Tuesday, September 18, 2012

VN Nghèo Nhứt Đông Nam Á


 

VN Nghèo Nhứt Đông Nam Á

(09/17/2012)

Tác giả : Vi Anh

Gần đây có ba tin nghe mà rất buồn cho thân phận người dân Việt đồng bào chúng ta trong nước: nghèo nhứt, bị thuế nặng nhứt trong vùng Đông Nam Á châu, kêu than nghe đứt ruột.

Một là dân VN tỷ lệ người nghèo cao nhứt Đông Nam Á. Viện nghiên cứu Brookings có uy tín quốc tế, trụ sở tại Mỹ mới đây cho biết Việt Nam là một nước tỷ lệ người nghèo cao nhứt trong vùng. Đó là kết quả một công trình nghiên cứu về lợi tức của ngươi lao động VN trong năm 2011. Tỷ lệ người lao động trung bình một ngày kiếm chỉ đựợc dưới 2 đôla chiếm 18.2% dân số, tương đương với 16.1 triệu người. Viện Brookings này dự đoán tỷ lệ này có thể sẽ giảm dần xuống 15.9% cho đến cuối năm 2012, và hy vọng 8 năm sau vào khoảng năm 2020 mới không còn người với lợi tức 2 đôla/ngày.

Còn người kiếm được 5 đôla/ngày trong năm 2011 chiếm đến 70.4% dân số Việt Nam, tương đương với 63.1 triệu người, và tỷ lệ này được dự đoán sẽ giảm dần xuống 67.1% đến hết năm 2012. Viện Brookings dự đoán cho đến hết năm 2030, Việt Nam mới có hy vọng hết người thu nhập thấp với mức 5 đôla/ngày.

Trong khi đó Malaysia và Thái Lan có tỷ lệ người lao động thu nhập thấp ở mức 2 đôla/ngày chỉ chiếm dưới 1% dân số.

Hai là người dân Việt Nam bị nhà nước đánh thuế cao gấp ba lần so với khu vực Đông Nam Á. Một phúc trình được Liên Hiệp Quốc công bố từ Hà Nội cho biết người dân Việt Nam phải chịu những mức thuế nặng gấp 3 lần so với các quốc gia khu vực Đông Nam Á.

Phúc trình này nhận xét cho biết chính sách kinh tế Việt Nam “vô cùng lạ lẫm” so với các mô hình phát triển của thế giới. Phúc trình viết “chính sách kinh tế tăng trưởng kiểu Việt Nam” đã làm kéo dài sự bất ổn, khiến nguồn vốn ngoại quốc đầu tư sụt giảm và dẫn đến sự dàn trải, kém hữu hiệu của nền tài chính công tại Việt Nam.

Chính báo chí trong nước dù của Đảng Nhà Nước CSVN trước phúc trình của Liên Hiệp Quốc về mức thuế quá cao mà người dân phải chịu, cũng phải lách mình qua ngỏ hẹp, cố gắng “kêu lên một tiếng cho dài kẻo câm”- rằng người dân Việt Nam đang phải è cổ gánh “sưu cao, thuế nặng.”

Và Quốc Hội của VNCS dù do Đảng cử dân bầu cũng nhận xét lợi tức của người Việt Nam quá ít, mà lại bị đánh thuế cao gấp bội so với người dân Thái Lan và Trung Quốc.

Ba là tiếng kêu thảm thiết, nghe đứt ruột của người dân nghèo VN đồng bào nghèo của chúng ta. Xin phép trích dẫn phóng sự ngày 7 tháng 9 của Vũ Hoàng, phóng viên Đài Á châu Tư do, RFA, có âm chứng do đồng bào nghèo trong nước nói lên hẵn hòi. Phóng sự có đoạn như “Nếu người ta bắt gặp những chiếc xe hơi đắt tiền chen chân ở các khu đô thị rực rỡ ánh đèn, thì đâu đó trong xã hội vẫn có những gia đình một ngày 2 mẹ con chi tiêu không quá 10 ngàn đồng bạc; nếu báo chí rùm beng những bữa tiệc của các đại gia tiêu tốn hàng trăm triệu đồng cho một đêm vui, thì ở một góc nào đó tối tăm nơi phố nghèo, vẫn có những người dân quần quật từ sáng đến tối chỉ mong có được 5-7 chục ngàn đồng.

“ Mời quí vị cùng nghe chia sẻ của một vài nhân vật “người nghèo” đã được phóng viên đồng nghiệp Quỳnh Chi thực hiện trong chuyên mục Câu Chuyện Hàng Tuần để hiểu thêm về những khó khăn của những người dân lam lũ.

“Trước hết là của chị Thùy, quê ở Hậu Giang cả năm không mua được tấm áo cho con mình: Tôi nói chị đừng cười, nhiều khi gạo còn không có ăn. Nhiều khi có gạo, đi kiếm được con cá cho con ăn là mừng lắm rồi. Gạo thì kiếm có hôm một lon, hôm một lít. Nấu được hôm nào là hay hôm đó. Cái nhà cũng dột nát mà còn chưa có tiền lợp nóc lại nữa. Tôi cũng không có tiền gì cả. Hôm rồi tôi cũng vay mượn được người này người nọ, mỗi người vài chục lên Sài Gòn trị bệnh cho con chứ cũng không có tiền bạc gì cả, toàn ăn cơm từ thiện thôi.

“Còn đây là lời tâm sự của bà Kiểm ở thành phố Thái Nguyên khi 2 mẹ con chỉ dám chi tiêu không quá 10,000 đồng một ngày: Tôi chẳng có nguồn thu nhập nào, tôi chỉ bán thêm gói kẹo gói thuốc để lấy tiền rau muối hằng ngày. Một tháng, thu nhập của tôi chừng khoảng 200 ngàn thôi, chẳng có gì hơn cả. Nói thật với cô, có ngày có tiền thì tôi mua thức ăn. Nếu không có tiền thì tôi chẳng đi mua gì cả, chỉ ăn rau mắm vớ vẩn thế thôi. Thỉnh thoảng tôi mua quả trứng về hoặc gà nhà tôi đẻ thì ăn thôi chứ tôi chẳng dám mua thịt đâu. Dăm bữa nửa tháng tôi mới dám mua tí mỡ về ăn.”

“Giống với hoàn cảnh chật vật của chị Thùy hay bà Kiểm, bà Liễu quê ở Gò Công cũng không khấm khá hơn, để có được 7 chục ngàn đồng, bà phải khuân vác đến 14 tiếng mỗi ngày: Tôi vác rau cần, mỗi bao nặng 50kg. Khuya 4 giờ sáng tôi phải thức dậy. Tôi đi làm đến 8-9 giờ tối mới về đến nhà.

“Vâng, những mảnh đời nghèo khổ là như vậy, thế nhưng, những phúc lợi an sinh họ cũng đâu có được hưởng nhiều.

“Theo một kết quả khảo sát của Chương trình phát triển LHQ (UNDP) về an sinh xã hội tại Việt Nam cho thấy nhóm giàu nhất chiếm 20% tổng số hộ gia đình nhận được 40% lợi ích từ an sinh xã hội, trong khi đó, nhóm nghèo nhất chỉ nhận được chưa tới 7%.”

Bốn và sau cùng, một vài thắc mắc với Đảng Nhà Nước CSVN. Chính các lãnh tụ Đảng CSVN đã từng nói không biết bao nhiêu lần, “VN là tiền rừng bạc biển”, “hoà bình đã lập lại” mà tại sao 37 năm qua dưới chế độ cai trị của Đảng Nhà Nước, tỷ lệ người dân VN còn nghèo khổ như vậy.

Không thể đổ thừa cho hậu quả chiến tranh. Không thể đổ tội cho “lực lượng thù địch”. Chính Đảng Nhà Nước đã trải thảm đỏ cho Mỹ trở lại VN rồi kia mà. Chính những người Việt di tản, vượt biên tỵ nạn CS bị Đảng Nhà Nước chụp mũ “Ngụy”, lên án “phản quốc”, “lực lượng thù địch”, đã vì tình máu mủ gia đình, mỗi năm gởi về bảy tám tỷ Đô la để giúp; Đảng Nhà Nước ở Hà nội chỉ “tha hồ” in tiền đồng $ bằng giấy lộn ra để đối lấy số ngoại tệ mạnh đó.

Bên cạnh Đảng Nhà Nước còn đánh thuế người dân cao gấp ba lần so với các nước Đông Nam Á, bòn vét tài nguyên quốc gia, lúa gạo, cá tôm, dầu thô, than đá, bauxite, v.v.. đem bán đổ, bán tháo cho ngoại quốc. Thêm vào đó Nhà Nước nhận viện trợ không hoàn, vay nợ lãi nhẹ ưu đãi, lãi nặng kinh doanh của đủ thứ ngân hàng, định chế tài chánh, ba đời người dân Việt đóng thuế trả vốn lời không dứt. Vậy số “tiền rừng bạc biển” ấy ở đâu mà không dùng một phần đề tái phân phối lợi tức nâng mức sống cho người dân. Trong khi người dân trung bình chỉ kiếm được 2 hay 5 Mỹ Kim một ngày thì những vụ tham nhũng, lạm dụng của công, thất thoát của công, chiếm công vi tư, rửa tiền của cán bộ đảng viên đơn vị tính bằng triệu, tỷ đô la do cán bộ đảng viên gây ra, xảy ra quá nhiều, khó mà nhớ hết nỗi.

Một Đảng Nhà Nước cầm quyền độc tài đảng trị như thế có đáng hỗ thẹn, có đáng cầm quyền nữa hay không?

  

 

 

 

 
 dangnguoivietyeunguoiviet.org

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Lisa Pham Vấn Đáp official -15/1/2025

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link