phải dỡ bỏ bài về "lật đổ tượng Lenin".
Lệnh chỉ đạo này không được thể hiện bằng văn bản, có thể vì sợ bị rò rỉ ra ngoài như một số trường hợp đã xảy ra trước đó.
Ban Tuyên giáo Trung ương, cơ quan phụ trách báo chí của Đảng, từng bị phản ánh đã "nhắc nhở, khiển trách, kỷ luật" các báo không tuân thủ chỉ thị của ban này.


Biểu tình ở Kiev lật nhào tượng Lenin
  • 8 tháng 10 hai 2013
null
Hàng trăm ngàn người đã xuống đường ở thủ đô Kiev của Ukraine hôm 8/12 đòi chính phủ từ chức vì đã từ chối một thỏa thuận lập quan hệ gần gũi hơn với Liên hiệp Châu Âu (EU).
Họ đã lật đổ một bức tượng Lenin và dùng búa đập tan nó.
Nhân chứng nói một nhóm người biểu tinh đã dùng dây và thanh sắt kéo đổ bức tượng Lenin tại Đại lộ Shevchenko.
Sau đó, cho đến lúc tối muộn hôm Chủ Nhật, họ vẫn tiếp tục dùng búa đập tượng.

Những người khác đứng xem và hô to, 'Vinh quang cho Ukraine'.

Dù cả hai nước Nga và Ukraine không còn chủ nghĩa cộng sản, tượng Lenin là biểu tượng của mối quan hệ lịch sử với Moscow, theo các phóng viên bình luận.
Dân biểu Quốc hội Ukraine, ông Andriy Shevchenko, thuộc phe đối lập hô to 'Vĩnh biệt di sản cộng sản'.

Theo một biên tập viên BBC người Ukraine cho biết, đây không phải là bức tượng Lenin đầu tiên bị đập tại Ukraine nhưng là bức cuối cùng, 'to đẹp nhất' ở thủ đô Kiev.
Các lãnh đạo biểu tình đã cho Tổng thống Viktor Yanukovych 48 giờ để giải tán chính phủ.

Họ đang thiết lập các rào chắn bên ngoài văn phòng Thủ tướng.

Ông Yanukovych cho biết ông hoãn thỏa thuận với EU sau khi Nga phản đối.
Tổng thống Vladimir Putin đã thúc giục Kiev tham gia vào một liên minh thuế quan do Nga lãnh đạo.

Trong một diễn biến khác vào ngày Chủ nhật, cơ quan An ninh Ukraine nói họ đang điều tra một số các chính trị gia về nghi ngờ được gọi là "hành động nhằm mục đích chiếm đoạt quyền lực nhà nước".
Ủy ban này không nêu rõ tên các chính trị gia.

Tranh chấp năng lượng
Những người biểu tình đòi giải tán chính phủ
Cả Nga và Ukraine phủ nhận vấn đề Kiev gia nhập liên minh thuế quan cùng với Belarus và Kazakhstan đã được đưa ra trong cuộc họp giữa Putin - Yanukovych tại Sochi, miền nam nước Nga, hôm thứ Bảy.
Các phóng viên trước đó đã suy đoán rằng hai bên có thể đạt thỏa thuận về việc Ukraine gia nhập liên minh thuế quan, để đổi lấy việc giảm giá năng lượng.



Hai quốc gia láng giềng cũng đang cố gắng giải quyết một tranh chấp kéo dài lâu nay về các nguồn cung cấp năng lượng.
Ukraine phụ thuộc vào nhập khẩu khí đốt của Nga, nhưng nhà cung cấp, Gazprom, gần đây đã phàn nàn rằng Kiev chậm thanh toán.
Các tranh chấp về cung cấp năng lượng cho Ukraine trước năm 2009 dẫn tới việc Gazprom từng tạm cắt nguồn cung cấp .
Đường ống đi qua Ukraine cũng bơm khí đốt của Nga tới nhiều quốc gia thành viên EU.
Trước đó, chính phủ Ukraine đã vượt qua một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm ở Quốc hội hôm thứ Ba ngày 3/12.
Các cuộc biểu tình hiện nay ở Ukraine là lớn nhất kể từ cuộc Cách mạng Cam hồi năm 2004.


Kharkiv hạ bệ tượng Lê-nin
mediaKharkiv hạ tượng Lê-nin.REUTERS/Stringer
Bức tượng lớn nhất của lãnh tụ cách mạng Nga, Lê-nin còn tồn tại ở Ukraina đã bị hạ bệ sáng nay. Thành phần dân tộc chủ nghĩa Ukraina muốn xóa bỏ tất cả những vết tích gợi lại ảnh hưởng của Matxcơva.
Sau hai giờ máy cưa được cho hoạt động liên tục, một số người biểu tình ở Kharkiv, miền Đông Ukraina, đã trèo lên được bức tượng của lãnh tụ Lê-nin, cưa được một cái chân của pho tượng cao đến 8 mét rưỡi. Kế đó họ phải dùng dây thừng mới giật đổ bức tượng khổng lồ trong tiếng reo hò, hoan hô của đám đông.
Hạ bệ tượng Lê- nin là đỉnh điểm của một cuộc xuống đường vào chiều hôm qua 28/09/2014 tại Kharkiv, thành phố lớn thứ nhì ở Ukraina. Hàng chục người tham dự. Kể từ khi tổng thống thân Nga Viktor Ianoukovitch bị truất phế vào tháng 2/2014 số phận pho tượng của Lê-nin thường xuyên là đề tài tranh cãi tại Kharkiv, một thành phố với 1,5 triệu dân. Dù ở tận miền đông, nhưng dân cư trong vùng vẫn trung thành với Kiev và không hề muốn bị ngả vào vòng tay của Liên bang Nga.

Chính quyền thành phố ý thức được ác cảm của công luận đối với bức tượng Lê-nin, nên đã hứa tháo gỡ tác phẩm điêu khắc này một cách nghiêm chỉnh. Nhân viên tòa thị chính Kharkiv giải thích là nếu không hạ bệ bức tượng một cách đúng đắn, tượng ông Lê-nin nặng ngàn cân này khi rơi xuống sẽ làm hư hại lòng đường, ảnh hưởng dây chuyền đến hệ thống đường xe điện ngầm. Thế nhưng diễn biến đêm hôm qua, rạng sáng sớm nay cho thấy người dân Kharkiv đã không còn kiên nhẫn để chờ đợi.

Bộ Nội vụ Ukraina đã nhanh chóng ra lệnh mở điều tra xem ai là thủ phạm hạ bệ tượng Lê-nin. Nhưng chỉ vài giờ sau đó chính bộ trưởng Nội vụ Arsène Avakov thu hồi lệnh trên. Ông giải thích : đổ tượng lãnh tụ cách mạng Nga mà không ai bị thương hay xây xát. Vậy thì không cần phải điều tra.
Tại thủ đô Kiev nhiều bức tượng của Lê-nin cũng đã bị hạ bệ kể từ tháng 2/2014. Thế nhưng phần lớn những pho tượng ở các vùng miền Đông Ukraina thân Nga thì những tác phẩm điêu khắc để tưởng niệm nhà cách mạng vĩ đại này của nước Nga vẫn còn nguyên vẹn .



 

  

Tượng Lenin ở Kharkiv bị giật sập
  • 29 tháng 9 2014

GS Trần Phương Chủ nghĩa Xã hội đã thất bại! Chủ nghĩa Cộng sản là ảo tưởng!


Bức tượng Lenin ở Kharkiv bị kéo đổ và đập vỡ đầu đêm 28/9/2014
Phe chủ nghĩa dân tộc Ukraine đã giật sập một bức tượng Lenin ở trung tâm Kharkiv, thành phố lớn thứ hai ở Ukraine, trong một hành động được chính quyền ủng hộ.


Người dân đứng xem đã reo hò vui mừng khi bức tượng sụp xuống.
Bức tượng này từng được người biểu tình thân Nga ở thành phố mà đa số người dân nói tiếng Nga này bảo vệ khi cựu Tổng thống Viktor Yanukovych bị lật đổ.

Kharkiv đã không hề hấn gì khi làn sóng bạo loạn của những người thân Nga càn quét miền đông Ukraine, trong đó có các thành phố Luhansk và Donetsk.

Hiện giờ đang có một thỏa thuận ngừng bắn mong manh giữa phe ly khai thân Nga và chính quyền Ukraine ở hai khu vực này.
Vào tối Chủ nhật ngày 28/9, khi những người biểu tình theo chủ nghĩa dân tộc tề tựu lại xung quanh tượng Lenin để tham gia vào một cuộc tập hợp có tên gọi ‘Kharkiv là Ukraine’, ông Ihor Baluta, tỉnh trưởng Kharkiv, đã ký một sắc lệnh tháo dỡ tượng.
Một số phóng viên cho rằng sắc lệnh này có lẽ là một động thái giữ thể diện vào giờ chót.

Ông Avakov, Bộ trưởng Nội vụ Ukraine, đã viết bằng tiếng Nga trên tài khoản Facebook của ông rằng ông đã ra lệnh cho cảnh sát đảm bảo an toàn cho người dân chứ ‘không phải thần tượng’.
“Lenin à? Hãy để ông ta sụp cho rồi...,” ông viết, “Miễn là người dân không bị thương. Miễn là biểu tượng cộng sản đẫm máu này không gây hại cho thêm nạn nhân nào nữa khi nó sụp.”
Tuy nhiên, truyền thông Ukraine cho biết một người đã bị thương ở đầu trong quá trình tháo dỡ tượng.
Truyền thông Ukraine cũng cho biết cảnh sát đã bắt đầu điều tra về ‘hành vi phá hoại’.



Chuyện Đông Âu kéo tượng Lenin
Người DânBài từ Nhịp cầu Thế giới
  • 29 tháng 9 2014
Thời gian trước, trên diễn đàn của người Việt ở Ukraine, có tin chính quyền một thành phố ở xứ này quyết định hạ tất cả tượng đài Lenin ở địa phương để tránh những vụ phá phách của những kẻ không ưa vị lãnh tụ vô sản.




Và sau mẩu tin, có nhiều ý kiến thương khóc, trách móc của độc giả Việt, cho rằng hành động trên là 'phản bội quá khứ', 'tráo trở', 'ăn cháo đá bát'...
Đọc những bình luận đó, có thể liên tưởng tới những vần thơ “bất hủ” của Tố Hữu thời 1953, khi ông ta cùng các đồng chí khóc Stalin trong thi phẩm 'Đời đời nhớ Ông'.
Đối với một kẻ xa lạ, ở một đất nước mà khi đó có lẽ đại đa số dân Việt chưa biết là ở đâu, chưa thấy có mối liên hệ hay công trạng gì với Việt Nam, nhưng nhà thơ lại rưng rưng:
“Yêu biết mấy khi con học nói - Tiếng đầu lòng con gọi Xít-ta-lin”.
Để rồi trong cả 'bài thơ', thi sĩ nhiều khi òa lên một cách hết sức vô duyên:
“Ông Stalin ơi, Ông Stalin ơi! - Hỡi ơi, Ông mất! đất trời có không? - Thương cha, thương mẹ, thương chồng - Thương mình thương một, thương Ông thương mười...”. Và đặt vào miệng con trẻ những lời hết sức “chối”: “Con còn bé dại con ơi - Mai sau con nhé trọn đời nhớ Ông!”.

'Sùng bái lãnh tụ'
Tệ sùng bái cá nhân lãnh tụ một cách mù quáng, vô độ, phổ biến trong thế giới cộng sản xưa, đã bị chính các đảng cộng sản bài trừ từ vài chục năm nay, coi đó là cội nguồn của những thảm họa dân tộc.

Chỉ cần đọc lại bản báo cáo mật của lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev đọc tại Đại hội Đảng Cộng sản Liên Xô lần thứ 20 vào cuối tháng 2-1956, là đủ thấy những hậu quả khôn lường của nó.
Dầu sao đi nữa, không thể không đặt câu hỏi: Stalin trên cương vị một trong những đao phủ lớn nhất của lịch sử loài người tất nhiên là đáng lên án, nhưng phải chăng chỉ ông ta mới 'đáng trách'?
Phải chăng ông là cội nguồn của tất cả những tội ác, mà sau này, một sử gia của Pháp đã nhận định rằng, đau đớn thay, đó là tội ác của một nhà nước nhằm vào và chống lại nhân dân của chính mình?
Câu trả lời là Không.

Bởi lẽ, Stalin đã tiếp thu và tất nhiên, có nâng cao tất cả những tệ hại nhất của người thầy Lenin - như chuyên chính vô sản, đấu tranh giai cấp, thanh trừng và khủng bố, đàn áp tôn giáo...

Lenin rất mạnh tay với giới trí thức và hóa truyền thống Nga
Tất cả những tội ác đó đã được thực hiện rất triệt để trong thời gian 1917-1922, tức là khi Lenin còn khỏe và mọi hành động của ông đều là rất có ý thức, chứ không phải sự nhầm lẫn đáng tiếc lúc già yếu.




Trên cương vị người sáng lập nhà nước vô sản đầu tiên trên hoàn cầu, suốt đời hoạt động của mình, Lenin trước sau như một ủng hộ sự áp dụng bạo lực cách mạng như một phương tiện cần thiết và tiên quyết để giải quyết những mâu thuẫn trong xã hội và chính trị.
Sự độc đoán và phi dân chủ đó của ông đã khiến cả những gương mặt lớn, cùng lý tưởng - như Rosa Luxemburg, hay văn hào Maxim Gorky - phải 'kêu trời'.

