Bước đầu việc giải quyết khủng hoảng Syrie của Lakhdar Brahimi.
Nhữ Đình Hùng
Lakhdar Brahimi,tân đặc phái
viên quốc-tế về Syrie đã đến Caire (Ai Cập) vào ngày thứ hai 10.09.2012 để khởi
đầu sứ mạng giải quyết cuộc khủng hoảng Syrie,một cuộc khủng hoảng kéo dài từ
tháng ba 2011 cho đến nay.Sau Caire,ông Brahimi sẽ đến Damas để thảo luận với
ông Bachar al Assad và các thành phần đối lập.
Ông Brahimi đã được đề cử để thay
thế ông Koffi Annan,đặc sứ của LHQ và của liên-đoàn ả-rập để giải quyết cuộc
khủng hoảng ở Syrie.Ông Koffi Annan đã từ chức vào ngày 02.08,thừa nhận đã thất
bại trong sứ mạng được giao phó,cho đó là do việc thiếu hỗ trợ của cộng đồng
quốc tế do sự chống đối giữa một bên gồm Nga,Trung Hoa và Iran đồng minh của
Syrie và một bên là tây phương,Hoa Kỳ,Thổ Nhĩ Kỳ và các quốc gia ả rập ủng hộ
quân nổi dậy.Ông Brahimi không có "ảo tưởng' về sứ mệnh của mình,một sứ
mệnh vô cùng khó khăn mà nhiều bình luận gia tây phương coi là không thể làm
được. Ông Brahimi là một nhà ngoại giao tài ba,trong quá khứ đã giúp vào việc
giải quyết tình hình Liban.Nhưng người tiền nhiệm của ông trong việc giải quyết
khủng hoảng Syrie,Koffi Annan,cũng là một nhà ngoại giao tài ba đã từng làm
tổng thư ký LHQ! Kể từ khi được đề cử vào chức vụ đặc sứ LHQ và của liên đoàn ả
tập để giải quyết cuộc khủng hoảng Syrie,ông Brahimi giữ một vị thế nhũn nhặn,nói
rằng tương lai của Syrie sẽ do nhân dân Syrie quyết định chứ không phải do
người nào khác.Ông không đặt nhiều hi vọng vào sự thành công và yêu cầu có sự
hỗ trợ của cộng đồng quốc tế.Trên nguyên tắc,sự hỗ trợ này được đáp ứng,trên
thực tế,sự chống đối giữa tây phương,một số nước ả rập một bên và Nga,Trung
Hoa,Iran và một số nước phi liên kết một bên,đã không giúp gì vào việc giải
quyết khủng hoảng Syrie.
Về việc từ chức của ông Koffi
Annan,ông Lakhdar Brahimi coi đây là một hành vi chánh trị tốt đối với
Syrie.Theo ông,mỗi cuộc khủng hoảng có những nét riêng của nó,không có tương
đồng giữa cuộc khủng hoảng Irak ,Liban và Syrie;cần phải chấm dứt ngay cuộc nội
chiến ở Syrie và đây sẽ không phải là điều dễ dàng.
Ngoài những nhận định riêng của
Lakhdar Brahimi,đặc sứ của Liên Hiệp Quốc và của liên đoàn ả rập,còn phải nhìn
dưới khiá cạnh Lakhdar Brahimi,một nhà ngoại giao của Algérie,điều hàm ý ông
Brahimi còn mang theo suy nghĩ của Algérie về cuộc khủng hoảng Syrie.
Cho
đến nay,Algérie chống lại việc cưỡng bách Bachar al Assad phải rời bỏ chánh
quyền (tin trên site Dernières nouvelles d'Algérie 23.07.2012)Algérie đã đưa ra
những dè dặt về khoản thứ ba trong quyết định của liên đoàn ả rập ngày
22.07.2012 kêu gọi tổng thống nước Syrie từ bỏ quyền hành.Algérie đã cho thấy
sự khác biệt giữa nước này với liên đoàn ả rập khi kêu gọi giải quyết khủng
hoảng ả-rập và không triệu hồi đại sứ ở Damas!Việc này đã khiến Qatar bực mình,thủ
tướng Qatar Cheikh Hamad Bin Jassim Bin Jabr Al Thani đã nói với thủ tướng Algérie
"đừng quá bảo vệ nước Syrie vì khi sẽ đến lượt nước ông,hẳn nước ông sẽ
cần đến chúng tôi".
Những
tuyên bố của Lakhdar Brahimi về Syrie xem chừng không xa với cái nhìn của chánh
quyền Algérie về cuộc khủng hoảng Syrie.
