Biểu tình chống Nhật: Tokyo đòi Bắc Kinh bồi thường thiệt hại
Một người biểu tình chống nhật đập phá một hiệu ăn Nhật tại Thẩm Quyến ngày 18/9/2012
REUTERS/Keita Van
Hôm nay 20/09/2012, theo AFP, chính phủ Nhật Bản cho biết sẽ yêu cầu Bắc Kinh bồi thường thiệt hại tại các cơ sở ngoại giao của Nhật ở Trung Quốc do các cuộc biểu tình chống Nhật vừa qua gây ra.
Người phát ngôn của chính phủ Nhật Osamu Fujimura tuyên bố : « Chúng tôi có ý định yêu cầu bồi thường các thiệt hại tại các cơ sở ngoại giao của chúng tôi ». Đại diện chính phủ Nhật cho biết thêm, việc đền bù mất mát và thiệt hại đối với các cơ sở tư nhân của người Nhật (như nhà hàng, đại lý xe hơi…) thì thể theo luật pháp của Trung Quốc.
Xin nhắc lại là, từ vài tuần nay, Nhật Bản và Trung Quốc liên tục có các hành động cứng rắn xung quanh tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Quyết định mua lại các hòn đảo Senkaku/Điếu Ngư, của chính phủ Nhật vào đầu tuần trước đã châm ngòi nổ cho một loạt các cuộc biểu tình chống Nhật, đôi khi rất hung bạo, tại nhiều thành phố Trung Quốc trong suốt một tuần lễ.
Hôm qua, Bắc Kinh đã ra chỉ thị hạn chế các cuộc biểu tình phản đối Nhật. Về phần mình, người phát ngôn của chính phủ Nhật cũng có một cử chỉ hòa giải, với tuyên bố : « thủ tướng có dự định bổ nhiệm một đặc phái viên, trong khuôn khổ các nỗ lực của chính phủ chúng tôi nhằm tìm giải pháp cho hồ sơ này bằng con đường ngoại giao ». Tuy nhiên, phát ngôn viên của chính phủ Nhật cũng cho biết thêm là, hiện tại chưa có ai được chỉ định vào vị trí này và thể thức của chuyến công du vẫn còn chưa được quyết định.
Ngày thứ Ba 18/09, khi phong trào biểu tình đang ở đỉnh điểm, nghệ sĩ ly khai Ngải Vị Vị cho AFP biết, ông đã có mặt ở một địa điểm gần hai sứ quán Nhật và Mỹ, để ghi hình cuộc biểu tình trước sứ quán Nhật. Ông cũng tình cờ ghi lại được cảnh khoảng 50 người biểu tình chống Nhật đột ngột ào sang đập phá xe hơi của đại sứ Mỹ Gary Locke.
Xin nhắc lại là, từ vài tuần nay, Nhật Bản và Trung Quốc liên tục có các hành động cứng rắn xung quanh tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Quyết định mua lại các hòn đảo Senkaku/Điếu Ngư, của chính phủ Nhật vào đầu tuần trước đã châm ngòi nổ cho một loạt các cuộc biểu tình chống Nhật, đôi khi rất hung bạo, tại nhiều thành phố Trung Quốc trong suốt một tuần lễ.
Hôm qua, Bắc Kinh đã ra chỉ thị hạn chế các cuộc biểu tình phản đối Nhật. Về phần mình, người phát ngôn của chính phủ Nhật cũng có một cử chỉ hòa giải, với tuyên bố : « thủ tướng có dự định bổ nhiệm một đặc phái viên, trong khuôn khổ các nỗ lực của chính phủ chúng tôi nhằm tìm giải pháp cho hồ sơ này bằng con đường ngoại giao ». Tuy nhiên, phát ngôn viên của chính phủ Nhật cũng cho biết thêm là, hiện tại chưa có ai được chỉ định vào vị trí này và thể thức của chuyến công du vẫn còn chưa được quyết định.
Ngải Vị Vị cáo buộc Bắc Kinh khuyến khích biểu tình chống Nhật
Cũng liên quan đến làn sóng bài Nhật tại Trung Quốc, AFP dẫn lời nghệ sĩ ly khai Ngải Vị Vị, tố cáo chính quyền Bắc Kinh đứng đằng sau các cuộc biểu tình. Ông Ngải Vị Vị nhận định, biểu tình chống Nhật không phải là «một phong trào tự phát », « có vô số chi tiết cho thấy các cuộc biểu tình đã được chuẩn bị một cách kỹ lưỡng » với « sự khuyến khích của chính quyền ».Ngày thứ Ba 18/09, khi phong trào biểu tình đang ở đỉnh điểm, nghệ sĩ ly khai Ngải Vị Vị cho AFP biết, ông đã có mặt ở một địa điểm gần hai sứ quán Nhật và Mỹ, để ghi hình cuộc biểu tình trước sứ quán Nhật. Ông cũng tình cờ ghi lại được cảnh khoảng 50 người biểu tình chống Nhật đột ngột ào sang đập phá xe hơi của đại sứ Mỹ Gary Locke.
Ngải Vị Vị cáo buộc nhà cầm quyền Bắc Kinh tỏ vẻ « ngây thơ » trong chuyện này, trong khi trên thực tế lại tìm cách điều khiển dư luận, với một mức độ chưa từng thấy kể từ Cách mạng Văn hóa (1966-1976) đến nay. Nhà ly khai nhấn mạnh, cuộc phản kháng duy nhất thực sự của dân chúng Trung Quốc cho đến nay là phong trào Thiên An Môn năm 1989, tuy nhiên « cuộc biểu tình thực sự này đã bị xe tăng nghiền nát ». Năm ngoái, nhà nghệ sĩ ly khai từng bị chính quyền bắt giam 81 ngày, sau khi ông bày tỏ mong muốn sẽ có một « mùa xuân Trung Quốc », tiếp theo « mùa xuân Ả Rập ».
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment