Saturday, September 22, 2012

Mỏ kim cương khổng lồ đủ dùng trong 3.000 năm tại Xibêri


Thứ sáu 21 Tháng Chín 2012

Mỏ kim cương khổng lồ đủ dùng trong 3.000 năm tại Siberia


Mỏ kim cương Popigaï nhìn từ trên không.

Mỏ kim cương Popigaï nhìn từ trên không.

Wikipedia

Thụy My


Một mỏ kim cương khổng lồ tại Siberia, được giữ bí mật từ nhiều thập kỷ qua, có trữ lượng đủ đáp ứng cho nhu cầu trong ba ngàn năm tới. Theo các chuyên gia, thì việc khai thác mỏ này có thể dẫn đến một « cuộc cách mạng công nghiệp » trên thế giới.

Mỏ Popigaï được phát hiện vào đầu thập niên 70 tại một vùng hoang vu thuộc Xibêri đông phương. Nơi gần mỏ này nhất là Khantiga cũng cách đến 400 km, còn thủ phủ Krashnoïrsk, thì cách đến 2.000 km. Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, mỏ kim cương này được coi là « dự trữ chiến lược » của Liên Xô cũ, và thông tin về sự hiện diện của mỏ được xem là tuyệt mật.

Trong tuần này, Việc Địa lý và Khoáng vật Sobolev ở Novossibirsk thuộc Xibêri đã công bố một số thông tin hiếm hoi liên quan đến mỏ kim cương trên, nằm tại một khu vực hình phễu có đường kính hàng trăm kilomet, do một tiểu hành tinh bị rơi xuống cách đây 35 triệu năm tạo thành. Tác động của cú sốc đã khiến than chì trong vòng bán kính khoảng hơn một chục cây số xung quanh điểm rơi lập tức biến thành kim cương.

Giám đốc của Viện Sobolev là Nikolaï Pokhilenko cho AFP biết, loại kim cương « công nghiệp » này, đa số có đường kính từ 0,5 đến 2 ly, hiện diện dưới dạng các hạt màu xám, xanh hay vàng trông giống như những hạt bụi. Các chuyên gia của Viện khẳng định, loại kim cương của mỏ Popigaï thường được sử dụng để làm các mũi khoan và trong các thiết bị hàng không, có trữ lượng tính theo carat lớn gấp 110 lần so với trữ lượng kim cương trên thế giới.

Hơn nữa, kim cương ở Popigaï bền gấp đôi so với kim cương truyền thống được sản xuất ra để dùng trong công nghiệp. Các chuyên gia Liên Xô biết thế, nhưng vào thời kỳ đó, theo lời kể của ông Pokhilenko, thì Liên Xô « chủ trương xây dựng các nhà máy sản xuất kim cương nhân tạo, và mỏ kim cương Popigaï được để nguyên trạng ».

Và thế là mỏ Popigaï bị bỏ quên trong suốt ba mươi năm qua. Cho đến năm 2009, Viện Sobolev mới quyết định nghiên cứu về tiềm năng của mỏ kim cương này. Trong tình trạng hỗn loạn về kinh tế cũng như ý thức hệ sau khi Liên Xô sụp đổ năm 1991, loan báo về sự hiện hữu của mỏ hầu như không được ai quan tâm đến.

Giám đốc Viện Sobolev nhấn mạnh, hiện nay tuy mới chỉ thám sát có 0,3% khu vực mỏ Popigaï, nhưng lượng kim cương tại đây đã lên đến 147 tỉ carat. Trong khi đó trữ lượng toàn cầu về kim cương được ước tính chỉ vào khoảng 5 tỉ carat.

Nhà khoa học khẳng định : « Với tiến độ sử dụng kim cương công nghiệp hiện nay, trữ lượng của mỏ Popigaï tương đương với nhu cầu trong vòng ba ngàn năm », và có thể dẫn đến « một cuộc cách mạng công nghiệp trên thế giới », đặc biệt là trong ngành chế tạo máy bay và xe hơi.

Còn Phó giám đốc Iakoutnipromalmaz, một công ty chuyên về kỹ nghệ kim cương tại Iakoutie, thuộc Xibêri đông phương lo ngại : « Mỏ Popigaï có thể làm đảo lộn tình hình trên thị trường kim cương, và không thể nào đoán được giá cả sắp tới sẽ ra sao ».

Tuy nhiên theo nhận định của các chuyên gia, việc khai thác trữ lượng kim cương ở Popigaï có thể sẽ rất tốn kém. Lớp kim cương nằm tại một vùng đất đóng băng quanh năm, cách xa tất cả những tuyến đường bộ lẫn đường sắt. Nicolaï Toutchkov, nhà nghiên cứu của Viện Sobolev cho biết : « Mỏ kim cương ở tại một nơi vô cùng hẻo lánh, cách Bắc cực gần 200 km và cách địa phương gần nhất 400 km ». Tuy nhiên có thể kết hợp việc khai thác mỏ Popigaï với các loại quặng mỏ khác ở gần đó, như vậy có thể giảm bớt được chi

 

 

 

 

 
 dangnguoivietyeunguoiviet.org

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Lisa Pham Vấn Đáp official -15/1/2025

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link