Sunday, June 22, 2014

Việt Nam lún sâu vào bãi lầy do Trung Quốc tạo ra

Việt Nam lún sâu vào bãi lầy do Trung Quốc tạo ra

Chúng nó là giống gì ? Cộng sản Việt Nam


Nam Nguyên, phóng viên RFA
2014-06-20

Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
namnguyen06202014.mp3Phần âm thanh Tải xuống âm thanh
nguyen-phu-trong-305.jpg
TBT Nguyễn Phú Trọng gặp Ủy Viên Quốc Vụ TQ Dương Khiết Trì tại Hà Nội chiều 18/6/2014.
AFP

 

 

 

Quan điểm khác biệt

Tình hình biển Đông càng nóng hơn sau các cuộc gặp gỡ của ông Dương Khiết Trì Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Phó Thủ tướng Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh. Báo chí trong ngoài nước cho là hai bên giữ nguyên quan điểm khác biệt trong vụ giàn khoan, hay nói cách khác đó là cuộc đối thoại giữa hai người điếc.
TS Phạm Chí Dũng, nhà bình luận độc lập từ Saigon nhận định:
“Tôi cho là đó là cuộc nói chuyện giữa hai người khiếm thính thì đúng hơn, họ nói họ nghe nhưng họ không hiểu nhau và có vẻ như họ cố tình không hiểu nhau. Nếu gọi Việt Nam là kẻ khiếm thính thì Trung Quốc còn có thể đóng trai trò một người câm nữa. Tại vì cho tới ngày hôm nay thì thêm một giàn khoan nữa đã được kéo vào biển Đông Việt Nam đó là giàn khoan Nam Hải 9 và tôi cho là hiện nay ở biển Đông Việt Nam có tới ba giàn khoan. Thứ nhất là Hải Dương 981 thứ hai là Nam Hải 9 và còn một giàn khoan sống đi bằng hai chân mang tên là Dương Khiết Trì tại Hà Nội nữa.”
Tôi cho là đó là cuộc nói chuyện giữa hai người khiếm thính thì đúng hơn, họ nói họ nghe nhưng họ không hiểu nhau và có vẻ như họ cố tình không hiểu nhau. 

-TS Phạm Chí Dũng

Theo báo chí tường thuật, hai ông Phạm Bình Minh và Dương Khiết Trì gọi nhau là đồng chí và luôn cùng sử dụng nhóm từ Đảng, Nhà nước và nhân dân. Đảng luôn luôn đứng đầu khi hai ông nêu các quan điểm về vấn đề biển Đông. Có vẻ ý thức hệ Cộng sản vẫn chi phối quan hệ Việt Trung rất sâu đậm. Nhà giáo Đỗ Việt Khoa ở Hà Nội nhận xét:

“Trong quan hệ quốc tế bình thường giữa hai quốc gia, khi xưng hô, người ta sẽ gọi là ông, là ngài, là tôi chứ không thể có chuyện cho đến thời điểm này, cứ gọi nhau là đồng chí như thể ý thức hệ lệ thuộc hay mình là đàn em phải nịnh người ta không bằng. Nó cho thấy kiểu xưng hô khiếp nhược.”

Từng là Đảng viên Đảng Cộng sản cho tới khi xin ra khỏi Đảng hồi gần đây, TS Phạm Chí Dũng có cách nhìn riêng về sự ràng buộc ý thức hệ Việt Nam-Trung Quốc. Theo lời ông, đó là một sự bế tắc cả về mặt xưng hô lẫn từ vựng cũng như văn hóa giữa hai quốc gia. TS Phạm Chí Dũng nhận định:
000_Hkg9950036-250.jpg
Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh (phải) tiếp Ủy viên Quốc vụ viện TQ Dương Khiết Trì tại nhà khách chính phủ ở Hà Nội ngày 18 tháng 6 năm 2014. AFP PHOTO / POOL / LƯƠNG THÁI LINH.

“Nếu tính từ năm 1950 trở lại đây, có thể nói hai quốc gia Việt Nam và Trung Quốc đã từng bế tắc nhiều lần và cứ mỗi lần bế tắc như vậy thì họ lại thay đổi cách xưng hô, đặc biệt từ đồng chí hay là 4 tốt 16 chữ vàng hay là tất cả những từ tương tự như vậy, đều đại diện cho một sự bất nhất mà họ có thể dùng bất cứ lúc nào, nhưng đồng thời cũng phản ánh cho sự trả giá trong nội bộ của họ.

Tôi muốn nói đây là nội bộ giữa Hà Nội và Bắc Kinh vì đồng chí với nhau nhưng không bao giờ là tốt cả. Và khi người ta dùng từ đồng chí thì có thể hiểu người ta đang phê phán nhau, như là truyền thống ở trong các cuộc họp chi bộ. Còn khi người dùng từ anh em thì có thể hiểu là còn có một chút tinh thần môi răng. Nhưng khi ông Phạm Bình Minh dùng từ đồng chí với người Trung Quốc, thì tôi nghĩ là không báo trước một điềm lành gì cả mà điều đó chắc chắn là sẽ dẫn tới những hiểm họa khác và sẽ kéo dài hơn trong thời gian tới. Tóm lại cuộc gặp này không mang lại một kết quả gì khả quan, tốt đẹp hơn mà chỉ làm cho Bộ Chính trị Hà Nội lún sâu hơn vào bãi lầy do Trung Quốc tạo ra.”

Người dân thất vọng?

Trong lúc ông Dương Khiết Trì đang có mặt tại Hà Nội, một tiếng nói đơn độc cất lên từ Quốc hội Việt Nam đề nghị ra nghị quyết về biển Đông. Theo VnExpress và VnEconomy bản tin trên mạng ngày 19/6/2014, Đại biểu TP.HCM Luật sư Trương Trọng Nghĩa nói rằng, nếu lần này Quốc hội không có tuyên bố chính thức hay nghị quyết về biển Đông thì chắc chắn nhân dân rất thất vọng. Được biết Quốc hội Việt Nam chỉ còn 3 ngày làm việc trước khi bế mạc kỳ họp thứ 7 nhưng hoàn toàn không có mục nào dành cho biển Đông.
Đối với sự kiện vừa nêu TS Phạm Chí Dũng nhận định rằng, Quốc hội Việt Nam không có vai trò trong các quyết định quan trọng của quốc gia. Quốc hội được coi là sân sau của Bộ Chính trị và luôn luôn chờ chỉ đạo của Bộ Chính trị. Năm 2013, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng nói Cương lĩnh Đảng cao hơn Hiến Pháp! TS Phạm Chí Dũng phát biểu:
Tôi hoàn toàn không ngạc nhiên về tỷ lệ 1/499 Đại biểu Quốc hội đưa ra vấn đề nghị quyết biển Đông vào thời điểm này.
-TS Phạm Chí Dũng

“Tôi hoàn toàn không ngạc nhiên về tỷ lệ 1/499 Đại biểu Quốc hội đưa ra vấn đề nghị quyết biển Đông vào thời điểm này. Khi mà cuối năm 2013 chỉ có hai người bỏ phiếu không đồng thuận với bản Hiến pháp được sửa đổi. Chúng ta có thấy được là một bản Hiến pháp lạc hậu phản ánh ngược chiều với quyền lợi của nhân dân lại được thông qua với tỷ lệ cao đến áp đảo như thế. Do vậy hoàn toàn không ngạc nhiên khi chỉ có mình ông Trương Trọng Nghĩa đưa ra vấn đề này.”

Khi trả lời báo chí vào sáng 19/6 bên hành lang Quốc hội, theo VnExpress LS Trương Trọng Nghĩa nói rằng, qua Nghị quyết biển Đông Quốc hội phải vạch rõ âm mưu độc chiếm biển Đông, kiểm soát biển Đông của Trung Quốc. Vấn đề không chỉ là một cái giàn khoan, không chỉ là dầu khí. Quốc hội Việt Nam cần tuyên bố với nhân dân Trung Quốc và nhân dân thế giới lập trường chính nghĩa của Việt Nam. Lên án hành vi sai trái của Trung Quốc, âm mưu của Bắc Kinh mà LS Trương Trọng Nghĩa mô tả là: “vừa đấm vừa xoa, vừa đánh vừa đàm, vừa ăn cướp vừa la làng.”

000_Hkg9950512-600.jpg
Thủ tướng VN Nguyễn Tấn Dũng (P) tiếp Ủy viên Quốc vụ Viện Trung Quốc Dương Khiết Trì tại Hà Nội hôm 18/6/2014
Vẫn theo LS Trương Trọng Nghĩa, Quốc hội cần lên án hành vi của Trung Quốc đã đi ngược lại tất cả những gì nước này cam kết và thỏa thuận với Việt Nam cũng như các nước ASEAN. Trung Quốc đã chiếm Hoàng Sa và một phần Trường Sa của Việt Nam bằng vũ lực và kéo giàn khoan phi pháp vào vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam.

Trao đổi với chúng tôi,  Nhà giáo Đỗ Việt Khoa từ Hà Nội nhận định là Trung Quốc vừa ăn cướp vừa la làng, nhưng tuyên truyền có hệ thống nên ngay cả người dân Trung Quốc cũng tin rằng Hoàng Sa, Trường Sa là của họ. Ngược lại ở Việt Nam những năm qua rất nhiều blogger, nhà báo bị bắt giam, truy tố hay trù dập vì dám nói lên sự thật, Trung Quốc xảo trá cướp đất, cướp biển của Việt Nam. Theo nhà giáo Đỗ Việt Khoa, trước năm 1975 miền Bắc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sai lầm khi có một số văn kiện công nhận chủ quyền Trung Quốc về Hoàng Sa Trường Sa, lúc ấy miền Bắc cho là đất nằm trong tay địch thì Trung Quốc chiếm cũng tốt. Nhà giáo Đỗ Việt Khoa tiếp lời:

“Chúng tôi thế hệ bây giờ cho rằng miền Bắc miền Nam anh em một nhà đánh nhau để cho hàng xóm nó cướp đất. Miền Bắc im lặng thậm chí cổ vũ cho thằng hàng xóm ăn cướp đó thì anh có tội với dân tộc. Nói thẳng ra những người ký văn bản đó là có tội với quốc gia dân tộc, lịch sử sẽ phán xét họ. Tuy nhiên xét về tài liệu cũng như các lý luận khác thì chúng ta có thể khẳng định rằng, từ hàng nghìn năm nay, các văn bản của các triều đại, các chính quyền, chưa bao giờ Hoàng Sa Trường Sa biển Đông lại thuộc về Trung Quốc cả. Họ luôn khẳng định đó là của Việt Nam.”

Sau hội nghị Việt Trung 18-19/6 tại Hà Nội, tất cả báo chí do Nhà nước quản lý đều chạy tít lớn dựa theo phát biểu của các nhà lãnh đạo Việt Nam: “Lập trường của Việt Nam về Hoàng Sa, Trường Sa: Không thay đổi và không thể thay đổi.” Báo chí hiện nay được phép đưa nhiều tin bài với lập luận mạnh mẽ, như phải thoát lệ thuộc Trung Quốc, phản kháng Trung Quốc xâm chiếm biển đảo. Đây là sự kiện đáng ngạc nhiên vì nhiều blogger hiện vẫn đang ngồi tù vì những bài viết trước đây với các nội dung tương tự. Phải chăng chính quyền Việt Nam cởi mở hơn với báo chí, trong khi Đảng và Chính phủ lại vẫn mong muốn cầu hòa với Trung Quốc. TS Phạm Chí Dũng nhận định:

“Tôi cho là không hẳn là vũ khí mà là công cụ hỗ trợ được nhà nước Việt Nam đang dùng đến. Thứ nhất vì tinh thần không thể chủ chiến của họ và thứ hai như người ta nói, không cẩn thận thì Việt Nam sẽ đi bằng đầu gối. Đó là chính sách ngoại giao đầu gối mà một số nước phương tây đã phải dùng để phê phán Việt Nam cho một hành động mà họ gọi là khó có thể nhu nhược hơn.”

Biển Đông sẽ đi về đâu sau cuộc hội đàm Việt Trung không mang lại kết quả. Ngay trong khi Ủy viên Quốc vụ Dương Khiết Trì còn đang có mặt ở Hà Nội thì Trung Quốc đã đẩy mạnh hơn điều gọi là phép thử giàn khoan. Trung Quốc đã tăng cường một giàn khoan mới trên vùng biển gần Việt Nam và có khả năng được đưa vào vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam. Ngoài ra Bắc Kinh còn loan báo cấp quyền sử dụng đất cho người Hoa tại quần đảo Hoàng Sa và tất cả các đảo bãi đá ở Trường Sa mà Trung Quốc lấn chiếm bằng vũ lực của Việt Nam. Những dự báo về vấn đề này hoàn toàn không sáng sủa cho chính quyền và người dân Việt Nam.


No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin cuối ngày-16/12/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link