Mỹ-Trung: Bốn, Năm Năm Tới
(11/21/2012)
Tác
giả : Vi
Anh
Một
tình cờ đầy thích thú. Hai người có thể thay đổi tình hình thế giới xuất hiện
đồng thời trong tháng 11 năm 2012. Ô. Obama qua cuộc phổ thông đầu phiếu của
dân chúng Mỹ và đa số phiếu của cử tri đoàn của các tiểu bang một cách công
khai, ngày 6 tháng 11 tái đắc cử làm tổng thống đệ nhứt siêu cường Mỹ trong bốn
năm tới. Ô. Tập cận Bình được Đảng CS Trung Quốc “cộng đồng tuyển trạch” trong
đại hội trung ương đảng thứ 18, họp kín như bưng, trong hội trường cửa đóng kín
mít, lính gác dày đặc, ngày 14 tháng 11, trong phiên họp bế mạc, Đảng CS cho
trình diện lên như Tổng Bí Thư Đảng CS độc quyền đảng trị toàn diện, kiêm Chủ
Tịch Quân ủy trung ương của quân đội là lực lương vô sản chuyên chính chống đỡ
cho Đảng CS. Với hai chức vụ này coi như vào tháng Ba năm sau Ông Bình sẽ đương
nhiên Quốc Hội đảng cử dân bầu của TC họp thức hoá Ông làm Chủ Tịch Nước Trung
Quốc, với một nhà nước rất giàu như một đệ nhị siêu cường kinh tế thế giới, với
một dân số một tỷ ba người, đông nhứt hoàn cầu nhưng tỷ lệ người nghèo rất cao
trên thế giới.
Đặc biệt, vào ngày Ô. Cận Bình ra mắt quốc dân và thế giới, thì người có quyền thế nhứt ở Mỹ và trên thế giới là TT Obama làm lại một chuyến đi Á châu sau chuyến đi Á châu một năm trước Ông đã công khai công bố «Tuyên bố Thái Bình dương». Trong chuyến đi thứ hai này TT Obama nhiệm kỳ hai, thăm Miến Điện để mở thêm một tiền đồn, một chốt chặn sát nách TC, thăm Thái Lan để củng cố lại tình đồng đội trong Chiến Tranh VN, đồng minh trong 60 năm và mối bang giao lâu đời 180 năm, và ghé Cao Miên, một chế độ TC đang “phóng tài hoá thu nhân tâm” của tập đoàn thống trị. Tại Miên TT Obama sẽ họp và chủ toạ phiên họp thượng đĩnh với lãnh đạo 10 quốc gia Đông Nam Á, ASEAN. Một tổ chức thể chế chánh trị hội viên rất phức tạp, từ CS như VN, Lào, độc tài cá nhân như Miên và dân chủ như Phi luật Tân đồng minh của Mỹ, dân chủ lập hiến như Thái Lan, trên đà dân chủ hoá như Miến Điện.
Chuyến đi trở lại Á châu Thái bình Dương lần này của TT Obama là để tái phát động, tăng cướng và củng cố chiến lược và chiến thuật chuyển trục quân lực và hải lực 60% của Mỹ sang Á châu, vào năm thứ hai. Cho đến nay, có thể nói là màng lưới quan hệ quân sự của Mỹ hầu như đã tỏa khắp vùng Đông Nam Á, chỉ còn một vài điểm trống trong đó có Miến Điện, một cái chốt rất cần vì nó sát TC và bị TC khống chế hàng chục năm.
Không phải một mình TT Obama đi mà Ngoại Trưởng và Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ đã đi trước đến Úc, rồi bay sang Thái Lan, đi Miến Điện với Tổng Thống. Tại Úc hai người đại diện quân sự và ngoại giao của Mỹ hội đàm và hiệp ước với Úc thiết lập tại Úc dàn ra – đa cực rộng, cực mạnh giám sát vùng biền, vùng trời Á châu Thái Bình Dương và đặt một viễn vọng kính kiểm soát vùng thượng tầng khí quyển, không gian vùng Á châu Thái bình Dương.
Chánh quyền Úc và Mỹ không ai nói ra, nhưng thiên hạ trong đó có TC của Ô. Tập cận Bình biết Mỹ đang lập một vòng vây thiên la địa võng đối với TC. Đảng CS vi thế đang cử những người bảo thủ lên ngôi cữu ngũ, trao quân quyền sớm cho người mới lên, bớt số người trong thường vụ bộ chánh trị để Ô Tập cận Bình được tăng quyền và dễ quyết định, ít cãi vả, bàn luận. Thường vụ Bộ Chánh trị trước 9 nay giản luợc còn 7. Trong 7 người thì 5 là lập trường bảo thủ, thuộc ảnh hưởng của “phái Đảng” của Ô Giang trạch Dân cựu tổng bí thư. “Phái Đoàn” của Ô. Hồ cẩm Đào ở vùng ven biển, nặng đổi mới, rộng mở cửa mất ảnh hưởng. Chức Chủ Tịch quân ủy trung ương thông thường người tiền nhiệm còn giữ một hai năm để giữ ảnh hưởng và kềm cặp người mới. Nay Ô Hồ cẩm Đào phải giao liền cho Ô Tập cận Bình vì tình hình Mỹ hướng về Á châu bao vậy TC, ngăn chận TC trên đà bành trướng trở thành «cường quốc biển», tranh giành thế hải thượng của Mỹ. Điều đó cho thấy nhiêm kỳ 5 năm sau của Ô. Tập cạn Bình có đầy thách thức lớn trên phương diện đối ngoại là vấn đề Biển Đông, đối với Mỹ.
Còn TT Obama cũng vậy, tài thao lược ngoại giao, quân sự hải ngoại của Ông sẽ được đánh giá cao hay thấp năm trong việc đối phó với TC và giành lại thế thương phong ở Á châu cho Mỹ sau khi Mỹ hầu như bỏ trông Á châu Thái Bình Dương sau Chiến tranh VN. Một khuyết điểm lớn đối với các đồng minh ở vùng Đông Nam Á khiến đang xảy ra nhiểu tranh chấp về biển đảo do TC lấn chiếm.
Mối lo lớn của Mỹ là sợ TC kiểm soát con đường hàng hải huyết mạch từ eo biển Mã lai lên bắc Á châu Thái Bình Dương nơi hàng trăm ngàn quân Mỹ còn trú đóng tại Nhựt và Nam Hàn, nơi hàng hoá Mỹ luân chuyển với một khối lượng lớn nhứt hoàn cầu.
Cuộc đối phó của TT Obama đối với TC không còn thuần túy ở lãnh vực vận động nữa. Chưa thành công khi Ông đã cố gắng vận động TC giảm giá đồng tiền của TC, kiện TC tại WTO hai lần nhiều hơn so với TT Bush, và gò ép sao cho TC chấp nhận luật chơi của một quốc gia trổi dậy một cách văn minh và có trách nhiệm trong cộng đồng thế giới, như lời Ông tranh luận với ứng cử viên TT Romney.
Trên mặt trận kinh tế chống TC,TT Obama đang đi xa hơn. Ông đang bao vây kinh tế TC qua việc Mỹ chủ trương hiệp ước đối tác Thái Bình Dương. Đã có mười mấy nước Á châu, Mỹ Châu Thái Bình Dương tham dự, kể cả VNCS cũng có mặt, nhưng TC một nước lớn nhứt nằm trên bờ Thái bình Dương bị mặc thị loại trừ, không có mặt. Cho đến nay, có thể nói là màng lưới tương quan quân sự, kinh tế của Mỹ đã tỏa khắp vùng Đông Nam Á, và Bắc Á châu Thai Bình Dương, nối kết qua đến Ấn độ.
Thông thường tổng thống Mỹ trong nhiệm kỳ hai, hết tái ứng cử được nữa, không lo về phiếu nữa, thường có khuynh hướng để lại một dấu ấn sâu đậm trong lịch sử. Phải chăng TC là một môi trường tốt cho TT Obama tạo một thành tích để đời trong lịch sử Mỹ và thế giới.
Phải chăng Ô. Tập cận Bình, con của một nhà cách mạng CS lập quốc công thần, từng đi xây dựng căn cứ Diên An với Ô. Mao Trạch Đông khi “hạ trào cách mạng”, từng là Phó Thủ Tướng cho Ô. Mao trạch Đông và cũng từng bị trù dập thê thảm cũng bởi Ô. Mao trạch Đông, sau được Ô. Đặng tiểu Bình sử dụng đưa đi đổi mới kinh tế ở một tỉnh.
Tuổi trẻ và trưởng thành của Ô. Tập cân Bình là một hoàng tử đỏ bị thất sủng, bị dìm tận đất đen, nhưng Ông đã cố gắng vươn lên. Ông được những người bạn tiền bối của ngươi cha thương mến nâng đỡ, được một ca sĩ nỗi danh vốn là môt nữ quân nhân lên tới hàng tướng lãnh của quân đội TC thương yêu, và được một số “quần chúng nhân dân” tin tưởng nhờ dĩ vãng thăng trầm hiểu mà vươn lên được, nên hiểu biết dân tình TC.
