Tuesday, October 28, 2014

Blogger Điếu Cày tuyên bố tiếp tục đấu tranh cho tự do dân chủ tại VN


Kính thưa quý vị,
Cũng mong cho anh Điếu Cày vững tâm, kiên trì thực hiện được giấc mơ của anh, của nhân dân Việt Nam.

Nhưng thưa với quý vị, mới qua mà, làm sao anh Điếu Cày đủ can đảm tuyên bố cách khác.

Các vị đi trước anh Điếu Cày cũng phát ngôn như vậy, và nếu mai này có thêm vị nào nữa được đưa nước ngoài,  khó mà có cách trả lời khác.
Hãy bình tĩnh, thực tâm mà xét.
Làm sao đòi ( được, nhưng chỉ la lên là đòi mà thôi )  đấu tranh thực sự  TỰ DO, DÂN CHỦ cho Việt Nam mà lại đi ra khỏi nước Việt Nam?

Đòi hạ ván đối thủ mà lại bước ra khỏi võ đài, thì đấu với ai mà đòi thắng địch thủ. Chả lẽ chui ra khỏi vòng dây của võ đài rồi hô hào khán giả, vỗ ngực nói rằng, tôi tạm thời rời võ đài, nhưng tôi sẽ tiếp tục đập cho địch thủ chết.

 Trong khi đó, võ sĩ còn đứng bên trong võ đài dơ cao đôi tay cười lớn:
Tôi không cần đánh cũng thắng vì đối thủ đã bỏ chạy rồi.
Không ai bắt anh Điếu Cày phải hy sinh trong nhà tù, trong khi chúng ta sống tự do ở nước ngoài. Không thể ích kỷ như vậy.

Nhưng anh Điếu Cày, qua lời nói, việc làm của anh, chứng tỏ anh là một người yêu nước, dám hy sinh hạnh phúc cá nhân, chịu tù tội để thực hiện cho được nguyện vọng, đem Tự Do và Dân Chủ về cho Nhân Dân Việt Nam.

Chúng ta quý trọng những người như vậy.

Và chính vì quý trọng cho nên, tôi tiếc rằng anh đã rời khỏi đấu trường, tránh né địch thủ và xa rời '' khán giả '' hậu thuẩn trực tiếp ở quê nhà.

Ở ngoài này, chúng ta, nếu thực lòng, cũng chỉ có thể hô hào và chỉ hô hào trên NET ủng hộ anh và những người đấu tranh ở quốc nội. Không hơn. Chỉ có hô hào trên NET.

Không ai có thể cùng với anh với những người trong nước, tay cầm tay,  cùng tham dự biểu tình trước cơ quan công quyền của Việt cộng cả...không ai ở hải ngoại bị Việt cộng hành hạ  cả,...không ai có thể thay các anh, làm việc như các anh, hy sinh như các anh ở trong nước.

Và chỉ có các anh, những người ở trong nước mới có thể làm lay chuyển bọn ác quỷ Việt cộng.

Không! Không phải ở hải ngoại!

Sao anh lại '' nghe lời ''  ai đó mà ra đây để làm gì?!?!?!

Tôi không tin và không dám tin, rằng anh muốn được sung sướng, muốn yên thân, tránh khỏi tù tôi.

Không!

Anh và các anh đấu tranh ở trong nước không thể và không phải là những người chạy ra nước ngoài để  sống sung sướng trong khi để cho cộng sản cướp lấy quyền làm người của toàn thể 90 triệu đồng bào ở trong nước.
Chính vì  ý nghĩ như vậy, tôi tiếc vô cùng đọc  tin, nhìn youtube thấy anh tươi cười khi đặt chân đến khi trường ở Mỹ.

Nếu quả tình anh có tấm lòng thật như bấy lâu nay anh đã chứng tỏ, anh phải châu mày, bực dọc khi bước chân ra khỏi phi cơ ( theo như tin trên NET, anh bị  Việt cộng tống đi,

Thôi thì, anh cũng chỉ là con người, về góc nhỏ nào đó trong cuộc đời, cũng như tôi, khi được tàu vớt trên biển đông của một ngày tháng 8 năm 1979.

Tiếc vô cùng!

katumtran

2014-10-28 6:36 GMT+01:00 hung vu  [DienDanCongLuan] <DienDanCongLuan@yahoogroups.com>:
 

Blogger Điếu Cày tuyên bố tiếp tục đấu tranh cho tự do dân chủ tại VN

Blogger Điếu Cày trả lời phỏng vấn RFA

Tâm trạng của blogger Điếu Cày khi đến Mỹ?

