Monday, October 27, 2014

Phong trào dân chủ Hồng Kông hủy kế hoạch trưng cầu dân ý


Phong trào dân chủ Hồng Kông hủy kế hoạch trưng cầu dân ý

Nhà cầm quyền Hà Nội phạm pháp trên tài sản hợp pháp của GX Thái Hà



image





Preview by Yahoo


Sinh viên biểu tình phát biểu tại một ngã tư ở trung tâm Mong Kok, Hong Kong.
  •  
  •  
  •  

Tin liên hệ

  • Giới hoạt động cho dân chủ ở Hong Kong dự định trưng cầu ý kiến
  • Người biểu tình ở Hong Kong tập trung bám trụ ở khu Mong Kok
  • TQ nhấn mạnh vai trò hiến pháp trong việc xây dựng pháp trị
  • Tổ chức Dân chủ Mỹ bác bỏ cáo buộc xen vào nội bộ Hong Kong
26.10.2014
Những người tổ chức cuộc phản kháng đòi dân chủ ở Hồng Kông đã hủy bỏ cuộc đầu phiếu, vốn được dự trù diễn ra ngày hôm nay, về những bước kế tiếp trong cuộc chiếm cứ đường phố kéo dài cả tháng nay.

Sau cuộc đàm phán có tính chất dấu mốc hôm thứ ba, chính quyền Hồng Kông đề nghị gởi một văn thư cho Quốc vụ viện Trung Quốc để trình bày sự bất mãn của những người biểu tình đối với việc Bắc Kinh đòi hỏi các ứng cử viên trong cuộc bầu cử trưởng quan hành chánh Hồng Kông năm 2017 phải có được sự chấp thuận của Trung Quốc.
Chính quyền Hồng Kông cũng đề nghị tiến hành những cuộc đối thoại thường xuyên với những người biểu tình về vấn đề cải cách dân chủ, với điều kiện người biểu tình chấm dứt việc chiếm cứ đường phố.

Những nhân vật lãnh đạo chính của cuộc biểu tình bác bỏ các đề nghị của chính quyền mà họ cho là không đủ, nhưng những người khác nói rằng cần thực hiện một cuộc trưng cầu dân ý để tranh thủ thêm sự hậu thuẫn của người dân.
Hiện chưa rõ phe biểu tình có ấn định một ngày khác để tổ chức cuộc trưng cầu dân ý hay không.

Hàng vạn người đã dựng lều tại một số địa điểm biểu tình trên đường phố từ cuối tháng 9 để đòi Trưởng quan Hành chánh thân Bắc Kinh Lương Chấn Anh từ chức và đòi Trung Quốc để cho Hồng Kông được thực hiện phổ thông đầu phiếu.

Hồng Kông và giới hữu trách Hoa Lục nói rằng những cuộc biểu tình này là bất hợp pháp và cho rằng người biểu tình không phản ánh ý nguyện của toàn thể dân chúng Hồng Kông.

Hôm thứ năm, những người biểu tình đã nhận được sự khích lệ từ Ủy hội Nhân quyền Liên hiệp quốc. Cơ quan thế giới này kêu gọi Trung Quốc thực thi  phổ thông đầu phiếu, và tôn trọng các quyền của người dân, kể cả quyền ứng cử.


Phe biểu tình HK hủy việc bỏ phiếu
  • 8 giờ trước
Các lãnh đạo phong trào đòi dân chủ (từ trái sang) Benny Tai, Alex Chow, Joshua Wong, Alan Leong (nhà lập pháp), và đại diện từ liên minh ủng hộ, bà Wu Mei Lin, cúi đầu xin lỗi về việc bãi bỏ kế hoạch bỏ phiếu
Người biểu tình Hong Kong đã bỏ kế hoạch tiến hành bỏ phiếu về việc có chấp nhận một số nhượng bộ của chính phủ hay không.

Các lãnh đạo của phong trào biểu tình nói họ quyết định "hoãn" việc bỏ phiếu sau khi có những bất đồng về cách thức thực hiện và xin lỗi vì đã "không thảo luận đầy đủ" với người biểu tình.
Việc bỏ phiếu lẽ ra sẽ được thực hiện theo hình thức điện tử nhưng đã được hủy bỏ chỉ vài giờ trước lúc diễn ra.
Hàng chục ngàn người biểu tình đã tham gia lời kêu gọi biểu tình ngồi để đòi dân chủ đầy đủ tại Hong Kong, bắt đầu từ tháng Chín.
Hôm thứ Ba, các lãnh đạo phong trào biểu tình của sinh viên và các quan chức chính quyền đã lần đầu tiên có các cuộc thảo luận, nhưng không đạt được mấy tiến bộ trong việc chấm dứt tình trạng bế tắc hiện thời.
Phía chính quyền, đại diện bởi phó lãnh đạo Carrie Lam, đã đề nghị gửi báo cáo tới các quan chức chính phủ Trung Quốc nhằm phản ánh quan điểm của người biểu tình và thiết lập cơ chế đối thoại về các thay đổi hiến pháp trong tương lai.

Quyết định 'vội vã'
Các lãnh đạo biểu tình ban đầu bác bỏ lời đề nghị của phía chính quyền, trước khi ra cam kết hôm thứ Sáu về việc tổ chức cuộc bỏ phiếu mà nay đã bị hủy bỏ.
"Chúng tôi cảm thấy đã tổ chức cho việc bỏ phiếu một cách vội vã," Benny Tai, một trong các sáng lập viên của nhóm biểu tình Chiếm Trung tâm nói.

"Chúng tôi quyết định hoãn việc biểu quyết ở khu vực quảng trường, nhưng điều đó không có nghĩa là phong trào đã dừng lại," ông nói với hãng tin AFP.

Trong một tuyên bố, Chiếm Trung tâm nói: "Chúng tôi xin lỗi công chúng vì đã không thảo luận đầy đủ với những người tham dự trước khi ra quyết định đó."
Tuy số người tham dự đã giảm đi nhiều so với những ngày đâu của cuộc biểu tình, nhưng nhóm những người biểu tình nòng cốt mà chủ yếu là sinh viên nói họ sẽ không từ bỏ việc chiếm đóng các khu vực ở trung tâm cho tới khi Trung Quốc thay đổi ý định về việc ra quy định cho kỳ bầu cử 2017 tại Hong Kong.

Họ cũng muốn Trưởng Đặc khu Hành chính Lương Chấn Anh phải từ chức.
Chính phủ Trung Quốc ra quyết định theo đó nói các ứng viên trong kỳ bầu cử người đứng đầu Hong Kong phải được chuẩn thuận bởi một ủy ban đề cử gồm đa số là các nhóm thân Bắc Kinh. Người biểu tình đòi quyền toàn quyền lựa chọn ứng viên.
Các lãnh đạo Trung Quốc và Hong Kong nói biểu tình trên đường phố là hoạt động bất hợp pháp.


HK: Phe nơ xanh đánh phóng viên
  • 26 tháng 10 2014
Phe phản đối biểu tình có nhiều người dân lao động
Ba nhà báo bị tấn công bị tấn công ở Hong Kong vào tối thứ Bảy ngày 25/10 sau khi đụng chạm với những người ủng hộ chính quyền đang tuần hành phản đối cuộc biểu tình đòi dân chủ vốn đã chiếm giữ nhiều địa điểm ở Hong Kong trong bốn tuần qua, hãng tin Reuters cho biết.

Đặc khu hành chính của Trung Quốc này đang đối mặt với cuộc biểu tình đòi dân chủ với sự tham gia của đông đảo học sinh sinh viên từ cuối tháng trước.
Tuy nhiên, cuộc biểu tình này cũng đã gặp sự chống đối từ những nhóm bất bình và những thành phần xã hội lên án việc đình trệ giao thông và mua bán, trong số đó có nhiều công nhân lao động như tài xế taxi và tài xế xe tải.

Trút giận vào nhà báo
Tối thứ Bảy ngày 25/10, hơn 1.000 người ủng hộ phong trào chống biểu tình đã tập hợp để lên án những người biểu tình đòi dân chủ gần bến tàu Star Ferry.
Nhiều người hô các khẩu hiệu như ‘Trả Hong Kong lại cho tôi’ và ‘Hãy dọn khỏi đường phố ngay lập tức’
Mặc dù hai nhóm biểu tình đối đầu nhau không xảy ra xung đột nhưng những nhóm nhỏ người phản biểu tình đeo dải ruy băng xanh đã trút sự tức giận của họ vào các nhà báo đang làm việc tại hiện trường.

Trong lúc hai bên lời qua tiếng lại, một quay phim và một phóng viên của Đài TVB bị đám đông vây quanh và quấy nhiễu.
Một số người xô đẩy các nhà báo, xé cà vạt của một phóng viên và giật mắt kính của một quay phim trong khi la hét và chửi rủi.
Sau đó cảnh sát đã phải hộ tống các nhà báo này ra khỏi đám đông đang giận dữ.
Người biểu tình Hong Kong vẫn bám trụ trên đường phố
Một nữ phóng viên của Đài RTHK cũng bị những người biểu tình đeo nơ xanh đá vào chân và vào mình sau khi bị xô xuống đất. Người phóng viên này đã được đưa đến bệnh viện.

Đài RTHK và công đoàn của đài đã lên án vụ tấn công. Phát ngôn nhân của đài nói họ sẽ có hành động pháp lý.
Trong tháng qua, các lãnh đạo của nhóm nơ xanh đã công khai đe dọa những người biểu tình ủng hộ dân chủ đeo ruy băn vàng.

Sau đó, đã xảy ra một số vụ những người giận dữ dọn rào chắn trên đường và đánh nhau trên đường phố ở quận Mong Kok – nơi chứng kiến những hành động bạo lực tồi tệ nhất giữa hai phía.

Cảnh sát Hong Kong nói rằng những cuộc tấn công vào người biểu tình này là có sự phối hợp và có dính líu đến Hội Tam Hoàng, một băng đảng xã hội đen khét tiếng ở Hong Kong.
Đặc khu trưởng Hong Kong Lương Chấn Anh đã lặp lại hồi cuối tuần qua rằng ông sẽ không từ chức bất chấp việc ông James Tien, chính khách đồng thời là lãnh đạo doanh nghiệp, nói ông Lương nên xem xét khả năng này.
Hàng ngàn người biểu tình vẫn cắm trại trên một tuyến đường chính gần trụ sở chính quyền ở khu Admiralty và ở các điểm khác ở Causeway Bay và Mong Kok nhưng với ít người hơn.


‘HK không thể tự quyết định chính trị’
  • 23 tháng 10 2014

Đại diện các sinh viên Hong Kong tại bàn đàm phán
Đại diện của chính quyền Hong Kong tham gia đàm phán với sinh viên đã khẳng định rằng Hong Kong ‘không thể tự mình quyết định tiến trình chính trị’ vì lãnh thổ này là một đặc khu hành chính của Trung Quốc.

Đây là cuộc đàm phán đầu tiên giữa chính quyền Hong Kong và các đại diện sinh viên kể từ khi cuộc biểu tình đòi dân chủ nổ ra.
Trong lúc này, những người biểu tình đã tiến về tư dinh của Đặc khu trưởng Lương Chấn Anh để chỉ trích lập trường của ông về các cải cách ân chủ.

Sẽ báo cáo với Bắc Kinh
Cuộc đàm phán hôm thứ Ba ngày 21/10 đã kéo dài hai tiếng đồng hồ và được truyền hình trực tiếp.

Phía chính quyền cho rằng yêu sách của người biểu tình là không thể chấp nhận được trong khi các sinh viên cáo buộc chính quyền ‘mơ hồ’.

Bà Carrie Lam, Chánh văn phòng Đặc khu, nói với các đại diện sinh viên rằng chính quyền Hong Kong sẽ có báo cáo về quan điểm của các sinh viên với chính quyền trung ương và sẽ thiết lập một cơ chế để thúc đẩy đối thoại về những thay đổi Hiến pháp trong tương lai.

Trong khi đó các lãnh đạo sinh viên thì cho rằng người dân phải được phép đề cử ứng cử viên cho chức danh đặc khu trưởng và rằng ủy ban đề cử do theo mô hình của Bắc Kinh đề ra không ‘đủ tính đại diện’.

Sau cuộc đàm phán, anh Alex Chow, một lãnh đạo của sinh viên Hong Kong, nói: “Chính quyền phải có cách nào đó giải quyết vấn đề, nhưng những gì mà họ đưa ra không có nội dung thực chất.”

Trong một diễn biến khác, những người biểu tình đòi dân chủ ở Hong Kong đã tuần hành đến tư dinh của ông Lương Chấn Anh để chỉ trích lập trường của ông về cải cách dân chủ.
Ông Lương nói bầu cử theo ý người biểu tình là 'dân túy'
Họ tức giận với một phát biểu mới đây của ông Lương hôm 20/10 rằng người nghèo không nên có quá nhiều ảnh hưởng chính trị.

Ông nói rằng việc bầu cử dân chủ hoàn toàn theo đòi hỏi của người biểu tình sẽ dẫn đến những chính sách dân túy vì lúc đó người nghèo sẽ có ảnh hưởng chi phối đến chính trị.
“Nếu đây hoàn toàn là bài toán số thì rõ ràng anh phải nói chuyện với một nửa số dân ở Hong Kong – những người kiếm ít hơn 1.8000 đô la Mỹ một tháng,” ông nói.
Nhiều người biểu tình xem lời bình luận này của ông Lương là bằng chứng cho thấy hệ thống chính trị của Hong Kong đã bị méo mó vì lợi ích của người giàu, phóng viên BBC Juliana Liu ở Hong Kong nhận định.

Hôm 22/10, chính quyền Hong Kong ra thông báo nói rằng ông Lương phải ‘tính đến nhu cầu của mọi tầng lớp với tầm quan trọng như nhau... chứ không phải chỉ của số đông’.
Thông báo nói rằng ông rất coi trọng ‘việc nâng cao cuộc sống của những người dân bình thường’.


Mỹ đối phó Chiến lược Chống xâm nhập của Trung Quốc
  • 25 tháng 10 2014
Hoa Kỳ muốn dùng kế hoạch Tác chiến Không-Biển nhằm làm suy yếu Chiến lược Chống Tiếp cận, Chống Xâm nhập Khu vực của Trung Quốc, theo nội dung bản báo cáo mới ra của Viện Nghiên cứu Chính sách Trung Quốc (China Policy Institute).

Trong Báo cáo số 4, ra năm 2014 của Viện, đặt ở Đại học Anh Nottingham, tác giả Harry J. Kazianis đánh giá từ đầu những năm 2000, Trung Quốc đã nổi lên như một cường quốc khu vực với chiến lược Chống tiếp cận/ Chống xâm nhập khu vực (Anti-Access/Area Denial, viết tắt là A2/AD). BBC Tiếng Việt xin giới thiệu dưới đây một số nét chính của báo cáo này:

Báo cáo của China Policy Institute nói Chiến lược A2/AD của TQ đang thách thức ba mục tiêu lớn của Mỹ
Chiến lược A2/AD được chính quyền Bắc Kinh thúc đẩy phát triển nhằm làm chậm, hạn chế hoặc ngăn chặn kẻ thù công nghệ tiên tiến thực hiện các hoạt động đe dọa quân sự.

A2/AD được phát triển dựa trên sự kết hợp các yếu tố quân sự khác nhau như tàu ngầm diesel siêu yên tĩnh, hơn 80.000 thủy lôi, nhiều loại hình chiến tranh mạng, vũ khí chống vệ tinh và tấn công số đông của tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình.

Trong đó, quy mô lớn của các cuộc tấn công bằng tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình được đánh giá là điểm mạnh nhất của A2/AD, có thể phá hủy các sân bay, máy bay trên mặt đất và các tàu hải quân. Bên cạnh đó, các cuộc chiến tranh mạng cũng sẽ giúp Trung Quốc thống trị thông tin nhằm thu thập, khai thác và truyền tải thông tin tốt hơn, đồng thời ngăn chặn đối phương đạt được những khả năng này.

Các nhà phân tích cho rằng ý đồ của A2/AD nhắm đến lực lượng quân sự Mỹ và các đồng minh trong các hoạt động quân sự trên Biển Hoa Đông và Biển Đông, các vấn đề liên quan đến Đài Loan, và các hoạt động tại khu vực trong và xung quanh chuỗi đảo đầu tiên.

Các nhà phân tích cho rằng ý đồ của A2/AD nhắm đến lực lượng quân sự Mỹ và các đồng minh trong các hoạt động quân sự trên biển Hoa Đông và biển Đông, các vấn đề liên quan đến Đài Loan, và các hoạt động tại khu vực trong và xung quanh chuỗi đảo đầu tiên.

Trung Quốc dường như đã rút kinh nghiệm từ cuộc khủng hoảng Đài Loan năm 1995-1996 khi Mỹ nhanh chóng triển khai sức mạnh không quân từ các hàng không mẫu hạm, hay cuộc khủng hoảng đảo Hải Nam năm 2001 khi một máy bay trinh sát EP-3 của Mỹ hoạt động trên không phận phía đông nam đảo Hải Nam Trung Quốc.
Trung Quốc đang phát triển toàn bộ các cơ sở trung tâm mới của A2/AD – được biết đến như ‘A2/AD 2.0’ với mục tiêu là duy trì khả năng hiện tại trong khi biến khu vực từ đường bờ biển của nước này ra đến chuỗi đảo đầu tiên trở thành vùng ‘cấm’ với Mỹ và các lực lượng đồng minh.
Trung Quốc có thể cũng đang tìm cách mở rộng khả năng chống tiếp cận bằng mọi cách đối với chuỗi đảo thứ hai.

Tác chiến không-biển của Hoa Kỳ (ASB)
Các nhà hoạch định Mỹ đã tìm cách đảm bảo ba khái niệm cơ bản xuyên suốt trong những thập niên tới.

Thứ nhất là nhằm duy trì ưu thế quân sự tuyệt đối trên tất cả các lĩnh vực của chiến tranh (đất liền, trên biển, trên không, không gian và mạng).
Tiếp đến là nhằm duy trì khả năng tập trung lực lượng và thâm nhập nhanh vào khu vực chiến sự.

Mục tiêu thứ ba là vẫn phải đảm bảo duy trì các lợi ích toàn cầu cho các thế hệ mai sau.
A2/AD của Trung Quốc rõ ràng đang thách thức ba mục tiêu này của Mỹ.

Để đối phó với A2/AD của Trung Quốc và duy trì ưu thế quân sự ở châu Á-Thái Bình Dương cũng như trên toàn cầu, Mỹ đưa ra chiến lược Tác chiến không-biển (Air-Sea Battle hay ASB) trong năm 2010.

Vào cuối mùa thu năm 2011, văn phòng tác chiến không-biển được tuyên bố thành lập.

ASB là một khái niệm giới hạn mục tiêu mô tả những gì cần thiết cho lực lượng tham gia để định hình đầy đủ A2/AD nhưng không phải là một kế hoạch hoạt động hay chiến lược nhằm vào một khu vực hoặc đối thủ cụ thể.

Theo chính phủ Mỹ, mục đích của ASB là cải thiện sự hợp nhất của các quân chủng trên không, trên bộ, dưới biển, trong không gian và mạng thông tin để cung cấp các khả năng cần thiết cho quân đội.

Mục tiêu cần đạt được là nhằm ngăn chặn và thậm chí có thể đánh bại kẻ thù sử dụng khả năng chống tiếp cận/chống xâm nhập khu vực.

ASB tập trung đảm bảo rằng các lực lượng tham gia sẽ có khả năng để bảo vệ lợi ích của Mỹ trong tương lai.

Tháng 5/2013, văn phòng ASB cũng công bố tài liệu được gọi là ‘bản tóm tắt’ ASB, theo đó, ASB là một khái niệm giới hạn mục tiêu mô tả những gì cần thiết cho lực lượng tham gia để định hình đầy đủ A2/AD nhưng không phải là một kế hoạch hoạt động hay chiến lược nhằm vào một khu vực hoặc đối thủ cụ thể.

Thay vào đó, ASB giúp phân tích các mối đe dọa và là tập hợp các khái niệm phân loại các hoạt động (CONOPS) miêu tả làm thế nào để đối phó với chiến lược A2/AD và phát triển một lực lượng tập hợp với các khả năng cần thiết nhằm đối phó thành công với những chiến lược như vậy.

Dù Washington không thừa nhận nhắm vào Bắc Kinh, nhưng ASB được đánh giá là một chiến lược của Mỹ nhằm đối phó hiệu quả với chiến lược A2/AD của Trung Quốc.





No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Lisa Pham Vấn Đáp official26/3/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link