Giới chuyên phân tích về TC sư vụ hy vọng Ô. Tập cân Bình sẽ vì quyền lợi quốc gia, quyên lợi nhân dân trong đó có quyền lợi đảng sẽ tìm cách này hay cách khác cởi mở hơn, cải cách sâu rộng hơn, hoà nhập hơn với Tây Phương.
Và Mỹ cũng học được bài học CS, chuẩn bị chiến tranh là củng cố hoà bình, sẽ cùng TC nương nhau mà sống, tiếp tục lãnh đạo Thế giới, ít nhứt trong nhiểm kỳ 4 năm của Ô. Obama và 5 năm của Ô Tập cận Bình./.
Đặc biệt, vào ngày Ô. Cận Bình ra mắt quốc dân và thế giới, thì người có quyền thế nhứt ở Mỹ và trên thế giới là TT Obama làm lại một chuyến đi Á châu sau chuyến đi Á châu một năm trước Ông đã công khai công bố «Tuyên bố Thái Bình dương». Trong chuyến đi thứ hai này TT Obama nhiệm kỳ hai, thăm Miến Điện để mở thêm một tiền đồn, một chốt chặn sát nách TC, thăm Thái Lan để củng cố lại tình đồng đội trong Chiến Tranh VN, đồng minh trong 60 năm và mối bang giao lâu đời 180 năm, và ghé Cao Miên, một chế độ TC đang “phóng tài hoá thu nhân tâm” của tập đoàn thống trị. Tại Miên TT Obama sẽ họp và chủ toạ phiên họp thượng đĩnh với lãnh đạo 10 quốc gia Đông Nam Á, ASEAN. Một tổ chức thể chế chánh trị hội viên rất phức tạp, từ CS như VN, Lào, độc tài cá nhân như Miên và dân chủ như Phi luật Tân đồng minh của Mỹ, dân chủ lập hiến như Thái Lan, trên đà dân chủ hoá như Miến Điện.
Chuyến đi trở lại Á châu Thái bình Dương lần này của TT Obama là để tái phát động, tăng cướng và củng cố chiến lược và chiến thuật chuyển trục quân lực và hải lực 60% của Mỹ sang Á châu, vào năm thứ hai. Cho đến nay, có thể nói là màng lưới quan hệ quân sự của Mỹ hầu như đã tỏa khắp vùng Đông Nam Á, chỉ còn một vài điểm trống trong đó có Miến Điện, một cái chốt rất cần vì nó sát TC và bị TC khống chế hàng chục năm.
Không phải một mình TT Obama đi mà Ngoại Trưởng và Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ đã đi trước đến Úc, rồi bay sang Thái Lan, đi Miến Điện với Tổng Thống. Tại Úc hai người đại diện quân sự và ngoại giao của Mỹ hội đàm và hiệp ước với Úc thiết lập tại Úc dàn ra – đa cực rộng, cực mạnh giám sát vùng biền, vùng trời Á châu Thái Bình Dương và đặt một viễn vọng kính kiểm soát vùng thượng tầng khí quyển, không gian vùng Á châu Thái bình Dương.
Chánh quyền Úc và Mỹ không ai nói ra, nhưng thiên hạ trong đó có TC của Ô. Tập cận Bình biết Mỹ đang lập một vòng vây thiên la địa võng đối với TC. Đảng CS vi thế đang cử những người bảo thủ lên ngôi cữu ngũ, trao quân quyền sớm cho người mới lên, bớt số người trong thường vụ bộ chánh trị để Ô Tập cận Bình được tăng quyền và dễ quyết định, ít cãi vả, bàn luận. Thường vụ Bộ Chánh trị trước 9 nay giản luợc còn 7. Trong 7 người thì 5 là lập trường bảo thủ, thuộc ảnh hưởng của “phái Đảng” của Ô Giang trạch Dân cựu tổng bí thư. “Phái Đoàn” của Ô. Hồ cẩm Đào ở vùng ven biển, nặng đổi mới, rộng mở cửa mất ảnh hưởng. Chức Chủ Tịch quân ủy trung ương thông thường người tiền nhiệm còn giữ một hai năm để giữ ảnh hưởng và kềm cặp người mới. Nay Ô Hồ cẩm Đào phải giao liền cho Ô Tập cận Bình vì tình hình Mỹ hướng về Á châu bao vậy TC, ngăn chận TC trên đà bành trướng trở thành «cường quốc biển», tranh giành thế hải thượng của Mỹ. Điều đó cho thấy nhiêm kỳ 5 năm sau của Ô. Tập cạn Bình có đầy thách thức lớn trên phương diện đối ngoại là vấn đề Biển Đông, đối với Mỹ.
Còn TT Obama cũng vậy, tài thao lược ngoại giao, quân sự hải ngoại của Ông sẽ được đánh giá cao hay thấp năm trong việc đối phó với TC và giành lại thế thương phong ở Á châu cho Mỹ sau khi Mỹ hầu như bỏ trông Á châu Thái Bình Dương sau Chiến tranh VN. Một khuyết điểm lớn đối với các đồng minh ở vùng Đông Nam Á khiến đang xảy ra nhiểu tranh chấp về biển đảo do TC lấn chiếm.
Mối lo lớn của Mỹ là sợ TC kiểm soát con đường hàng hải huyết mạch từ eo biển Mã lai lên bắc Á châu Thái Bình Dương nơi hàng trăm ngàn quân Mỹ còn trú đóng tại Nhựt và Nam Hàn, nơi hàng hoá Mỹ luân chuyển với một khối lượng lớn nhứt hoàn cầu.
Cuộc đối phó của TT Obama đối với TC không còn thuần túy ở lãnh vực vận động nữa. Chưa thành công khi Ông đã cố gắng vận động TC giảm giá đồng tiền của TC, kiện TC tại WTO hai lần nhiều hơn so với TT Bush, và gò ép sao cho TC chấp nhận luật chơi của một quốc gia trổi dậy một cách văn minh và có trách nhiệm trong cộng đồng thế giới, như lời Ông tranh luận với ứng cử viên TT Romney.
Trên mặt trận kinh tế chống TC,TT Obama đang đi xa hơn. Ông đang bao vây kinh tế TC qua việc Mỹ chủ trương hiệp ước đối tác Thái Bình Dương. Đã có mười mấy nước Á châu, Mỹ Châu Thái Bình Dương tham dự, kể cả VNCS cũng có mặt, nhưng TC một nước lớn nhứt nằm trên bờ Thái bình Dương bị mặc thị loại trừ, không có mặt. Cho đến nay, có thể nói là màng lưới tương quan quân sự, kinh tế của Mỹ đã tỏa khắp vùng Đông Nam Á, và Bắc Á châu Thai Bình Dương, nối kết qua đến Ấn độ.
Thông thường tổng thống Mỹ trong nhiệm kỳ hai, hết tái ứng cử được nữa, không lo về phiếu nữa, thường có khuynh hướng để lại một dấu ấn sâu đậm trong lịch sử. Phải chăng TC là một môi trường tốt cho TT Obama tạo một thành tích để đời trong lịch sử Mỹ và thế giới.
Phải chăng Ô. Tập cận Bình, con của một nhà cách mạng CS lập quốc công thần, từng đi xây dựng căn cứ Diên An với Ô. Mao Trạch Đông khi “hạ trào cách mạng”, từng là Phó Thủ Tướng cho Ô. Mao trạch Đông và cũng từng bị trù dập thê thảm cũng bởi Ô. Mao trạch Đông, sau được Ô. Đặng tiểu Bình sử dụng đưa đi đổi mới kinh tế ở một tỉnh.
Tuổi trẻ và trưởng thành của Ô. Tập cân Bình là một hoàng tử đỏ bị thất sủng, bị dìm tận đất đen, nhưng Ông đã cố gắng vươn lên. Ông được những người bạn tiền bối của ngươi cha thương mến nâng đỡ, được một ca sĩ nỗi danh vốn là môt nữ quân nhân lên tới hàng tướng lãnh của quân đội TC thương yêu, và được một số “quần chúng nhân dân” tin tưởng nhờ dĩ vãng thăng trầm hiểu mà vươn lên được, nên hiểu biết dân tình TC.
Giới chuyên phân tích về TC sư vụ hy vọng Ô. Tập cân Bình sẽ vì quyền lợi quốc gia, quyên lợi nhân dân trong đó có quyền lợi đảng sẽ tìm cách này hay cách khác cởi mở hơn, cải cách sâu rộng hơn, hoà nhập hơn với Tây Phương.
Và Mỹ cũng học được bài học CS, chuẩn bị chiến tranh là củng cố hoà bình, sẽ cùng TC nương nhau mà sống, tiếp tục lãnh đạo Thế giới, ít nhứt trong nhiểm kỳ 4 năm của Ô. Obama và 5 năm của Ô Tập cận Bình./.
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment