|
||||||||||||||||
|
Lá Thư Úc Châu
Chúc Thân hữu Thân Tâm An Lạc
Trang Thơ Nhạc ngày cuối Tuần: 25-11-12
1.
Nhạc:
Thu sầu
Nhạc: Lam Phương
Tiếng hát: Ngọc Hạ
2.
Đọc:
- Vũ Đức
Khanh (Câu chuyện Thời sự: Thâm ý
Trung quốc trong "Hộ chiếu điện tử" mới)
- Nguyễn
Quang Lập (Nhận định cốt lõi)
- Trần Tuấn
Kiệt (Câu chuyện Văn học: Nhà văn Duyên Anh)
- Thơ từ Bạn
bè gởi (Lê Nguyên Tịnh, Mưa)
Tình thân,
Kính.
NNS
............................................................................................................................................
1.
Câu chuyện Thời sự:
Kính.
NNS
............................................................................................................................................
1.
Câu chuyện Thời sự:
Luật sư Vũ Đức Khanh và Lê Quốc Tuấn
(Viết riêng cho BBC từ Canada)
Thâm ý Trung Quốc trong “hộ chiếu điện tử” mới
Ý định ấn hành hộ chiếu điện tử mới của Trung Quốc, trong đó có in hình tấm bản đồ cố ý muốn mô tả chủ quyền của Trung Quốc trên vùng lãnh hải đang tranh chấp ở Biển Đông và vùng biên giới Bắc Ấn đã chọc tức các quốc gia láng giềng.
Ý định này, dù cho hậu quả có thể được giải quyết một cách hòa bình, nhưng nếu không được điều chỉnh, sẽ đại diện cho một sự leo thang vốn cần phải được chặn đứng ngay lập tức.
Theo truyền thông Trung Quốc, kể từ 15/5/2012 công dân Trung Quốc bắt đầu sử dụng hộ chiếu điện tử mới.
Trong hộ chiếu này có in hình tấm bản đồ chín vạch “đường lưỡi bò”. Bản đồ này có cái gọi là “đường chín vạch” phân ranh giới các vùng lãnh thổ trong vùng biển mà Trung Quốc đang có tranh chấp với Philippines, Brunei, Malaysia và Việt Nam, rõ ràng phản ánh các tuyên bố chủ quyền của gần như toàn bộ vùng biển Đông của Việt Nam và phía tây Philippines.
Một chiến lược mà Trung Quốc đang buộc các quốc gia trên thế giới và trong khu vực phải thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc trên tất cả các vùng tranh chấp lãnh hải trên biển Đông.
Hơn cả thế, hình bản đồ trên hộ chiếu mới còn bao gồm cả Arunachal Pradesh, Aksai Chin của Ấn độ và một phần thuộc Đài Loan như lãnh thổ chủ quyền của mình.
Phản
đối
Trong một diễn biến mới nhất hôm 23/11, BBC Việt ngữ cho biết rằng "Ấn Độ và Đài Loan vừa lên tiếng phản đối, tuy mỗi bên ở một góc độ khác, trước hành động của Trung Quốc cho in bản đồ về lãnh thổ và lãnh hải vào hộ chiếu của công dân họ."
BBC Việt ngữ viết tiếp "Đại sứ quán Ấn Độ tại Bắc Kinh ngay lập tức cho biết họ phát hành thị thực có hình bản đồ gồm bang Arunachal Pradesh và vùng Aksai Chin cho công dân Trung Quốc đến xin visa."
Riêng Đài Loan thì cho rằng việc Trung Quốc cấp hộ chiếu cho công dân của họ với tấm bản đồ ôm trọn Đài Loan là "hành động khiêu khích, phi thực tế", theo hãng thông tấn Associated Press 23/11 đã ghi nhận như thế.
Rõ ràng động thái này của Trung Quốc đang tạo cảm giác trong dư luận rằng dường như đâu đó đang có một "cuộc chiến hộ chiếu" giữa Trung Quốc và các quốc gia có cùng tranh chấp lãnh thổ và lãnh hải với họ.
Cũng xin nhắc lại trước đó hôm thứ Năm 22/11, Ngoại trưởng Philippines ông Albert del Rosario đã “mạnh mẽ” phản đối hành động này trong công văn gửi đến tòa đại sứ Trung Quốc tại Manila.
Phát Ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam ông Lương Thanh Nghị cũng chính thức phản đối, yêu cầu phía Trung Quốc phải “sửa chữa sai lầm” cố ý này.
Thậm chí, Phát Ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines ông Raul S. Hernandez còn tuyên bố thẳng thừng là bất cứ công dân Trung Quốc nào mang hộ chiếu này là trực tiếp vi phạm chủ quyền lãnh thổ của Philippines.
Hiện chưa rõ bao giờ hộ chiếu này sẽ được chính thức in ấn và có hiệu lực lưu hành. Tuy nhiên Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã có những đáp trả trước phản ứng của Việt Nam, Ấn Độ và Philippines.
Theo nguồn tin của hãng thông tấn Reuters trích dẫn lời Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng hộ chiếu mới phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế.
Bà Hoa Xuân Oánh, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết: “Sổ hộ chiếu có hình bản đồ do Trung Quốc phác thảo không nhắm mục tiêu đến một quốc gia nào cụ thể. Chúng tôi mong các nước có liên quan hãy nhìn sự việc một cách bình tĩnh và hợp lý để không tạo nên những ngăn trở không cần thiết cho dân chúng ..."
Mối
nguy cơ được mặc nhận từ những nước khác
Hơn ai hết, Việt Nam và Philippines nhận thức sâu sắc được mối nguy cơ ác ý tiềm ẩn này. Tuy nhiên, trước mắt thì Liên Hiệp Quốc không có khả năng gì để buộc Trung Quốc phải ngưng việc ấn hành hộ chiếu mới.
Còn đối với các nước không có quyền lợi gì cụ thể trong cuộc tranh chấp ở Biển Đông, nếu Trung Quốc chính thức phát hành hộ chiếu này thì việc phải đóng dấu thị thực nhập cảnh vào thật chẳng phải là điều đáng bận tâm lắm, dù có thể họ biết rằng việc đóng dấu vào tấm hộ chiếu ấy là mặc nhiên chấp nhận chủ quyền của Trung Quốc trên các khu vực mà các nước khác trong khu vực còn đang tranh chấp. Và theo thời gian, sự việc có thể chính thức trở thành một sự mặc nhiên chấp nhận yêu sách về lãnh thổ của Trung Quốc.
Chưa kể, việc không nước nào lên tiếng cũng đã có nghĩa là một sự việc chẳng có gì đáng ầm ĩ và một sự ngầm đồng ý rồi.
Với các nước khiếu kiện, tình cảnh thực là thảm thương. Đã không thể ngăn chặn Trung Quốc in hộ chiếu mới, họ cũng không thể ngăn chặn viên chức hải quan các nước ngoài đóng dấu thị thực trên các hộ chiếu ấy.
Riêng đối với Việt Nam, Philippines cùng các quốc gia khiếu kiện khác, việc chỉ dóng lên lời phản đối sẽ đơn giản là không đi đến đâu.
Tìm
kiếm giải pháp:
Có giải pháp nào cho những quốc gia phải gánh chịu thiệt hại?
Trông chờ vào Tòa án Công lý quốc tế sẽ là một sự lãng phí thời gian. Trung Quốc, trong tư cách là một thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, sẽ chỉ cần phủ quyết bất cứ nỗ lực nào muốn thi hành một phán quyết bất lợi cho mình.
Nếu không có một cơ quan có thẩm quyền tối cao để giải quyết, thì trong trường hợp này bên thưa kiện, quốc gia vốn gánh chịu thiệt thòi sẽ chỉ còn cách tự giải quyết trong khả năng của mình.
Biết được thực tế này, các quốc gia khiếu kiện có thể đáp ứng như thế nào? Một lời cảnh cáo nghiêm khắc rõ rệt sẽ khiến Bắc Kinh phải chú ý, tuy nhiên, chiến tranh chắc chỉ nên là giải pháp cuối cùng của tất cả các nỗ lực cần thiết.
Mặc dù cả Việt Nam và Philippines đã từng va chạm với Trung Quốc trong quá khứ, nhưng hiện nay cả họ cũng như Trung Quốc đều không muốn đi đến một cuộc xung đột bằng quân sự.
Vẫn biết một cuộc đối đầu như thế sẽ nghiêng phần thắng về phía Trung Quốc, nhưng Bắc Kinh hiểu rõ một kịch bản như thế sẽ chỉ phục vụ cho việc lập tức mời gọi Hoa Kỳ và đồng minh Phương Tây nhảy vào can thiệp trong khu vực.
Các nước khiếu kiện có thể tuyên bố từ chối không cho công dân Trung Quốc nhập cảnh không?
Chắc chắn là các nhà lãnh đạo ở Việt Nam, Philippines, và các quốc gia khiếu kiện khác có thể ngăn chặn các công dân Trung Quốc mang hộ chiếu mới này qua lại cửa khẩu của họ. Tuy nhiên, làm như vậy sẽ có thiệt hại lớn về tài chính.
Việc mất khách du lịch, chuyên viên lao động, thương gia và các doanh nghiệp sẽ có thể được cảm nhận gần như ngay lập tức.
Quan trọng hơn nữa là các nước khiếu kiện có thể từ chối nhưng lại không làm gì được khi các nước khác không có tranh chấp tiếp tục chấp nhận đóng dấu thị thực nhập cảnh cho hộ chiếu mới này.
Vậy thì làm gì bây giờ?
Khi mối đe dọa của chiến tranh không còn hiện hữu và các tiến trình ngoại giao đã được tiến hành thì họ còn có thể làm được gì khác nữa? Có lẽ giới quan chức các nước khiếu kiện hiện đang có cùng một suy nghĩ như vậy: tại sao mình không in hộ chiếu mới với tuyên bố chủ quyền của mình trên những vùng tranh chấp? Nếu Trung Quốc có thể tuyên bố và sử dụng một chiến thuật như vậy, tại sao mình lại không thể làm được như thế nhỉ?
Nếu Việt Nam, Philippines, Malaysia, và các quốc gia khiếu kiện khác bắt đầu in và lưu hành hộ chiếu mới với những tuyên bố tương tự trên cùng một lãnh thổ tranh chấp với Trung Quốc, hoặc tiến hành một hành động trả đũa như Ấn độ đã làm bằng cách đóng dấu bản đồ nước mình trên hộ chiếu của người Trung Quốc, và nếu những hộ chiếu này được đóng dấu thị thực cùng người chủ sở hữu đi du lịch quanh thế giới, nó sẽ khiến Trung Quốc phải tranh cãi lại.
Khi ấy cả Trung Quốc và các quốc gia khiếu kiện sẽ thấy mình cùng ở trong một vòng luẩn quẩn.
Ai cũng đều cùng tuyên bố quyền sở hữu của mình trên cùng một khu vực. Để rồi, nếu mọi bên đều khẳng định chủ quyền trên cùng một khu vực thì yêu cầu của bên nào là hợp pháp hơn cả và các yêu cầu của mỗi bên có được cộng đồng quốc tế chấp nhận ngang nhau?
Một
giải pháp vĩnh viễn vô điều kiện
Tất nhiên là những điều trên sẽ không xảy ra. Rất có thể là một viên chức cao cấp nào đó trong giới lãnh đạo Trung Quốc quyết định quay lại với hộ chiếu cũ. Nghĩa là từ bỏ việc in kèm hình bản đồ chín vạch “đường lưỡi bò”.
Tuy nhiên, bất kể kết quả ra sao, tập phim này chỉ là một chương trong bộ phim dài nhiều tập - đã nhấn mạnh và củng cố sự cần thiết để phải giải quyết các tranh chấp.
Sự kiện bản đồ trên hộ chiếu điện tử mới của Trung Quốc có thể là một hành động có tính toán nhằm thử thách phản ứng của các nước trong khu vực kể cả Ấn Độ, một nước lớn đang có những cạnh tranh đáng kể với sức vươn dậy của Trung Quốc trên bàn cân chính trị kinh tế thế giới.
Thật không may, cho đến nay trước sự khiêu khích ngày càng tăng của Trung quốc, tình trạng rời rạc mất đoàn kết, thiếu quyết đoán, và không hành động của các quốc gia khiếu kiện đã và đang gây tai họa cho các tranh chấp tại Biển Đông và ngăn chặn các giải pháp hòa bình.
Trung Quốc từng nổi tiếng với những mưu chước kiểu đánh bùn sang ao, đặt cái cày trước con trâu. Trong khi đó Việt Nam, Philippines, Malaysia và các quốc gia khiếu kiện khác đã tiếp tục cứ phải giận bừng mặt và gần như bất lực.
Trung Quốc luôn ung dung thoải mái trong tư thế của mình. Họ có được những cách thức và phương tiện để khẳng định trường hợp của mình. Trong khi đó, các nước khiếu kiện không có gì có thể so sánh được với người láng giềng xấu bụng này.
Trong khi chờ đợi một giải pháp cuối cùng, Trung Quốc vẫn đang tận hưởng vị thế nước lớn của mình để vừa o bế vừa tạo sức ép lên các nước chung quanh.
Chừng nào các quốc gia khiếu kiện còn tiếp tục phản ứng với Trung Quốc, tranh chấp Biển Đông còn leo thang dần. Hôm nay, mối bất đồng là vì tấm hình bản đồ trên hộ chiếu. Ngày mai có thể là vì một điều gì đấy, ít hài hước hơn. Hôm nay, cuộc tranh chấp về một số hình ảnh trong hộ chiếu cũng có thể đáng buồn cười, nhưng nếu ngày mai cuộc tranh chấp leo thang dần đến việc thiết lập căn cứ quân sự trên các hải đảo thì điều gì sẽ có thể xảy ra ?
Như dự kiến, Philippines, Brunei, Malaysia và Việt Nam đang chuẩn bị gặp nhau vào ngày 12/12 để thương thảo về chủ quyền lãnh hải trên Biển Đông và vai trò của Trung Quốc.
Liệu sự kiện bản đồ trên tờ hộ chiếu điện tử đang dấy lên những lo lắng trong khu vực nam Á, trải suốt từ biên giới Ấn Trung sang tận vùng Biển Đông có là những giọt cuối cùng của ly nước quá đầy trong khu vực hay không?
Quả là đã đến lúc để Trung Quốc và các quốc gia khiếu kiện nên chấm dứt các trò chơi vờn nhau như thế này. Một giải pháp có điều kiện không thể là một giải pháp vĩnh viễn. Thẳng thắn mà nói, trong mối quan hệ quốc tế mang tính nhạy cảm này, khái niệm mất thể diện là lỗi thời và vô dụng.
Trong những tranh chấp về biên giới và lãnh hải giữa Trung Quốc và các nước liên hệ, một giải pháp cuối cùng chỉ có thể có được khi các quốc gia khiếu kiện đều sẵn sàng trực diện giải quyết vấn đề trên cơ sở luật pháp quốc tế, tinh thần nhân nhượng và tất cả đều phải sẵn sàng để chịu thiệt thòi khi cần thiết.
(Source: BBC)
2.
Nguyễn Quang Lập
Nhận định cốt lõi
Nguyễn Quang Lập
Nhận định cốt lõi
Trả lời phỏng vấn
RFA (tại đây), nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc có hai nhận định
quan trọng.
Một là: “Nếu
Trung Quốc quyết định in bản đồ hình lưỡi bò bao gồm hơn 80% diện tích Biển
Đông thì đó là hành động cuối cùng làm thức tỉnh những ai còn ảo tưởng về sự
phát triển hòa bình của Trung Quốc.”
Hai là: “Một
khi Trung Quốc xem Biển Đông là lợi ích cốt lõi. Và một khi Việt Nam xem tình hữu
nghị Việt – Trung là lợi ích cốt lõi thì Việt Nam sẽ mất tất cả.”
Mình cho nhận định
thứ hai là nhận định cốt lõi. Vấn đề là liệu Việt Nam có xem tình hữu nghị Việt
– Trung là lợi ích cốt lõi hay không? Có. Chắc chắn là có.
Trong bài trả lời
phỏng vấn báo QĐND ngày 16/9/2012 (tại đây), trung tướng Nguyễn Chí Vịnh đã khẳng định:
“Chúng ta luôn phải nhớ nằm lòng kim chỉ nam “Độc lập dân tộc gắn liền với Chủ
Nghĩa Xã Hội” mà Đảng ta và Bác Hồ đã chỉ ra. Bảo vệ vững chắc chế độ XHCN mới
giữ được độc lập chủ quyền”.
Chả biết tổ
tiên ta từ Đinh Lý Trần Lê không có CNXH thì bảo vệ Chủ quyền thế nào nhưng tới
thời của ta thì tướng Vịnh đã khẳng định như đinh đóng cột: chỉ có bảo vệ được
CNXH mới bảo vệ được Chủ quyền. Mà muốn bảo vệ được CNXH thì không thể không coi
tình hữu nghị Việt- Trung là lợi ích cốt lõi. Nói trắng ra, nếu TQ buông thì
CNXH ở Việt Nam trước sau cũng xong om.
Từ
đó ta có công thức bảo vệ chủ quyền như sau: Coi hữu nghị Việt-Trung là lợi ích
cốt lõi để bảo vệ CNXH…. Mà nhờ bảo vệ được CNXH mới chống lại họa xâm lăng của
TQ. Ai cũng thấy đây là "công thức bảo vệ Chủ quyền hài hước nhất mọi
thời đại".
Từ đó ta mới thấy
nhận định của nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc đúng là nhận định cốt lõi, nếu như
ta thực lòng muốn bảo vệ Chủ quyền.
Câu hỏi cuối
cùng là: Liệu không có Chủ Nghĩa Xã Hội thì Việt Nam có bảo vệ được chủ quyền
không?
Hu hu cái này
phải hỏi bốn ngàn năm Lịch sử chứ bọ Lập không biết.
HÀ NỘI (NV) - Nhà cầm quyền CSVN lẳng lặng đưa ra biện pháp đối phó với hộ chiếu điện tử của Trung Quốc có in hình cái “Lưỡi Bò” chiếm đến 80% biển Ðông.
Báo Anh Quốc Telegraph ngày Thứ Năm (22-11-12) thuật lời một số du khách Trung Quốc cho hay cơ quan đi trú của Việt Nam từ chối dán một tờ chiếu khán nhập cảnh vào bên trong hộ chiếu của người Trung Quốc như vẫn làm. Thay vào đó, họ đưa cho một tờ chiếu khán riêng rẽ.
“Khi tôi làm thủ tục nhập cảnh, viên chức CSVN từ chối đóng dấu nhập cảnh trên hộ chiếu của tôi.” David Li, 19 tuổi, một người Trung Quốc, nói với ký giả báo Telegraph.
“Họ nói cái chiếu khán của tôi vô giá trị. Họ cho biết vì trên cái hộ chiếu có cái bản đồ biên giới biển Ðông lấn vào lãnh thổ Việt Nam. Cho nên nếu họ đóng dấu vào đó có nghĩa là họ công nhận tuyên bố của Trung Quốc”.
Người thanh niên này cho biết thêm, có hai hành khách Trung Quốc khác cùng chuyến bay cũng gặp hoàn cảnh như thế và cả bọn họ đều bị buộc mua tờ chiếu khán nhập cảnh mới của Việt Nam với giá 50 ngàn đồng (khoảng $2.40 USD).
Cái hộ chiếu điện tử của Trung Quốc in hình “Lưỡi Bò” được Bắc Kinh lặng lẽ in gần 6 triệu cái và chuẩn bị từ tháng 4 năm 2012, mãi đến gần đây mới phát hành. Bộ Ngoại Giao Việt Nam và Philippines đã lên tiếng chính thức phản đối Bắc Kinh chủ trương bá quyền và sai trái. Thấy Bắc Kinh lộng hành, Ấn Ðộ cũng phát hành hộ chiếu có in hình xác định chủ quyền lãnh thổ khu vực đang tranh chấp với Trung Quốc.
4.
Câu chuyện Văn học:
Sa Giang-Trần Tuấn Kiệt
Nhà văn Duyên Anh : "Tôi không chơi văn chương và triết lý"
Hình ảnh Thiên đường và đất Hứa của tuổi trẻ trong tác phẩm của Duyên Anh - tuổi trẻ được phục sinh vừa thơ mộng, kỳ diệu, vừa phẫn nộ trong lầm than 1 vùng nhân thế .
Ngòi bút của Duyên Anh -tên thật Vũ Mộng Long- chạy cùng khắp nẻo trần lụy, cho đến cõi phong nhiêu lãng mạn thiên đường.
Nói về Duyên Anh, đúng ra, ta nên đọc tác phẩm (rất nhiều) của nhà văn này, chứ nói, thì làm sao nói hết, nói đủ. Ta để cho nhà văn Duyên Anh nói, ta [ nên ] lắng nghe thì đúng hơn .
