Saturday, September 22, 2012

HẢI QUÂN TRUNG CỘNG CHƯA PHẢI ĐỐI THỦ CỦA NHÂT

HẢI QUÂN TRUNG CỘNG CHƯA PHẢI ĐỐI THỦ CỦA NHÂT
Đối mặt với thách thức từviệc chính phủ Nhật Bản mua ba hòn đảo trong quần đảo Điếu Ngư/Senkaku đang có tranh chấp ở biển Hoa Đông, phía Trung cộng đã dồn dập phản ứng quyết liệt, đồng thời đưa ra nhiều hành động đáp trả.
Hải quân Nhật
Báo Bình Quả của Hong Kong ngày 12/9 cho biết, cùng với việc công bố đường cơ sở lãnh hải đối với đảo Điếu Ngư/Senkaku, hai tàu hải giám số 46 và 49 của Trung Quốc ngày 11/9 cũng đã tới vùng biển bên ngoài khu vực quần đảoĐiếu Ngư/Senkaku, cơ quan hải giám Trung cộng đã hoạch định kế hoạch hànhđộng liên quan, căn cứ tình hình thực tế để hành động bảo vệ và tuyên bố chủquyền.

Theo nhà nghiên cứu quân sự trên biển Christian Le Miere thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế, việc điều hai tàu hải giám này phản ánh Trung cộng chỉ thực hiện ngoại giao pháo hạm “phi quân sự hóa” để đáp trả việc Nhật Bản “mua đảo,” bởi vì tàu hải giám chỉ là “cảnh sát duy trì trị an tại vùng nước chủ quyền.
Ngoài việc kiểm soát tàu thuyền dân sự, tàu hải giám không hề tạo ra hình ảnh uy hiếp về mặt quân sự.

Hiện dư luận khá lo ngại về khả năng tranh chấp Trung-Nhật trong vấn đềchủ quyền quần đảo Điếu Ngư/Sekaku leo thang, hai bên rất dễ xảy ra nổ súng. Vềvấn đề này, Khúc Tinh - Trưởng Trung tâm Nghiên cứu Vấn đề Quốc tế Trung cộng- cho biết việc Nhật Bản “quốc hữu hóa” quần đảo Điếu Ngư/Senkaku đã thu hẹp một cách nghiêm trọng khả năng Trung-Nhật qua con đường ngoại giao đểgiải quyết tranh chấp, nguy cơ hai bên nổ ra xung đột đang ngày một gia tăng.
Tuy nhiên, chuyên gia quân sự Hoàng Đông tin rằng khả năng nổ súng giữa hai bên không lớn.



Không quân Nhật
Xét về sức mạnh không quân và hải quân giữa Trung cộng với Nhật Bản, một khi khai chiến, hải quân Trung cộng nhất định không phải làđối thủ của Nhật Bản; không quân tuy có vẻ khá hơn hơn song cũng không thể giành phần thắng.

Một số phân tích cho rằng hành động “ký hợp đồng mua đảo” của chính phủ Nhật Bản chưa hẳn là “ điểm cao ” của cuộc tranh giành quần đảo Điếu Ngư/Senkaku, tới đây rất có thể sẽ còn có các đợt sóng gió khác xung quanh cuộc tranh chấp này.

Phát biểu trên tờ Văn Hối cùng ngày, chuyên gia các vấn đề Nhật Bản của Trung cộng, ông Đường Thuần Phong cho biết Nhật Bản đã thách thức Trung cộng nghiêm trọng.
Việc Trung cộng gia tăng đáp trả là chắc chắn và cần thiết, và hành động này sẽ còn tiếp diễn trong một khoảng thời gian nữa, song gia tăng đến mức độ nào thì còn phải căn cứ vào hành động của phía Nhật Bản đểquyết định. Nếu như Nhật Bản tiếp tục gia tăng thách thức, phía Trung cộng sẽ không loại trừ việc áp dụng các biện pháp trả đũa trong nhiều lĩnh vực nhưdu lịch, kinh tế và hiệu quả của việc làm này rất khó dự liệu.

[Nhật Bản tung lực lượng tuần duyên đối phó với Trung Quốc]
Tuần duyên Nhật chận tàu Trung cộng
Cao Hồng - Phó Chủ nhiệm Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản Viện Khoa học Xã hội Trung cộng - cho rằng chính phủ Nhật Bản đã phớt lờ thỏa thuận ngầm và nhận thức chung Trung-Nhật trong vấn đề quần đảo Điếu Ngư/Senkaku và đang đi theo con đường sai lầm và nguy hiểm. Nếu như Nhật Bản không kịp thời trở lạiđàm phán với tiền đề “nhìn thẳng vào tranh chấp”, tiếp tục đơn phương hànhđộng, thì tất sẽ phải gánh chịu những hậu quả hiện thực.


Dưới tiền đề hai bên Trung- Nhật đều không muốn giao tranh và không muốn nổ ra xung đột quân sự, Trung cộng không thể không điều thêm nhiều tàu ngư chính và tàu hải giám tới vùng biển quần đảo Điếu Ngư/Senkaku để tuần tra, tuyên bốbảo vệ chủ quyền, song nếu Nhật Bản cũng đáp trả bằng hành động tương tự khiến cho nguy cơ xung đột leo thang, lúc đó, hình thức đấu tranh giữa Trung cộng và Nhật Bản có thể sẽ chuyển từ chính trị sang lĩnh vực kinh tế, khiến cho quan hệ kinh tế hai nước thụt lùi nghiêm trọng.
Gần đây, do quan hệ hai nước căng thẳng, tiêu thụ hàng hóa của Nhật Bản -nhất là xe hơi - bị tác động nghiêm trọng. Nếu như tranh chấp quần đảo Điếu Ngư/Senkaku tiếp tục leo thang, nó không chỉ ảnh hưởng tới đường đi của quan hệTrung-Nhật mà còn ảnh hưởng tới các vấn đề lớn hơn như ổn định và phát triển của khu vực châu Á-Thái Bình Dương, thậm chí là toàn cầu.

Lý Quốc Cường, Phó Chủ nhiệm Trung tâm nghiên cứu biên cương sử địa Viện Khoa học Xã hội Trung cộng, cho biết quan hệ Trung-Nhật đã rơi xuống mức thấp nhất kể từ đầu thế kỷ này tới nay, phía Nhật Bản gần như đã bịt chặt con đường hai nước thông qua đàm phán ngoại giao để giải quyết vấn đề, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Trung cộng đối với đảo Điếu Ngư/Senkaku và các đảo phụ cận.Điều này đã phủ bóng đen dày đặc lên tương lai quan hệ Trung-Nhật.

Quan hệ song phương trong tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, ngoại giao…đều sẽ phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng. Trung cộng sẽ mởmột cuộc đấu tranh ngoại giao mới quyết liệt hơn trước.
Tình hình hiện nay chưa phát triển đến mức phải sử dụng đến vũ lực, nên hai bên vẫn phải cố gắng qua nỗ lực ngoại giao tích cực giải quyết ổn thỏa tranh chấp./.

TỔNG HỢP

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin cuối ngày-10/11/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link