Để
mở đầu việc giải quyết cuộc khủng hoảng Syrie đã kéo dài gần 19 tháng,Lakhdar
Brahimi đã đến Caire,thủ đô Ai Cập vào ngày chủ nhật 09.09 và đã gặp gỡ vị tổng
thư ký của liên đoàn ả rập Nabil al-Arabi.Sau cuộc gặp mặt,ông Brahimi đã nói
đến những phức tạp của nhiệm vụ đảm trách và cho biết ông chỉ làm việc cho nhân
dân Syrie.Ngỏ lời trước báo chí,ông Brahimi nói rằng nhiệm vụ của ông làm rất
khó khăn nhưng ông nghĩ là không có quyền từ chối mang lại một sự giúp đỡ cho
nhân dân nước Syrie.Nhắc đến hai định chế đã ủy nhiệm ông,LHQ và liên đoàn ả
rập,ông nói ông chỉ phục vụ cho nhân dân Syrie.Liên Hiệp Quốc và liên đoàn ả
rập không có lợi ích nào khác hơn là của nhân dân Syrie.Trong khi đó,vị tổng
thư ký của liên đoàn ả rập,một mặt nói tin tưởng vào khả năng của đặc sứ quốc
tế,mặt khác lại nói sứ mạng của ông Brahimi hầu như không thể (thành công)
được!
Tổng
thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki Moon đưa ra lời kêu gọi trước ủy ban nhân quyềnLHQ
rằng các người phạm tội ác chiến tranh ở Syrie,cả ở hai phía, phải bị xét xử.Đây
cũng là điều kêu gọi của bà Navi Pillay Daraya,thượng cao ủy của LHQ về nhân
quyền.Bà này cáo buộc chánh quyền Damas và lực lượng chống chính phủ đã phạm
tội ác chiến tranh và tội ác chống nhân loại tuy nói rằng phe chống chánh quyền
vi phạm ở mức độ thấp hơn!
Sau
cuộc gặp gỡ với tổng thư ký liên đoàn ả rập,ông Brahimi đã có tiếp xúc với các
đại sứ của các nước thuộc liên đoàn ả rập nhưng trước đó,ông đã có một cuộc đối
thoại 'sóng gió' với thủ tướng nước Qatar.
Theo
một nguồn tin ngoại giao ả rập tại Ai Cập,thủ tướng nước Qatar,ông Hamad bin
Jassem,thường được gọi dưới tên BHJ,đã đưa ra lời mời ông Brahimi đến phòng khách
sạn Four Seasons,nơi ông BHJ cư ngụ, để cùng thảo luận với tổng thư ký liên đoàn
ả rập Nabil al Arabi.Nhưng không ngờ Brahimi là tay cứng,đã từ chối lời mời này,nói
ông HBJ muốn gặp ông thì đến khách sạn chỗ ông ở.Cuối cùng HBJ và Nabil al Arabi
đến gặp Brahimi.Trong cuộc nói chuyện HBJ yêu cầu Brahimi ấn định một kỳ hạn
cho nhiệm vụ của ông về Syrie và yêu cầu đặt vấn đề chuyển quyền ở Syrie.Câu
trả lời của Brahimi nặng nề 'tôi không làm việc kiểu này' và 'tôi là đặc phái
viên riêng của tổng thư ký LHQ,tôi không muốn người ta ấn định cho tôi các giới
hạn '.HBJ đã chấm dứt cuộc nói chuyện trong sự giận dữ và hôm sau,đại sứ Qatar
không tham dự buổi họp giữa đại sứ các nước thuộc liên đoàn ả rập với Brahimi.
Nếu
như người ta không rõ Brahimi sẽ làm gì để giải quyết khủng hoảng Syrie,người
ta biết ông này chịu khá nhiều áp lực.Như lúc đầu ông chỉ nhận làm đặc phái viên
của tổng thư ký LHQ nhưng sau đó phải nhượng bộ để kèm theo đặc phái viên của
liên đoàn ả rập.Lúc đầu ông không nhận nhà ngoại giao Palestine Nasser al Qidwa
bị coi là thân Qatar,sau cũng phải nhận.Nhưng ông đã dành được một số ưu thế
như sẽ gặp tất cả mọi người trước khi đề nghị một giải pháp,ông muốn đưa tất cả
mọi phe chống đối vào cuộc thương thuyết kể cả Iran và không muốn dính vào kế
hoạch giải quyết khủng hoảng của Koffi Annan.Về việc chuyển quyền chánh trị,ông
nói tới 'một sự thay đổi không thể tránh được' nhưng không đề cập đến tên
Bachar al Assad.
Ngay
sau khi được chỉ định làm đặc phái viên của LHQ và của liên đoàn ả rập,ông
Brahimi đã có gặp gỡ với tổng thống Pháp François Holland. vào cuối tháng
tám,ông đã yêu cầu Pháp cho giải tán tổ chức các nước bạn của Syrie,bỏ rơi kế
hoạch của Koffi Annan và làm lại từ đầu.Pháp đã trả lời bằng 'Không'!
Sau
cuộc gặp gỡ liên đoàn ả rập tại Caire,ông Brahimi đã sang Damas trong ngày thứ
năm 13.09.Ở đó,ông đã tiếp xúc với thành phần đối lập được 'dung túng'.trong
ngày thứ sáu.Trong ngày thứ năm,ông đã có thảo luận với ngoại trưởng Walid
Mouallem của Syrie,ông này đã hứa sự 'hoàn toàn hợp tác của Syrie để hoàn thành
sứ mạng".
Theo
phát ngôn viên của CCCND (Comité de coordination pour le changement national et
démocratique) bao gồm các đảng 'đối lập' quốc gia người ả rập,kurdes,xã hội,mác-xít,một
tổ chức đối lập được chế độ Damas chấp nhận, kế hoạch trước đây của ông Koffi
Annan sẽ được cải thiện để có thể hoạt động được:"Kế hoạch của Annan sẽ
được cải thiện.Sẽ có những ý tưởng và những biện pháp mới vì cuộc khủng hoảng ở
Syrie sẽ chỉ tìm ra giải pháp bởi một thoả hiệp ả rập,vùng và quốc tế...Chúng
tôi đã nói với ông Brahimi,được liên đoàn ả rập và LHQ ủy nhiệm,việc hỗ trợ của
chúng tôi đối với những nỗ lực của ông ta để giải quyết khủng hoảng,bằng cách
làm ngưng các cuộc bạo động và giết chóc,bằng cách bảo đảm các săn sóc y tế
(cho những người bị thương) và bằng cách phóng thích các tù nhân chánh-trị,và điều
dự trù cho một giai đoạn chuyển tiếp" phù hợp với thoả hiệp Genève ký kết
hồi cuối tháng sáu.Theo thoả hiệp này,việc chuyển tiếp ở Syrie sẽ theo các
nguyên tắc được ấn định nhưng không kêu gọi ông Bachar al Assad phải ra đi!
Trong
ngày thứ bảy,ông Brahimi đã tiếp xúc với tổng thống Syrie Bachar al Assad.Trong
cuộc thảo luận để giải quyết cuộc khủng hoảng đã kéo dài 19 tháng ở Syrie và vẫn
chưa thấy lối thoát,ông Bachar al Assad đã đưa ra lời kêu gọi đối thoại giữa
những người Syrie và bảo đảm sẽ cộng tác với mọi nỗ lực chân thành muốn giải
quyết cuộc khủng hoảng,khi mà những nỗ lực này trung lập và độc lập.
Về
phần ông Brahimi,ông này đã đưa ra lời báo động "cuộc khủng hoảng rất nguy
hiểm,nó đang trầm trọng hơn lên,và biểu hiện một đe dọa cho nhân dân Syrie,cho
vùng và cho thế giới".Ọng Brahimi cũng cho biết sẽ tiếp xúc với mọi quốc
gia có lợi ích và có ảnh hưởng trên hồ sơ Syrie và sẽ tiếp xúc với ủy ban bốn
nước (comité quatripartite) gồm Ai Cập,Iran,Arabie Saoudite và Thổ Nhĩ Kỳ.((ủy
ban này thành lập do sáng kiến Ai Cập,bao gồm các nước ủng hộ nổi dậy chống
Assad(như Arabie Saoudite và Thổ Nhĩ Kỳ) và nước ủng hộ Assad (như Iran).))
Brahimi
dự định mở một văn phòng ở Damas và sẽ giao cho phụ tá của ông là Mokhtar
Lamani,một nhà ngoại giao Maroc,từng cộng tác với ông khi ông làm việc cho LHQ
trước đây vào năm 2004.
Trong
ngày chủ nhật,ông Brahimi đả thảo luận với đại diện quân nổi dậy ở Syrie bằng
Skype,cuộc thảo luận xem chừng không đạt kết quả mong muốn quân nổi dậy nghĩ
rằng ông Brahimi không có khả năng tạo ra một tiến trình hoà bình cho Syrie.Đại
tá Abdel Jabbar-Oqaïdi,quân ủy trưởng của quân nổi dậy tại Alep cho biết
"chúng tôi không muốn bị coi là có trách nhiệm trong việc thất bại này."Chúng
tôi nghĩ rằng ông ta sẽ thất bại bởi vì cộng đồng quốc tế trên thực tế không
muốn giúp đỡ nhân dân Syrie"?Ông này muốn ám chỉ Trung Hoa và Nga đã phủ
quyết các quyết nghị lên án chánh quyền của ông Assad!Cần ghi nhớ là khi ông
Brahimi vừa được chỉ định làm đặc sứ để giải quyết khủng hoảng Syrie,phe nổi
dậy đã chống đối ông Brahimi vì ông này không đưa ra điều kiện buộc ông Bachar
al Assad phải ra đi!
Sau
cuộc gặp gỡ với phe đối lập 'được dung túng),với tổng thống Assad và với phe
nổi dậy,ông Brahimi đã rời Syrie hôm chủ nhật để trở lại Caire (Ai Cập).Trong
ngày thứ hai,ông sẽ gặp tổng thư ký liên đoàn ả rập để tường trình công tác và sẽ
cùng ông này xem xét các vẫn động cần thiết trong khối ả rập và quốc tế để giải
quyết tình hình khủng hoảng ở Syrie.Ông Brahimi sau đó sẽ tiếp xúc với nhóm
tiếp xúc gồm 4 nước về vấn đề Syrie.Nhóm bốn nước này (Iran,Thổ Nhĩ Kỳ,Arabie
Saoudite và Ai Cập) họp vào trưa ngày thứ hai 17.09 ở Ai Cập và đây là lần họp
đầu tiên.Nhóm bốn quốc gia này được thành lập theo sáng kiến của tổng thống
Morsi của Ai Cập trong lần họp các quốc gia phi liên kết ở Téhéran vừa qua.
Trong
ngày chủ nhật 16.09.2012,tướng Mohammad Ali Jafari,chỉ huy trưởng lực lượng
Pasdaran ( người canh giữ cách mạng) cho biết có một số thành viên của lực
lượng Qods hiện có mặt ở Syrie và Liban.Đây là lần đầu tiên Iran chánh thức công
nhận có gửi quân sang Iran để giúp chế độ Damas đối phó với quân nổi dậy nhưng
nói rằng đây chỉ là những cố vấn. Lực lượng Qods, một đơn vị tinh nhuệ của
Pasdaran,chuyên về các chiến dịch ngoài nước,hoặc công khai,hoặc bí mật.Cách
đây ít lâu,quân nổi dậy Syrie nói là bắt được những người thuộc lực lượng
Pasdaran nhưng Iran bác bỏ tin này,nói đó là những người hành hương,sau đó nói
rằng trong số hành hương có một số quân nhân đã về hưu.Nay thì Iran chánh thức
xác nhận có một số cố vấn nhưng chỉ để giúp kinh nghiệm và ý kiến,nhưng không
nói rõ số lượng hiện diện cũng như lãnh vực cố vấn.Sự hiện diện của Iran cho
thấy việc giải quyết khủng hoảng ở Syrie cần có Iran,điều giải thích sự hiện diện
của ủy ban bốn nước.Nếu Iran dính líu với chế độ Damas thì Thổ Nhĩ Kỳ cũng dính
líu với phe nổi dậy vũ trang ở Syrie.
Cũng
trong ngày chủ nhật,Giáo Hoàng Benoît XVI đã cử hành một thánh lễ tại
Beyrouth,qui tụ đến 350.000 người đến từ nhiều nước,có cả các tín đồ thiên-chúa
đến từ Syrie.Trong thánh lễ,Giáo Hoàng Benoît XVI đã gởi đi một thông điệp về
hoà bình,tôn kính và tình yêu,đã kêu gọi công đồng quốc tế và nhất là những
nước ả rập hãy có nỗ lực tìm ra giải pháp cho những cuộc tranh chấp đẫm máu
trong vùng,nhất là ở Syrie.Cuộc viếng thăm của giáo hoàng tại Liban đã xảy ra cùng
lúc với các bạo động trong khối hồi giáo nhằm chống lại phim Innocence des
musulmans,một phim sản xuất ở Mỹ mà người thực hiện là một người Mỹ gốc Do Thái,với
sự tài trợ của nhiều người Do Thái và người phổ biến,phát hành lại là người Mỹ
gốc Ai Cập,đạo thiên chúa "copte'.Các nhóm biểu tình chống đối phim này đã
đòi phải giết những người sản xuất và phát hành phim.Cho đến ngày chủ nhật,vẫn
còn có chống đối trong khối hồi giáo và Mỹ đã phải triệu hồi các nhân viên không
cần thiết ở Tunisie và Soudan.Các chống đối này có thể làm uy thế của các nước
ả rập thân Mỹ bị mất uy thế và có thể phần nào ảnh hưởng đến việc giải quyết
khủng hoảng ở Syrie.
Nhữ Đình Hùng/17.09.2012
Tham
khảo
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment