Saturday, September 22, 2012

Lịch sử như ánh mặt trời!

Lịch sử như ánh mặt trời!
(Bài 4)
Lương Vĩnh Thế
Nhưnội dung của bài viết đầu tiên cùng một tựa đề, hôm nay, với bài này, tôi xin lập lại: Mặt trời có khi sáng chói, có khi bị che khuất bởi những vầng mây u ám; nhưng những vầng mây u ám ấy, không bao giờ vĩnh viễn che được ánh sáng của mặt trời.
Lịch sử cũng như thế, có những trang lịch sử chưa được viết ra một cách đúng nghĩa, mà còn có một số sách, báo chỉ viết toàn những chuyện bịa đặt, nhằm để chạy tội cho tổ chức hay phe nhóm, thì không bao giờ được gọi là lịch sử cả.
Nhưng cái lịch sử của các “danh nhân” Việt Nam, thì lại là những câu chuyện đã được“thánh hóa”, mà đôi khi chỉ do một câu nói, hay có thể là một đoạn… đạo văn nàođó, thế mà sau đó, họ đã trở thành những “danh nhân” vang lừng khắp thiên hạ.
Ở đây, tôi không dám nói đến các bậc danh nhân thuở trước, mà chỉ muốn nói đến hai “danh nhân” trong lịch sử cận đại: Hồ Chí Minh, với câu nói: “Khôngcó gì quý hơn độc lập tự do”,mà đảng Cộng sản Việt Nam đã xem câu này như là “khuôn vàng thước ngọc”, và câu này luôn luôn chiếm một vị trí cao nhất ở những nơi làm việc của đảng Cộng sản Việt Nam, và cũng là câu khẩu hiệu được treo khắp nơi, từ thành thị cho đến thôn quê; mà chẳng có một người nào có ý kiến gì cả.
Vậy thì, cái câu này của ông Hồ, nó siêu việt tới đâu, mà đảng Cộng sản Việt Nam cứbắt người dân phải xem là “lời bác Hồ dạy”? Thực ra, câu nói trên, nó không có gì để đáng phải “học hỏi” cả. Bởi vì, khi đã nói: “Không có gì quý hơn độc lập tự do”; thì tất nhiên, nó đã có một cái gì, một điều gì đó nó đã quý bằngrồi, chỉ có không quý hơnmà thôi.
Đểtrả lời cho cái câu “danh ngôn”: “Không có gì quý hơn độc lập tự do”,thì chúng ta phải chịu khó mà mở trí ra để hiểu rằng, đối với họ Hồ, thì: Độc lập tự do nó đã có những thứ khác quý bằng rồi. Những thứ ấy, chẳng hạn như là quyền lực, lợi lộc… Và cũng chính vì những thứ đó, nên họ Hồ và đảng Cộng sản Việt Nam đã đặt Tổ Quốc và Dân Tộc xuống hàng (bằng)thứ yếu, chứ không hơn. Chính vì thế, cho nên Phạm Văn Đồng đã thừa lệnh của Hồ Chí Minh mà viết ra cái “Công hàm” bán nước vào ngày 14/9/1958, để đổi lấy những viện trợ của Tầu cộng, để được làm “vua”,được vui sướng mà hưởng thụ bên những cô gái trẻ như cô Xuân, cô Vàng vậy. Những điều đó, nó có nghĩa rằng: “Không có gì quý hơn độc lập tự do”, NHƯNG nó đã có nhiều thứ như quyền lực, vinh hoa phú quý… hay như cô Nông Thị Xuân, cô Vàng thì đã quý bằng rồi; vì thế, cho nên, Hồ Chí Minh và đảng Cộng sản Việt Nam đã không ngần ngại chấp nhận đem thân làm tôi mọi cho lũ giặc Tầu, cho dù đất nước không có độc tự do nữa.
Trênđây, là ý nghĩa chính trong câu “danh ngôn” của Hồ Chí Minh.
Còn bây giờ, tôi muốn nói đến một câu “danh ngôn” khác: của cựu T.T. Nguyễn Văn Thiệu:
“Đừng nghe những gì Cộng sản nói, mà hãy nhìn những gì Cộng sản làm”.
Với câu “danh ngôn” này. Tôi nghĩ đa số quý độc giả đã đọc qua bài: “Bản chấtvà hiện tượng của Cộng sản” của tác giả: MũXanh Lê Công Truyền. Tác giả đã viết:
“Khi còn tại thế, Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu vẫn thường lưu ý người dân:
Ðừng nghe những gì Cộng sản nói mà hãy nhìn những gì CS làm”.
Vào năm 1932, trong tác phẩm “Hai nguồn cội của Luân lý và Tôn giáo:“Les deux sources de la Morale et de la Religion, triếtgia Henri Bergson đã viết:
“Ðừng tin những gì họ nói; hãy nhìn những gì họ làm” (Ne croyez pas ce qu’ils disent; regardez ce qu’ils font)”.
Qua câu nói này, thì từ xưa cho tới nay, người Việt mình, đa số đều tin là của“danh nhân” Nguyễn Văn Thiệu; nhưng cũng có một số người đã cho rằng câu nói này là của Thượng tá Tám Hà (tức Trần Văn Đắc; chính uỷ sư 5 Việt cộng).
Một sĩquan của Cộng sản Bắc Việt đã từ bỏ hàng ngũ Cộng sản, để trở về với Chính Nghĩa Quốc Gia, nhưng không hề có một bằng chứng nào là của Th.T. Tám Hà. Mặc dù vậy, nhưng suốt trong thời gian còn sống tại hải ngoại cả hai người: Th.T. Tám Hà cũng như cựu T.T. Nguyễn Văn Thiệu cũng không hề lên tiếng, để minh xác cho điều này. Riêng cựu T.T. Nguyễn Văn thiệu, thì vẫn cứ cố tình ôm lấy câu này để cho người đời ca tụng mình là “danh nhân có một câu nói bất hủ, để đời”.
Vậy, nhân đây, tôi muốn nói: chính cuốn sách mà tôi kèm theo dưới đây, mới đủ chứng minh một cách thuyết phục rằng: câu nói này đích thực là do cựu Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã đạo văn của triết gia Pháp, ông là cha đẻ của thuyết “Trực giác”, và đã đoạt giải Nobel Văn Học năm 1927: Henri Bergson:
“Ne croyez pas ce qu’ils disent; regardez ce qu’ils font”.
Lịch sử như ánh mặt trời: Hãy trả câu nói này cho Triết gia Henri Bergson, để “bảo toàn danh dự” cho cựu Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu khỏi mang tiếng là đạo văn của người khác.
19/9/2012
Lương Vĩnh Thế
-----------------------------------------------------------
Henri Bergson(1859-1941)

Henri Bergson, Prix Nobel de littérature(1927)

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Lisa Pham Vlog -25/4/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link