Điếu
Cày, hẹn gặp anh ba năm nữa!
Tiến sĩ Phạm Chí Dũng Gửi cho BBC từ Sài Gòn
- 28 tháng 10 2014
·
Giai
đoạn mới cho cuộc đấu tranh dân chủ?
|
|||||||
|
|
|
|
|
|
||
Preview by Yahoo
|
|||||||
|
|||||||
Nửa ngày sau chuyến lưu vong
cưỡng bức đột ngột của Điếu Cày, tôi ghé thăm chị Tân vợ anh. Mắt còn thâm
quầng bởi cả đêm trước mất ngủ, chị buồn buồn nói với tôi: “Ông Cù Huy Hà Vũ đi
thì dù gì còn có người nhà bên cạnh, còn ông Hải thậm chí không được gọi điện
về nhà”.
Cả đêm, con gái chị ngồi
bó gối khóc rưng rức bởi không được nhìn thấy mặt bố.
Chẳng khác gì tù nhân
lương tâm Cù Huy Hà Vũ, người tù chính trị quan trọng nhất Điếu Cày Nguyễn Văn
Hải bị cơ quan an ninh áp giải từ trại giam ra thẳng phi trường Nội Bài trong
cảnh tuyệt đối câm lặng. Những người muốn giữ riệt bóng tối ấy chỉ muốn anh
chuyển từ bốn bức tường cô độc sang một không gian hoàn toàn cô đơn.
Nhưng những hình ảnh đầu
tiên về bà con kiều bào Việt và cả giới báo chí Mỹ đón tiếp Điếu Cày tại sân
bay Los Angeles lại biểu tả quá sống động rằng anh đang trở về vòng tay ấm áp
của mọi người.
Xứ Mỹ hay Canada không
hề lạnh giá với anh.
Vậy mà một người quen
của tôi bất chợt hỏi: “Điếu Cày chống Cộng dữ lắm phải không?”. Tôi ngỡ ngàng
nhìn lại. Người quen của tôi tuy không truy cập mạng lề dân nhiều, nhưng cũng
nắm bắt tình hình thời sự, biết không phải ít về các nhân vật bất đồng chính
kiến và dân chủ. Rõ là hệ thống thông tin một chiều của đảng đã lợi hại đến mức
biến một nhà hoạt động xã hội và phản kháng Trung Quốc như Điếu Cày trở thành
kẻ chống phá chế độ.
Cầu nguyện
Buổi sáng Sài Gòn nắng
trượt nhẹ uể oải. Cuối cùng, ngày tôi chờ đợi cũng vừa đến, nhưng tôi đã không
thể gặp mặt “kẻ chống phá chế độ”.
Một tháng trước, chúng
tôi đã kỷ niệm ngày sinh nhật của Câu lạc bộ Nhà báo tự do được sáng lập bởi
anh và cầu nguyện cho Điếu Cày sớm ra tù. Một buổi liên hoan nho nhỏ cũng đã
được lên kế hoạch để siết tay anh sau sáu năm rưỡi cay đắng giữa bốn bức tường
ẩm mốc của trại giam.
Điều kỳ lạ là tuy chưa
một lần nói chuyện, tôi đã có với Điếu Cày một kỷ niệm không quên. Buồng giam
2C1, trại giam PA92 số 4 Phan Đăng Lưu của Công an TP. HCM năm 2012.
Khi tôi bị đẩy vào buồng
giam này, nghe nói Điếu Cày đã bị chuyển sang trại giam Chí Hòa ba ngày trước đó.
Thật ngẫu nhiên, những bạn giam cùng buồng người Malaysia và Hàn Quốc lại bố
trí cho tôi nằm trên bục ximăng ngay chỗ trú thân của Điếu Cày trong suốt một
năm tám tháng trước. Đôi dép nhựa mòn vẹt của Điếu Cày cũng được bàn giao cho
tôi sử dụng.
Không có lấy một người
Việt. Điều đáng giá còn lại chỉ là tiếng Anh. Nhờ vào chút ít vốn ngoại ngữ,
tôi được nghe những người cùng buồng giam kể rất nhiều về Điếu Cày.
Tất cả đều làm tôi khắc khoải nhớ lại năm 2009.
Lần đầu tiên tôi nhận ra anh trong cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở khu vực
gần Nhà Văn hóa Thanh Niên, Sài Gòn. Thế nhưng lúc đó tôi chỉ đứng bên cạnh và
im lặng quan sát anh. Lúc đó, tôi im lặng. Lúc đó, tôi chỉ là một kẻ ngoài lề
xã hội…
Số phận kỳ quặc không
ngờ là một năm rưỡi sau khi ra khỏi buồng giam nơi Điếu Cày từng ở, bỗng nhiên
tôi lại trú chân trong một tổ chức dân sự có tên là Hội Nhà báo độc lập Việt
Nam - hậu bối của Câu lạc bộ nhà báo tự do.
Có lẽ không ai có thể
cưỡng lại số phận, nhất là nếu số phận có ý muốn sắp đặt như thế.
Có lẽ anh và cả tôi nữa
đều chung thân phận vác thánh giá.
Anh sẽ sớm về
Hội Nhà báo độc lập đã
không có cơ hội để đón Điếu Cày, cũng như nỗi thất vọng khó nói thành lời của
chị Tân và các con anh. Điều an ủi chỉ là hy vọng anh sẽ sớm về nhà.
Tối đa là ba năm nữa.
Biết đâu chừng còn sớm hơn.
Bất kể ý chí của chính
thể cầm quyền Việt Nam ra sao và số phận của nó như thế nào.
Khác hẳn nhiều năm
trước, những ai phải lưu vong vào thời điểm này hay năm sau đều tràn ngập hy
vọng trở về cố hương trong không bao lâu nữa.
Khác hẳn nhiều năm
trước, những ai phải lưu vong vào thời điểm này hay năm sau đều tràn ngập hy
vọng trở về cố hương trong không bao lâu nữa.
Điều an ủi lớn hơn dành
cho giới hoạt động dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam là khi chính quyền và ngành
công an buộc phải thả người tù quan trọng nhất và cũng mang tính thách thức
nhất như Điếu Cày, đó không phải là một tinh thần “toàn thắng” từ phía họ như
hệ thống tuyên truyền một chiều vẫn thường tự an ủi và cũng bị ngộ nhận từ một
số người khác.
Lần này thì khác. Thực
chất đó là một sự nhượng bộ không nhỏ của chính thể Hà Nội. Rốt cuộc, những
người bên đảng cũng đặt chân đến nửa còn lại của bán đảo Triều Tiên, nơi họ
được đón tiếp bởi 21 phát đại bác và cùng người đồng minh quân sự của “kẻ thù
số một” ra tuyên bố chung phản bác Bắc Triều chạy đua vũ khí hạt nhân.
Còn nhượng bộ vì cái gì
thì đến giờ này có lẽ hầu hết chúng ta đều không mơ màng.
Buổi tối Việt Nam còn là
sân bay Nội Bài. Nhưng khi Điếu Cày đặt chân xuống phi trường Los Angeles thì
cũng là lúc ở Hà Nội bắt đầu nhận ra sự xuất hiện của viên trợ lý ngoại trưởng
Hoa Kỳ Tom Malinowski, phụ trách dân chủ, nhân quyền và lao động.
Chẳng phải ngẫu nhiên mà
Tom đến Việt Nam vào lúc này. Cũng chẳng phải ngẫu nhiên mà trước, trong và sau
chuyến công du của nữ thứ trưởng ngoại giao Mỹ Wendy Sherman đến Hà Nội vào
tháng 3/2014, phía chính quyền đã lập kỷ lục bằng hành động thả một hơi 5 tù
nhân lương tâm, trong đó có cái tên đáng giá là Cù Huy Hà Vũ.
Còn sau đợt viếng thăm
đột ngột Hà Nội của Thượng nghị sĩ John McCain và Chủ tịch Hội đồng liên quân
Martin Dempsey, Việt Nam tiếp tục nhỏ giọt 7 tù nhân chính trị, với đa số là
những người già yếu mà có thể bị coi là “sắp chết”.
Điếu Cày là người thứ 14
có tên trong danh sách tù chính trị được phóng thích từ đầu năm đến giờ, nhưng
lại là nhân vật đầu bảng trong danh sách mà người Mỹ nêu ra cho Hà Nội. Logic
tiếp theo là nếu vào đầu tháng 9/2014 trong dịp đặc xá quốc khánh, công chuyện
về TPP vẫn chưa đâu vào đâu và cánh cửa TPP gần như đã khép lại vào cuối năm
nay, thì tới đây Tom Malinowski và sau đó là Ngoại trưởng John Kerry lại phải
làm nhiệm vụ giúp đẩy hé cánh cửa ấy.
Một nhân vật khác với
quyền lực ghê gớm hơn - Michael Froman, Đại diện thương mại Mỹ - cũng vừa nhấp
nhá cơ hội “quyết tâm kết thúc đàm phán TPP” cho giới chính phủ Việt Nam.
Cạn kiệt mọi nguồn tài
nguyên thiên nhiên, Việt Nam vẫn còn niềm tự hào cuối cùng về một thị trường
dồi dào sức lao động rẻ tiền cùng nguồn tài nguyên nhân quyền không bao giờ mất
dáng vẻ quyến rũ khi thổ lộ nhan sắc mặc cả.
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment