Thursday, October 18, 2012

90% DÂN CHÚNG VN LỰA CHỌN DỨT BỎ MÔ HÌNH KINH TẾ XHCN


 

 
90% DÂN CHÚNG VN LỰA CHỌN
DỨT BỎ MÔ HÌNH KINH TẾ XHCN
 
87% Dân VN: Kinh Tế Thị Trường Ưu Việt hơn Nền Kinh Tế XHCN. Với giới báo chí: tới 97% cho rằng kinh tế thị trường là ưu việt
 
HANOI - Đại đa sô dân Việt Nam công nhân rằng nền kinh tế thị trường tuyệt vời hơn nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, theo một bản khảo sát thực hiện tại Việt Nam.
Bản tin trên thông tấn VnEconomy có nhan đề khéo léo, “Kinh tế thị trường và nghịch lý thú vị của người Việt,” đã đưa ra các con số cho thấy nền kinh tế xã hội chủ nghĩa đã là cái gì rất đáng sợ.
Bản tin viết:
“Báo cáo nghiên cứu về cảm nhận của người dân Việt Nam về vai trò của nhà nước và thị trường ở Việt Nam (CAMS 2011) được công bố sáng 13/4 tại Hà Nội đã cho thấy một “nghịch lý” thú vị trong quan điểm của người Việt đối với kinh tế thị trường.
“Yêu” kinh tế thị trường
Trong cuộc khảo sát để hình thành nên CAMS 2011, có đến 87% người trong tổng số hơn 1.000 người tham gia trả lời cho rằng mô hình kinh tế thị trường ưu việt hơn bất kỳ mô hình kinh tế nào khác.”
Con số 87% ưa thích kinh tế thị trường, vậy thì có bao nhiêu người ưa thích kinh tế xã hội chủ nghĩa?
Thông tấn VnEconomy cho thấy chỉ có 7% là bám vào kinh tế kiểu Mác Lê Hồ.
Bản tin viết:
“Ngược lại, chỉ có gần 7% cho rằng mô hình kinh tế nhà nước ưu việt hơn mô hình kinh tế thị trường và hơn 6% cho rằng mô hình kinh tế nhà nước hay thị trường không quan trọng.
Điều này, theo nhận định của các chuyên gia thuộc nhóm nghiên cứu, là sự thể hiện “sự ủng hộ mạnh mẽ đối với mô hình kinh tế thị trường”...”
Con số ưa thích kinh tế thị trường ở những người có nhiều thông tin đã tăng cao hơn các con số nêu trên.
Bản tin viết tiếp:
“Trong đó, nhóm cơ quan báo chí có tỷ lệ ủng hộ cao nhất với 97% cho rằng kinh tế thị trường là ưu việt, tiếp theo là nhóm cơ quan Chính phủ, các bộ, ngành và UBND và các sở ngành cấp tỉnh (92%), nhóm doanh nghiệp nhà nước (doanh nghiệp nhà nước) và các cơ quan Đảng ở Trung ương là tương tự nhau (86-87%).
Tuy nhiên, chỉ có 75% số người trả lời của nhóm là đại biểu quốc hội và người làm việc tại các cơ quan của Quốc hội cho rằng mô hình kinh tế thị trường là ưu việt, trong khi cũng chỉ có 83% số người thuộc nhóm doanh nghiệp gồm tư nhân trong nước và tư nhân nước ngoài ở Việt Nam cho rằng kinh tế thị trường là ưu việt; thấp hơn mức trung bình và thấp hơn khá nhiều so với nhóm thuộc kinh tế nhà nước.
Mức độ ủng hộ mô hình kinh tế thị trường cũng có sự khác biệt theo chức vụ và độ tuổi của người trả lời điều tra.
Gần 90% những người nắm chức vụ cao cấp ủng hộ mô hình kinh tế thị trường so với tỷ lệ 85% của nhóm chức vụ trung cấp hay bình thường. Tỷ lệ ủng hộ mô hình kinh tế thị trường của nhóm người từ 30 tuổi đến 49 tuổi và nhóm 50 tuổi trở lên đều khoảng 90% so với tỷ lệ gần 83% của nhóm những người dưới 30 tuổi.”
Vậy thì, bao giờ Việt Nam sẽ quăng bỏ mô hình kinh tế nhà nước vào quá khứ?
Không thấy câu hỏi này trên thông tấn VnEconomy.
 
 
=================================================
 
 
 
TRIỆU TIẾNG NÓI, MỘT TỬ HUYỆT
 
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 16.10.2012
 
Ngày 14.10.2012, chúng tôi viết bài MIẾNG CAO SU NHÂN QUYỀN LÙNG BÙNG nhân Phong trào kêu gọi Nhân Quyền cho Việt Nam với khẩu hiệu TRIỆU CON TIM, MỘT TIẾNG NÓI. Ngày 15.10.2012, chúng tôi phổ biến bài TỬ HUYỆT KINH TẾ VN để thấy rằng cái điểm mà chúng ta phải dồn toàn lực để tấn công lúc này là vào cái TỬ HUYỆT KINH TẾ ấy chứ không phải là vào MIẾNG CAO SU NHÂN QUYỀN LÙNG BÙNG. Hôm nay, ngày 16.10.2012, chúng tôi muốn mãn phép đề nghị với giới Truyền Thông Hải ngoại hãy quy tụ TRIỆU TIẾNG NÓI của mình vào cái TỬ HUYỆT KINH TẾ CSVN đang làm cho Kinh tế dân chúng Việt Nam tụt giốc trầm trọng.
                Hội Nghị Trung ương 6 của đảng CSVN đã không quan tâm gì đến sự bại hoại của Kinh tế làm cho 90 triệu dân Việt nghèo cực, mà chỉ dàn xếp giữa chúng để cố thủ giữ lấy quyền hành độc tài của đảng CSVN mà thôi.
                Truyền Thông chúng ta phải làm thế nào để khối 90 dân Việt nghèo cực thấy rằng đảng CSVN chỉ nghĩ đến cố thủ giữ quyền hành thống trị và ĂN CƯỚP kinh tế mặc cho 90 triệu dân nghèo cực do chính chúng gây ra. Khi dân ý thức rõ rệt như vậy, thì đó là động lực mạnh nhất để dân NỔI DẬY dứt bỏ cái quyền hành ĂN CƯỚP của đảng CSVN. Đó là mục đích của Truyền Thông chúng ta: TRIỆU TIẾNG NÓI, MỘT TỬ HUYỆT làm cho 90 triệu dân Việt quốc nội đứng lên tự cứu mình ra khỏi cảnh nghèo cực.
                Trong ý hướng như vậy, chúng tôi mãn phép đề nghị các Cơ quyan Truyền Thông Hải ngoại hãy phổ biến rộng rãi về trong nước những bài viết liên quan đến tụt giốc Kinh tế Việt Nam mà cả đảng CSVN phải chịu trách nhiệm vì chính chúng đã hút hết máu của nền Kinh tế. Chúng tôi đề nghị những bài liên hệ đến những Chủ đề sau đây:
=>           Những Dự án xây dựng là nguồn để CSVN cắt xén, tham nhũng. Dự án càng lớn, thì cắt xén, tham nhũng càng nhiều.
=>           Những Tập đoàn Kinh tế nhà nước toàn mua vật dụng, thiết bị, tầu bè, nhà máy “second hand”, nhưng làm Hóa đơn như hàng mới để Nhà Nước lấy tiền thuế của dân mà trả. Sự chênh lệch trả tiền mua hàng “second hand” như hàng mới được chúng giữ lại tại nước ngoài. Đây là việc chuyển tiền tham nhũng một cách chính thức do chính Nhà Nước làm.
=>           Những thua lỗ nhiều tỉ đo-la từ các Tập đoàn Kinh tế nhà nước như Vinashin, Vinalines, PetroVietnam, Điện Lực VN… chỉ được đưa ra và CSVN nói đến trừng phạt kỷ luật, thuyên chuyển chức vụ, nhưng đảng không bao giờ nói đến những món tiền ăn cắp đó đang cất giữ ở đâu. Dân chúng Việt Nam nghèo cực chỉ cần quan tâm đến những món tiền khổng lồ ấy nằm ở đâu và yêu cầu đòi lại cho dân, còn việc trừng phạt kỷ luật, cách hay thuyên chuyển chức vụ…là việc riêng của đảng giữa những tên ăn cướp đứa nào cũng giống đứa nấy.
=>           Hệ thống Ngân Hàng đang đi đến phá sản vì nợ xấu giữa chúng, nghĩa là Ngân Hàng cho những Tập đoàn nhà nước vay. Ngân Hàng cũng thuộc Nhà nước hoặc thuộc những con cháu của Nhà nước. Những Tập đoàn Kinh tế nhà nước vay vốn của Nhà nước. Mà Nhà nước là đảng CSVN. Như vậy đảng cho đảng vay và bây giờ đảng không trả nợ cho đảng. Vay mượn, nợ nần, quỵt nợ…cũng là trong nội bộ đảng. Nhưng cái tệ hại hơn cả là chúng lại in tiền mới tung ra để mua nợ của đảng. Việc in tiền mới này là việc ăn cướp tiết kiệm của dân khi đồng bạc phá giá.
=>           Ăn cướp trực tiếp chính nền Kinh tế bằng tham nhũng, cắt xén những Dự án, những món nhập siêu; ăn cướp chính tiền tiết kiệm của dân bằng in tiền mới phá giá đồng bạc Việt Nam rồi, nay chúng đang tìm đủ mọi cách chuyển những tiền ăn cướp được ra nước ngoài để chúng tẩu thoát ra ngoại quốc sống vương gỉa mặc cho 90 triệu dân Việt sống chết mặc bay với nền Kinh tế rỗng tuếch. Việc cấp bách là giải quyết nền Kinh tế cho 90 triệu dân, nhưng Hội Nghị trung ương 6 của đảng không làm, mà chỉ lo cố thủ dàn xếp giữ lấy quyền hành. Có thể đây là việc hõan binh chi kế để chúng có thời giờ chuyển tài sản ăn cướp được ra nước ngoài.
Truyền Thông Hải ngoại quy tụ TRIỆU TIẾNG NÓI vào những Chủ đề nêu ra trên đây để 90 triệu người Việt quốc nội kịp thời NỔI DẬY tóm cổ những tên CSVN ăn cướp bất nhân kia:
*               PHẢI ĐỀN TỘI THAM NHŨNG PHÁ SẢN KINH TẾ ĐẤT NƯỚC 
*               PHẢI HOÀN TRẢ NHỮNG CỦA CẢI CƯỚP GIỰT LẠI CHO DÂN
TRIỆU TIẾNG NÓI của Truyền Thông Hải ngoại quy tụ đánh vào MỘT TỬ HUYỆT KINH TẾ CSVN vậy.
 
TỬ HUYỆT KINH TẾ VN
Bi kịch nền kinh tế Việt Nam
Chủ Nhật, 14/10/2012, 10:41. Theo Trần Việt – ANTĐ
 
Có thể nói nền kinh tế Việt Nam đang đứng trước bi kịch lớn.
 
Một thực trạng đáng lo lắng
Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam Trần Đình Thiên, trong nghiên cứu của mình đã dẫn thống kê của Bộ Kế hoạch Đầu tư: có tới 53.000 doanh nghiệp đóng cửa và phá sản trong năm 2011, và 35.500 doanh nghiệp lâm vào cảnh tương tự trong 8 tháng đầu năm 2012.
Con số này gần bằng một nửa con số các doanh nghiệp đóng cửa và phá sản kể từ năm 1986 tới nay.
Đáng lo hơn hoạt động của các doanh nghiệp đang tồn tại trên thị trường cũng không khá hơn. Thống kê cho thấy hầu hết các doanh nghiệp đã giảm công suất hoạt động, thậm chí nhiều doanh nghiệp chỉ còn tồn tại hình thức bởi không tiêu thụ được sản phẩm, lượng tồn kho cao. Nếu tính trung bình các doanh nghiệp này giảm công suất 20% tương đương với khoảng 150.000 doanh nghiệp nữa đóng cửa và phá sản. Số người thất nghiệp do sự thu hẹp sản xuất lên đến hàng triệu người.
Còn một vấn đề đáng lo nữa là số lượng sản phẩm tồn kho cao và sự giảm giá trị tài sản do giảm phát, hạ giá do sức mua kém. Hàng triệu tỷ đồng vốn đang bị chôn trong hàng hóa tồn kho, trong đó hàng tồn bất động sản lớn nhất. Trên thị trường bất động sản có tới 70.000 căn hộ đang bị ế chỉ ở hai thành phố lớn nhất nước. Ít nhất là có tới 140 nghìn tỷ đồng đang bị chôn, mà phải mất tới 7 năm sau may ra mới xử lý được. Một báo cáo của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia ước tính, khu vực bất động sản đã được các ngân hàng bơm gần 350 nghìn tỷ đồng, một số vốn khổng lồ.
Thêm một dẫn chứng bi kịch về bất động sản. Ông Thiên tính toán có 69 công ty bất động sản niêm yết đang đối mặt với vấn đề thanh khoản nghiêm trọng. Đến cuối năm 2011, các công ty này gánh khoản nợ vay 67.000 tỉ đồng và chi phí lãi vay mỗi năm 13.400 tỉ đồng. Đáng báo động là trong cơ cấu nợ vay, khoản vay ngắn hạn trong quý IV của năm ngoái đã tăng lên 26.400 tỉ đồng. Nghĩa là các công ty này phải có 39.800 tỉ đồng để trả nợ vay đến hạn và lãi vay trong năm 2012. Nhà kinh tế đặt câu hỏi hoài nghi: “Với tình trạng hiện nay, họ có khả năng trả nợ không?”
Nhìn ra khu vực công, tình hình cũng không sáng sủa hơn. Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho biết, năm 2011, tổng số nợ vốn đầu tư của 63 tỉnh và thành phố là 91.273 tỷ đồng của 47.209 dự án; trong đó, nợ vốn các công trình xây dựng cơ bản đã hoàn thành là 25.423 tỷ đồng, nợ vốn của 20.921 dự án đang triển khai là 65.850 tỷ đồng, dãn tiến độ 41 dự án với tổng số vốn là 38.320 tỷ đồng. Hệ quả của tình trạng trên, không gì khác là số phận hẩm hiu của các doanh nghiệp và người làm công. Ông nói: “Đang có nhiều doanh nghiệp “chết” hoặc “chờ chết” vì không thu được món nợ này”.
 
Doanh nghiệp Nhà nước nợ khổng lồ
Sự suy giảm này trước hết là do hoạt động của các doanh nghiệp Nhà nước mà đứng đầu là các tập đoàn và tổng công ty nhà nước làm ăn không những kém hiệu quả mà còn để rơi vào tình trạng phá sản.
Tiến sĩ Đinh Tuấn Minh tại tài liệu phục vụ cho Diễn đàn Kinh tế mùa thu 2012 do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phối hợp tổ chức tại thành phố Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) đã chỉ rõ: “Doanh nghiệp Nhà nước sử dụng vốn tín dụng chiếm tới khoảng 70% tổng số nợ xấu, trong đó các tập đoàn kinh tế, tổng công ty chiếm 53% số nợ xấu”. Ngoài ra, theo ông Minh, nợ xấu của khu vực tập đoàn, tổng công ty chiếm tới 30 – 35% tổng dư nợ của khối này trong vay nợ từ hệ thống ngân hàng thương mại.
Tổng dư nợ đó của 12 tập đoàn kinh tế Nhà nước lên tới gần 218.740 tỷ đồng, theo Đề án tái cấu trúc khu vực doanh nghiệp Nhà nước của Bộ Tài chính năm 2012. Trong đó dư nợ lớn nhất thuộc về Tập đoàn Dầu khí (PVN – 72.300 tỷ đồng), Điện lực (EVN-62.800 tỷ đồng), Than và Khoáng sản (Vinacomin – 19.600 tỷ đồng).
Ngoài khu vực ngân hàng, tiến sĩ Minh lưu ý nợ xấu của khu vực doanh nghiệp đang “rất lớn” ở Ngân hàng Phát triển (VDB). Chẳng hạn, Vinashin vay ưu đãi VDB gần 300 tỷ đồng lãi suất bằng 0% để hỗ trợ trả lương và phụ cấp; EVN được vay hơn 5.000 tỷ đồng. Còn trong các năm trước đó, Vinalines cũng vay VDB để phát triển tàu mới; Xi măng Đồng bành vay 290 tỷ đồng…
Ông Nguyễn Quang Dũng, Tổng giám đốc Ngân hàng Phát triển (VDB) cho biết: “Nợ của các tập đoàn, tổng công ty… chiếm độ 75 – 80% tổng dư nợ của Ngân hàng Phát triển…” Các doanh nghiệp Nhà nước mặc dù số lượng thấp hơn doanh nghiệp tư nhân nhưng nợ thuế cũng khổng lồ, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Trần Văn Phu nhận xét: Nợ thuế chưa trả của các DN Nhà nước chiếm khoảng 13% trên tổng số nợ thuế.
Khối các ngân hàng thương mại cũng không khá hơn. Bởi lẽ, giữa năm 2012 NHNN công bố tỷ lệ nợ xấu của Việt Nam là 8,6% tổng dư nợ nghĩa là vào khoảng 202 nghìn tỷ đồng, nhưng trên diễn đàn Quốc hội, Thống đốc NHNN lại thông báo con số 10%, và dư luận lại đánh giá có thể ở mức cao hơn 10%. Gánh nặng này thật sự đã đè gần bẹp khả năng phát triển của nền kinh tế vì vốn là một trong những điều kiện tiên quyết của hoạt động doanh nghiệp.
 
Những lối thoát cần được tính đến
Ngày 6-10-2012 một cuộc hội thảo quốc gia mang tên: “Kinh tế Việt Nam năm 2012: Tạo bước ngoặt để xoay chuyển tình thế”, tập hợp đông đảo các nhà quản lý và nghiên cứu kinh tế đã được tổ chức. Tại hôi thảo này đa số các đại biểu cho rằng những khó khăn của nền kinh tế không thể giải quyết một sớm một chiều bằng một vài ba giải pháp nào đó. Những chỉ tiêu lên xuống của nền kinh tế hiện nay hầu hết không phản ánh được thực tế của nền kinh tế cũng như hiệu quả của những chính sách cụ thể. Đại biểu Quốc hội Trần Du Lịch đồng tình: “Chính phủ cần xây dựng kế hoạch tổng thể cho cả ba năm tới, thay vì làm kế hoạch cho từng năm như hiện nay. Kế hoạch đó là nhằm phục hồi nền kinh tế sau khủng hoảng. Cả ba năm tới phải tập trung toàn bộ nguồn lực và chủ trương cho kế hoạch này.”.
Những giải pháp đó là cơ cấu lại nền kinh tế, đẩy mạnh cải cách doanh nghiệp Nhà nước và xử lý nợ xấu. Ông Lịch đề xuất, ngân hàng nào hệ số vốn chủ sở hữu so với tổng tài sản dưới 8%, nhưng nợ xấu lên trên 10%, tức là đã mất hết vốn, thì Nhà nước cần quốc hữu hóa. Bên cạnh đó, ông đề nghị khoanh nợ và cho vay mới với các doanh nghiệp sản xuất, xây dựng, các dự án BOT, BT mà có khả năng sản xuất tiếp. Về tài khóa, ông Lịch đề nghị từ nay đến 2015 tất cả các cơ quan của hệ thống chính trị không được xây mới trụ sở, nếu nơi đó còn trường học bệnh xá là nhà tranh, vách lá. Trên diễn đàn Quốc hội, ông cho biết sẽ đề nghị Quốc hội cắt chi thường xuyên năm 2013 đi 10% so 2012, ngoại trừ tiền lương và chi xã hội; và giảm thuế thu nhập doanh nghiệp xuống 20% từ 25% hiện nay.
Song dư luận cho rằng bên cạnh việc xử lý nợ xấu, hay tồn kho bất động sản, hay các giải pháp cơ cấu nền kinh tế… cần tiếp tục cải cách bộ máy Nhà nước, tìm cơ chế để tìm ra người chịu trách nhiệm khi có những sai phạm gây tác động xấu tới nền kinh tế… Đó cũng sẽ là một việc quan trọng cho phục hồi và xây dựng nền kinh tế bền vững sau này.
 
Theo Trần Việt – ANTĐ
 
 
MIẾNG CAO SU NHÂN QUYỀN LÙNG BÙNG
NGUYỄN PHÚC LIÊN
Geneva, 14.10.2012
 
Mỗi lần tại Quê Hương, CSVN để lộ ra TỬ HUYỆT để Quốc nội và Hải ngoại hiệp lực đánh thẳng vào TỬ HUYỆT ấy, thì tại Hải ngoại lại cho phát động những Phong trào kêu gọi dồn lực đánh vào KHOẢNG KHÔNG, đánh vào GIÓ, đánh vào miếng CAO SU lùng bùng mà CSVN không ngại sợ !
Thực vậy, NHÂN QUYỀN là miếng CAO SU lùng bùng. Từ thời TT.Clinton gióng lên mặt trận Nhân Quyền, Thế giới Tự do miệng hô to NHÂN QUYỀN, nhưng giơ tay BẮT TAY với Trung quốc, với Việt Nam để mong thủ lợi Kinh tế, Thương mại. Nhiều khi tôi có cảm tưởng người ta đánh đĩ hai chữ NHÂN QUYỀN, sử dụng nó để nói rằng ta đấu tranh, nhưng bọc gói bên trong những cấu kết thủ lợi vật chất với nhau. Nhiều khi tôi có cảm tưởng rằng những người, những nhóm muốn xưng danh đấu tranh để có tiếng, nhưng không biết đâu là mục đích thiết thực cho cuộc tranh đấu, nên vớ lấy hai chữ NHÂN QUYỀN mà đấu tranh, rồi còn hãnh diện đó là hai tiếng TRÍ THỨC. Đấu tranh kiểu làm cảnh này thì đến Tết Congo, CSVN mới đổ. Nó cứ để cho mình đấm bình bình vào miếng CAO SU NHÂN QUYỀN, để mình ôm nhau ăn mừng tưởng rằng NHÂN QUYỀN sẽ phải đến, rồi CSVN khúc khích với nhau cười vào mũi mình: “Sao tụi nó ngu thế ! Chỗ TỬ HUYỆT của mình, chúng không đánh, mà chỉ dồn sức đấm lình bình vào miếng CAO SU NHÂN QUYỀN ! Thấy chúng đấu tranh như thế mà tội nghiệp! Thôi mình cũng cho chúng chút tiền còm để mỗi lần mình nguy hiểm, chúng mở Phong trào đấu tranh lạc hướng dùm mình vậy !”
Miếng CAO SU NHÂN QUYỀN lùng bùng, cả Thế giới, qua Liên Hiệp Quốc, làm rùm beng lên về vụ VI PHẠM NHÂN QUYỀN của Syrie tàn sát dân chúng trước mặt cả Thế giới, nhưng chỉ có Nga và Tầu giơ tay lên làm khựng lại cả Thế giới, cả Liên Hiệp Quốc ! Việc VI PHẠM NHÂN QUYỀN của Syrie là tỏ tường, nhưng Liên Hiệp Quốc bất lực. Huống chi lúc này, người Việt Hải ngoại chỉ có một tờ giấy mang chữ ký lên trình Liên Hiệp Quốc để tố cáo CSVN vi phạm Nhân Quyền, liệu Liên Hiệp có làm được gì cụ thể không, nhất là khi Trung quốc, quan thầy của CSVN, giơ ngón tay lên cản, thì Liên Hiệp Quốc lại im thin thít !
Nếu NHÂN QUYỀN là miếng CAO SU mà CSVN không ngại sợ, thì KINH TẾ VIỆT NAM lụi bại lúc này do THAM NHŨNG mới là cái TỬ HUYỆT mà đại hội trung ương đảng CSVN phải họp cấp bách để giải quyết vì chúng sợ DÂN CHÚNG nghèo đói sẵn sàng NỔI DẬY để chôn vùi chúng đi.
Tôi rất ngạc nhiên không hiểu tại sao những Tổ chức, những Cơ quan Truyền thông lớn sau đây không nhận ra cái TỬ HUYỆT của CSVN lúc này là KINH TẾ LỤI BẠI làm dân khổ mà không hô hào kêu gọi người Việt trong và ngoài nước dồn lực đánh vào TỬ HUYỆT KINH TẾ ấy:
•*Human Rights For VN PAC
•*Tổ Chức Dân Chủ Nhân Dân
•*Đảng Việt Tân
•*Đài Truyền Hình SBTN
•*Đài Truyền Hình SET
•*Đài Truyền Hình VHN
•*Trung Tâm Bang Nhạc Asia
•*Đài Radio Bolsa / Radio San Jose
•*Đài  Radio Tiếng Nước Tôi San Diego, Sacramento, Atlanta, Austin, Kansas City, Boston, Phoenix, và tại Úc Đại Lợi TNT: Adelaide, Melbourne, Brisbane va Sydney
•*Báo Viet Times Atlanta, Toronto
Những Tổ chức trên đây gọi là đầu não của Truyền Thông lại hô hào đồng bào dồn sức đập lùng bùng trên tấm CAO SU NHÂN QUYỀN. Nếu không biết TỬ HUYỆT lúc này của CSVN nằm ở lãnh vực nào, thì thật là quá “tệ“ khi tự coi mình đứng ở đầu sóng ngọn gió của Truyền Thông. Còn nếu biết rõ TỬ HUYỆT của CSVN lúc này là KINH TẾ LỤI BẠI, mà lại mở Phong trào rầm rộ kêu gọi đồng bào dồn sức đánh lùng bùng trên miếng CAO SU NHÂN QUYỀN, thì người ta có thể hiểu rằng đây là đòn “Hỏa mù“ mà CSVN ưa thích và CSVN sẽ sai đám nằm vùng Nghị Quyết 36 thưởng cho những Cơ quan Truyền Thông này mấy cái kẹo chanh để ngậm cho đỡ khản tiếng và có dài hơi kêu gọi đồng bào đánh dài dài trên miếng CAO SU NHÂN QUYỀN !
 
NGUYỄN PHÚC LIÊN
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 16.10.2012

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin buổi sáng22/4/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link