Duyên Anh nói về văn mình, như vầy :
"... truyện của tôi không cần cầu kỳ , không tối tăm, không ngộp thở. Tôi không chơi văn chương và triết lý. Nó bình thường như một người Việtnam bình thường, mộc mạc. Tôi không kêu thét, hãi hùng, trong tác phẩm, không băn khoăn về thân phận con người, không tìm hiểu, vì sao mình đang sống, tại sao mình sẽ chết . Không có tâm linh, siêu hình... Nghĩa là, tôi không thích đánh vật, với những cái gì, tưởng như kỳ bí, khó hiểu, suy tư nát óc. Không ai bắt người viết văn phải đưa một triết thuyết hay vấn đề triết lý trong tiểu thuyết của y. Người đoc tiểu thuyết chỉ đòi hỏi; nhà văn có làm họ rung động không? Nếu làm độc giả đọc mình rung động, thì y đã đạt nổi nghệ thuật viết tiểu thuyết của y [rồi].
" Văn chương Việtnam nó vốn nhẹ nhàng, bay bổng, tươi sáng, mộng thơ và hiền hoà. Tôi muốn nhẹ nhàng, bay bổng ..."
(DUYÊN ANH).
Bên sông Trà Lý, những người miền Nam, như tác giả đây (T.T.K.) chưa hề biết. Nhưng cái tên Trà và Lý, nó đượm mùi Thiền, khiến tác giả nhớ đến một thời chơi của người Nhật "trà đạo". Nơi Vũ Mộng Long- Duyên Anh chào đời vào ngày 16- 8- 1935 ở thị xã Thái Bình, tỉnh Thái Bình [ Bắc Việt ].
Thuở bé, tôi sống ở Đồng Tháp Mười, chạy loạn vào một vùng toàn bông vải.Thuở ấy, bờ bến, cồn bãi hoang vu, vườn bông vải thổi suốt ngàn dậm, đẹp như tơ trời bay rợp.
Tác giả là 1 đứa bé, trần truồng, chạy giỡn dưới khu vươn bông vải. Và gần 20 năm sau, viết 1 tập thơ, lấy tên là Lời gởi cây Bông vải .
Cái tên Trà Lý, quê hương của Duyên Anh, gợi cho tác giả một vấn đề văn hóa. (Có lẽ để ngoài đề viết về ông, đôi chút, ở đây).
Sở dĩ, khi viết quyển Sát đát truyện, tác giả có đi tìm lại phong tục, tập quán trong sách sử của ta xưa, thì thấy: người Tàu, trước thời Đường, chưa có phong tục uống trà- tất nhiên là chưa có cây trà nào mọc ở bên Tàu. Hoặc có, thì các người dân Trung hoa chưa biết [cây trà] để mà dùng. Đến đời Đường về sau, người Tàu thường đi lại miền Nam, sang biên giới Việt Tàu và mang về thứ hảo hạng của dân Việt này để nhấm nháp, làm thơ. Từ đó, du nhập văn hóa trà của phương Nam mà Tàu mới có Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị, Lão Trang và v. v. ...( xin hiểu , trên bình diện văn hoá ). Từ đó, mới có loại Trảm mã trà, Thiên thai trà, Vân Nam trà, Bạch Viên trà, và cho tới ..Thiết Quan Âm ngày nay ...
Các loại trà ấy là con cháu của trà Việt, do người Tàu đem về nước [họ]. Văn hoá Nhật thì lại nhập cảng văn hoá Tàu. Té ra người Nhật trà đạo mà họ viết thành hệ thống tư tưởng văn minh ấy, đều là cháu chắt văn minh trà Việtnam. Hồi xưa, còn có tên ngon lành hơn, là Đại Việt.
Duyên Anh sinh ra nơi đất Trà Lý. Không biết noi đó có Trà có cây Lê, cây Lý hay không? Nhưng xưa nay, cổ nhân có nhận xét : Địa linh sinh nhân kiệt. Tất nhiên, Duyên Anh không phải là hạng anh hùng hào kiệt, nuốt trời, mửa đất, như cỡ Sở bá vương Hạng Võ, môn đệ Khổng Khâu.
Duyên Anh thừa hưởng tinh thần lãng mạn Âu châu, từ những Lamartine, Victor Hugo, cho đến sau này; những tác giả Tự lực văn đoàn, các nhà thơ, tiền chiến, hậu tranh.
Nhưng thừa hưởng, là những nguyên tính chất trong con người. Duyên Anh, mặc dầu bảo văn chương mình trong sáng, bay bổng..nhưng thứ khinh khí cầu đó, không hẳn là không chứa đựng những ngày ưu tư, gạn lọc. Và, bao hàm một thái độ triết lý, khi ông phủ nhận thắc mắc về triết lý. Khi đọc Điệu ru nước mắt, Duyên Anh còn là một nhà tâm lý sâu sắc, qua tầm nhận định về bọn trẻ du đãng Duyên Anh viết :
" Tuổi trẻ bơ vơ thèm xả thân cứu giúp đời, mà rốt cuộc tinh thần hào hiệp đó biến thành tinh thầh du đãng ..."
(ĐIỆU RU NƯỚC MẮT) .
Mặc dầu Duyên Anh nổi tiếng về viết văn, nhưng ông cũng là 1 cây thơ, đã sáng tác thật nhiều thơ, đăng trong các báo văn nghệ.
Tôi còn nhớ, ngày tôi nằm trong B3, nơi đó có cả tác giả Con rắn/Vũ Bình Nghi. Chúng tôi cùng sống chung những ngày lao lý ... Trong số quân nhân này, nhiều tay lừng danh là du đãng, anh chị khét tiếng - như Của Gia Định, từ Côn Sơn về - Trong, 11 ngón, tay đâm thuê, chém mướn cũng bị giam cầm tại nơi đây. Khi biết tôi là nhà báo, họ vui vẻ đế chia ngọt, sẻ bùi, đến lo cho tôi, từng thùng nước tắm, từng miếng cơm trắng [để ăn], từng điếu thuốc [để hút], từng miếng bánh ngọt để ban đâm cầu cơ hỏi thăm [đấng vô hình bói toán] về ngày [được] đưa ra tòa xử. Và họ, kỳ vọng trong từng lời cơ, bút gíáng. Khi đó, hầu hết đều hỏi tôi: " Anh có biết nhà văn Nguyễn Thụy Long và nhà văn Duyên Anh không? Cũng như trong Binh chủng Nhảy Dù, thì hỏi :" Anh có biết nhà văn Nguyên Vũ, Phan Nhật Nam không ? ". Tôi gật đầu, trả lời: " Có biết, họ là bạn của tôi đó! Họ là bạn thật, tôi không nói láo ! ".
Nghe tôi nói là bạn của các người này, họ càng vồn vã hơn. Ở Tiểu đoàn 6 Quân cảnh, tôi được họ dành cho 1 nới trải tờ giấy báo ra nằm, và có 1 chú bé mắc được cái võng treo trên vách. Đó là vùng Đà lạt, có gió từ kẽ hở tường giam, họ cũng dành [riêng ] cho tôi .
Không phải tôi ao ước. Chứ những người như Duyên Anh, Nguyễn Thụy Long ngày nay ; được nếm cái mùi tù tội chơi vơi vài ba ngày [thôi], họ sẽ thấy sướng hơn làm tình , và sẽ thăng thiên ngay trong cái thế giới ấy! Tôi nói thế, vì tù lính sướng lắm , chỉ tội có nóng nực kinh khủng mà thôi. Lao tù miền Nam, kẻ có tội bị tù [là] tất nhiên! Tội thời chiến, họ cũng biết vậy, nên dễ dàng thông cảm [với] anh em lao tù. Không hay đánh đập, hành hạ, mà chỉ [bị] hành hạ, khi nào kẻ ấy vào tù, còn ăn cắp, trộm, đánh lộn, bài bạc ...
Thế giới mà Duyên Anh viết, là thế giới mà tôi (TTK) đã kinh qua, đã sống. Duyên Anh kỳ tài, chẳng biết anh đã từng du đãng, từng ở tù lính, từng đau thương trong cái cảnh hèn mọn, bé mọn - giữa đời sống vì nghèo nàn hay chăng?
[Nhưng] thật sự, Duyên Anh là một nhà tâm lý học, tâm phân học - ngoài một tiểu thuyết gia. Đọc sách Duyên Anh, ta còn xem như đọc hàng vạn quyển của S. Freud, nói về phân tâm học (mà làm gì S. Freud có [là tác giả] được hàng vạn quyển?).
4.
Thơ từ Bạn bè gởi:
(i) Lê Nguyên Tịnh
Câu chuyện Văn học:
Sa Giang-Trần Tuấn Kiệt
Nhà văn Duyên Anh : "Tôi không chơi văn chương và triết lý"
Hình ảnh Thiên đường và đất Hứa của tuổi trẻ trong tác phẩm của Duyên Anh - tuổi trẻ được phục sinh vừa thơ mộng, kỳ diệu, vừa phẫn nộ trong lầm than 1 vùng nhân thế .
Ngòi bút của Duyên Anh -tên thật Vũ Mộng Long- chạy cùng khắp nẻo trần lụy, cho đến cõi phong nhiêu lãng mạn thiên đường.
Nói về Duyên Anh, đúng ra, ta nên đọc tác phẩm (rất nhiều) của nhà văn này, chứ nói, thì làm sao nói hết, nói đủ. Ta để cho nhà văn Duyên Anh nói, ta [ nên ] lắng nghe thì đúng hơn .
Duyên Anh nói về văn mình, như vầy :
"... truyện của tôi không cần cầu kỳ , không tối tăm, không ngộp thở. Tôi không chơi văn chương và triết lý. Nó bình thường như một người Việtnam bình thường, mộc mạc. Tôi không kêu thét, hãi hùng, trong tác phẩm, không băn khoăn về thân phận con người, không tìm hiểu, vì sao mình đang sống, tại sao mình sẽ chết . Không có tâm linh, siêu hình... Nghĩa là, tôi không thích đánh vật, với những cái gì, tưởng như kỳ bí, khó hiểu, suy tư nát óc. Không ai bắt người viết văn phải đưa một triết thuyết hay vấn đề triết lý trong tiểu thuyết của y. Người đoc tiểu thuyết chỉ đòi hỏi; nhà văn có làm họ rung động không? Nếu làm độc giả đọc mình rung động, thì y đã đạt nổi nghệ thuật viết tiểu thuyết của y [rồi].
" Văn chương Việtnam nó vốn nhẹ nhàng, bay bổng, tươi sáng, mộng thơ và hiền hoà. Tôi muốn nhẹ nhàng, bay bổng ..."
(DUYÊN ANH).
Bên sông Trà Lý, những người miền Nam, như tác giả đây (T.T.K.) chưa hề biết. Nhưng cái tên Trà và Lý, nó đượm mùi Thiền, khiến tác giả nhớ đến một thời chơi của người Nhật "trà đạo". Nơi Vũ Mộng Long- Duyên Anh chào đời vào ngày 16- 8- 1935 ở thị xã Thái Bình, tỉnh Thái Bình [ Bắc Việt ].
Thuở bé, tôi sống ở Đồng Tháp Mười, chạy loạn vào một vùng toàn bông vải.Thuở ấy, bờ bến, cồn bãi hoang vu, vườn bông vải thổi suốt ngàn dậm, đẹp như tơ trời bay rợp.
Tác giả là 1 đứa bé, trần truồng, chạy giỡn dưới khu vươn bông vải. Và gần 20 năm sau, viết 1 tập thơ, lấy tên là Lời gởi cây Bông vải .
Cái tên Trà Lý, quê hương của Duyên Anh, gợi cho tác giả một vấn đề văn hóa. (Có lẽ để ngoài đề viết về ông, đôi chút, ở đây).
Sở dĩ, khi viết quyển Sát đát truyện, tác giả có đi tìm lại phong tục, tập quán trong sách sử của ta xưa, thì thấy: người Tàu, trước thời Đường, chưa có phong tục uống trà- tất nhiên là chưa có cây trà nào mọc ở bên Tàu. Hoặc có, thì các người dân Trung hoa chưa biết [cây trà] để mà dùng. Đến đời Đường về sau, người Tàu thường đi lại miền Nam, sang biên giới Việt Tàu và mang về thứ hảo hạng của dân Việt này để nhấm nháp, làm thơ. Từ đó, du nhập văn hóa trà của phương Nam mà Tàu mới có Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị, Lão Trang và v. v. ...( xin hiểu , trên bình diện văn hoá ). Từ đó, mới có loại Trảm mã trà, Thiên thai trà, Vân Nam trà, Bạch Viên trà, và cho tới ..Thiết Quan Âm ngày nay ...
Các loại trà ấy là con cháu của trà Việt, do người Tàu đem về nước [họ]. Văn hoá Nhật thì lại nhập cảng văn hoá Tàu. Té ra người Nhật trà đạo mà họ viết thành hệ thống tư tưởng văn minh ấy, đều là cháu chắt văn minh trà Việtnam. Hồi xưa, còn có tên ngon lành hơn, là Đại Việt.
Duyên Anh sinh ra nơi đất Trà Lý. Không biết noi đó có Trà có cây Lê, cây Lý hay không? Nhưng xưa nay, cổ nhân có nhận xét : Địa linh sinh nhân kiệt. Tất nhiên, Duyên Anh không phải là hạng anh hùng hào kiệt, nuốt trời, mửa đất, như cỡ Sở bá vương Hạng Võ, môn đệ Khổng Khâu.
Duyên Anh thừa hưởng tinh thần lãng mạn Âu châu, từ những Lamartine, Victor Hugo, cho đến sau này; những tác giả Tự lực văn đoàn, các nhà thơ, tiền chiến, hậu tranh.
Nhưng thừa hưởng, là những nguyên tính chất trong con người. Duyên Anh, mặc dầu bảo văn chương mình trong sáng, bay bổng..nhưng thứ khinh khí cầu đó, không hẳn là không chứa đựng những ngày ưu tư, gạn lọc. Và, bao hàm một thái độ triết lý, khi ông phủ nhận thắc mắc về triết lý. Khi đọc Điệu ru nước mắt, Duyên Anh còn là một nhà tâm lý sâu sắc, qua tầm nhận định về bọn trẻ du đãng Duyên Anh viết :
" Tuổi trẻ bơ vơ thèm xả thân cứu giúp đời, mà rốt cuộc tinh thần hào hiệp đó biến thành tinh thầh du đãng ..."
(ĐIỆU RU NƯỚC MẮT) .
Mặc dầu Duyên Anh nổi tiếng về viết văn, nhưng ông cũng là 1 cây thơ, đã sáng tác thật nhiều thơ, đăng trong các báo văn nghệ.
Tôi còn nhớ, ngày tôi nằm trong B3, nơi đó có cả tác giả Con rắn/Vũ Bình Nghi. Chúng tôi cùng sống chung những ngày lao lý ... Trong số quân nhân này, nhiều tay lừng danh là du đãng, anh chị khét tiếng - như Của Gia Định, từ Côn Sơn về - Trong, 11 ngón, tay đâm thuê, chém mướn cũng bị giam cầm tại nơi đây. Khi biết tôi là nhà báo, họ vui vẻ đế chia ngọt, sẻ bùi, đến lo cho tôi, từng thùng nước tắm, từng miếng cơm trắng [để ăn], từng điếu thuốc [để hút], từng miếng bánh ngọt để ban đâm cầu cơ hỏi thăm [đấng vô hình bói toán] về ngày [được] đưa ra tòa xử. Và họ, kỳ vọng trong từng lời cơ, bút gíáng. Khi đó, hầu hết đều hỏi tôi: " Anh có biết nhà văn Nguyễn Thụy Long và nhà văn Duyên Anh không? Cũng như trong Binh chủng Nhảy Dù, thì hỏi :" Anh có biết nhà văn Nguyên Vũ, Phan Nhật Nam không ? ". Tôi gật đầu, trả lời: " Có biết, họ là bạn của tôi đó! Họ là bạn thật, tôi không nói láo ! ".
Nghe tôi nói là bạn của các người này, họ càng vồn vã hơn. Ở Tiểu đoàn 6 Quân cảnh, tôi được họ dành cho 1 nới trải tờ giấy báo ra nằm, và có 1 chú bé mắc được cái võng treo trên vách. Đó là vùng Đà lạt, có gió từ kẽ hở tường giam, họ cũng dành [riêng ] cho tôi .
Không phải tôi ao ước. Chứ những người như Duyên Anh, Nguyễn Thụy Long ngày nay ; được nếm cái mùi tù tội chơi vơi vài ba ngày [thôi], họ sẽ thấy sướng hơn làm tình , và sẽ thăng thiên ngay trong cái thế giới ấy! Tôi nói thế, vì tù lính sướng lắm , chỉ tội có nóng nực kinh khủng mà thôi. Lao tù miền Nam, kẻ có tội bị tù [là] tất nhiên! Tội thời chiến, họ cũng biết vậy, nên dễ dàng thông cảm [với] anh em lao tù. Không hay đánh đập, hành hạ, mà chỉ [bị] hành hạ, khi nào kẻ ấy vào tù, còn ăn cắp, trộm, đánh lộn, bài bạc ...
Thế giới mà Duyên Anh viết, là thế giới mà tôi (TTK) đã kinh qua, đã sống. Duyên Anh kỳ tài, chẳng biết anh đã từng du đãng, từng ở tù lính, từng đau thương trong cái cảnh hèn mọn, bé mọn - giữa đời sống vì nghèo nàn hay chăng?
[Nhưng] thật sự, Duyên Anh là một nhà tâm lý học, tâm phân học - ngoài một tiểu thuyết gia. Đọc sách Duyên Anh, ta còn xem như đọc hàng vạn quyển của S. Freud, nói về phân tâm học (mà làm gì S. Freud có [là tác giả] được hàng vạn quyển?).
4.
Thơ từ Bạn bè gởi:
(i) Lê Nguyên Tịnh
Như bóng chim
Một thoáng ghé qua sợ trễ tràng
Con đường ngàn dặm bước hoang mang
Cứ đi nhưng chẳng hẹn nơi đến
Đau. Tựa hồn bóng chiều phai hoang
Dù ngược hay xuôi cũng một dòng
Người ở đầu sông ta cuối sông
Khởi động còn nghĩa là tuyệt tận
Đi rất xuôi về tâm rỗng không
Nắng úa trên sân thấy nhớ nhà
Thân ở quán trọ chợt nhớ ra
Cánh chim chiều muộn bay tìm tổ
Ồ, bóng ngày ràn rụa bóng ta
Quanh quẩn chưa hết vòng dịch kinh
Ta gõ vào đất đất lặng thinh
Còn trời u u niềm tịch mịch
Lòng chiều rách tươm chữ khuyết khinh
(22/11/2012)
(ii) Mưa
Về Chi
Về chi
Sông đã xa nguồn
Mang theo sợi khói
Vô thường mỏng manh
Về chi
Nhoi nhói tình xanh
Buồn buồn mà nhớ
Thủa mình
Nôn nao
Về chi
Lỡ giấc chiêm bao
Hạc bay
Rã cánh
Nghiêng chao
Cuối trời
Về chi
Tiên tiếc một thời
Khuấy trăng tình động
Mơ người đêm thâu
Về chi
Tàn cuộc bể dâu
Ba sinh hương lửa
Kiếp sau đợi người
Về chi
Hoa đã quên cười
Một lần
Gặp gỡ
Ngậm ngùi
Trăm năm
(23-11-12)
.............................................................................
Kính.
NNS
Về Chi
Về chi
Sông đã xa nguồn
Mang theo sợi khói
Vô thường mỏng manh
Về chi
Nhoi nhói tình xanh
Buồn buồn mà nhớ
Thủa mình
Nôn nao
Về chi
Lỡ giấc chiêm bao
Hạc bay
Rã cánh
Nghiêng chao
Cuối trời
Về chi
Tiên tiếc một thời
Khuấy trăng tình động
Mơ người đêm thâu
Về chi
Tàn cuộc bể dâu
Ba sinh hương lửa
Kiếp sau đợi người
Về chi
Hoa đã quên cười
Một lần
Gặp gỡ
Ngậm ngùi
Trăm năm
(23-11-12)
.............................................................................
Kính.
NNS
--
You received this message because you are subscribed to the Google Groups "Van Dan Dong Tam" group.
To post to this group, send email to vandan-dongtam@googlegroups.com.
To unsubscribe from this group, send email to vandan-dongtam+unsubscribe@googlegroups.com.
For more options, visit this group at http://groups.google.com/group/vandan-dongtam?hl=en.
You received this message because you are subscribed to the Google Groups "Van Dan Dong Tam" group.
To post to this group, send email to vandan-dongtam@googlegroups.com.
To unsubscribe from this group, send email to vandan-dongtam+unsubscribe@googlegroups.com.
For more options, visit this group at http://groups.google.com/group/vandan-dongtam?hl=en.
--
TRAN NANG PHUNG
--
TRAN
NANG PHUNG
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment