Monday, October 27, 2014

Dân chủ hoá: Một tiến trình đầy nhọc nhằn

 

Dân chủ hoá: Một tiến trình đầy nhọc nhằn

Bỏ Đảng CS - Ông Lê Hiếu Đằng trên 40 năm tuổi đảng từ bỏ Đảng Cộng Sản VN



image





Preview by Yahoo


  •  
  •  
  •  

Tin liên hệ

  • Chính phủ dân chủ
  • Malala Yousafzai: nguồn cảm hứng của giới trẻ
  • Nhiệm vụ của nhà phê bình văn học
  • Không thành công thì cũng thành...
  • Văn học lưu vong
21.10.2014
Mới đây, trong chuyến thăm Đức, khi được hỏi về vấn đề dân chủ ở Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố: nhân quyền, tự do và dân chủ là xu hướng không thể đảo ngược được và Việt Nam cũng không thể đứng ngoài xu thế ấy.

Lời phát biểu ấy, thật ra, có hai cái sai.

Thứ nhất, dân chủ không hẳn đã là một xu hướng không thể đảo ngược. Trước đây, giới nghiên cứu Tây phương hay nói đến xu hướng dân chủ hoá trên thế giới như những làn sóng. Làn sóng dân chủ thứ nhất diễn ra từ đầu thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20 với 29 quốc gia được dân chủ hoá; làn sóng thứ hai diễn ra từ cuối đệ nhị thế chiến đến đầu thập niên 1960 với 36 quốc gia được dân chủ hoá; và làn sóng dân chủ thứ ba từ đầu thập niên 1970 đến đầu thập niên 1990 với trên 100 quốc gia được dân chủ hoá trong đó có nhiều quốc gia thuộc khối cộng sản cũ. Từ đầu thập niên 2010, với sự sụp đổ của các chế độ độc tài ở một số quốc gia Hồi giáo ở Trung Đông và Bắc Phi, một số học giả vội vã cho rằng làn sóng dân chủ lần thứ tư đã xuất hiện, tuy nhiên, sau đó, hầu như mọi người đều lẳng lặng rút lại cái tên gọi đầy hoan hỉ ấy.

Có điều cần chú ý là sau mỗi làn sóng dân chủ ấy lại có những cuộc thoái trào. Trong làn sóng dân chủ lần thứ nhất, có lúc các quốc gia dân chủ chỉ còn 12; trong làn sóng thứ hai có lúc chỉ còn 30. Làn sóng dân chủ thứ ba cũng vậy; sau sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản ở Nga và Đông Âu, không phải quốc gia nào cũng thẳng tiến trên con đường dân chủ hoá. Phần lớn các quốc gia tuyên bố độc lập sau khi Liên bang Xô Viết bị giải thể đều trở thành độc tài.

Ở vào thời điểm hiện nay, các học giả cũng ghi nhận nhân loại đang ở giữa cuộc thoái trào của dân chủ. Theo tổ chức Freedom House vào năm 2013, sự phát triển của dân chủ cơ hồ dừng lại, hơn nữa, xu hướng phản dân chủ cơ hồ tăng nhanh. Trong hầu hết các quốc gia Trung Đông đã trải qua cuộc cách mạng mùa xuân, hầu như chỉ có Tunisia là tương đối ổn định, còn Ai Cập và các nước khác thì hoặc rơi vào cảnh hỗn loạn hoặc quay ngược lại chế độ độc tài. Nước Nga được dân chủ hoá dưới thời Boris Yeltsin, đến thời Vladimir Putin, lại biến thành độc tài. Ở Nigeria, Pakistan, Kenya, Venezuela, Bangladesh và Thái Lan cũng như Thổ Nhĩ Kỳ, dân chủ rất yếu ớt và thường xuyên bị đe doạ.
Có hai nguyên nhân chính dẫn đến các cuộc thoái trào của dân chủ:

Một, nền dân chủ ở các quốc gia ấy còn non yếu. Nói chung, một hệ thống chính trị dân chủ phải tôn trọng cả quyền tự do chính trị lẫn các quyền tự do dân sự. Phần lớn các quốc gia mới dân chủ đều chỉ thực hiện được yếu tố thứ nhất: quyền tự do chính trị, ở đó, dân chúng được tự do bầu cử để chọn một người hoặc một đảng nào đó lên cai trị. Tuy nhiên, họ lại chưa có tự do dân sự, trong đó, quan trọng nhất là tự do ngôn luận và tự do tham gia vào chính trị dưới các hình thức lập hội, thậm chí, lập đảng để đối lập lại chính quyền.

Hai, trong các quốc gia thoái trào dân chủ ấy, một mặt, giới cầm quyền tham lam muốn thâu tóm mọi quyền lực vào tay mình; mặt khác, dân chúng chưa quen với dân chủ, chưa có văn hoá dân chủ nên dễ dàng bị khiếp phục. Có thể nói, cả hai, giới lãnh đạo lẫn dân chúng, đều chưa quen với các trò chơi dân chủ. Ở các quốc gia Trung Đông, sau cách mạng mùa Xuân, bất cứ người nào lên nắm quyền cũng đều có tham vọng loại trừ đối lập; ở Thái Lan, ngược lại, các phe đối lập lại chỉ khăng khăng muốn xoá ván bài bầu cử trước đó để làm lại từ đầu theo hướng có lợi cho mình.

Nhưng dù với nguyên nhân gì thì, trên phạm vi thế giới, xu hướng dân chủ không phải là không thể đảo ngược được. Nếu không có văn hoá dân chủ và không có quyết tâm của mọi người, những chế độ dân chủ mới manh nha rất dễ quay ngược lại thời kỳ độc tài.

Nhấn mạnh đến nguy cơ thoái trào của dân chủ chủ yếu là để mọi người cảnh giác: dân chủ không những tự nhiên mà có. Nó là kết quả của những cuộc đấu tranh lâu dài và quyết liệt. Hơn nữa, khi đã xuất hiện, dân chủ không tồn tại mãi. Nó cần được nuôi dưỡng. Có thể nói quá trình dân chủ hoá là một con đường hết sức nhọc nhằn và luôn luôn đối diện với nguy cơ bị bóp chết tức tưởi.

Nhưng cái sai thứ hai trong lời phát biểu của Nguyễn Tấn Dũng là, trên thực tế, chính quyền Việt Nam lâu nay vẫn hành xử như một ngoại lệ trên thế giới. Trên ngôn ngữ tuyên truyền, họ vẫn nói đi nói lại những khẩu hiệu dân chủ, tự do và nhân quyền, nhưng trên thực tế, họ vẫn hành xử như những tên độc tài. 

Họ vẫn tổ chức đều đặn các cuộc bầu cử Quốc hội nhưng dân chúng lại không được tự do ứng cử, bầu cử và cũng không có quyền kiểm soát quá trình kiểm phiếu: Tất cả đều nằm trong tay của Mặt trận Tổ quốc, một tổ chức ngoại vi của đảng Cộng sản. Hơn nữa, chính bản thân Quốc hội, gồm tuyệt đại đa số là các đảng viên, chỉ là những con rối của đảng mà thôi.  Ở Việt Nam cũng không có các quyền tự do dân sự: tất cả các quyền tự do căn bản như tự do ngôn luận, tự do biểu tình, tự do lập hội đều bị cấm cản.

Việt Nam không hề có dân chủ. Hầu như ai cũng biết điều đó. Điều đáng nói hơn là chính quyền Việt Nam, ngoài những lời hứa hẹn suông, đều không hề có thiện chí xây dựng các tiền đề cho dân chủ để khi dân chủ được thiết lập, nó có thể vững mạnh. Tiền đề ấy nằm trong hai yếu tố: Một, xã hội dân sự, và hai, văn hoá dân chủ. Hai, nhưng thật ra, chỉ là một: văn hoá dân chủ chỉ thực sự nảy nở trong các hoạt động thuộc xã hội dân sự. Khi cấm các hoạt động của xã hội dân sự, chính quyền cũng bóp chết cả triển vọng xây dựng văn hoá dân chủ.

Nói tóm lại, khi tuyên bố Việt Nam không phải là ngoại lệ của xu thế dân chủ hoá, Nguyễn Tấn Dũng chỉ lặp lại những điều ông và đảng ông từng làm: nói dối.


'Bắt ông Thắm tác động toàn hệ thống?'
9 giờ trước

Việc bắt đại gia ngân hàng - tài chính - bất động sản tác động 'toàn hệ thống ngân hàng' ở Việt Nam, theo nhà phân tích kinh tế từ trong nước.
Trao đổi với BBC hôm 25/10/2014, Phó Giáo sư Phạm Quý Thọ từ Bộ Kế hoạch & Đầu tư nói:
"Người ta nghi ngờ rằng thí dụ nếu ông này cho vay, ông Hà Văn Thắm cho ai vay mà trái pháp luật thì những người vay chắc chắn cũng có vấn đề.
"Thế như vậy nó sẽ ảnh hưởng đến một loạt quan hệ làm ăn với ông Hà Văn Thắm hiện nay.

Người ta nghi ngờ rằng thí dụ nếu ông này cho vay, ông Hà Văn Thắm cho ai vay mà trái pháp luật thì những người vay chắc chắn cũng có vấn đề. Thế như vậy nó sẽ ảnh hưởng đến một loạt quan hệ làm ăn với ông Hà Văn Thắm hiện nay
PGS. TS. Phạm Quý Thọ

"Cái ảnh hưởng đó sẽ tác động không nhỏ tới hệ thống tài chính ngân hàng."

'Dư luận đòi hỏi'
Mặc dù việc bắt đại gia được cho là có thể gây ra một số tác động nhất định, theo chuyên gia, đang có một áp lực từ dư luận trong nước đòi cải tổ nghiêm minh hơn với hệ thống ngân hàng.
Ông Thọ nói thêm: "Mặt khác dư luận đang đòi hỏi việc phải làm nghiêm minh. Muốn cải tổ ngân hàng phải làm nghiêm minh.

"Bởi vậy về lâu dài, nó có tích cực và dư luận đòi hỏi phải làm cương quyết hơn nữa, đấy là mặt tích cực về lâu dài, về cải cách thể chế, cũng như kinh tế nói riêng, cũng như là thể chế nói chung."
So sánh mức độ tác động giữa hai vụ bắt Bầu Kiên (ông Nguyễn Đức Kiên) và đại gia Hà Văn Thắm, ông Thọ cho rằng vụ bắt ông Thắm không gây 'hốt hoảng như" vu bắt ông Kiên.
Nhà quan sát nói thêm rằng thực ra việc các đại gia này chỉ là 'giải quyết hậu quả' của nhiều vụ việc đã được phát giác liên quan giai đoạn từ 2008 - 2011 và bây giờ chỉ là việc xử lý.
Mời quý vị theo dõi phần đầu cuộc trao đổi với ông Phạm Quý Thọtại đây.


No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin cuối ngày-25/1/2025

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link