TT Obama trở về Mỹ sau chuyến du Á đạt được các mục tiêu chiến lược
Dù đi đến một nơi cách
xa Hoa Kỳ nửa vòng trái đât, TT Obama vẫn vướng bận trong lòng nhiều mối lo
ngỗn ngang về tình hình biến động ở Trung Đông và các vấn đề “vách đá tài
chánh” ngay tại Hoa Kỳ; tuy thế, chuyến đi nhanh chóng sang Đông Nam Á của
TT Obama đã tạo được “một mục tiêu lớn”, theo nhận định của Jim Kuhnhenn
và Julie Pace của hãng thông tấn Associated Press. Đó là “sự chuẩn nhận tầm
quan trọng chiến lược của Á châu khi mà Hoa Kỳ tái phối trí chính sách đối
ngoại của mình nhằm đối trọng sự ảnh hưởng của Trung quốc”.
Photo courtesy: AP
Tình trạng chiến tranh
và bạo động tại Trung Đông đã phủ mờ chuyến đi Á châu của TT Barack Obama. Ông
ta gần như mỗi ngày đều phải theo dõi diễn biến của tình hình. Tối thứ hai, ông
phải thức đến 2:30 sáng tại Phnong Penh để gọi điện thoại cho thủ tướng Do Thái
Benjamin Netanyahu một lần và gọi cho TT Ai Cập Mohammed Morsi hai lần.
Sáng thứ ba, ông đã cử
ngoại trưởng Hillary Clinton, đang đi cùng ông sang Đông Nam Á, bay về
Jerusalem và cairo ngay để trực tiếp giải quyết vấn đề bùng nổ chiến sự tại
đây. Trên chuyến chuyên cơ Air Force One, trên đường bay về lại Mỹ, Obama lại
gọi một lần nữa cho tổng thống Ai Cập Mohammed Morsi.
Không chỉ vậy, vấn đề
“vách đá tài chánh” cũng nhức đầu không kém, khi có những sự bế tắt với quốc
hội và trong lúc ông đi Á châu, các nhân sự tòa Bạch Ốc của ông cũng phải làm
việc với quốc hội để tạo ra khung sườn giải quyết vấn đề để khi về Mỹ ông bắt
tay vào cuộc ngay.
Dù cho vị tu sĩ ở chùa
Đức Phật (Wat Pho) nằm cầu mong sự may mắn cho ông về vấn đề fiscal cliff, thế
nhưng ông khôg thể không vướn bận tâm trí. Trong cuộc họp báo tại Thái Lan, thứ
trưởng an ninh quốc gia Mỷ Ben Rhodes nói: “Không hề gì cả” và tại Phnong Penh:
“Chúng tôi nghĩ Hoa Kỳ có thể vừa đi bộ và vừa nhai kẹo cao su”.
Thứ trưởng Ben Rhodes
nói rằng chuyện chuyển tiềm lực và chú ý của Hoa Kỳ sang Á châu sẽ xảy ra dù có
hay không có những ảnh hưởng từ bên ngoài.
TT Obama cố gắng chứng
minh rằng dù ở Miến Điện mà trước đây cai trị bằng độc tài quân phiệt, dù ở Cam
Bốt mà trước đây nổi tiếng với Cánh Đồng Chết và bây giờ còn độc tài và thiếu
dân chủ rằng nền dân chủ mà Hoa Kỳ đang theo đuổi đã tỏ ra tác dụng cho sự thay
đổi và làm tăng sức mạnh của Hoa Kỳ.
TT Obama nói: “nền
dânchủ đó đã giúp chúng tôi hiệu quả trong 200 năm qua, và tôi nghĩ nó sẽ tiếp
tục giúp cho Thái Lan và toàn vùng Á châu. Còn một chế độ thay thế khác (mà ông
ám chỉ độc tài và cộng sản) chỉ là một sự hy vọng sai lầm (false hope), và theo
tôi nghĩ sẽ băng hoại dần và sụp đổ trước sức ép của dân chúng mà những khao
khát của họ không được đáp ứng.”
Tạo ra sự ảnh hưởng lớn
hơn và mạnh hơn trong vùng châu Á Thái Bình Dương chính là mục tiêu mà TT Obama
theo đuổi, một mục tiêu từ sự thay đổi địa lý chính trị của thế giới vào thế kỷ
21, và ông thường cho rằng chính ông là tổng thống châu Á Thái Bình Dương đầu
tiên của Mỹ.
Chuyến xuất ngoại đầu
tiên của TT Obama đi á châu cho thấy tầm quan trọng của Á châu trong định hướng
chiến lược của Mỹ.
Ý nghĩa này được cảm
nhận mạnh mẽ tại Miến Điện và Thái Lan. Những đám đông khổng lồ hô to tên ông
tại Miến Điện mà chỉ hai năm trước những cuộc tập hợp như thế đã bị cấm, và tờ
báo Anh ngữ của Miến Điện, tờ Myanmar Times, còn chạy tựa “O-Burma” (viết tắt
chữ Obama và Burma) ngay trên trang bìa. Trong lúc đó, báo chí Thái Lan còn ca
ngợi chuyến viếng thăm Wat Pho của ông trước khi đến hoàng cung va thủ tướng
phủ. Dù cho chuyến đi Cam Bốt của ông khá lặg lẽ vì chính quyền Phong Penh chỉ
treo khẩu hiệu chào mừng thủ tướng Trung Cộng Ôn Gia Bảo, nhưng sự hiện diện
của Obama tại hội nghị thượng đỉnh Đông Á cho thấy Mỹ muốn đóng vai trò lớn hơn
trong vùng này. Chưa kể, trong cuộc gặp gỡ thủ tướng Hun Sen, Obama nói đến
chuyện nhân quyền của xứ sở chùa Tháp này.
Và nhìn lại chuyến đi,
mục tiêu chiến lược của Obama đã đạt được và tín hiệu về sự hiện diện mạnh mẽ
hơn của Mỹ tại Á châu đã được đưa ra mạnh mẽ.
Sáng nay thứ tư, Obama
trở lại Hoa Kỳ. Chuyến đi dù vội vã, nhưng nó đạt đến những điều mà TT Obama
muốn đạt đến tại vùng này.
Trần Thị Sông Dinh
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment