Saturday, February 20, 2016

LÀM BÁO VÀ LƯƠNG TÂM NGHỀ NGHIỆP

 
LÀM BÁO VÀ LƯƠNG TÂM NGHỀ NGHIỆP
BS Lê Văn Sắc

Tôi đã từng làm báo, đã từng viết báo nên thông cảm với cô "ký giả" Ngọc Lan báo Người Việt, một cô nhà báo yêu nghề, còn đang hăng say với chức năng nghề nghiệp. Nghề làm báo là nghề không thọ, không phải là sợ bị chết chóc, ám sát mà chỉ một thời gian là chán vì có nhiều rào cản lắm. Ngay việc cho đăng hình thôi, công phu đi chụp hình, lăng xăng chụp góc này, chụp góc kia, máy thu băng mở sẵn để thu lời, về nhà viết bản tin thì đụng ngay "ông chủ nhiệm": "Bác viết ngăn ngắn thôi nhé". 

Viết xong, đưa ông, kèm xấp ảnh 24, hay 32 phô đã đem rửa về cho ông xem, ông "tuyên bố": Tôi đăng cho bác 1 tấm, tấm này... Bèn nhớ Đỗ Ngọc Yến... Đỗ Ngọc Yến là đàn anh học Chu Văn An... Khi mình còn đi học thì Đỗ Ngọc Yến đã làm báo "làm báo văn nghệ thuần túy", nhưng thực sự, bên cạnh đó, ẩn sau đó là chuyện Đỗ Ngọc Yến làm tình báo chống cộng (như nhóm Phạm Bằng Tường, BS Vũ Trọng Tiến, Hoàng Xuân Sơn, Cao Sơn...). 

Họ là những người có lòng nhưng ngay khó khăn đầu tiên mà họ gặp phải là mâu thuẫn giữa lý tưởng nghề nghiệp "tự do báo chí" và bí mật "quốc gia" hay "cộng đồng", ngay cả bí mật cá nhân, tư riêng... cho nên khi đọc bản tin cứ tức hanh hách ấy vì có những "tin tức nửa vời", không thể tiết lộ, đăng báo, và có khi đọc những bản tin viết quá nhiều, quá thực thì lại bực mình, tại sao viết nhiều thế? Tiết lộ nhiều thế, đó là bí mật quốc gia, bí mật quốc phòng (như vụ wikileak với Julian Assange vậy)... và những chuyện ăn cắp bí mật quốc phòng như vụ hai nhà bác học của Trung Hoa Quốc Gia học về nguyên tử tại Mỹ, năm 1953 lại ăn cắp bí mật nguyên tử của Mỹ trốn đem về cho Trung Cộng, như chuyện một hộp chứa chất phóng xạ mới vừa mất cắp tại Iraq… 

Có lần Phạm Bằng Tường thắc mắc về một chữ tôi dùng trong một bản tin: Hai chữ “cộng đồng” có vẻ xa vời, khó hiểu, không rõ ràng nhưng đó là chủ ý của tôi, người đọc phải suy nghĩ, tìm hiểu, chủ ý muốn nói với ai, và đụng đến ai thì người đó hiểu… Có lần Phạm Bằng Tường cho biết, anh em tình báo đã báo cáo cho lệnh bắt tên VC Huỳnh Tấn Mẫm (học y khoa chung với tôi và cả Phạm Bằng Tường trước đó (năm 1964-1965) nhưng chỉ ngày hôm sau đã thấy Huỳnh Tấn Mẫm đi khơi khơi ngoài Saigon. 

Hỏi cấp trên thì được biết chính Nguyễn Cao Kỳ đã cho lệnh thả. Chuyện này thì tôi không lạ, vì tôi biết rõ là trong chính quyền, đặc biệt là chính quyền Nguyễn Cao Kỳ, có nhiều Việt Cộng nằm vùng, và cũng không lạ khi Nguyễn Cao Kỳ từng mời nhiều cán bộ Việt Cộng tham gia “nội các chiến tranh” trong đó có BS Trần Ngươn Phiêu và Kỹ Sư Võ Long Triều và đã dung túng cho GS Nguyễn Văn Trung mở lớp “Phê Bình Học Thuyết Mark” trong Đại Học Văn Khoa Saigon, thực sự là giảng dậy học thuyết Mark một cách chi tiết, tỉ mỉ, tuyên truyền cho Việt Cộng, mà phần phê bình học thuyết Mark chỉ có vài câu vớ vẩn…

Một trong những khó khăn mà các anh em tình báo gặp là mình hy sinh xương máu, đảm trách những công tác nguy hiểm, trực diện với bọn khủng bố Việt Cộng, nhưng rồi bọn chúng được thả ra… Có một ông bạn cùng trong ca đoàn của tôi, có lần tâm sự: Lúc ông là giám đốc kỹ thuật cho một Đài Phát Thanh, ông ra ngoài xem đám biểu tình, thấy có một sinh viên nằm khểnh trong một công viên, gần đám biểu tình, tay còn cầm sách đọc, ông thấy tên này chăm chỉ học hành nên thương, phục lắm, bèn hỏi thăm, nói chuyện, sau cùng, ông hỏi cháu có muốn làm nhân viên cho đài phát thanh không, hắn mừng quá, cám ơn lia lịa… 

Thế là ông bạn này đã đem Việt Cộng, nhận là người nhà, cho vào nằm vùng ngay trong Đài Phát Thanh, đi đâu là có giấy phép của Đài Phát Thanh, đi lại cả trong giờ giới nghiêm”. Sau năm 1975, ông mới biết hắn là Việt Cộng nằm vùng… Ông than: Đúng là mình ngu quá, chẳng biết gì…

Cho nên, xin có lời khen cô Ngọc Lan, đã nhiệt thành với nghề nghiệp, nhưng cô chưa gặp cảnh có một chủ nhiệm báo chí “….” như Hoàng Dược Thảo đấy, chứ cô mà gặp loại chủ nhiệm như Hoàng Dược Thảo thì cũng sẽ bỏ nghề sớm thôi: Đến các ông như Lữ Giang, Bùi Bảo Trúc v…v… cũng phải bỏ Saigon Nhỏ mà đi nữa là… (Bùi Bảo Trúc là con cụ giáo Bùi Văn Bảo tác giả nhiều sách dậy bậc tiểu học mà chúng ta đã học, và tác giả tập thơ “Suy Tôn Ngô Tổng Thống”-thực ra tập thơ mang tên gì tôi quên, còn Thanh Nam là tác giả bài hát Suy Tôn Ngô Tổng Thống).
BS Lê Văn Sắc
(ký giả không “dám” chuyên nghiệp)

On Wednesday, February 3, 2016 9:13 PM, tuong pham <tuongphamvh@yahoo.com> wrote:

 "Ý sếp Giao là nếu không xác minh được thì phải giữ bài lại, chờ đến khi có sự xác minh rõ ràng thì mới đăng.
Chợt nhớ, người phụ nữ có tên Theresa Nguyễn mà ông Long đến gặp ở tiệm Auto Electric Rebuiders, người đã gọi cảnh sát cho Bắc Dương, là người có thể xác định đó có phải là ông Mã Long không. Thế là lại nhờ sếp Đỗ Dzũng cầm hình chạy qua đó, cũng hơn 7 giờ tối.
Đến nơi tiệm đóng cửa. Không làm gì được.
Tôi kêu trời. Sếp Thắng kêu trời. Hai người ra sức thuyết phục. Sếp Giao nhân nhượng, giờ bỏ phiếu xem đi bài hay không. Lan, Thắng bỏ phiếu "đi". Giao bỏ phiếu trắng. Chỉ còn Đỗ Dzũng. Sếp Dzũng chùng chình, "Cho tôi đến 8 giờ tối, tôi đi xác minh chỗ khác."
Thế là trong lúc tôi cắm đầu viết, thì sếp Dzũng cũng hì hụi tìm thông tin.( Ngọc Lan- Người Việt )


Hậu trường phỏng vấn ông Mã Long, 'tù của tù vượt ngục' 
Wednesday, February 3, 2016 7:15:19 PM 

    Print    Email       

Bài liên quan





Sổ tay phóng viên


Ngọc Lan/Người Việt

Sau khi bài báo viết về những gì xảy ra với ông Mã Long trong 7 ngày làm “tù binh” của ba người tù vượt ngục từ Men's Central Jail ở Santa Ana, thuộc Orange County được đăng trên Người Việt Online, tôi thấy hoàn toàn thoải mái để kể chuyện hậu trường liên quan đến vụ này mà hổm rày tôi phải ráng “nín.”
Cho đến cuối ngày Thứ Ba, ông Mã Long vẫn là người “ẩn diện” mà báo chí truyền thông Mỹ lùng sục, tìm kiếm, bởi ngoài ba tên vượt ngục, thì ông có thể được xem là nhân vật khá quan trọng tình cờ bị dính vào vụ này. Vậy mà "lù khù vác lu chạy", tôi lại có cơ may được "tổ đãi", trở thành người đầu tiên nghe toàn bộ câu chuyện ly kỳ này. Dĩ nhiên là tôi sau cảnh sát, nhưng theo như ông Long nói thì "Cô hỏi kỹ còn hơn cảnh sát nữa!"
Toàn bộ nội dung câu chuyện thì đã có hết trong bài “Chuyện 'thoát chết' của tài xế taxi bị 3 tù vượt ngục bắt cóc” rồi, giờ kể chuyện hậu trường, hay hơn.
Ông Mã Long (trái), người tài xế taxi "nổi tiếng bất đắc dĩ" và phóng viên Ngọc Lan (Hình: Khôi Nguyên/Người Việt)

***
Chuyện vậy nè:
Ai theo dõi vụ này cũng biết là khoảng 11 giờ 30 trưa Thứ Sáu tuần rồi, 29 Tháng 1, Bắc Dương, 43 tuổi, một trong ba tù vượt ngục, đã ra đầu thú.
Đến khoảng 9 giờ sáng Thứ Bảy, 30 Tháng 1 thì tin báo hai tên còn lại là Jonathan Tiêu, 20 tuổi và Hossein Nayeri, 37 tuổi cũng đã bị bắt ở San Francisco.
Khoảng 12 giờ hơn Thứ Bảy, tôi có mặt ở tòa soạn. Đang “tán” với sếp Thiện Giao và Thắng Đỗ về chuyện này thì một cô ngoài “front desk” chạy vào nói "Có một chú nói từng chở ba thằng tù vượt ngục đến đây nói cho gặp người có thẩm quyền để nói chuyện."
Mấy sếp thắc mắc, "Chuyện gì? Họ đã bị bắt hết rồi mà..." Máu nghề nghiệp cùng “cơn bà tám” nổi lên, tôi nói, "Để em ra gặp cho."
Ra ngoài, tôi nhìn thấy hai ông, một ông cao to, già hơn và một ông nhỏ con, trẻ hơn. Người khoảng 70, người ngoài 60.
Hỏi chuyện gì, ông lớn tuổi nói một cách khó nhọc, "Tôi lái taxi, là người đã chở ba tên tù vượt ngục..." nghe đến đó, tôi mời hai người vào phòng trong, rồi chạy đi lấy giấy viết.
Quay trở lại, chưa kịp ngồi xuống ghế, đã nghe ông trẻ nói liền, "Không có phỏng vấn lên báo chí gì đâu nghen, chúng tôi đến đây chỉ yêu cầu lấy tên ra khỏi tờ báo."
"Dạ, từ từ nói, cháu chưa hiểu chú muốn gì hết."
Hỏi tên ông lớn tuổi, ông nói "Mã Long." Hỏi ông nhỏ, ông nói như nạt "Tôi không cần nói tên."
Tôi gợi chuyện, ông tên Mã Long nói được vài câu thì bị ông trẻ bắt im vì "Cảnh sát đã nói anh không được nói mà. Mọi chuyện khai ở cảnh sát hết rồi."
Tui ngạc nhiên, "Vậy mục đích mấy chú đến đây là gì, cháu vẫn chưa hiểu?"
"Mục đích là vì trên trang Rao Vặt có tên tôi (ông chỉ vào nơi có tên ông trong mục Rao Vặt) giờ tôi muốn lấy xuống. Cô làm được thì làm, không được thì thôi. Đi về." Rồi hai ông hầm hầm đứng lên đi bỏ ra về.
Ngồi thẫn thờ một chút, tôi sắp xếp lại vài dữ kiện có được qua ít câu nói của ông Long. Đó là: Lúc 9:30 tối Thứ Sáu, tức ngày tụi vượt ngục trốn thoát, mà giờ đó thì trại giam cũng chưa biết, chưa có báo động gì hết, ông Long làm nghề lái taxi nhận được điện thoại kêu đến quán Ngon ở đường McFadden-Ward để chở khách. Sau đó thì bọn người này dí súng vào ông, bắt ông làm theo lời chúng. Sau cùng, “Bắc Dương cứu tôi nên tôi mới còn sống.” Và, vì sợ tụi đồng bọn, băng đảng còn bên ngoài tìm kiếm, nên ông đến đòi lấy tên ra khỏi mục Rao Vặt.
Tôi vào báo cáo lại mọi chuyện với hai sếp, rồi đi làm việc khác. Nhưng trong đầu vẫn lởn vởn câu ông Mã Long nói "Bắc Dương cứu tôi thoát chết". Vậy là sao? Câu chuyện thế nào?

***
Xế chiều Thứ Hai đi làm, sếp Thiện Giao gọi vô hội ý cùng sếp Thắng Đỗ. Sếp Giao nói, "Giờ gọi lại cho ông già lái taxi hôm trước, em có nghĩ là có thể thuyết phục ổng kể lại câu chuyện đó không? Hôm nay các báo chí Mỹ đều đang tung người đi tìm kiếm ổng."
"Em không biết, để thử, nhưng thấy ổng có vẻ sợ lắm, nói không thành câu mà,” tôi đáp.
Ra front desk hỏi lại mấy cô ngoài đó xem có còn giữ số điện thoại của ông hôm trước đến hủy Rao Vặt không thì nghe nói, "Ồ, chú đó hôm Chủ Nhật đến đăng quảng cáo lại rồi. Chú nói 'Tụi nó bị bắt hết rồi, giờ tui không sợ nữa. Báo chí muốn phỏng vấn gì giờ tui nói hết.'"
Nghe vậy, mừng rơn, tôi gọi số điện thoại ông Long đăng trên báo.
Vừa alô thì nghe ngay rằng "Hôm nay tôi không chạy xe cô ơi!" - “Dạ không, cháu là NL nên báo Người Việt hôm trước có nó chuyện với chú..." Chưa dứt câu, nghe ổng nói lớn tiếng, "Tôi đã nói với cô là tôi không có gì để khai hết. Mọi chuyện tôi báo cảnh sát hết rồi." Và cúp phone cái “cụp.”
Chới với.
Gọi lại lần nữa. Không bắt phone.
Gọi thêm lần nữa, ông Long alô. Vừa mở miệng "Chú cho con nói chút xíu là chuyện của chú đã được cảnh sát kể và báo Mỹ đăng rồi, cháu chỉ muốn hỏi thêm..." ông bảo, "Có mấy thằng nhà báo Mỹ mới đến nhà tui nè, tui đuổi về hết rồi. Tôi không có gì nói với cô hết." Rồi lại cúp phone cái “cụp.”
Ngạc nhiên tột độ, tôi bước ra định hỏi lại mấy nàng front desk xem hôm Chủ Nhật ông Long tới nói sao, thì ông gọi lại vô phone tôi, "Tui vừa mới nói chuyện với cảnh sát. Họ nói tui không được nói gì hết. Cô đừng hỏi tui."
Haizza.
Trở lại bàn làm việc, vào online đọc lại, thấy nhiều bài nhắc đến người tài xế taxi, qua lời của cảnh sát. Xâu chuỗi lại toàn bộ những gì đọc được, cùng sự gặp gỡ ông Long hôm Thứ Bảy, tui hiểu vì sao ông sợ hãi và nóng giận như thế.
Lúc đó, cũng hơi "hối hận" giá như mình có thể hiểu nhanh hơn tình cảnh của ông để có thể nói một điều trấn an nào đó thì hay hơn. Nhưng, không có duyên thì biết làm sao.

***
Sáng Thứ Ba đi làm, sắp đặt công chuyện của ngày, đâu vào đó. Nhưng khoảng hơn 11 giờ, thấy điện thoại bàn reng, ngoài front desk nhắn, "Chị Lan, có chú Long muốn gặp chị."
Tôi nghe tim mình thót một cái.
Đi ra, thấy ông già nhìn tôi cười hiền lành, tôi mời ông vào trong nói chuyện.
"Tui xin lỗi cô NL, tui đã nói chuyện nóng nảy với cô, vì thú thiệt là khi đó có mấy người Mỹ đến, tui đâu biết họ là ai, tui sợ lắm. Giờ bạn bè tui nói đừng có sợ, nên nói chuyện với báo chí. Nên giờ cô muốn tui khai cái gì..." Ông bắt đầu như vậy, và tôi cứ thế gợi cho ông kể trong gần hai tiếng đồng hồ.
Phỏng vấn xong, tôi xin chụp hình từ phía sau tới hoặc chụp nghiêng, ổng hỏi có đăng báo không. Dĩ nhiên là có, nếu ông đồng ý. Ông nói cho ông suy nghĩ. Tuy nhiên, chuyện làm sao từ chỗ ông có ý từ chối đăng hình, đến khi ông đồng ý cho chụp hình mà chụp trực diện thẳng mặt luôn thì là "bí kíp" không kể ở đây.
Phỏng vấn xong, biết là phải làm bài này ngay trong ngày, tin tức chạy đua mà, sợ tờ LA Times nhanh chân lên báo trước thì mình tức, bởi sau khi phỏng vấn xong thì tụi tôi có giới thiệu cho LA Times biết. Thế là vắt giò... chạy.

***
Trong lúc đang ngồi gõ chữ, sắp xếp câu chuyện, chợt nhớ ông Long có nhắc chi tiết “đi đến tìm Luật Sư Nguyễn Xuân Nghĩa.” Vậy thì phải “confirm” điều này, coi văn phòng họ nói gì. Thế là chạy vô nói vắn tắt cho sếp Đỗ Dzũng nghe và nhờ giúp làm chuyện đó vì "em phải tập trung viết bài." Thế là sếp Đỗ Dzũng chỉ còn biết “thi hành mệnh lệnh.”
Lát sau, sếp Thiện Giao, dù là ngày nghỉ cũng ở nhà không yên, gọi vô, nhắc chuyện phải confirm chỗ quán Ngon và chỗ văn phòng Nguyễn Xuân Nghĩa. Một chỗ đã làm trước khi có “lệnh” sếp. Chỗ còn lại thì “Đỗ Dzũng làm giúp luôn đi.”
Sếp Đỗ Dzũng không từ nan, nhờ sếp Thắng Đỗ lo một ít việc giúp mình, để có giờ đi “xác minh nguồn tin.”
Nhưng chốc sau, sếp Giao lại gọi, "NL, anh tin là em đúng, 99.99999% là em đúng, nhưng em hãy cho anh 1 lý do để xác định 100% người mà em nói chuyện là ông Mã Long?"
Ồ man. Sự kiện cho mình biết đó là ổng. Nhưng chứng minh làm sao đây?

Ý sếp Giao là nếu không xác minh được thì phải giữ bài lại, chờ đến khi có sự xác minh rõ ràng thì mới đăng.
Chợt nhớ, người phụ nữ có tên Theresa Nguyễn mà ông Long đến gặp ở tiệm Auto Electric Rebuiders, người đã gọi cảnh sát cho Bắc Dương, là người có thể xác định đó có phải là ông Mã Long không. Thế là lại nhờ sếp Đỗ Dzũng cầm hình chạy qua đó, cũng hơn 7 giờ tối.
Đến nơi tiệm đóng cửa. Không làm gì được.

Tôi kêu trời. Sếp Thắng kêu trời. Hai người ra sức thuyết phục. Sếp Giao nhân nhượng, giờ bỏ phiếu xem đi bài hay không. Lan, Thắng bỏ phiếu "đi". Giao bỏ phiếu trắng. Chỉ còn Đỗ Dzũng. Sếp Dzũng chùng chình, "Cho tôi đến 8 giờ tối, tôi đi xác minh chỗ khác."
Thế là trong lúc tôi cắm đầu viết, thì sếp Dzũng cũng hì hụi tìm thông tin.
Một lúc sau, nghe ông “đen thui” này cười ha ha “Được rồi, được rồi. Anh Lee Trần, một người có mặt tại tiệm Auto Electric Rebuilders ở Santa Ana, nơi ông Bắc Dương ra đầu thú, nhờ xác nhận: 'Tôi không biết cá nhân ông, nhưng ông là người bước vào tiệm hôm đó và nói là ông Bắc Dương đang ngồi ngoài xe.'” Vậy là thở phào.

Chúi mũi viết như điên toàn bộ những gì mình có được, dĩ nhiên nhiều chi tiết giữ lại cho mình biết, độc giả biết nhiều quá cũng mệt.

Đúng 9 giờ tối, trễ hẹn một tiếng với độc giả online, tôi la lên, "Bài em xong. Anh Đỗ Dzũng edit kỹ dùm em nha."
Thở. Nghe toàn thân rã rời. Nhưng mà, lòng thì vui lắm lắm. Nhất là, không bao lâu sau khi bài báo vừa xuất hiện, thì nhiều độc giả đã gửi email khen, rồi đài ABC-7 Eyewitness News muốn phỏng vấn người đã phỏng vấn được ông tài xế. Và hôm nay, lần đầu tiên, không biết bao nhiêu là đài truyền hình, hãng thông tấn Mỹ kéo đến tòa soạn Người Việt để được nghe câu chuyện của Mã Long, người tài xế thoát chết trở về, và cùng yêu cầu “Chỉ tôi đọc chữ 'Người Việt' đi!”
Sự thú vị của nghề làm báo là vậy.
Nguồn : Người Việt on line




__._,_.___


Posted by: sacvan le <

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-20/12/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link