Cũng trong thời gian đó, những phần tử ưu tú, tinh hoa nhất của giới trí thức Nga truyền thống đã bị cưỡng bức rời quê hương - mở đầu cho một thông lệ tệ hại ở Liên Xô là chính quyền có thể trục xuất chính công dân mình nếu cảm thấy ai đó có thể không hợp hoặc không có lợi cho họ.

Đấy cũng là tội của Lenin - người rất thấu hiểu sức mạnh của tri thức nên đã rất mạnh tay với giới trí thức, với nền văn hóa truyền thống Nga.
Thế nên, rất có thể đối với Đảng Cộng sản Liên Xô, hoặc với cá nhân ai đó thì Lenin (từng) là thần tượng, là người hiền, nhưng chỉ cần đọc lại một chút những nghiên cứu lịch sử đứng đắn là biết được di sản của Lenin nguy hại như thế nào đối với một phần đáng kể nhân loại.
Vậy có nên tiếp tục nhắm mắt nhắm mũi mà sùng bái ông hay không, nhất là nhiều khi chỉ là theo quán tính, theo thói quen mà không hề có óc suy xét?
Hơn thế nữa, liên quan tới quyết định của thành phố nọ, có thể nghĩ xem Lenin đã làm được gì cho Ukraine, mà Ukraine cần giữ tượng đài Lenin ở mọi nơi?
Những pho tượng ấy đã được dựng lên - và có thể phù hợp với ý thức hệ bị cưỡng bức của một thời kỳ nào đó, khi dân tộc Ukraine chưa được độc lập - thì bây giờ, sau hai mươi ba năm, nếu thấy nó ko còn phù hợp nữa, người ta hạ xuống. Có gì đáng thương khóc?
Những tượng đài Lenin, hồi xưa vốn hiện diện nhan nhản, đa phần do bị bắt buộc ở các nước xã hội chủ nghĩa cũ tại Đông Âu, thì nay dường như đã bị loại sạch.

Có những nơi như tại Hungary, những pho tượng ấy được tập trung lại một nơi để ai có nhu cầu tìm hiểu quá khứ có thể tới thăm viếng.

Thêm một pho tượng Lenin bị kéo đổ ở Ukraine
Như thế là văn minh: vị trí của chúng là ở đó, chứ không phải tại các quảng trường, nơi công cộng... bởi công tội phải phân minh.

Cũng như, lịch sử phải được tôn trọng, quá khứ phải được nhìn nhận sòng phẳng. Người dân Đông Âu biết đánh giá hơn ai hết giá trị to lớn của nền văn hóa Nga, vẻ đẹp của đất nước Nga, họ cũng không có vấn đề gì với dân tộc Nga vốn được mô tả như những con người hiền hậu, tốt bụng và mến khách. Tuy nhiên với những trải nghiệm lịch sử đau đớn, họ quá hiểu cần gìn giữ cái gì, và loại bỏ cái gì.
Việt Nam ta ở xa, chớ nên 'dạy khôn' cho họ.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả ký bút danh Người Dân đã đăng trên trang Nhịp cầu Thế giới hôm 20/8/2014 ở Hungary.
Ghi chú:
Rosa Luxemburg (1871-1919) là nhà cách mạng, triết gia, tác giả cuốn “Về cuộc cách mạng Nga” (Die Revolution in Russland) viết trong tù ngục để phê phán chủ trương của Lenin - tiêu diệt các đảng phái đối lập và bóp nghẹt dân chủ trong chính nội bộ Đảng. Rosa Luxemburg để lại câu nói nổi tiếng, đến giờ vẫn hay được trích dẫn: “Tự do dành riêng cho những ai ủng hộ chính phủ, dành riêng cho thành viên một đảng – cho dù đông đảo đến mấy – cũng không phải là tự do. Tự do, luôn phải là tự do của những người khác chính kiến”.

Maxim Gorky (1868-1936), tác giả “Những suy tưởng không hợp thời” về cách mạng cộng sản Nga, bị cấm tại Liên Xô trong bảy thập niên trong khi chính quyền vẫn tung hô Gorky như là nhà văn lớn nhất của trường phái Hiện thực Xã hội chủ nghĩa. Nguyên tác Nga ngữ thì kiếm: М. ҐОРЬКИЙ: Несвоеврменные мысли (đăng lần đầu trên tạp chí Литературное обозрение, số 9, 10, 12 năm 1988).



 Đời Mồ Côi

 

Em sinh ra đã không hề biết mẹ

Hàng ngày Em theo chị để ăn xin

Ngày đầu đường đêm ghế đá công viên

Sống lay lắt nhờ đồng tiền thiên hạ.

 

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Lisa Pham Vấn Đáp official-24/11/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link