--
Kính
Chuyển
MG
Năm Thân 2016, Lại Nhớ Các Trò Khỉ,
Qua Những Cái Bắt Tay Hòa Bình..
MƯỜNG GIANG
Sự kiện Tổng Thống Đại Hàn Kim Đại Trọng (Kim Dae Jung) đã bắt tay với Chủ Tịch
Bắc Hàn Kim Nhật Thành II (Kim Jong II), trong cái gọi là Hội nghị thượng đỉnh
Bình Nhưỡng , vào hai ngày 13-15/6/2000 để chấm dứt hận thù của dân tộc Cao Ly,
kéo dài từ năm chia cắt 1948 tới nay. Qua cái bắt tay được gọi là lịch sử trên,
thế giới nhìn vào bằng cặp mắt hoài nghi không mấy ai tin tưởng rằng hoà bình
thật sự sẽ trở về trên bán đảo Triều Tiên. Điều này cũng dễ giài thích vì chuyện
gì có liên quan tới cọng sản, nhất là những sư tổ còn sót lại, trong đó có
Trung Cộng,Việt Cộng,Bắc Hàn,Cu Ba, là phải có lừa bịp, xảo trá, mà phần thua
thiệt luôn luôn thuộc về những kẻ lương thiện.
Lịch sử đã chứng minh nhiều trong quá khứ nhưng nổi bật nhất vẫn là bi kịch
hòa bình Việt Nam giả mạo, được ký kết tại Ba Lê ngày 27-1-1973, giữa Hoa Kỳ và
cọng sản Bắc Việt, sau cái bắt tay của Kissinger-Lê Đức Tho. Gần nhất là ngày
13-9-1993 cũng diễn ra cái bắt tay lịch sử tại thủ đô Hòa Thịnh Đốn, giữa
Thủ Tướng Do Thái là Yitz Rabin và Chủ Tịch Palestine Yasser Arafat, để ký kết
hoà bình. Nhưng tất cả đều là những chuyện làm vô duyên nhất trong lịch sử, vì
tại Việt Nam, ngay sau khi cái bắt tay của các phe nhóm còn nóng hổi, thì cọng
sản Bắc Việt đã xua quân xâm lăng rồi cưởng chiếm VNCH.Tại Trung Đông, tình trạng
chém giết giữa hai phiá sau cái bắt tay đó, càng ghê rợn và khủng khiếp, tiếp diễn
mãi tới hôm nay, qua các vụ Palestine ôm bom tự sát để chết chung với kẻ
thù và Do Thái trả đủa lại bằng đạn pháo, xe tăng, tàn sát dân chúng không nhân
nhượng. Nói như tờ New York Times ngày 4-11-1995, qua cái chết của Thủ Tướng
Rabin, thì ' chỉ với một cái bắt tay, số phận của một dân tộc đã đưọc định đoạt..'
Người xưa chìa tay ra khi gặp một kẻ lạ, để chứng minh sự trong sạch, thành thật
của mình ,không có một thứ vũ khí nào trong tay. Theo Brian Charles Burke, thì
cử chỉ xiết chặt tay nhau để chứng tỏ lời hứa của hai phía không nói suông,mà
là sự bảo đảm bằng trái tim. Nhưng với ai thì còn tạm thời tin được, còn với đảng
cọng sản Hà Nội, xin đừng , kẻo phải khổ lụy một đời.
1-HOÀ BÌNH VIỆT NAM GIẢ MẠO, SAU CÁI BẮT TAY LỊCH SỬ TẠI BA
LÊ NGÀY 27-1-1973 :
Trên cỏi đời này, thật ra không phải ai cũng gian trá, lừa bịp, vẫn có không biết
bao nhiêu dân tộc trên thế giới luôn đối xử với nhau bằng sự chân thành,lương
thiện và chính những cái bắt tay đã bao hàm lòng tin tưởng của hai phía. Bởi vậy
ngày nay, câu châm ngôn ' chúng ta bắt tay nhau về việc này', đã trở nên phổ
quát trong mọi văn kiện giao dịch thương mại.
Trong quá khứ, cũng đã có nhiều cái bắt tay được xem như biểu tượng của sự hòa
giải chân thành. Năm 238 trước tây lịch (TTL), hai Hoàng Đế La Mã Balbinus và Pupienus
Maximus, đã cho khắc hình cái bắt tay lên đồng tiền đang lưu hành lúc đó. Tại
Hoa Kỳ, năm 1775,trong buổi lễ ký thỏa uớc giữa Chính phủ liên bang và các Tù
trưởng Da đỏ, Tổng thống Jefferson, đã gắn cho họ huy chương có hình bắt tay.
Thế chiến II kết thúc, Tướng De Galle của Pháp, đã bắt tay và ôm hôn người đại
diện của nước Đức bại trận là Adenauer. Tương tự, ngày 27-9-1945, Tư lệnh Hoa Kỳ
tại Thái bình Dương là tướng Mac Arthur đã hội kiến và bắt tay Nhật Hoàng Hiro
Hito, để biểu lộ sự hòa giải giữa hai dân tộc. Nhờ lòng vị tha này, Nhật canh
tân đất nước, rồi trở thành cường quốc kinh tế thứ 2 thế giới và không phản bội
Hoa Kỳ, từ ấy đến nay.
Nhưng vào tháng 5-1954, tại hội nghị Genève ở Thụy Sĩ, Ngoại trưởng Mỹ là
Foster Dulles đã thẳng thừng từ chối cái bắt tay của Thủ tướng Trung Cộng Chu
Ân Lai, với lý do hai nước đang có chiến tranh tại Triều Tiên. Tóm lại, trên mọi
phương diện đối voí người văn minh, cái bắt tay biểu lộ sự kính trọng, lòng
chân thành và cương vị bình đẳng của hai phía khi đối mặt.
Tại VN, Kissinger đã bắt đầu đi đêm với Bắc Việt ở Ba Lê (Pháp),dù lúc đó Cọng
sản Hà Nội đang bị nhiều tổn thất nặng nề trên khắp các mặt trận, không thể nào
thay thế kịp quân số cũng như trang bị sau cuộc tổng công kích Tết Mậu Thân
(1968). Rồi tiếp theo là hành quân vượt biên mùa xuân 1970 của liên quân Mỹ-Việt,
tiêu diệt cục R và các căn cứ Việt Cộng trên lãnh thổ Kampuchia. Chính những
chiến thắng to lớn này của VNCH lại trở thành các tai họa cho chính phủ Nixon,
do bọn phản chiến gây ra khắp nơi tại Hoa Kỳ. Do trên, từ năm 1971 cho tới lúc
tàn cuộc, chính sách của Hoa Kỳ đối với VNCH luôn biến chất theo tình hình
chính tri tại Mỹ nhưng Miền Nam đã trưởng thành trong khói lửa, nên đã vượt qua
được hai cuộc thử thách kinh hoàng vào năm 1971, khi mở cuộc hành quân Lam Sơn
719 ' Lùng và diệt địch 'ngay trên căn cứ đầu nảo của Bắc Việt tại Lào.
Theo các nhà quân sử và những tài liệu tuyệt mật vừa được công bố, thì dù
QLVNCH không được sự yểm trợ của không lực Mỹ theo lời hưa, lại đối mặt với một
quân số khổng lồ của miền Bắc trên 35.000 người, cộng thêm hai sư đoàn thiết
giáp vừa được Liên Xô trang bị chiến xa tối tân T54 và PT76. Hơn nữa vì mật lệnh
hành quân bị tiết lộ, nên quân ta hầu như bị tấn công khắp các ngỏ ngách. Thế
nhưng Tổng thống Thiệu đã phản ứng nhanh lẹ, bằng cách cho SĐ1BB vào chiếm
Tchepone như đã hứa, rồi ra lệnh rút hết quân về, bất chấp sự phản đối của
Kissinger-Nixon.
Mùa hè năm 1972, Bắc Việt lại mở cuộc đại chiến long trời lở đất vào Quảng
Trị, Bình Định, KonTum,An Lộc..dù Lê Đức Thọ và Kissinger đã đi đêm 12 lần tại
Ba Lê, kể từ tháng giêng 1969. Rồi cũng như mọi lần, QLVNCH đã đơn độc chiến đấu,
đánh đuổi quân xâm lăng ra khỏi lãnh thổ Miền Nam trong lúc đó tại Ba Lê,
Kissinger đã đồng thuận với Bắc Việt một kế hoạch hòa bình, mà theo đó Mỹ
cho phép bộ đội Bắc Việt được ở lại miền Nam, để tiếp tục cuộc xâm lăng,
còn Mỹ thì rút hết về nước. Sau này , qua các tư liệu của Department of
Defense,United States-Vietnam Relations 1945-1975 được công bố, mới biết tổng
thống Nixon tung hỏa mù, để gạt Tổng thống Thiệu bằng cách trước khi ký hiệp định,
đã leo thang chiến tranh, thả mìn Hải Phòng, dội bom Miền Bắc, gây tin tưởng
ảo nơi Chính phủ VNCH, để khỏa lấp lập trường Mỹ sẳn sàng chấp nhận một cuộc
ngưng bắn tại chỗ, bỏ hẳn điều khoản bắt Hà Nội phải cùng Hoa Kỳ rút quân hổ
tương và không duy trì một cuộc thặng dư quân đội nào tại miền Nam như họ đã
làm tại Âu Châu và Nam Hàn. Tóm lại cái bắt tay ngày 27-1-1973 giữa Kissinger
và Lê Đức Thọ tại Ba Lê, chỉ để ngưng bắn lúc đó và thả tù binh, lợi cho
Hoa Kỳ mà làm hại cho cả một dân tộc VN bị đắm chìm trong cùm gông nô lệ cọng sản
quốc tế, do trên thế giới mới bảo đó là một cái bắt tay vô duyên và khỉ
khọt nhất trong lịch sử ngoại giao của nhân loại.
2-TỪ OLSO ĐẾN TRẠI DAVID, NHỮNG CÁI BẮT TAY LỊCH SỬ VÔ
DUYÊN, TRONG HOÀ BÌNH TRUNG ĐÔNG :
So về diện tích và dân số (8,020 dặm vuông hay 20.772km2 với 4,5 dân), Do thái
chỉ là một chấm nhỏ giữa các quốc gia Trung Đông như Ai Cập,Thổ nhỉ Kỳ và Ả Rập
hoàn toàn theo hồi giáo, lúc nào cũng muốn tiêu diệt nước này. Nhưng từ ngày lập
quốc năm 1948 cho tới nay, Do Thái luôn luôn làm bá chủ trong vùng, nhất là hiện
nay trong tay có vũ khí nguyên tử và cả tàu ngầm trang bị đầu đạn hạt nhân,
đưọc điều khiển từ xa, mà tờ Times Sunday số ra ngày 18-6-2000 đã công bố. Như
vậy Do Thái là nước thứ ba trên thế giơí đứng sau Mỹ-Nga có vũ khí này. Sự kiện
càng làm các nước Ả Rập trong vùng Vịnh thi đua tìm kiếm vũ khí mới, khiến cho
tình hình thêm nát bấy hiện nay tại Trung Đông, qua màn hỏa mù tranh dành đất
đai giữa hai dân tộc Irael và Palestine. Theo tin tức từ Anh, hiện Do Thái có từ
100-200 đầu đạn nguyên tử, bốn tàu ngầm trang bị vũ khí hạt nhân và người Do
Thái đã nói thẳng không chút e ấp, vũ khí này để chọi với Ba Tư, cũng như bất cứ
nước nào tấn công vào lãnh thổ mình, bằng chứng là năm 1973, khi bị Ai Cập và
Syria tấn công, Thủ Tướng Do Thái đã ra lệnh lắp đầu đạn tầm gần và chỉ còn
chút xíu nửa là khai hỏa,nếu bộ binh bị thất trận.
-NHỮNG
MỐC THỜI GIAN XUNG ĐỘT GIỮA PALESTINE VÀ DO THÁI :
Thế chiến thứ hai chấm dứt, người Do Thái khắp nơi trên thế giới, qua tổ chức
Sion, lũ lượt kéo về miền đất hứa, khiến LHQ phải ra nghị quyết ngày 29-1-1947,
chia đôi miền Palestine thuộc Anh, thành hai vùng , trong đó phần trên dành cho
nước Do Thái được ra đời vào ngày 14-4-1948, chấm dứt hai ngàn năm
sống lang bạt khắp bốn phương trời, sau khi đất Thánh Jerusalem bị Thổ tàn
phá năm 70 sau TL. David Bengurion là vị thủ tướng đầu tiên của nước này ,tuyên
bố tại thủ đô Tel Aviv, sự độc lập của xứ sở. Ngày hôm sau, liên quân Ả Rập
tấn công tân quốc gia nhưng bị đánh bại vào tháng giêng 1949, khiến cho 750.000
người Palestine, phải tị nạn chính trị lần đầu tiên tại Cisjordanie, Gaza và
các nước Hồi giáo quanh vùng.
- Sau
khi Tổng thống Ai Cập Nasser tuyên bố quốc hữu hoá kênh đào Suez
nên ngày 3-10-1956, liên quân Anh,Pháp,Do Thái tấn công Ai Cập và chiếm
Port Said. Nội vụ sau đó được giải quyết, khi Liên Xô và Mỹ can thiệp để quân
LHQ vào trấn đóng vùng Sinai.
- Năm
1964, tổ chức giải phóng Palestine ra đời và sau đó được LHQ công nhận là đại
diện chính thức cho người Paleatine hiện vô tổ quốc.
- Cuộc
chiến sáu ngày, bắt đầu từ ngày 5-6-1967, Do Thái đại thắng liên quân Ả Rập,
có cả Iraq, chiếm được nhiều đất đai của các nước bại trận, gồm có Đông
Jerusalem, Cisjordanie, Gaza,Sinai và cao nguyên Golan. Chiến cuộc gây
nên làn sóng tị nạn chính trị lần thứ hai cho dân lưu vong Palestine tại các
vùng chiến cuộc.
- Ngày
6-10-1973, trong lúc cả nước Do Thái đang cử hành lễ Đại Xá, thi Ai Cập-Syria bất
thần tấn công nước này. Chến cuộc ác liệt giữa hai phía, kéo dài trong hai tuần
lễ, cuối cùng Irael đẩy Ai Cập-Syria ra khỏi Sinai và GoLan. Trong lúc đó tổ chức
PLO do Abou Nidal cầm đầu lai bước vào con đường khủng bố, không tặc.nhắm vào
Do Thái và các nước liên hệ mà đứng đầu là Mỹ và Âu Châu. Năm 1972, tổ chức
Tháng tư đen sát hại 11 lực sĩ Do Thái tham dự Thế vận hội tại Munich,
Tây Đức, càng đào sâu thêm sự thù hận giữa hai dân tộc.
- Ngày
11/9/1977 đánh dấu sự hòa giải đầu tiên tại Trung Đông khi Tổng Thống Ai Cập là
Sadate chịu sang thăm đất thánh Jerusalem và đối thoại với Thủ tướng Do Thái
Menahem Begin tại trại David năm 1978. Hòa bình giữa hai nước đã dược ký kết
ngày 26-3-1979 và dù Tổng thống Sadate bị ám sát chết năm 1981, Do Thái vẫn trả
lại sa mạc Sinai cho Ai Cập năm 1982.
- Ngày
6/6/1982, Do Thái tấn công Liban. Hầu hết các lực lượng PLO kể luôn lãnh tụ
Arafat chạy sang Tunis.
- Sau
đó, người Palestine mở mặt trận Intifada, dùng đá làm vũ khí, nhắm vào thường
dân và quân đội Do Thái, làm náo loạn và kinh hoàng khắp dải Gaza. Cuộc chiến
du kích bắt đầu giữa Palestine và Israel.
- Ngày
30/10/1991, qua sự can thiệp của Mỹ và Liên Xô, các nước thù nghịch Do Thái,
Liban, Syria, Jordanie và Đại diện PLO chịu đối diện với nhau tại Madrid, Tây
ban Nha, mở màn cho các giải pháp hòa bình của Do Thái-Palestine về sau.
-TỪ
OLSO ĐẾN TRẠI DAVID, CÔNG DÃ TRÀNG TRONG SỰ GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT DO
THÁI-PALESTINE :
Từ năm 1978 tới nay, đã có không biết bao nhiêu người chết vì hòa bình Trung
Đông, trong đó có Tổng Thống Ai Cập Sadate và Thủ tướng Do Thái Rabin. Lịch sử
đã không lập lại một nền hòa bình thật sự mà Do Thái và Ai Cập đã đạt được năm
1982, qua những cuộc đi đêm, đàm phán, bắt tay giữa hai dân tộc thù nghịch đang
cùng đối mặt trên vùng đất Palestine. Máu lại bắt đầu đổ vào năm 2000, sau cuộc
thương lương 14 ngày tại trại David thất bại. Cuộc thăm viếng của tân Thủ tướng
Do Thái Sharon tại Đồi Đền ở Jerusalem, châm ngòi cho một trận chiến mới,
tiếp diển suốt 54 năm qua, kinh hoàng trong cảnh Palestine nổ bom cùng chết và
thương tâm nhìn tăng pháo Do Thái tan sát không nhân nhưọng.
-
Tại thủ đô Olso, Na Uy năm 1993 :
Sau bao
nhiêu lần đi đêm, cuối cùng Chủ tịch tổ chức giải phóng Palestine (PLO) Yasser
Arafat và Thủ Tướng Do Thái Itzhak Rabin cũng đã thỏa thuận với nhau về một tiến
trình hòa bình . Hiệp định trên được gọi là Olso, đưọc hai phía kỳ kết vào ngày
13-9-1993 tại Toà Bạch Ốc , Hoa Kỳ gồm phần chính là Do Thái phải rút khỏi Gaza
và thành phố Jéricho ngày 13-12-1993, chuyển giao quyền hành chánh cho nhà nước
Palestine để nước này lập quốc hội ngày 13-7-1994.
-Tại
Le Caire năm 1994 :
Ngày
4-5-1994, Palestine và Do Thái lại ký hiệp định Le Caire, ấn định
thời hạn cuối Do Thái phải rút hết quân ra khỏi Palestine là năm 1999, ngoài ra
còn có các vấn đề người tị nạn, biên giới nhưng nhức nhối nhất vẫn là chủ
quyền tại Jerusalem, mà hai phía đều dành.
-
Olso II năm 1995 :
Năm 1995,
Do Thái và Palestine lại ký hiệp định Olso II tại Ai Cập và phê chuẩn ở
Hoa Kỳ, chung qui cũng chẳng có gì mới mẻ so với các hiệp ước cũ . Sự kiện càng
rắc rối thêm khi Benyamin Netanyahu, người từng chỉ trích hiệp ước hòa bình
Olso lại đắc cử Thủ Tướng Do Thái.
Rồi tiếp theo, hai phía lại ký thêm các hiệp ước Hébron 1997, Wye river 1998,
Chaarm el-Cheikh 1999..cuối cùng bị khựng lại vì các điểm bất đồng không thể
khai thông được, đó là vấn đề người tị nạn Palestine, hiện có chừng 3,5 triệu người
đang sống trong các trại tị nạn khắp Trung Đông, hoặc phải đưọc trở về nguyên
quán hay nhận tiền bồi thường thay thế. Thứ đến là việc thành lập quốc gia
Palestine và sau cùng là khu định cư người Do Thái trong đất Palectine và chủ
quyền tại Thánh địa Jerusalem.
Ngày 5-7-2000, Hoa Kỳ đích thân tổ chức một hội nghị thượng đỉnh giữa Thủ tướng
Do Thái là Ehoud Barak và Chủ tịch Palestine Arafat tại trại David, nơi nghĩ
mát của Tổng thống Mỹ tại Maryland. Hội nghị kéo ài 14 ngày trong bí mật, có sự
tham dự của Tổng Thống Mỹ là Bill Clinton và Ngoại Trưởng Albright nhưng mọi cố
gắng dàn xếp vẫn không kết quả, do trên hai phía không ký kết một hiệp ước nào.
Sau đó ngày 25-7-2000, Hoa Kỳ đã chính thức thông báo về cuộc họp thượng đỉnh
giữa Hoa Kỳ-Do Th1i-Palestine, gôm 5 điểm trong đó quan trọng nhất là nhắc
Do Thái và Palestin phải tuân hành theo các nghị quyết 242 và 338 của LHQ
cũng như hai nước trên muốn có hòa bình vĩnh cửu, phải có sự đồng thuận của
Hoa Kỳ..
Từ đó đến nay, chiến tranh lại tiếp diễn dử dội , khiến cho ngày nào cũng có
người chết, đa số là thường dân vô tội của cả hai phía, như mới đây ngày 22-6-2002,
ba trẻ em Palestine và mười mấy học sinh Do Thái chết trong đan thù, vì bắn
nhau và bom tự sát. Theo tin của nhà báo Akiva Eldar, thì Arafat vừa tuyên bố với
Do Thái là chịu chấp nhận chủ quyền khu Jewish ở cổ thành Jerusalem và bức
tường phía tây, đồng thời rút lại đòi hỏi hồi hương 4 triệu người Palestine
tị nạn nhưng vẫn duy trì việc hồi cư gần 300.000 Palestine tại Liban. Tất cả đều
là kế hoạch của Clinton năm 2000 nhưng có trể không ? vì tin mới nhất cho biết,
Hoa Kỳ nhất quyết đổi ngựa giữa đường, bất chấp sự phản đối của Ai Cập, Liên
Âu,Nga và nhiều nước Hồi giáo . .
Bắt tay nhau để cam kết xoá bỏ hận thù giữa hai dân tộc và hòa bình toàn vùng,
hai ông Arafat và Rabin, người bị ám sát chết, kẻ đang sắp làm con vật tế
thần, dù bị thất bại nhưng muôn đời Họ vẫn là anh hùng và ít nhát hai người
cũng đã thật tình tôn trọng tư cách lẫn nhau. Còn Lê đức Thọ và Kissinger cũng
bắt tay nhưng chỉ để biểu lộ sự chiến thắng vì cả hai đã gạt đưọc hết mọi người.
Một cái bắt tay làm hại cả một dân tộc, tiếng xấu biết lấy gì trang trải cho sạch
đây ?
Tài Liệu Tham Khảo :
-
Theo Reader's Digests
- Le
Monde, Le Figaro,Libération
- Báo
chí trong và ngoài nước..
Xóm Cồn
Hạ Uy Di
Tháng
2-2016
MƯỜNG GIANG
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment