Người đẹp trong những bức tranh nổi tiếng
- Vẻ đẹp của người phụ
nữ luôn là đề tài mê đắm các họa sỹ. Trong những bức tranh nổi tiếng, vẻ đẹp
phụ nữ có khi được thần thánh hóa, có lúc trở nên kỳ quặc, đôi khi lại bí ẩn-
thách thức những nhà bình tranh suốt hàng thế kỷ...
Leon Francois Comerre (Pháp)
Nhắc đến tranh chân dung khắc hoạ phụ nữ, người ta không thể không nhắc tới một trong những tên tuổi lớn của nền mỹ thuật Pháp - hoạ sĩ Leon Francois Comerre. Trong sự nghiệp hội hoạ của mình, ông nổi tiếng với những bức tranh khắc hoạ dung nhan của những người phụ nữ Pháp xinh đẹp như nữ thần. Trong tranh của Comerre có một vẻ bí ẩn, huyền hoặc mang hơi hướng phương Đông.
Bức thiếu nữ bên hoa hồng
Bức La Belle Liseuse
Bức La Favorite
Chân dung nàng vũ nữ Rosita Mauri
Vẻ đẹp bình minh
Leonardo da Vinci (Ý)
Mona Lisa là bức chân dung nổi tiếng bậc nhất thế giới. Được vẽ từ thế kỷ 16 bằng sơn dầu trong thời kì Phục Hưng, tác phẩm hiện được trưng bày tại bảo tàng Louvre, Paris, Pháp. Nó là bức tranh nổi tiếng và mang tính hình tượng nhất trên thế giới. Sự mơ hồ trong nét mặt của người mẫu, không khí hư ảo trong tranh là những tính chất mới lạ góp phần tạo nên sức mê hoặc của nàng Mona Lisa. Đây là bức tranh nổi tiếng nhất từng bị đánh cắp, nhưng may mắn sau đó nó đã được tìm thấy và trả về cho viện bảo tàng Louvre. Ít tác phẩm nghệ thuật nào có được vinh dự trở thành chủ đề nghiên cứu và được bắt chước nhiều như bức tranh khắc hoạ nàng Mona Lisa .
Johannes Vermeer (Hà Lan)
Bức Cô gái đeo khuyên
ngọc trai (Girl with a Pearl Earring) là một trong những bức hoạ thành công
nhất của danh hoạ người Hà Lan Johannes Vermeer. Bức hoạ còn có tên gọi thứ hai
là “Nàng Mona Lisa của Hà Lan”.
John Singer Sargent (Mỹ)
John Singer Sargent là một trong những hoạ sĩ vẽ tranh chân dung thành công nhất trong lịch sử mỹ thuật Mỹ. Bức chân dung này được vẽ vào thời kỳ đầu khởi nghiệp của Sargent trên đất Pháp. Ông hy vọng bức tranh sẽ giúp ông nổi tiếng tại thủ đô Paris hoa lệ và quả thực nó đã khiến ông được dư luận biết tới.
Khi đó hoạ sĩ đã mời quý bà Virginie Gautreau, một người đẹp nổi tiếng tại Paris và là phu nhân của một chủ nhà băng lớn làm mẫu cho bức tranh mà ông đặt nhiều kỳ vọng cũng như dồn tâm sức thực hiện. Bức tranh thực tế đã đặc tả thành công vẻ đẹp của người phụ nữ thượng lưu với nét thanh nhã, quý phái. Nhưng khi được mang trưng bày ở triển lãm Paris Salon năm 1884, dư luận đã “dậy sóng” vì chiếc váy táo bạo này, nó hoàn toàn không che vai và hững hờ ôm lấy phần ngực. Ngoài ra, làn da trắng nhợt nhạt của quý bà Virginie Gautreau khiến dư luận vì bà như một… xác chết. Họ quay lưng lại với tác phẩm nghệ thuật này và Sargent đành chữa cháy bằng cách vẽ thêm hai chiếc quai áo vắt qua vai để thêm phần “chắc chắn” cho bộ váy. Sau sự kiện đó, bà Virginie đã không xuất hiện trước công chúng nữa và hoạ sĩ Sargent cũng nhanh chóng rời khỏi Paris, kết thúc giấc mơ nổi tiếng trên đất Pháp.
Pablo Picasso (Tây Ban Nha)
Những bức hoạ của Picasso về nàng Dora Maar khó có thể nói là những bức chân dung khắc hoạ người đẹp dù thật tình nàng nổi tiếng là một phụ nữ đẹp. Dora Maar có một cuộc tình duyên kéo dài 10 năm với danh hoạ Picasso. Nàng là một trong rất nhiều phụ nữ từng được vị hoạ sĩ đa tình này đưa vào những tác phẩm tranh chân dung của ông, tuy vậy, những bức vẽ nàng Maar vẫn được đánh ra cao nhất.
Nữ nhiếp ảnh gia, nhà thơ, hoạ sĩ xinh đẹp người Pháp thường xuất hiện trong các tác phẩm của Picasso trong giai đoạn từ 1936-1944 khi tình duyên của hai người còn mặn nồng. Mối tình của họ đã đem lại nhiều nước mắt và đau khổ cho Dora Maar bởi tính khí thất thường của Picasso. Đối với Picasso, Maar là người phụ nữ đau khổ và ông đã từng đặt tên cho một bức tranh vẽ Maar là Weeping Woman (Người phụ nữ lau nước mắt). Để thể hiện tình yêu giành cho Maar, ông vẽ chân dung bà theo phong cách đặc trưng Picasso. Nhưng Maar thường nói rằng: “Tất cả những bức chân dung mà Picasso nói vẽ về tôi đều là nói dối. Đó đều là ông ấy cả đấy. Là Picasso, không phải Dora Maar tôi đâu.”
Hồ Bích Ngọc
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment