Thursday, September 20, 2012

Vốn FDI vào Trung Quốc liên tục sụt giảm


Vốn FDI vào Trung Quốc liên tục sụt giảm


 - Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Trung Quốc trong tháng qua tiếp tục sụt giảm trong tháng thứ 3 liên tiếp trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu ngày càng trầm trọng hơn.


Vốn FDI vào Trung Quốc liên tục sụt giảm

Vốn FDI vào Trung Quốc liên tục sụt giảm

 

Tân Hoa Xã dẫn nguồn tin từ Phát ngôn viên của bộ Thương mại Trung Quốc ông Shen Danyang, cho biết, vốn FDI trong tháng 8 của nước này đã giảm 1,43% so với cùng kỳ năm ngoái xuống còn 8,33 tỷ USD. Tính chung 8 tháng đầu năm, dòng vốn FDI vào nước này đạt 74,99 tỷ USD - giảm 3,4% so với cùng kỳ hàng năm.

 

Trong đó, đầu tư từ các nước trong khối Liên minh châu Âu (EU) - đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc giảm 4,1% so với cùng kỳ hàng năm do khối này đang vật lộn với cuộc khủng hoảng nợ nần. 

 

Còn với Mỹ, lượng vốn FDI của Mỹ vào Trung Quốc trong tháng qua cũng giảm 2,85%. Theo lý giải của người phát ngôn nước này thì lượng vốn đầu tư từ Mỹ giảm xuống là do những tháng gần đây thiếu các dự án lớn. Tuy nhiên, ông này tin tưởng, xu hướng này sẽ đảo ngược trong những tháng cuối năm nay.

 

Cũng theo ông Shen, trong 8 tháng đầu năm, Trung Quốc đã phê chuẩn thành lập cho 754.130 công ty đầu tư nước ngoài hoạt động tại thị trường nước này.

Trong đó, vốn vào các lĩnh vực công nghiệp dịch vụ, không bao gồm lĩnh vực bất động sản, vẫn tăng 5,31% so với cùng kỳ hàng năm. Vốn đầu tư vào lĩnh vực bán lẻ tăng 9,75% nhờ tiêu dùng nội địa tăng. Riêng đầu tư vào lĩnh vực bất động sản bị kiểm soát đáng kể nên giảm 9,89% so với năm ngoái.

Trung Quốc mất vị thế công xưởng thế giới


Trung Quốc đang dần mất đi vị trí bá chủ trên bản đồ công nghiệp thế giới. Đó là nhận định của tờ Le Monde sau khi có tin Cty Foxconn của Đài Loan, nhà thầu của Apple, dự định xây dựng nhà máy lắp ráp Ipad tại Indonesia với tổng vốn đầu tư từ 5-10 tỷ USD.
 


DN tháo chạy khỏi Trung Quốc

 

Theo kế hoạch "di chuyển" của Foxconn tới Indonesia, dự kiến khi nhà máy lắp ráp Ipad tại Indonesia hoàn tất có thể sử dụng tới 1 triệu công nhân. Thông tin này đã được Bộ trưởng Thương mại  Indonesia đã công bố ngày 14/8 vừa qua. Đây được xem là một dự án điển hình thể hiện xu hướng phân chia lại bản đồ công nghiệp thế giới, đe dọa vai trò "công xưởng thế giới" của Trung Quốc.

 

Cho tới hết năm 2011, Trung Quốc vẫn là nước dẫn đầu thế giới về thu hút vốn FDI với tổng số vốn lên tới 108 tỷ USD. Các nước xếp sau Trung Quốc như  Brazil , Ấn Độ và Mỹ cũng chỉ thu hút được khoảng 60 tỷ USD mỗi nước.

 

Tuy nhiên, Trung Quốc dường như đang mất dần vị trí thống lĩnh trong sự chọn của các nhà đầu tư quốc tế và phải nhường bớt thị phần cho các nền kinh tế mới nổi khác ở châu Á, Bắc Phi hay các nước ngoại vi của EU.

 

Tính từ đầu năm 2012 tới nay, FDI vào Trung Quốc thực tế đã giảm 4% so với cùng kỳ năm 2011. Số dự án mới ở Trung Quốc trong quý đầu năm nay cũng chỉ dừng lại ở mức 8% trong tổng số dự án FDI thống kê được trên thị trường toàn cầu. Trong khi đó, dòng chảy FDI vào các nước mới nổi và đang phát triển khác lại tăng trưởng khá mạnh, chẳng hạn ở Ấn Độ là 40%, Indonesia là 30%, còn Tunisia là 45%.

 

Trước Foxconn, trong quý 1/2012, hãng ô tô hàng đầu Nhật Bản là Toyota đã thông báo kế hoạch xây dựng nhà máy thứ tư ở Brazil.

 


 

Bản thân trường hợp của Foxconn, công ty chuyên gia công cho Apple, cũng khá thú vị vì công ty này từ trước tới nay hầu như chỉ sản xuất ở Trung Quốc nhằm tận dụng, thậm chí là bóc lột sức lao động của công nhân với điều kiện lương tối thiểu, giờ làm việc thì tối đa. Nay Foxconn và "ông chủ" Apple đang lên kế hoạch cho những dự án lắp ráp mới ở Indonesia và cả ở Myanmar, nơi có mức lương công nhân thấp hơn ở Trung Quốc.

 

Ngay cả một số công ty dệt may của Trung Quốc cũng đã tìm cách di chuyển cơ sở sản xuất ra nước ngoài, tại các địa điểm mới như Bangladesh . Hãng sản xuất đồ thể thao nổi tiếng Adidas cũng vừa đóng cửa nhà máy cuối cùng do hãng này nắm giữ trực tiếp ở Trung Quốc. Dệt may là lĩnh vực chịu sự cạnh tranh mạnh nhất và các công ty đang có xu hướng chuyển sang các nước láng giềng của Trung Quốc, nơi chi phí lao động thấp hơn nhiều.

 

Nghiên cứu của Ngân hàng Natixis của Pháp cho biết chi phí nhân công tại Trung Quốc đã cao hơn ở Việt Nam, Indonesia, Ấn Độ và cả Algeria, Bulgaria, Tunisia hay Maroc. Nghiên cứu còn dự báo chi phí tiền công ở Trung Quốc thậm chí còn có thể ngang bằng với Mỹ trong 4 năm tới do tác động của kế hoạch tăng lương và điều chỉnh tỷ giá đồng Nhân dân tệ của nước này.

 

Dòng tiền đang rút khỏi Trung Quốc

 

Bên cạnh đó, tình hình kinh tế Trung Quốc nửa đầu 2012 cũng không mấy sáng sủa. Thặng dư thương mại trong tháng 7 đã giảm xuống mức 25 tỷ USD so với con số 31 tỷ của tháng trước đó, xuất khẩu cũng chỉ tăng có 1% do ảnh hưởng bởi thị trường bên ngoài. Tăng trưởng kinh tế trong quý 2 chỉ đạt 7.6% đã kéo theo sự suy giảm của một loạt chỉ số quan trọng và xuất hiện nguy cơ giảm phát, một số ngành công nghiệp như sản xuất thép, máy móc, xe hơi, than, vật liệu xây dựng bị đình trệ.

 

Trên thị trường tiền tệ, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) cho biết trong tháng 7 các ngân hàng nước này đã bán ra gần 600 triệu USD, một dấu hiệu cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài đang rút vốn khỏi thị trường Trung Quốc. Cùng với đó là sự tháo chạy của dòng vốn trong nhiều doanh nghiệp Trung Quốc ra nước ngoài làm cho tình trạng sản xuất trong nước gặp khó khăn, làm trầm trọng thêm thị trường việc làm.

 

Yếu tố lao động từng là một trong những lợi thế cạnh tranh chủ chốt nhằm thu hút dòng vốn FDI của Trung Quốc trong nhiều thập kỷ qua nhưng lợi thế này đang dần mất đi. Dẫu vậy, nếu phát triển các ngành đòi hỏi phải có nhiều lao động thì vẫn cần phải cân nhắc vì theo một số doanh nghiệp Pháp, lương tại Trung Quốc dù tăng nhưng hiện vẫn thấp hơn Pháp từ 1 tới 10 lần.

 

Hơn nữa, đầu tư vào Trung Quốc vẫn có sức hút với giới doanh nghiệp quốc tế bởi điều đó đảm bảo có một chỗ đứng trên thị trường châu Á đang trỗi dậy. Tuy nhiên, có thể thấy đầu tư vào Trung Quốc để sản xuất phục vụ nhu cầu nội địa vẫn là một xu thế lớn còn việc đầu tư để xuất khẩu sang nước thứ ba là vấn đề mà nhiều công ty quốc tế đang cần cân nhắc. Điều này cũng phù hợp với toan tính của Bắc Kinh vì nước này đang muốn hiện đại hóa nền công nghiệp của mình và nhường lại vị trí sản xuất hàng hóa cấp thấp cho các nước khác.

 

Hãng tin Bloomberg giữa tháng 8 cho biết, các nhà đầu tư Mỹ đang hoài nghi về kinh tế Trung Quốc khi liên tiếp trong ba tháng qua, chỉ số cổ phiếu của một số công ty Trung Quốc niêm yết trên TTCK New York đều sụt giảm. Báo cáo của chính phủ Trung Quốc cũng cho hay lợi nhuận của ngành công nghiệp nước này đó sụt giảm ba tháng liên tiếp.

 

Với tình hình kinh tế thế giới hiện nay, nhiều chuyên gia dự đoán nền kinh tế thứ hai thế giới có thể sẽ rơi vào tình trạng trì trệ giống như Nhật Bản trong những thập niên 90 nếu các gói kích thích kinh tế nhằm cứu các doanh nghiệp và dự án không phát huy hiệu quả. Một nhận định triển vọng và có thể xảy ra nhiều hơn cả đó là Trung Quốc sẽ thoát khỏi khó khăn hiện nay nhờ tận dụng tốt tiềm lực dự trữ ngoại hối mạnh, yếu tố dân số và nhu cầu nội địa tăng cao. Để làm được điều này đòi hỏi quyết tâm và nỗ lực cải cách kinh tế mạnh mẽ, cùng với triển vọng tích cực của môi trường kinh tế quốc tế.

Kinh tế Trung Quốc: Cả sản xuất và tiêu dùng đều lao dốc


 Bất chấp những nỗ lực “bơm” tiền hỗ trợ của chính phủ, kinh tế Trung Quốc vẫn đang trượt dốc khi cả lĩnh vực sản xuất lẫn tiêu dùng đều sụt giảm mạnh. Ngay cả các doanh nghiệp quốc doanh cũng chỉ có kết quả kinh doanh èo uột.


Theo số liệu mới nhất của Cơ quan thống kê quốc gia Trung Quốc, trong tháng 7 lợi nhuận của các công ty thuộc lĩnh vực sản xuất công nghiệp đã có mức sụt giảm lớn nhất từ đầu năm và là tháng sụt giảm thứ tư liên tiếp. Cụ thể, lợi nhuận của các công ty thuộc 41 ngành công nghiệp khác nhau chỉ đạt 366,8 tỷ nhân dân tệ, giảm 5,4% so với tháng 7/2011.

 

Người tiêu dùng Trung Quốc đang phải thắt chặt chi tiêu (Ảnh: Bloomberg)

Người tiêu dùng Trung Quốc đang phải thắt chặt chi tiêu (Ảnh: Bloomberg)

 

Tính chung cả 7 tháng đầu năm, các công ty sản xuất công nghiệp chỉ thu về 2.700 tỷ nhân dân tệ (tương đương 425 tỷ USD), giảm 2,7% so với cùng kỳ năm trước. Tình hình hoạt động của các doanh nghiệp quốc doanh, những người được hưởng ưu đãi vượt trội cả về vốn lẫn sự độc quyền trong nhiều lĩnh vực là ảm đạm hơn cả khi mức lợi nhuận giảm tới 12,2%. Trong khi đó khối doanh nghiệp tư nhân lại đạt mức tăng trưởng 15,5%.

 

Trước đó kết quả khảo sát của ngân hàng HSBC cho thấy Chỉ số Nhà quản trị mua hàng công nghiệp của Trung Quốc trong tháng 8 đã ở mức thấp nhất 9 tháng qua khi chỉ đạt 47,8 điểm, giảm so với 49,3 điểm của tháng 7. Trong khi đó theo quy định chỉ số này phải ở mức trên 50 điểm thì lĩnh vực sản xuất mới tăng trưởng.

 

“Năm nay là một năm khó khăn bởi cả yếu tố chu kỳ lẫn cấu trúc đều đang tác động xấu tới nền kinh tế và sự phục hồi tăng trưởng”, báo cáo của Barclay's Capital nhận định. Đồng thời quỹ đầu tư của ngân hàng Anh quốc này cũng đã hạ dự báo tăng trưởng GDP của Trung Quốc năm nay từ 8,1% xuống 7,9%. Tương tự ngân hàng HSBC cũng đã hạ dự báo tăng trưởng từ 8,4% xuống 8,0%. Tăng trưởng GDP năm 2013 cũng bị điều chỉnh giảm từ 8,8% xuống 8,5%.

 

Đa số các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thành phố Ôn Châu, tỉnh Chiết Giang, một trung tâm sản xuất công nghiệp của Trung Quốc đã buộc phải đóng cửa hoặc sản xuất cầm chừng. “Chúng tôi đã phải dừng 1 trong 3 dây chuyền sản xuất và sa thải 1/3 số nhân công do số lượng đơn hàng giảm 40% so với năm ngoái”, Zhang Ming, giám đốc công ty sản xuất giày Wenzhou Sincere Shoes chia sẻ.

 

Ông cũng cho biết thêm rằng chính sách thuế khóa quá cao đang là gánh nặng cho công ty của mình. Năm nay vị chủ doanh nghiệp này chỉ hy vọng lợi nhuận ròng bằng một phần mười năm ngoái. 

 

Hoạt động sản xuất èo uột khiến lượng người thất nghiệp tăng còn thị trường chứng khoán lao dốc xuống mức thấp nhất 41 tháng qua. Tình hình này khiến người tiêu dùng Trung Quốc tiếp tục phải thắt chặt chi tiêu và càng làm cho tình hình kinh tế thêm khó khăn. Theo khảo sát của Bloomberg, các nhà bán lẻ nước này, từ quần áo, giày dép tới máy tính, hàng điện tử đều bị sụt giảm doanh thu.

 

Trong tháng 7, doanh số phương tiện trở khách đạt thấp hơn dự báo của các chuyên gia. Chuỗi cửa hàng bán lẻ đồ thể thao Li Ning Co. phải đóng cửa đến 1200 gian hàng trong 2 quý đầu năm. Tương tự nhà bán lẻ Parkson Retail Group Ltd cũng có mức tăng trưởng doanh thu giảm 25% so với cùng kỳ năm ngoái. Tập đoàn bán lẻ đồ điện tử Gome Electrical Appliances Holding Ltd. thì cho biết lợi nhuận 6 tháng đầu năm sẽ ở mức âm do doanh số giảm mạnh.

 

“Áp lực đối với ngành bán lẻ đang ngày một tăng cao”, Shen Jianguang, kinh tế gia trưởng khu vực châu Á của công ty chứng khoán ngân hàng Mizuho nhận định. “Khi xuất khẩu èo uột còn hoạt động đầu tư ở mức yếu, nếu các công ty cắt giảm sản xuất và nhân sự thì làm sao chi tiêu của người tiêu dùng có thể giữ ở mức cao?”

 

Trong 4 tháng gần đây thì có đến 3 tháng doanh số bán lẻ của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới không đạt dự báo của các nhà kinh tế, và ngân hàng Mizuho cho rằng tình hình trong tháng này cũng không khá hơn. Theo công bố của Cơ quan thống kê quốc gia Trung Quốc, doanh số bán lẻ của tháng 7 tăng 13,1% so với cùng kỳ 2011, thấp hơn mức dự báo 13,5% của 32 chuyên gia được Bloomberg khảo sát.

 

“Chi tiêu của người tiêu dùng chủ yếu bị tác động bởi thu nhập, mà như chúng ta thấy lợi nhuận của lĩnh vực sản xuất công nghiệp của Trung Quốc trong tháng 7 đang giảm nhanh hơn. Điều đó có nghĩa là các khoản tiền lương, tiền công và phụ cấp của công nhân bị ảnh hưởng”,  Zhang Zhiwei kinh tế gia trưởng của Nomura Holdings Inc khẳng định. Đồng thời chuyên gia này dự báo xu thế giảm của lĩnh vực bán lẻ sẽ còn kéo dài từ 1-2 tháng nữa. 

Vốn ngoại "chạy" khỏi thị trường Trung Quốc


 Lo ngại trước triển vọng u ám của kinh tế Trung Quốc, các nhà đầu tư nước ngoài đang rút vốn ngày càng nhiều khỏi thị trường này. Cùng lúc đó các công ty xuất khẩu Trung Quốc cũng không còn vững tin vào đồng nhân dân tệ và găm giữ USD.


Các số liệu được ngân hàng trung ương Trung Quốc (PBOC) công bố ngày 14/8 cho thấy, chỉ riêng trong tháng 7 các ngân hàng nước này đã bán ròng lượng ngoại tệ trị giá 3,8 tỷ nhân dân tệ (tương đương 597 triệu USD). Đây là dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy các nhà xuất khẩu trong nước không còn muốn chuyển đổi USD thành nhân dân tệ, đồng thời các nhà đầu tư nước ngoài cũng đang rút vốn khỏi Trung Quốc.  

Dòng vốn rời Trung Quốc ngày càng mạnh 

Dòng vốn rời Trung Quốc ngày càng mạnh cho thấy sự thiếu tin tưởng của nhà đầu tư (nguồn WSJ)

 

Trong 10 tháng gần đây có đến 5 tháng các ngân hàng Trung Quốc ở trong tình trạng phải bán ra USD trong khi chỉ mua vào được lượng ngoại hối tương đương 145 tỷ nhân dân tệ. Con số này thấp xa so với mức 905 tỷ nhân dân tệ đã chảy vào Trung Quốc thông qua thặng dư thương mại. 

 

Đây là một sự thay đổi lớn so với xu hướng của 10 năm qua, khi các nhà đầu tư vẫn còn tin tưởng vào sự tăng trưởng của Trung Quốc và đồng nhân dân tệ luôn dược chào đón. Tại những gia đoạn “nóng” nhất như 10 tháng đầu năm 2008, các ngân hàng Trung Quốc đã mua ròng tới 3600 tỷ nhân dân tệ ngoại hối khi các dòng tiền đầu cơ, hay còn gọi là tiền “nóng”, liên tục đổ vào đây.

 

Chính nhờ nguồn vốn đổ vào vô cùng lớn này các ngân hàng Trung Quốc đã đẩy mạnh hoạt động cho vay, gây ra bong bóng tài sản và đồng nhân dân tệ tăng giá. Nhưng nay, khi các nhà đầu tư rút vốn đi ngày càng nhiều, giá mọi loại hàng hóa từ bất động sản tới cổ phiếu đều lao dốc, kéo theo đồng nhân dân tệ mất giá.

 

Việc dòng vốn vào hệ thống tài chính Trung Quốc bị giảm sẽ khiến tình hình thanh khoản trên thị trường khó khăn hơn, hạn chế khả năng cho vay của các ngân hàng và càng làm phức tạp thêm những nỗ lực của Bắc Kinh trong việc kích thích tăng trưởng. Kể từ đầu năm nay PBOC đã ‘bơm” vào hệ thống tài chính hơn 1400 tỷ nhân dân tệ. Tuy nhiên hoạt động cho vay của các ngân hàng vẫn yếu, khiến nhiều doanh nghiệp không thể tiếp cận vốn.

 

“Kể từ nửa cuối năm 2011, khủng tại châu Âu ngày một trầm trọng thêm, những cú sốc với hệ thống tài chính toàn cầu và sự giảm tốc đã khiến các nhà đầu tư tim nơi ẩn náu an toàn, các dòng vốn ngắn hạn rời khỏi các thị trường mới nổi để để về Mỹ”, Zhang Ming nhà nghiên cứu của chính phủ Trung Quốc nhận định. “Những dòng vốn chảy ra này đã khiến kinh tế Trung Quốc phải chịu một cú sốc”. 

 

Không ít trong số vốn này đến từ chính các nhà đầu tư cá nhân Trung Quốc, những người đang ngày càng hào hứng với việc đầu tư ra nước ngoài. Trong một khảo sát của ngân hàng China Merchants Bank và Bain & Co đối với 2600 người giàu tại Trung Quốc năm 2011 cho thấy, khoảng 60% đã hoàn tất việc chuyển vốn ra nước ngoài hoặc đang tính đến chuyện này.

 

Một nguyên nhân khác đằng sau sự sụt giảm lượng ngoại hối tại các ngân hàng Trung Quốc đó là sự thiếu tin tưởng vào đồng nhân dân tệ, dẫn đến tâm lý găm giữ USD. “Lòng tin của các doanh nghiệp vào triển vọng kinh tế Trung Quốc đã giảm xuống. Vậy nên họ nắm giữ nhiều USD hơn. Với việc đồng nhân dân tệ tiếp tục mất giá, tôi không tin xu hướng này sẽ đảo ngược trong vài tháng tới”, Weisheng nhà chiến lược ngoại tệ của ngân hàng Citibank nhận định.

 

Sự rút lui của các nhà đầu tư khiến giá các loại tài sản tại Trung Quốc tiếp tục trượt dốc. Trên sàn chứng khoán Thượng Hải, chỉ số Shanghai Composite đã giảm 17% so với cùng kỳ năm ngoái. Giá nhà đất cũng “nguội” hẳn lại, nhất là sau khi chính phủ quyết định giảm vốn đầu tư cho ngành này. Một loại căn hộ hạng sang ở Hàng Châu, khu vực đắt đỏ bậc nhất tại tỉnh Chiết Giang đã giảm 8% trong 1 năm qua. 

 

Nhiều doanh nghiệp Trung Quốc "khăn gói" rời thị trường chứng khoán Mỹ


 Vài năm trước các công ty Trung Quốc còn nô nức chuẩn bị niêm yết trên thị trường chứng khoán Mỹ. Nhưng đến nay, ngày càng có nhiều doanh nghiệp nước này phải khăn gói ra đi do cổ phiếu ế ẩm và cả những cáo buộc vi phạm về nguyên tắc kế toán.


Cách đây vài năm các công ty Trung Quốc đã đua nhau hướng tới thị trường tài chính phố Wall. Họ đến đây không chỉ với mong muốn bán cổ phần để huy động vốn mà còn xem đó như cơ hội để đánh bóng tên tuổi. Thế nhưng đến nay không ít doanh nghiệp đã phải rời cuộc chơi do cổ phiếu bị các nhà đầu tư thờ ơ trong khi không ít công ty bị cáo buộc nhập nhèm trong hoạt động kế toán.


Niêm yết tại Mỹ từng là “mốt” của doanh nghiệp Trung Quốc

 

Mới đầu tuần này Focus Media Holding Ltd đã thông báo việc chủ tịch của mình và các quỹ đầu tư tư nhân muốn mua lại toàn bộ lượng cổ phần đang giao dịch trên thị trường Mỹ để chuyển công ty quảng cáo có trụ sở tại Thượng Hải thành doanh nghiệp tư nhân. Theo hãng thông tin tài chính Dealogic, thương vụ này dự kiến sẽ trị giá khoảng 3,5 tỷ USD.

 

Không chỉ các doanh nghiệp lớn mà các công ty nhỏ của Trung Quốc cũng đang rút lui khỏi các sàn giao dịch Mỹ. Trong một động thái tỏ sự ủng hộ, một tạp chí kinh doanh của Trung Quốc khẳng định ngân hàng trung ương nước này sẽ cấp 1 tỷ USD vốn vay để giúp các công ty niêm yết tại nước ngoài chuyển vốn về trong nước.

 

Hoạt động lui quân này của các doanh nghiệp Trung Quốc diễn ra ngay sau khi một số công ty bị cáo buộc có hoạt động kế toán không minh bạch. Bên cạnh đó những bất đồng giữa Bắc Kinh và Washington trong việc liệu các cơ quan chức năng Mỹ có thể giám sát các công ty kiểm toán có trụ sở tại Trung Quốc hay không khiến các doanh nghiệp này cũng e ngại. 

 

Một số công ty Trung Quốc thì tiết lộ rằng họ buộc phải rút khỏi thị trường Mỹ bởi giá cổ phiếu của họ ở đây rất thấp, không phản ánh được sức mạnh của doanh nghiệp. Ngoài ra họ cũng ra đi do không muốn chịu chi phí từ việc tuân thủ quy định về báo cáo tài chính của Mỹ.

 

Người phát ngôn của Focus Media cho biết “công ty đã bị thị trường chứng khoán Mỹ định giá quá thấp” và sẽ mua lại cổ phần để trở thành doanh nghiệp tư nhân nhằm thúc đẩy “chiến lược phát triển dài hạn”. Đồng thời vị này cho biết “chúng tôi chưa xem xét việc liệu có niêm yết trên thị trường Trung Quốc hay không nhưng khả năng đó cũng có thể được tính đến”.

 

Các công ty Trung Quốc niêm yết tại Mỹ đã phải đối mặt với những hoài nghi sau khi công ty kiểm toán của nhiều doanh nghiệp bỏ cuộc còn một số công ty khác lại bị cáo buộc vi phạm các chuẩn mực kế toán. Chính lo ngại về tình hình tài chính của các công ty này đã khiến giá cổ phiếu của họ rớt thê thảm, khiến các nhà đầu tư mất hàng tỷ USD.

 

“Có lẽ tất cả các công ty này đều có vấn đề đáng ngờ về mặt kế toán, do đó họ thà rời khỏi Mỹ còn hơn là chịu thêm những nghi ngờ”, Marc Faber, giám đốc điều hành quỹ đầu tư Marc Faber Ltd tại Hong Kong nhận định. 

 

Hồi năm ngoái, một công ty nghiên cứu tài chính là Muddy Waters Research đã cáo buộc Focus Media khai khống số lượng màn hình quảng cáo và đặt câu hỏi về những thương vụ thâu tóm mà công ty này báo cáo. Focus Media sau đó phủ nhận cáo buộc và tuyên bố các kiểm toán độc lập đã xác nhận quy mô mạng lưới của mình. 

 

Một công ty Trung Quốc đang niêm yết tại Mỹ khác là Fushi Copperweld Inc. cũng đang thông báo hồi tháng 6 rằng một doanh nghiệp tại Hong Kong có tên Abax Global Capital sẽ mua lại cổ phần, để chuyển đổi nhà sản xuất thiết bị dẫn điện này thành doanh nghiệp tư nhân. Dù vậy đây cũng là một trong số một vài công ty bị Muddy Waters cho rằng đã “bắt tay” với một ngân hàng đầu tư để che giấu tình hình thực và làm sai lệch các thông tin tài chính.

 

Cũng trong tháng 6, China TransInfo Technology Corp., một nhà cung cấp công nghệ quản lý giao thông đã thông báo kế hoạch ngừng niêm yết sau khi nhận được tài trợ từ ngân hàng phát triển Trung Quốc chi nhánh Hong Kong. 

Việc giá cả đi xuống về dài hạn có thể tốt cho kinh tế Trung Quốc. Tuy nhiên trong giai đoạn hiện tại khi chính phủ tập trung cho tăng trưởng thì giá đi xuống sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới lòng tin của thị trường và các khoản đầu tư. 

 

Trung Quốc: nợ nước ngoài chưa trả 785,17 tỉ USD


Tân Hoa xã ngày 18/9 cho hay số nợ nước ngoài chưa thanh toán của Trung Quốc trong quý II năm nay tăng thêm 34 tỉ USD so với quý I, đạt mức 785,17 tỉ USD tính đến cuối tháng 6 vừa qua.


 

Nợ nước ngoài của Trung Quốc tăng tới 785,17 tỉ USD.

Nợ nước ngoài của Trung Quốc tăng tới 785,17 tỉ USD.

 

Cơ quan ngoại hối nhà nước Trung Quốc (SAFE) thông báo số nợ này không bao gồm các khoản nợ nước ngoài chưa thanh toán của đặc khu hành chính Hong Kong, Macau và vùng lãnh thổ Đài Loan.

 

Trong số nợ 785,17 tỉ USD có 495,07 tỉ USD nợ nước ngoài đã đăng ký, 290,1 tỉ USD là cán cân tín dụng thương mại giữa các doanh nghiệp.

 

Phần lớn số nợ nước ngoài của Trung Quốc là ngắn hạn và số nợ nước ngoài chưa trả có kỳ hạn một năm trở xuống là 588,22 tỉ USD, chiếm 75% tổng nợ  - cao hơn giai đoạn cùng kỳ quý I (74,2%). Các khoản nợ nước ngoài trung và dài hạn là 196,95 tỉ USD.

 

Tính về cơ cấu tiền tệ trong các khoản nợ chưa trả, số nợ bằng đồng USD chiếm 77,77% nợ nước ngoài đã đăng ký, tăng 1,1% so với cùng kỳ quý I; số nợ bằng đồng euro chiếm 7,51%, giảm 8,23% so với cùng kỳ quý I; số nợ bằng đồng yen là 6,99%, giảm 0,06% so với cùng kỳ quý I.

 

Theo số liệu của SAFE, trong nửa đầu năm nay Trung Quốc đã trả được 14,78 tỉ USD nợ nước ngoài trung và dài hạn và 1,2 tỉ USD lãi suất.

 

 

 

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin Cuối ngày-12/12/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link