Tâm trạng của blogger Điếu Cày khi đến Mỹ? 



image





Preview by Yahoo


Nam Nguyên, phóng viên RFA
2014-10-27

Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
10272014-phongvandieucay-nn.mp3Phần âm thanh Tải xuống âm thanh
IMG_2059.JPG
Phóng viên Nam Nguyên phỏng vấn blogger Điếu Cày qua Skype chiều 27/10/2014
 RFA photo




Một tuần sau khi tới Los Angeles, Tiểu bang California Hoa Kỳ, tù nhân lương tâm Điếu Cày Nguyễn Văn Hải đã dành cho Đài ACTD cuộc phỏng vấn đặc biệt. Xin nhắc lại ông Điếu Cày Nguyễn Văn Hải được Chính quyền Hà Nội phóng thích hôm 20/10/2014 vừa qua và bị đưa thẳng ra phi trường buộc rời khỏi Việt Nam.
Đấu tranh bằng truyền thông
Nam Nguyên: Kính chào ông Điếu Cày Nguyễn Văn Hải. Hôm nay được 1 tuần từ khi ông được trả tự do và đến Mỹ. Hầu hết những người bất đồng chính kiến khi buộc rời VN ra nước ngoài cư trú đều có mối ưu tư là sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp tục con đường mà mình đã chọn khi ở Việt Nam. Kế hoạch sắp tới của ông như thế nào?
Blogger Điếu Cày: Thưa anh Nam Nguyên và kính thưa toàn thể thính giả, thực tế thì tôi đã bị tách khỏi môi trường đấu tranh ở trong nước 6 năm, 6 tháng, 2 ngày rồi. Vì vậy, bây giờ nói tôi bị tách khỏi môi trường đấu tranh ở trong nước thì cũng không được chính xác lắm. Còn đi ra nước ngoài như thế này, khi phải thay đổi môi trường sống, môi trường đấu tranh thì cũng cần có thời gian để hội nhập vào. Tôi nghĩ rằng tôi cũng có thể hội nhập sớm hơn.
Nam Nguyên: Thưa ông, tiếng nói của một người trong tư thế lưu vong sẽ khó có tác động mạnh mẽ như khi họ còn ở trong nước. Điều này chính quyền VN biết rõ, nên muốn đẩy tù nhân lương tâm ra khỏi nước nếu phải trả tự do cho họ. Blogger Điếu Cày sẽ có phương thức mới để đấu tranh, ông có thể tiết lộ đôi chút?
Blogger Điếu Cày: Cũng có một vài người hỏi tôi vấn đề này nhưng tôi cũng chỉ xin chia sẻ như sau:
Bởi vì chúng tôi hoạt động tự do báo chí trên internet mà trên internet thì không có khoảng cách. Còn khi đấu tranh ở trong nước, chúng tôi có tham gia đấu tranh xuống đường biểu tình chống Trung Quốc hoặc là tẩy chay Olympic Bắc Kinh. Trong những cuộc biểu tình đó, câu lạc bộ nhà báo tự do đã nhận vai trò đi đầu, dẫn dắt. Thế nhưng khi anh em chúng tôi bị đàn áp, bị bắt thì những cuộc biểu tình vẫn tiếp tục xảy ra. Và những cuộc biểu tình sau thì lại càng đông hơn những cuộc biểu tình trước. Như vậy, chúng tôi ngoài việc thắp lửa ban đầu thì không nhất thiết chúng tôi phải có mặt trong những cuộc biểu tình đó mà chúng tôi vẫn cứ giúp được anh em, vẫn cứ giúp được đồng bào, vẫn cứ giúp được phong trào. Đồng thời cũng đã  khơi dậy chiến dịch biểu tình chống Trung Quốc. Ra ngoài hải ngoại, làm việc trên internet thì không có khoảng cách, tôi cũng không nghĩ rằng tôi bị tách khỏi xã hội Việt Nam thì tôi sẽ không hoạt động, không đấu tranh được.
Ra ngoài hải ngoại, làm việc trên internet thì không có khoảng cách, tôi cũng không nghĩ rằng tôi bị tách khỏi xã hội Việt Nam thì tôi sẽ không hoạt động, không đấu tranh được.
- Blogger Điếu Cày
Nam Nguyên: Vâng, như vậy sẽ có kế hoạch là ông Điếu Cày trở lại câu lạc bộ báo chí tự do mà ông là một trong những người sáng lập?
Blogger Điếu Cày: Thật ra, ngay sau khi rời khỏi sân bay về đến nhà thì từ ngày hôm đó đến hôm nay chúng tôi đã thực hiện những việc đó là kết nối. Đến hôm nay, chúng tôi đã một nhóm ở đây rồi. Anh em từ Canada sang cũng đã có một nhóm ở đây. Do vậy những chương trình sắp tới tôi đang thảo luận, bàn bạc để tiếp tục làm việc. Tôi là người của hành động nên từ hôm đó đến nay, mặc dù là chưa được khỏe để tiếp xúc với anh em bên truyền thông nhưng chúng tôi đã thực hiện những việc kết nối anh em trong và ngoài nước rồi.
Nam Nguyên: Thưa có phải điều đó là điều ông Điếu Cày hơn hẳn những nhà tranh đấu khác khi họ bị đi lưu vong không ? Đó là sự kết nối không những trong nước mà cả ngoài nước nữa. Và cũng nhờ thời đại internet phát triển mạnh nên đó là một thế mạnh phải không, thưa ông?
Blogger Điếu Cày: Vâng, tôi rất tâm đắc với cuốn “Thế Giới Phẳng” và cũng rất tâm đắc với cuốn “ Sống Sao Trong Thời Đại Số”. Vì vậy những việc chúng tôi làm, chúng tôi thấy có mình ở trong đó. Chúng tôi cũng học được nhiều điều ở trong đó. Và chúng tôi sẽ tiếp tục ứng dụng nó. Bởi vì trong thế giới phẳng này, trong kỷ nguyên của toàn cầu hóa và hội nhập, hợp tác và phát triển này thì việc liên lạc, việc đi lại cũng không phải là khó khăn như trước. Do vậy, ở hải ngoại này tôi vẫn cứ làm việc hiệu quả được như thường.
Nếu đem tôi mà so sánh với những người khác thì tôi nghĩ cũng không nên vì tôi mới sang, tôi cũng rất tôn trọng các anh em khác. Mỗi người có một sự lựa chọn riêng của mình. Trong những phong trào cũng thế thôi. Việc lựa chọn là việc của mỗi người. Mỗi người có thể tham gia với một cấp độ khác nhau. Vì thế tôi xin không bình luận về việc so sánh giữa tôi và những người khác.
Nam Nguyên: Thưa ông, một số ý kiến ở VN cho rằng, còn cộng sản thì không thể có dân chủ nhân quyền, nhưng thay cộng sản thì nhất nhất phải tránh được các hình thức độc tài khác. Ý kiến của blogger Điếu Cày là như thế nào?
image.jpg
Blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải được người Việt hải ngoại chào đón tại Los Angeles tối 21/10/2014. AFP photo
Blogger Điếu Cày: Tôi thấy những giá trị của dân chủ là tôn trọng quyền tự do biểu đạt, tự do ngôn luận. Tôi cũng quan niệm rằng một đảng chính trị thể hiện ý nguyện của người dân. Nếu mà một nhóm này thể hiện được ý nguyện mà nhóm khác cũng có thể thể hiện được ý nguyện của riêng mình. Trong một xã hội mà một nhóm khi nó đủ mạnh mà nó còn tước đoạt đi cái quyền được cất lên tiếng nói, cái quyền được biểu đạt ý nguyện của những nhóm khác thì cái nhóm đó trở thành độc tài và trở thành nguy hiểm cho xã hội. Tất nhiên, những xã hội đó không thể có dân chủ được.
Lá bài của chính quyền VN?
Nam Nguyên: Chính quyền Việt Nam dùng tù nhân lương tâm để trao đổi một số quyền lợi với nước ngoài màtrường hợp điễn hình cũng là trường hợp của Điếu Cày. Việt Nam không thực tâm cải thiện nhân quyền, dân chủ. Lá bài này được sử dụng nhiều lần, theo ông phải làm gì để hóa giải vấn đề đó để nó không xảy ra nữa và phải thực sự thay đổi nhân quyền?
Blogger Điếu Cày: Đó là câu chuyện truyền thông chúng ta cần phải làm. Với những người đấu tranh dân chủ như chúng ta thì việc cất lên tiếng nói thay cho những người tù mà đã bị bắt vào trong đó là điều rất quan trọng. Chính nhờ truyền thông chúng ta loan tin rộng rãi, đấu tranh mạnh mẽ thì sẽ đưa được tiếng nói của những người tù đến được với những tổ chức quốc tế mà khiến họ phải lưu tâm, khiến họ cũng phải góp tay đấu tranh để yêu cầu những chính quyền độc tài phải thả người của chúng ta ra.
Nam Nguyên: Theo các tin ghi nhận, bạn bè trong nước hy vọng ông không bỏ cuộc, nhưng tranh đấu ở hải ngoại thường phải dựa vào một tổ chức nào đó, chứ tranh đấu đơn độc thì không có kết quả. Ông nhận định gì?
Blogger Điếu Cày: Tôi nghĩ anh em nói cũng có phần đúng. Tuy nhiên điều đó tùy vào mỗi nhóm và mỗi công việc của mỗi người làm. Chúng tôi làm việc trên truyền thông, vì vậy, vì vậy chúng tôi sẽ thành lập nhóm chuyên làm về truyền thông. Chúng tôi không vào một nhóm nào nhưng lại ủng hộ tất cả các nhóm có thể cất lên tiếng nói giùm các nhóm. Tôi nghĩ mỗi một tổ chức nào cũng cần có truyền thông. Nếu những tổ chức nào cần hỗ trợ về truyền thông thì chúng tôi đều có thể giúp đỡ được.
Tôi nghĩ mỗi một tổ chức nào cũng cần có truyền thông...tuy chúng tôi không thuộc về một nhóm nào nhưng lại giúp đỡ tất cả các nhóm bởi vì với một tổ chức chính trị thì truyền thông là quyền lực số một.
- Blogger Điếu Cày
Do vậy, tuy chúng tôi không thuộc về một nhóm nào nhưng lại giúp đỡ tất cả các nhóm bởi vì với một tổ chức chính trị thì truyền thông là quyền lực số một. Còn khi nó đã thành một nhà nước, có công an, có quân đội, có chính quyền nó mới xuống quyền lực thứ tư. Cho nên chúng tôi sẽ bắt đầu bằng truyền thông và chúng tôi sẽ dùng truyền thông để khích lệ, để hỗ trợ các phong trào đấu tranh dân chủ, các tổ chức hoạt động đấu tranh dân chủ, để đòi tự do, dân chủ cho nhân dân Việt Nam. Chúng tôi sẵn sàng sử dụng truyền thông để hỗ trợ bất kỳ nhóm nào mà có mục đích là đấu tranh đem lại dân chủ và tự do cho nhân dân Việt Nam, đem lại lợi ích của Tổ quốc, của dân tộc, đòi hỏi sự toàn vẹn lãnh thổ thì chúng tôi đều ủng hộ cả.
Nam Nguyên: Thưa blogger Điếu Cày, ông là tù nhân lương tâm được người Việt hải ngoại tiếp đón ân cần nhất, khác với thái độ dè dặt trước đây với nhiều nhân vật khác. Ông cảm nhận gì về điều này. (Hải ngoại đã cảm thông hơn?)
Blogger Điếu Cày: Hôm nay, được anh phỏng vấn thì tôi cũng nhờ anh chuyển đến đồng bào hải ngoại đã ra sân bay đón tôi là tôi rất xúc động, rất cảm động với tình cảm chân thành của bà con đối với tôi. Đó là niềm hạnh phúc của tôi. Còn cái việc bây giờ bà con có cái nhìn khác đối với những người trong nước ra bên ngoài đấu tranh như thế này thì một phần chúng ta cũng phải thấy rằng đó là do truyền thông. Trước đây, khi truyền thông bất cân xứng thì sự thông hiểu lẫn nhau giữa bên trong và bên ngoài có sự khác biệt. Thế nhưng khi truyền thông đã được thông thương nhiều chiều và đã có sự cân bằng thì sự thông hiểu giữa bên trong và bên ngoài đến với nhau dễ hơn, cảm thông với nhau nhiều hơn. Từ đó, làm cho thái độ thay đôỉ chân thành khác hơn. Chúng ta đều là người Việt Nam cả, đều máu đỏ da vàng. Tất cả những điều chúng ta làm, nếu vì lợi ích chung của dân tộc, của tổ quốc thì chúng ta không ai đi ngược lại những lợi ích, những quyền lợi của tổ quốc, của dân tộc. Chúng ta tin rằng chúng ta làm đúng và chúng ta không phải lo lắng về cái điều đó.
Chính vì thế mà bên trong, bên ngoài có hiểu nhau được hay không, tôi mong muốn rằng truyền thông phải mạnh mẽ lên. Bởi vì ở trong nước khi truyền thông nằm hết ở trong tay giai cấp thống trị và họ sử dụng toàn bộ hệ thống truyền thông đó để chi phối dư luận xã hội, phục vụ cho mục đích cai trị của mình. Rất nhiều người ở trong nước sẽ còn hiểu sai lầm về người ở ngoài nước. Người ở ngoài nước thì lại không đủ thông tin để hiểu về người trong nước thì cũng có thể hiểu sai về vấn đề đó. Vì vậy chúng ta làm truyền thông, chúng ta phải đẩy mạnh quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận ở trong nước lên. Và chính bằng sự cân bằng truyền thông, chúng ta có được sự thông hiểu. Từ đó mới mang đến được sự đoàn kết và sức mạnh cho dân tộc Việt Nam.
Nam Nguyên: Xin cảm ơn blogger Điếu Cày. Thay mặt ban Việt ngữ đài Á châu Tự do xin chân thành cảm ơn và xin chúc blogger đầy đủ sức khỏe và gặp nhiều may mắn trong cuộc sống mới cũng như cuộc tranh đấu mới từ hải ngoại.
Blogger Điếu Cày: Vâng, xin cảm ơn anh. Tôi xin gởi lời cảm ơn quý khán thính giả của chương trình và xin chúc  bà con cộng đồng Việt Nam tại hải ngoại được mạnh khỏe và làm ăn phát đạt.

Điếu Cày: 'Tôi phải chỉ rõ ra những khuyết tật của xã hội Việt Nam'

Blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải trả lời phỏng vấn qua Skype với Trà Mi của Ban Việt ngữ VOA.
Blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải trả lời phỏng vấn qua Skype với Trà Mi của Ban Việt ngữ VOA.
·    
·    
·    
·  

Tin liên hệ

27.10.2014
Blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, người vừa được trả tự do và buộc sang Mỹ tị nạn hôm 21/10 vừa qua sau 6 năm rưỡi ngồi tù với bản án 12 năm về tội danh ‘tuyên truyền chống nhà nước’ vì các hoạt động chống Trung Quốc và cổ xúy tự do báo chí trong nước, cam kết sẽ thúc đẩy quyền tự do báo chí-tự do ngôn luận và bảo vệ các ngòi bút độc lập tại Việt Nam trên chặng đường tranh đấu tiếp theo của ông trong cuộc sống lưu vong tại Mỹ.
Lần đầu tiên lên tiếng với truyền thông hải ngoại kể từ khi đặt chân tới Mỹ, blogger Việt Nam nổi tiếng quốc tế đã dành cho Trà Mi VOA Việt ngữ cuộc trao đổi xoay quanh thời gian tranh đấu, tù đày tại Việt Nam và kế hoạch trong quảng đời lưu vong sắp tới của ông tại Mỹ.
VOA: Anh có đáp ứng yêu cầu ‘nhận tội’ hay ‘cam kết’ của nhà chức trách Việt Nam, một thủ tục trước nay bắt buộc phải có để được phóng thích?
Blogger Điếu Cày: Tôi chưa bao giờ nhận tội. Tôi không khai và không ký bất cứ giấy tờ gì trong suốt quá trình điều tra, truy tố, xét xử, và giam cầm cho tới ngày hôm nay.
VOA: Anh nhất quyết khẳng định mình không làm gì sai hay có tội, vì sao anh chấp nhận được trả tự do có điều kiện, tự do trong lưu vong?
Blogger Điếu Cày: Tôi hiểu thế này. Chính tòa án của Việt Nam cũng chưa hoàn thành thủ tục buộc tội tôi. Tôi có một quy tắc bất di dịch là không nhận tội để được ra tù. Vì vậy, nếu một sự chấp nhận nào vi phạm quy tắc đó, tôi không lựa chọn. Những lựa chọn không vi phạm nguyên tắc này không đồng nghĩa với sự nhận tội.
VOA: Giờ đây anh đã được tự do, nhưng ‘tự do trong lưu đày’, theo cách hiểu của nhiều người. Tâm trạng và cảm nghĩ của anh về sự tự do có điều kiện này, vốn cũng là một hình thức bị cách ly với xã hội Việt Nam?
Blogger Điếu Cày: Là người hoạt động tự do báo chí trên internet, tôi nghĩ tự do internet không có khoảng cách. Tôi không nghĩ mình bị cách ly với xã hội Việt Nam.
VOA: Anh tuyên bố ‘Sự có mặt của tôi trên đất nước tự do này là minh chứng cho chiến thắng của các giá trị tự do dân chủ’, nhưng Hà Nội đã chứng minh rằng ‘chiến thắng’ đó chỉ có được khi ra khỏi biên giới Việt Nam, còn bên trong lãnh thổ Việt Nam thì không có cơ hội ấy. Suy cho cùng, tới giờ phút này những gì anh gọi là ‘các giá trị dân chủ’ vẫn chưa thắng được luật lệ của Việt Nam. Anh nghĩ sao?
Bấm vào để nghe bài phỏng vấn blogger Điếu Cày
Blogger Điếu Cày: Tôi không đồng ý với điều đó vì tất cả cần sự thay đổi, cần thời gian. Những giá trị của tự do-dân chủ đã thắng lợi là việc trong năm nay chúng tôi đã cứu được rất nhiều người ra khỏi tù. Còn việc những giá trị tự do-dân chủ ở Việt Nam vẫn chưa được phổ quát đầy đủ, người Việt Nam vẫn chưa được thực hiện đầy đủ những quyền ấy thì đấy chính là mục tiêu mà chúng ta đấu tranh để đạt tới.
VOA: Nhà nước Việt Nam nói phóng thích anh ‘vì lý do nhân đạo’ xét theo quan điểm của họ khi trả tự do, cho xuất cảnh một người bị họ xem là phạm luật hình sự. Ý kiến anh thế nào?
Blogger Điếu Cày: Họ muốn nói ‘nhân đạo’ thì nó là ‘nhân đạo’ thôi, đó là theo ý kiến riêng của họ. Chứ còn trên thế giới này có nước nào mà bắt một người dân chỉ vì biểu đạt ý kiến một cách ôn hòa trên internet. Những nước như thế không thể nhân đạo được. Tôi thấy hiện nay bên Trung Đông, tổ chức Nhà nước Hồi giáo IS không chấp nhận những tôn giáo khác biệt, muốn xây dựng một xã hội thuần nhất chỉ một tôn giáo duy nhất của họ. Rất tiếc rằng một số chính phủ trên thế giới này có tư tưởng gần giống với IS, không chấp nhận chính kiến khác biệt, quan điểm khác biệt, tư tưởng khác biệt mà muốn xây dựng một xã hội thuần nhất và đó là một xã hội nguy hiểm.
VOA: Nói chuyện với anh hôm nay không thể không nhắc lại Điếu Cày của ngày hôm qua. Một cách ngắn gọn chia sẻ về thời gian 6 năm rưỡi bị giam ở 11 nhà tù khác nhau, anh mô tả thế nào?
Blogger Điếu Cày: Thật sự không dễ dàng gì, đặc biệt đối với những người như tôi vì trong suốt 11 nhà tù đó, không bao giờ tôi ngừng đấu tranh. Trong tù, tôi vẫn tập hợp an hem bạn tù đấu tranh, đòi hỏi những quyền được làm người, yêu cầu họ phải thực thi đúng pháp luật đối với chúng tôi. Vì vậy, cứ mỗi lần câu chuyện trong tù được đưa lên internet thì họ lại đẩy tôi sang nhà tù khác, tổng cộng 11 nhà tù.  
VOA: Ấn tượng nhất về thời gian tù tội của anh là cuộc tuyệt thực gây chú ý công luận trong và ngoài nước. Anh chống chọi với 33 ngày tuyệt thực đó thế nào? Điều gì đã giúp anh vượt qua thử thách ‘tồn-vong’ đó?  
Blogger Điếu Cày: Thật ra, đợt tuyệt thực 33 ngày mà thế giới biết đến là đợt thứ hai. Đợt tuyệt thực thứ nhất trong B34, thời gian tạm giam. Khi đó, không anh em nào đưa được thông tin ra ngoài cả. Đợt đầu tiên đó, khi tôi tuyệt thực đến ngày thứ 28 họ đã phải đưa tôi đi cấp cứu tại bệnh viện 30/4. Tôi tuyên bố chỉ chấm dứt cuộc tuyệt thực này tại nhà xác hoặc bệnh viện chứ không ngừng lại. Còn tuyệt thực thứ hai kéo dài đến 33 ngày trước sự chứng kiến của những anh em tù chính trị. Cho nên, lần này tôi còn có thêm sức mạnh hỗ trợ của anh em nữa.
VOA: Nhìn lại tất cả những gì đã trải qua, anh thấy mình được và mất những gì trong công cuộc tranh đấu này?
Blogger Điếu Cày: Khi đã chọn con đường tranh đấu, tôi đã xác định sẽ gặp nhiều khó khăn. Vì thế, tôi đã tự xây một bức tường ngăn cách giữa tôi và gia đình để bảo vệ gia đình của tôi. Thế nhưng, sự thật thì cũng không bảo vệ được. Họ tấn công vào gia đình tôi, vào cơ sở kinh doanh của tôi, sách nhiễu gia đình tôi, rất khó khăn. Trong quá trình tham gia đấu tranh, chúng tôi phải chấp nhận hy sinh. Mất mát của Câu lạc bộ Nhà báo Tự do là quá lớn. Ngoài việc họ tịch thu một căn nhà của tôi trên đưởng Nguyễn Thái Học, họ còn tạo ra một vụ án trốn thuế và rồi họ truy tố khống trong lần thứ hai để nhốt tôi vô tù. Họ vẫn chưa đưa ra được quyết định thi hành án. Đây là một vụ án vô cùng bất công. Chúng tôi sang đây cũng một phần là để bắt đầu lại vụ án này trước cộng đồng quốc tế để còn kéo những người bạn khác trong tù ra đặc biệt là Tạ Phong Tần. Mất mát của Câu lạc bộ Nhà báo Tự Do là rất lớn, nhưng nó không quật ngã chúng tôi. Chúng tôi vẫn tiếp tục bước tiếp con đường đã chọn. Vai trò của chúng tôi là đấu tranh trên diễn đàn truyền thông internet. Trên internet không có khoảng cách, vì vậy, tôi vẫn như sống ở trong đất nước Việt Nam, tôi vẫn hoạt động hiệu quả như ở trong Việt Nam.
VOA: Về những mất mát của anh, không những anh bị mất tài sản, nhà cửa, sự tự do, mà cả tương lai của 2 người con còn ở Việt Nam của anh cũng phải trả giá cho các hoạt động của anh. Anh nghĩ gì về cái giá phải trả cho lý tưởng dân chủ mà anh theo đuổi?
Blogger Điếu Cày: Tôi quả thực không ngờ họ lại độc ác đến như vậy. Tôi không nghĩ một chính quyền lại đàn áp người dân khốc liệt như vậy chỉ vì họ cất tiếng nói một cách ôn hòa, bất bạo động. Những gì họ làm với chúng tôi càng cho người dân Việt Nam và cộng đồng quốc tế thấy rõ bản chất của họ.
VOA: Với sự gọi là ngoài sức tưởng tượng như thế, có điều gì trong quá khứ anh thấy mình cần phải thay đổi hay làm lại hay không? Có điều gì anh cảm thấy hối tiếc trên chặng đường đã qua?
Blogger Điếu Cày: Trong một cuộc cách mạng, có những người lựa chọn tham gia vì muốn thay đổi xã hội không thể đứng khoanh tay nhìn, nhưng có những người lựa chọn không tham gia. Điều đó tạo nên sự khác biệt. Nhưng tôi tin rằng những hy sinh mất mát của những người đi đâu không uổng. Nó thắp lên ngọn lửa cho những người đi sau để cùng bước xuống đường, cùng tranh đấu. Nó dẫn dắt những người khác. Tôi tin những hy sinh mất mát của chúng tôi sẽ tạo cảm hứng cho các bạn khác để họ thấy rõ con đường lựa chọn là đúng và tiếp bước cùng chúng tôi để đất nước Việt Nam có một ngày được dân chủ. Chúng tôi mong muốn rằng các bạn trẻ hãy cùng chúng tôi thêm một kết nối trên internet, thêm một trang blog trên internet, cùng kết nối với nhau tạo ra một hệ thống truyền thông mạnh mẽ đủ để phá vỡ bức tường bưng bít thông tin. Từ đó, chúng ta sẽ thay đổi suy nghĩ, mở toang vùng tối u mê trong nhiều người bị bưng bít lâu nay. Từ thay đổi suy nghĩ chúng ta sẽ thay đổi hành động.
VOA: Tình cảm mọi người dành cho anh khi anh được thả được xem là nồng nhiệt nhất chưa từng có trước nay. Trong mắt nhiều người, anh là ‘anh hùng bất khuất’, là ‘di sản’ và là ‘ánh sáng’ của phong trào dân chủ VN, thậm chí có người còn gọi anh là ‘Aung San Suu Kyi của VN’. Từ thành tích đó, giai đoạn đấu tranh mới của Điếu Cày, ở góc độ mới (theo lời anh nói) cụ thể sẽ ra sao? Anh có những kế hoạch cụ thể thế nào giúp phát huy xã hội dân sự và các ngòi bút độc lập trong nước?
Blogger Điếu Cày: Kế hoạch cụ thể tôi không nói ở đây, nhưng hướng là chúng tôi vẫn tiếp tục thực hiện và tìm cách thúc đẩy quyền tự do báo chí-tự do ngôn luận trong nước, đồng thời bảo vệ các ngòi bút độc lập trong nước bằng pháp lý của cộng đồng quốc tế và bằng những kế hoạch hỗ trợ truyền thông. Tôi mong muốn các cơ quan truyền thông lớn trên thế giới quan tâm đến hoạt động của các ngòi bút độc lập trong nước, lưu ý hỗ trợ đăng tải thông tin và truyền tải thông tin bảo vệ khi cần thiết, tạo thành mạng truyền thông hỗ trợ trong-ngoài giúp nhau cùng phát triển. Khi hệ thống truyền thông được cân bằng, phá vỡ được sự bưng bít thì sự thông cảm-thấu hiểu giữa các nhóm trong xã hội sẽ thay đổi. Từ đó dẫn đến thay đổi về hành động. Tôi mong muốn tự do báo chí-tự do ngôn luận là con đường phải đi đầu tiên để dẫn tới các hành động sau này.
VOA: Việt Nam bị cáo buộc là tích trữ con tin để thả nhỏ giọt, chứng tỏ ‘nhượng bộ-cải thiện nhân quyền’ đổi lấy quyền lợi từ quốc tế. Là một người trong cuộc, anh thấy mình có thể làm gì giúp ngăn chặn tái diễn việc này?  
Blogger Điếu Cày: Những nhóm trong xã hội một khi tước đi nguyện vọng cất lên tiếng nói của các nhóm khác thì nhóm đó trở thành nguy hiểm và không xứng đáng tồn tại trong xã hội. Góp sức của tôi là phải trình bày cho cộng đồng quốc tế biết rõ những vấn đề vi phạm nhân quyền của Việt Nam. Chỉ những người như chúng tôi mới biết được sự thật chính sách của họ sau các bản án. Tôi đã có 6 năm rưỡi trong tù qua 11 nhà giam từ mũi Cà Mau ra tới Nghệ An, tôi đã nhìn đầy đủ-chi tiết các vấn đề ghê tởm trong các nhà tù Việt Nam. Ngoài ra, trong xã hội Việt Nam, pháp quyền chưa được tôn trọng. Cộng đồng quốc tế phải chỉ đích danh, chỉ đúng chỗ để họ sửa đổi pháp luật bảo vệ đủ các quyền tự do dân chủ cho nhân dân. Cụ thể ở đây, tôi muốn mọi người chú ý đến luật ban hành các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam. Mọi khuyết tật xuất phát từ chỗ đó. Nó cho những người hành pháp tự ban hành pháp luật và tự thi hành. Chính những văn bản dưới luật, trái luật lại được thi hành đã làm cho Quốc hội và luật pháp Việt Nam trở thành bù nhìn. Tôi phải chỉ rõ ra những khuyết tật của xã hội đó.
VOA: Xin chân thành cảm ơn anh rất nhiều vì thời gian dành cho cuộc phỏng vấn này.
Mời quý vị đón xem video cuộc phỏng vấn với Blogger Điếu Cày trênvoatiengviet.com hoặc kênh Youtube của VOA:youtube.com/VOATiengVietVideo.

Luật Biểu tình: Vẫn còn là chuyện "nhạy cảm"

Phát ngày Thứ hai, ngày 27 tháng mười năm 2014
Luật Biểu tình: Vẫn còn là chuyện

Quốc hội Việt Nam trong ngày khai mạc kỳ họp mùa thu 20/10/2014. Cho đến nay, dự thảo Luật Biểu tình vẫn chưa được đem ra thảo luận.Reuters
·       print
·        
·        
·        
·       inShare

Vào năm 2011, chính thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã đề nghị các đại biểu Quốc hội xây dựng Luật Biểu tình ngay trong kỳ họp năm đó. Thế nhưng, cho tới nay Việt Nam vẫn chưa có luật biểu tình để cụ thể hóa một trong những quyền cơ bản của người dân, đã được quy định rõ ràng trong Hiến pháp.

Điều 69 của Hiến pháp Việt Nam có ghi rằng : "Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật". Tuy nhiên, do không có quy định cụ thể về biểu tình, nên chẳng ai hiểu cụm từ "biểu tình theo quy định của pháp luật" là như thế nào.
Hiện nay, về văn bản pháp luật liên quan phần nào đến biểu tình chỉ có Nghị định 38/2005/NĐ-CP của Chính phủ, do Thủ tướng Phan Văn Khải ký ngày 18/3/2005, quy định về một số biện pháp bảo đảm trật tự công cộng. Tuy nhiên nghị định này chỉ quy định về việc xử lý hành vi « tụ tập đông người » chứ không quy định cụ thể về biểu tình.
Tại phiên trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội ngày 25/11/2011, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tuyên bố làm Luật biểu tình là “phù hợp Hiến pháp, phù hợp đặc điểm văn hóa, điều kiện cụ thể của VN, cũng như thông lệ quốc tế và đảm bảo quyền tự do, dân chủ của người dân...”. Ông Nguyễn Tấn Dũng đã tuyên bố như trên sau khi vào năm đó đã nổ ra nhiều cuộc biểu tình tự phát ở Sài Gòn và Hà Nội phản đối Trung Quốc xâm lấn biển đảo của Việt Nam.
Ngay sau đó, thủ tướng Việt Nam đã giao cho Bộ Công an soạn thảo dự Luật Biểu tình. Cũng vào năm 2011, Quốc hội Việt Nam đã thông qua nghị quyết đưa dự luật này vào chương trình chuẩn bị xây dựng luật. Dự án này được xem như là “công cụ pháp lý” để công dân thực hiện quyền của mình và để Nhà nước kiểm soát, quản lý hoạt động biểu tình theo đúng pháp luật.
Nhưng hết kỳ họp này đến kỳ họp kia, các đại biểu Quốc hội Việt Nam vẫn cứ tranh cãi với nhau về việc nên hay không nên ra Luật Biểu tình. Có những người đồng tình, nhưng cũng có những người cho rằng trình độ dân trí ở Việt Nam “chưa cao” và biểu tình có thể biến thành “bạo loạn”, không nên ra luật biểu tình. Ngay cả khi thông qua bản Hiến pháp sửa đổi vào năm ngoái, Quốc hội Việt Nam cũng chẳng đả động gì đến Luật Biểu tình.
Đến kỳ họp tháng 5 vừa qua, các đại biểu đã đi đến quyết định là Luật Biểu tình sẽ được cho ý kiến tại kỳ họp tháng 05/2015 và đến tháng 10/2015 mới biểu quyết thông qua.
Nhưng có lẻ sốt ruột vì phải đợi đến năm sau mới có Luật Biểu tình Vào đầu tháng 10 vừa qua, Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội lại kiến nghị “khẩn trương” ban hành luật để “có cơ sở bảo đảm tốt hơn quyền của công dân, góp phần làm giảm những căng thẳng trong vấn đề khiếu nại, tố cáo, cũng như trong quan hệ giữa người dân với các cơ quan Nhà nước”.
Đề nghị của Uỷ ban Pháp luật Quốc hội là xuất phát từ tình trạng công dân kéo từng đoàn đến các cơ quan Nhà nước để khiếu nại, tố cáo vẫn tiếp diễn ở Việt Nam. Trong bản báo cáo cho Thường vụ Quốc hội, chính phủ cho biết: “ Có đoàn lên tới vài trăm người với thái độ bức xúc, gay gắt. Cá biệt có một số đoàn căng khẩu hiệu, biểu ngữ, tập trung nhiều ngày trước cổng trụ sở các cơ quan trung ương, trước nhà riêng các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước để đưa đơn, yêu cầu được tiếp và giải quyết”. Báo cáo này còn khẳng định là “ có một số đối tượng xúi giục, kích động, lôi kéo công dân khiếu nại đông người có hành vi quá khích, gây rối, làm ảnh hưởng đến an ninh trật tự”.
Nhưng lời kêu gọi “khẩn trương” của Uỷ ban Pháp luật Quốc hội chắc cũng sẽ chẳng có tác động gì, bởi vì theo nhà sử học kiêm đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc, trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ từ Hà Nội, rất có thể là dự luật về biểu tình sẽ bị dời lại cho đến sớm nhất là năm 2016. Theo ông, Luật Biểu tình vẫn là một vấn đề "nhạy cảm" ở Việt Nam. Sau đây mời quý vị theo dõi bài phỏng vấn đại biểu Dương Trung Quốc:
Đại biểu Dương Trung Quốc24/10/2014Nghe




No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin cuối ngày-25/1/2025

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link