Sài Gòn, ngập lụt và
những hiểm họa
Thanh HuyGửi tới BBC
Tiếng Việt từ TP Hồ Chí Minh
- 27
tháng 10 2014
Liên tiếp ngập chồng ngập và ngày càng nặng hơn
là điệp khúc nhiều năm gần đây tại Thành phố Hồ Chí Minh, gây ảnh hưởng nặng nề
tới cuộc sống, sinh hoạt, sức khỏe của người dân.
Cứ sau mỗi trận mưa lớn
họ phải chống chọi với dòng nước đen ngòm, bẩn thỉu, hôi thối dù đang đi ngoài
đường hay ở nhà.
Thành phố Hồ Chí Minh đã
triển khai nhiều dự án thoát nước với tổng trị giá hơn 1 tỷ USD từ nguồn vốn
ODA, chưa kể đại dự án trị giá 12 ngàn tỷ đồng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn làm chủ đầu tư.
Tuy nhiên nhiều dự án đã
hoàn thành nhưng chỉ cần trời mưa với lượng mưa trung bình thì đã gây ngập nặng
nhiều con đường chính như Lạc Long Quân, An Dương Vương, Ba Tháng Hai, Minh
Phụng, Kinh Dương Vương, Âu Cơ…
Ngoài ra còn có cả trăm
con đường khác trên thành phố cũng chìm trong biển nước.
Vì sao?
Nguyên nhân gây ngập do
mưa, thủy triều dâng ngày càng cao do biến đổi khí hậu, tỷ lệ nghịch với nền
đất toàn thành phố lún bình quân theo năm và đô thị hóa lấn kênh rạch làm mất
các dòng chảy…
Thành phố Hồ Chí Minh đã
triển khai nhiều dự án thoát nước với tổng trị giá hơn 1 tỷ USD từ nguồn vốn
ODA, chưa kể đại dự án trị giá 12 ngàn tỷ đồng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn làm chủ đầu tư.
Nhưng nguyên nhân chính
quan trọng nhất là lỗi chủ quan trong việc lập dự án, với trình độ chưa đủ tâm,
đủ tầm hoặc chỉ chạy theo khai thác nguồn vốn…
Hệ lụy là đã đầu tư rất
nhiều nghìn tỷ đồng cho công tác chống ngập ở Sài Gòn nhưng xem ra không hiệu
quả.
Quy hoạch chống ngập úng
Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian vừa qua đã tìm kiếm những giải pháp muộn
màng, chắp vá, thiếu gắn kết đồng bộ giữa các quy hoạch thành phần.
Trình độ, nhận thức, dự
đoán dài hạn trong quy hoạch và xây dựng chưa đủ đáp ứng nhu cầu thực tế đã dẫn
đến vấn nạn tắc nghẽn giao thông, ô nhiễm môi trường do ngập trên địa bàn thành
phố càng ngày càng trầm trọng hơn.
Nhiều hệ thống cống
thoát nước mưa chống ngập dọc theo đường thành phố mới xây dựng đã biến thành
đường chứa nước với mực nước ngầm cao nhất, làm cho tiết diện thoát nước thu
hẹp và giảm khả năng thoát nước khi mưa.
Nhiều hệ thống cống có
tiết diện không phù hợp để đáp ứng khả năng thoát nước, gây ra ngập úng bởi
những trận mưa lớn và và rút chậm trong thời gian dài.
Hệ thống ngăn chặn triều
cường để thoát nước mưa xuống kênh rạch vẫn còn vô dụng.
Trách nhiệm?
Phòng chống ngập lụt
hiệu quả ở thành phố Hồ Chí Minh vẫn đang là bài toán được giải trong mò mẫm.
Biện pháp và nguồn tài
chính để tiếp tục sứ mệnh đến nay hầu như bế tắc.
Chẳng ai chịu trách
nhiệm với kết quả của những luận chứng thất bại khi điều hành, khi sử dụng
khoản tiền khổng lồ, góp phần đẩy nợ công lên cao mà không đem lại hiệu quả
thiết thực.
Bức xúc và chịu đựng của
người dân phải đối diện hàng ngày với nước ngập, hiện vẫn chưa được tìm thấy
hướng giải quyết rõ ràng từ các nhà chức trách.
Chấp nhận thói quen sống
với nước bẩn, tai nạn giao thông, ô nhiễm, dịch bệnh đe dọa giữa thành phố ngày
càng ngập nặng hơn, sẽ trở thành “nếp sống văn hóa” của người dân Sài Gòn.
Chấp nhận thói quen sống
với nước bẩn, tai nạn giao thông, ô nhiễm, dịch bệnh đe dọa giữa thành phố ngày
càng ngập nặng hơn, sẽ trở thành “nếp sống văn hóa” của người dân Sài Gòn.
Thực tế hiện nay dòng xe
to có nhỏ có chen chúc nhau chạy trên những con đường ngập trong mưa vội vã.
Các loại xe ô tô, xe
buýt phóng nhanh trong dòng nước, tạo nên những đợt sóng cao gần cả mét, xô đẩy
những sinh mệnh thấp hèn đang đi lại, đang đèo đón con nhỏ bằng xe máy đi học
về dưới mưa.
Sự việc diễn ra trước
mắt nhưng những người có trách nhiệm lại thờ ơ, bất chấp tai họa hiện hữu,
không có biện pháp ngừa - bằng những kế hoạch phân luồng, tạm dừng xe chạy hay
hạn chế tốc độ tối thiểu.
Sài Gòn là một vùng đất
được xây dựng trên lớp bùn dày.
Những hàng cây cổ thụ
hai bên đường ngày càng cao, gốc ứ nước do đường ngập. Chỉ cần một cơn gió mỏng
manh cũng dễ dàng làm bật gốc đổ cây.
Nhiều trường hợp người
đi đường đã bị đè chết, thậm chí đang ở trong nhà cũng khó mà tránh khỏi.
Việc xác định đốn hạ các
cây cổ thụ hai bên đường phải có tính toán thực tiễn, khoa học, cụ thể lý lịch
cho từng cây một và đúng ra phải thực hiện từ nhiều năm trước đây.
Nếu tới hạn nguy hiểm
buộc phải phá bỏ từng cây và chọn biện pháp thay thế phù hợp nền đất yếu. Nhưng
kế hoạch đốn hạ hiện tại mù mờ, theo cảm tính và triển khai chậm chạp.
Đâu đó trong thành phố có cây bị bật gốc, gây
thiệt hại người, tài sản, rồi mới đem cưa ra cưa dọn dẹp hiện trường và lấy gỗ,
thì chắc chắn rằng tai họa vẫn còn xảy ra liên tục khi mưa.
Những trụ điện giăng dây
như mạng nhện, nhan nhản khắp nới trong thành phố, đã tồn tại quá nhiều năm vẫn
không thay đổi, ngày thêm chằng chịt hơn.
Đã không ít lần xảy ra
chạm mạch gây cháy nhà, cháy chợ trong lúc nắng và đứt rơi hờ hững trên đường
gây những cái chết thương tâm, oan uổng bởi bị giật điện khi trời mưa.
Việc thay đổi thông
thoáng đường dây điện vẫn không được thực hiện nhanh chóng, triệt để, dù cho
người dân sử dụng điện hàng ngày, giá cả nhà nước tự quyết định, nâng giá và
thu đủ, không nợ.
Dù cho không ít nhà máy
phát điện đựơc đầu tư bởi vốn vay nước ngoài mà nguồn trả chính từ tiền thuế
của dân thông qua việc trả nợ công hiện tại.
Những lùm cây cỏ, các
bãi rác dọc đường sắt tàu hỏa vào thành phố vẫn đang tồn tại và phát sinh. Tiềm
ẩn những ổ dịch bệnh là điều đương nhiên.
Những đường bộ dân cư đi
lại cắt ngang đường ray trong thành phố không có cổng chặn vẫn còn nhiều, thỉnh
thoảng cũng lấy đi mạng người khi sơ ý.
Tất cả sự việc đã và
đang diễn ra hàng ngày gây thiệt hại về sinh mạng và tài sản người dân Sài Gòn,
đồng thời những sự việc nguy hại hơn sắp sẽ xảy ra tiếp theo.
Chắc chắn một điều rằng
chẳng có ai chịu trách nhiệm. Vì họ vẫn luôn muốn an vị, luôn chối phủi trách
nhiệm bằng những câu thật ngây thơ, đổ cho “Số liệu quy hoạch lỗi thời”, “Chờ
đợi quy hoạch tương lai” hay “ Lỗi tại trời”.
Sự vô tâm, vô cảm, thờ
ơ, bảo thủ hay yếu kém, vô tránh nhiệm và trốn trách nhiệm, coi thường sinh
mạng người dân của những người có quyền, những người quản lý nhà nước, hiện tại
đang là căn bệnh nan y, bất trị.
Biện pháp?
Nên chăng cần di dời ga
Hòa Hưng và xí nghiệp toa xe ra ngoại thành, tận dụng trên 100 ngàn m2 đất để
làm hồ thu, chứa nước nhiều ngăn và điều tiết ra cầu Bình Lợi bằng hệ thống
cống rút nước tiết diện lớn được xây dựng dưới đường sắt hiện hữu mỗi khi triều
hạ hoặc qua nhà máy xử lý nước thải? Khai thác quỹ đất bên trên để tạo nguồn
vốn trong hoàn cảnh bế tắc tài chính chống ngập thành phố?
Việc làm vừa không tốn
kinh phí đền bù giải tỏa, vừa tận dụng khai thác triệt để hệ thống cống dọc chính
đã đầu tư xây dựng nhưng kém hiệu quả, vừa thu nước chống ngập được các khu vực
quận 3, quận 5, quận 6, quận 10 , quận 11, quận Phú Nhuận, quận Gò Vấp, quận
Bình Thạnh và quận Thủ Đức.
Việc làm tăng thông
thoáng giao thông bằng xây dựng hệ thống đường xá trên đường sắt cũ trong hoàn
cảnh kẹt xe, giảm trừ tai nạn giao thông, ô nhiễm và dịch bệnh và các công
trình điện nước ngầm kèm theo.
Việc làm tách biệt hệ
thống thoát nước thành phố và triều cường, tránh ảnh hưởng mực nước biển dâng
cao cho những năm sau này do biến đổi khí hậu.
Phải chăng Chính phủ
đang bận nghĩ đến nhiều dự án quá to tát, muốn cạnh tranh, xứng tầm khu vực với
những giá trị hão huyền mà quên đi những quan tâm nhỏ nhoi, quên đi nhiều
nguyên nhân gây nên tai họa ngày càng cao, đang rình rập sinh mạng người dân
thành phố Hồ Chí Minh?
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment