Tuesday, November 20, 2012

Obama nhắc Hun Sen về nhân quyền


 

Obama nhắc Hun Sen về nhân quyền


Cập nhật: 17:19 GMT - thứ hai, 19 tháng 11, 2012



Hai nhà lãnh đạo bắt tay trước cuộc gặp ở Phnom Penh ngày 19/11

Trong cuộc họp khá “căng thẳng” giữa Tổng thống Hoa Kỳ với lãnh đạo của Campuchia, ông Obama nói rằng vi phạm nhân quyền của chính phủ này là “trở ngại lớn” trong mối quan hệ song phương, theo lời một quan chức Mỹ.

Tổng thống Barack Obama, ngay sau chuyến thăm lịch sử tới Miến Điện, có cuộc hội đàm với thủ tướng Campuchia Hun Sen trước khi tham gia Hội nghị thượng đỉnh Đông Á.

Các bài liên quan



Chủ đề liên quan



“Ông mở đầu bằng câu chuyện về chuyến thăm Miến Điện cho thấy lợi ích tích cực từ đất nước đi trên con đường cải cách chính trị và ngày càng tôn trọng nhân quyền,” Ben Rhodes, phó cố vấn an ninh quốc gia Mỹ nói.

Ông Obama nhắc tới sự cần thiết trong việc bầu cử công bằng và tự do ở Campuchia, và tầm quan trọng của việc trả tự do cho các tù nhân chính trị, ông Rhodes nói thêm, và đồng tình rằng cuộc gặp mặt khá “căng thẳng”.

“Ông ấy nói những vấn đề như thế này là trở ngại lớn trong phát triển mối quan hệ song phương ở tầm sâu hơn giữa Hoa Kỳ và Campuchia.”

Barack Obama là tổng thống Mỹ đương nhiệm đầu tiên tới thăm Campuchia.

Ông và thủ tướng Hun Sen bắt tay nhau nhưng tổng thống Mỹ đã không mỉm cười dù một lần trong suốt thời gian chào hỏi, theo nhận xét của AFP.

Chính phủ Campuchia đang đối mặt với chỉ trích ngày càng tăng từ các nhóm đấu tranh nhân quyền về cách đối xử với các nhà bất đồng chính kiến và người tham gia biểu tình, phần lớn trong các vụ liên quan tranh chấp đất đai.

Nhưng phía Campuchia đáp trả bình luận của ông Obama rằng, đất nước đang khuyến khích nhân quyền, và là nạn nhân của “chiến dịch” nhằm bóp méo sự thật.

“Giờ đây, qua những chiến dịch vận động, Campuchia dường như là học trò còn kém cả Miến Điện,” Prak Sokhon, cố vấn của ông Hun Sen phát biểu với phóng viên sau cuộc họp.

“Thủ tướng nhấn mạnh rằng không hề có phạm nhân chính trị ở Campuchia, nhưng có những chính trị gia phạm tội,” ông này nói thêm.

Trong cuộc hội đàm, ông Rhodes nói ông Obama đặc biệt nhắc tới trường hợp của Mam Sonando, chủ đài phát thanh và là nhà phê bình chính quyền, 71 tuổi, bị bỏ tù 20 năm vào hồi tháng 10, do bị liệt vào thành phần tổ chức ly khai.

Phán quyết này làm nản lòng các nhóm đấu tranh nhân quyền.


Tổng thống Obama có vẻ không tươi cười khi nâng ly với ông Hun Sen ở buổi ăn tối của lãnh đạo dự hội nghị Đông Á

 


 

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin cuối ngày-25/1/2025

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link