Monday, September 29, 2014

“Đầy tớ – Ông chủ” xưa và nay



“Đầy tớ – Ông chủ” xưa và nay

27/09/2014

RadioCTM - Trần Quang Thành

 Đầy tớ - Ông chủ; xưa và nay

http://www.radiochantroimoi.com/wp-content/uploads/2014/09/20140927-ctm-danlentieng.mp3




Sự kiện Hà Nội vừa mở ra cuộc triển lãm về Cải cách ruộng đất (1946- 1957) dự định kéo dài đến cuối năm, nhưng mới sau 2 ngày thì đã vội vàng đóng cửa vì gặp phải những phản ứng của người dân.
Theo các dữ liệu thì đã có hàng mấy triệu người bị tàn sát nhân danh đấu tranh giai cấp, những tàn phá kinh hoàng về nền tảng đạo đức, tinh hoa văn hóa ở nông thôn Việt Nam. Biết bao gia đình tan vỡ, ly dị vì «mâu thuẫn giai cấp», con cái bơ vơ.

Nhưng những thành phần địa chủ bị đấu tố trong Cải cách ruộng đất là ai ? So với thành phần “địa chủ thời nay” có sự khác biệt nào ? Còn đời sống của những “ông chủ” ra sao ? Mời quý thính giả theo dõi cuộc trò chuyện của phóng viên Trần Quang Thành với ông Trương Minh Hường ở Hà Nam. http://www.radiochantroimoi.com/wp-content/uploads/2014/09/20140927-ctm-danlentieng.mp3

Thông báo của FBger Phạm Thành: nhưng làm việc với CA

FBger Phạm Thành 
Nhà văn FBger Phạm Thành,
tức blogger Bà Đầm Xoè
TRẬN ĐẤU GIỮA AN NINH TP HÀ NỘI VỚI PHẠM THÀNH BẤT NGỜ BỊ ĐÌNH HOÃN

Sau 1,5 ngày làm việc (sau đây gọi là trận bóng đá), tức qua ba hiệp (mỗi buối làm viêc là một hiệp) với An ninh Công an TP. Hà Nội được dừng lại để Phạm Thành kiếm Luật sư đá tiếp hiệp 4, hiệp 5 thì bất ngờ khi Luật sư Hà Huy Sơn đến làm thủ tục theo lời hẹn của An ninh Hà Nội thì Luật sư Sơn lại nhận được câu trả lời, Luật sư chưa có vài trò gì trong trận đấu này.
Vì những lý do tiền hậu bất nhất của Công an như vậy, Phạm Thành quyết định không lên sân 54 Trần Hưng Đạo đá tiếp hiệp 5, hiệp 6 với đội An ninh Hà Nội trong ngày thứ 6 này nữa.

An ninh công an Hà Nội muốn đá tiếp với Phạm Thành cần phải làm thủ tục mới.


Đó là lý lo hiệp bán kết 1, bán kết hai dư định đá sáng nay giữa An ninh Công an Hà Nội với Phạm Thành đã không diễn ra.
Vậy Phạm Thành thông báo cho các khán giả trên FB được rõ.

Thưa với đội trưởng, đội phó Đội An Ninh Hà Nội và thưa với các cổ động viên, thực lòng Phạm Thành muốn đấu tiếp. Bạn bè Phạm Thanh luôn cổ vũ cho Phạm Thành đấu tiếp. Chiều qua, bạn bè đến thăm Phạm Thành cũng cổ vũ như vậy.

Theo tinh thần công khai minh bạch của đảng, nhà nước, trong vài giờ đồng hồ nữa, Phạm Thành sẽ có bài tường thật về các hiệp đấu: 1,2, 3 đã diễn ra trong ngày 22 và 23.9.2014, mời các FBger đón xóm.

Phạm Thành

nguồn: http://badamxoevietnam2.wordpress.com/2014/09/27

* Để biết thêm về sự việc này, mời quí độc giả theo dõi cuộc phỏng vấn của RadioCTM với Blogger Phạm Thành tại http://radiochantroimoi.com/tieng-noi-da-nguyen/blogger-ba-dam-xoe-cong-viet-nam-vi-pham-quyen-tu-tu-tuong.html


Đừng làm ếch chín trong nồi

Thái Tuấn

 
Khi bị đun từ từ, ếch không biết mình
đang bị luộc chín (nguồn: internet)

Một tâm lý khá phổ biến của người Việt Nam đó là “nước đến chân mới nhảy” khi giải quyết các vấn đề của mình. Điều này thể hiện ở những vấn đề hàng ngày như quản lý sức khỏe. Nhiều người nhất quyết không muốn đi bệnh viện dù có một số triệu chứng quan ngại ban đầu. Tâm lý “không sao đâu nó tự khỏi thôi” khá phổ biến. Đến khi bệnh bùng phát, không chịu được nữa mới vào bệnh viện. Nhẹ thì chạy chữa tốn kém làm tổn hao tài sản và sức khỏe, nặng thì bệnh viện trả về vì ung thư đã vào giai đoạn cuối.

Tâm lý né tránh này cũng phổ biến trong nhiều vấn đề khác. Ai cũng biết thực phẩm độc hại phổ biến nhưng “ăn thì có hại không ăn thì chết” nên tặc lưỡi cho qua. Các cơ quan quản lý an toàn thực phẩm cũng biết nhưng mình họ không giải quyết được.

Phần vì năng lực hạn chế, phần vì động lực chiến đấu với “các thế lực thù địch” không có. Chỉ có hàng chục triệu người tiêu dùng đơn lẻ không có tổ chức than thở với nhau. Tiếc rằng không mấy ai kiên quyết đặt câu hỏi tại sao vấn đề tồn tại, làm sao giải quyết được để tất cả mọi người có cuộc sống an toàn hơn?

Ngoài những vấn đề thiết thân hàng ngày, tâm lý “buông xuôi” cũng khá phổ biến trong các vấn đề quốc gia đại sự khác. Ai cũng nói giáo dục là quốc sách, là tương lai, là nền tảng cho sự phát triển cá nhân và dân tộc.

 Tuy nhiên khi vào lớp một “cháu nào cũng thông minh, cũng háo hức, cũng tài giỏi”, sau hơn 10 năm đèn sách sinh viên của chúng ta thành “thụ động, thiếu kỹ năng, yếu trong tư duy độc lập”. Các dự án cải cách giáo dục tốn kém nhưng cũng chỉ hời hợt vì cốt lõi của vấn đề là triết lý giáo dục tự do không được động chạm đến. Con em chúng ta vẫn được dạy cách tư duy theo người khác hơn là cách tư duy độc lập của riêng mình.

Ai cũng biết doanh nghiệp nhà nước đang làm ăn không hiệu quả, nợ công chồng chất. Ai cũng biết nguồn lực quý giá của đất nước đang được giao vào tay những người nhìn công ty theo nhiệm kỳ. Chúng ta vẫn chưa thoát được tư duy thời bao cấp để thấy một công ty tư nhân cũng đóng góp vào sự vững mạnh của đất nước như một công ty nhà nước. Điều quan trọng là lương, chế độ bảo hiểm và điều kiện lao động của người công nhân được bảo đảm như thế nào. Chính vì vậy vấn đề vẫn chỉ được giải quyết ngoài vỏ vì “kinh tế nhà nước vẫn phải là trụ cột”. Các cải cách cũng không thoát được cái khung cho chính mình tạo ra.

Tất cả những vấn đề này không làm cho người Việt Nam chết ngay lập tức, hay đất nước Việt Nam khủng hoảng rối loạn ngay lập tức. Tuy nhiên, nó làm hao mòn tài nguyên, ý chí và bản lĩnh của con người. Chúng ta dần dần tắc vào thế kẹt, không phát triển được và quanh năm than thở và vá víu những mục nát do chính mình đặt nền tảng tạo ra. Nói đơn giản, chúng ta như con ếch ngồi trong nồi nước trên bếp, nước nóng dần lên mà không hay, đến khi biết thì đã quá muộn để có thể nhảy ra khỏi nồi.

Khi đối mặt với một vấn đề hãy tìm hiểu đến tận cùng nguyên nhân của nó. Khi đối mặt với một vấn đề hãy bắt tay giải quyết nó. Cuối cùng đất nước là của mình, không phải của ai khác để mà trông chờ vào sự cưu mang của họ. Mình phải tự giải quyết trước khi quá muộn thành ếch chín trong nồi. 

Và sau đây là một cảnh điển hình đáng lo âu trong ngành giáo dục Việt Nam:
https://www.facebook.com/video.php?v=1556539661232512&set=vb.100006294795941&type=2&theater

nguồn: http://dienngon.vn/Blog/Article/dung-lam-ech-chin-trong-noi



Sự tồi tệ của tâm lý bầy đàn

Nguyễn Trần Sâm

 

Tôi chưa được thấy ở đâu một định nghĩa chính xác về tâm lý bầy đàn. Nhưng tôi đoán, cụm từ này có thể được hiểu theo hai cách. Thứ nhất là giống như “tâm lý đám đông”, tức là tâm lý chung của một đám người, với những “hiệu ứng” của nó, nhưng nghiêng về kiểu không có suy nghĩ, gần với bầy đàn động vật. Thứ hai là tâm lý của những cá thể, luôn muốn sống giữa đám đông, sợ những khoảng thời gian đơn độc, và làm gì cũng đều nhìn đám đông mà làm theo, gần như không suy nghĩ, không có quan điểm và sở thích riêng.

Trong bài này, chúng tôi nói về tâm lý bầy đàn theo cách hiểu thứ hai.
Mỗi một con người đều cần đến những người chung quanh: gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, đoàn thể,… Cần vì nhiều lý do. Thứ nhất là vì có những nhu cầu trong cuộc sống mà có sự phối hợp tập thể thì việc đáp ứng sẽ dễ dàng hơn. Thứ hai, quan trọng hơn, là nhu cầu tình cảm: người thân là chỗ dựa tinh thần cho chúng ta. Và thứ ba là nhu cầu nhận thức: việc trao đổi, bàn bạc, học và dạy lẫn nhau là vô cùng quan trọng đối với việc thu nhận và sàng lọc kiến thức, chắt lọc lấy chân lý.

Tuy nhiên, nhận thức và thế giới nội tâm của một con người chỉ có thể hoàn thiện (theo nghĩa tương đối) nếu người đó có khả năng ở một mình trong những khoảng thời gian khá dài (có thể là nhiều ngày). Việc đó vừa thể hiện năng lực tự giải quyết những vấn đề riêng tư, vừa thực sự cần thiết cho việc suy tư, nghiền ngẫm để đạt tới tri kiến sâu sắc, thứ mà người ta khó có thể nhận được khi ở trong đám đông ồn ào, dù là đám đông tụ tập để thảo luận những vấn đề nhận thức, như hội thảo khoa học chẳng hạn. 

Nhà khoa học không thể lúc nào cũng ở trong hội thảo; người đó cần có những lúc ngồi một mình để ý nghĩ và trí tưởng tượng phát huy hết tác dụng. Nhà văn khi viết cũng cần ngồi một mình. Đối với một vài tôn giáo, việc “luyện hồn” càng cần đến sự đơn độc, thậm chí là sự cô độc. Có thể nói, nhu cầu và khả năng sống đơn độc là thước đo sự trưởng thành của con người.

Ngược với nhu cầu và khả năng sống đơn độc, khả năng suy ngẫm để chắt lọc chân lý, là tâm lý bầy đàn. Đó là hiện tượng tồi tệ, với nhiều hệ lụy. Ở đây chỉ xin nêu hai hệ lụy của tâm lý bầy đàn, một liên quan đến đời sống xã hội, và một liên quan đến đời sống cá nhân.

Khi trong xã hội có quá ít người không thoát khỏi tâm lý bầy đàn thì xã hội đó sẽ gặp phải rất nhiều vấn đề nhức nhối. Trong xã hội đó, chân lý không tìm được chỗ đứng. Mỗi thành viên trong xã hội đều sẽ trông chờ có người đem “chân lý” đến cho họ. 

 Khi đó, dù là cái gọi là “chân lý” thực ra là “giả lý”, họ cũng sẽ tiếp nhận một cách hào hứng, và tôn sùng cái nhân vật đem “giả lý” đến cho họ như một vĩ nhân, một vị cứu tinh. Rồi một nhóm người ham quyền lực sẽ quàng cái thòng lọng vào cổ họ, kéo họ đi bất cứ đâu mà nhóm người này muốn. Để giữ an toàn, nhóm người này tiếp tục gieo rắc và khuyến khích tâm lý bầy đàn, không cho mọi người tiếp cận chân lý thực sự.

Trong một xã hội như vậy, luân lý, đạo đức sẽ suy đồi. Đạo đức chân chính sẽ bị thế chỗ bởi sự trung thành với những kẻ cầm thòng lọng. Ai dám hé răng nói lên sự thật chẳng những sẽ bị những kẻ cầm thòng lọng thít cổ cho đến chết, mà còn bị đồng loại ghét bỏ. Con người sẽ trở nên dối trá, và coi dối trá là lẽ sống.
Trong cuộc sống cá nhân (và gia đình), tâm lý bầy đàn làm người ta không thể phấn đấu vì những gì thực sự có ích lợi cho bản thân. 

Những kẻ không giàu, thậm chí rất nghèo, cũng thi nhau vung tiền, kể cả tiền vay mượn, vào những việc lễ lạt, thủ tục vô bổ, để rồi sau đó sống trong nghèo túng và cắn xé lẫn nhau. “Con gà tức nhau tiếng gáy” chính là một biểu hiện của tâm lý bầy đàn. Một biểu hiện khác là “miếng giữa làng bằng sàng xó bếp” – xô xát, tranh cướp nhau chỉ để được một “miếng” không đáng gì, để sau đó sống trong thù hằn, mệt mỏi.

Có những kẻ thấy người khác ở trong tổ chức này nọ có vẻ oai và có “màu”, cũng cố “phấn đấu” để lọt được vào cùng “đội ngũ” với những ông bà oai oách đó, cuối cùng chỉ làm rào chắn để các ông bà đó yên tâm mà “ăn” của thiên hạ. Có kẻ thấy người ta có chức tước, được trọng vọng, cũng cố chạy chọt chỉ để cũng có được tí chức sắc, dù hữu danh vô thực.

 Có kẻ thấy người ta là giáo sư, tiến sỹ, được xưng tụng rổn rảng tại chốn đông người, cũng cố bỏ tiền để kiếm lấy cái chữ “tiến” hay “thạc” chi đó cho đỡ kém cạnh, mà không biết trước được rằng cái giá phải trả lớn hơn nhiều so với cái thu được, trong khi nhận thức thuần túy cũng chẳng tăng thêm được tí nào.

Về lâu dài, muốn tiến tới một xã hội lành mạnh, còn trước mắt là tìm được sự yên tĩnh trong tâm hồn cho chính mình, con người ta buộc phải thoát khỏi tâm lý bầy đàn. Đã có cái đầu riêng của mình, hãy dùng nó để suy nghĩ!

(Tất nhiên, tôi biết có hàng ngàn người nghĩ giỏi hơn tôi, và vì vậy những lời tôi nói đây là lời tâm sự với những người không ở trong hàng ngàn người đó.)
NGUYỄN TRẦN SÂM
Nguồn: daohieu.wordpress.com                                                                                                                                        http://www.ttdq.de/node/1798

Người dân các quốc gia Đông Âu đã đứng lên, người dân các quốc gia Bắc Phi và Ả Rập vùng Trung Đông đã đứng lên, người Ukraina đã đứng lên, quyết định thay đổi con đường đi, thay đổi vận mệnh của đất nước, dân tộc. Người Duy Ngô Nhĩ- Tân Cương, người Tây Tạng và và bây giờ là người dân Hongkong…đã xuống đường, chống lại sự độc tài, mỗi dân tộc một phương pháp khác nhau, thậm chí bằng cái cách tuyệt vọng nhất như người Tây Tạng. Ít nhất, các dân tộc ấy đã cho thế giới thấy họ nghĩ gì, muốn gì. Và ngay cả dân Trung Quốc, với sự kiện Thiên An Môn đẫm máu…                                                                                                                                                                      Phần còn lại chúng ta thì sao?


No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Lisa Pham Vấn Đáp official-24/11/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link