Tại
sao cần phải xóa cơ chế Đảng cử dân bầu?
Anh Vũ, thông tín viên RFA
2014-06-24
2014-06-24
- In trang
này
- Chia sẻ
- Ý kiến của
Bạn
- Email
Các lãnh đạo đảng cộng sản Việt nam từ phải sang: Chủ tịch Trương
tấn Sang, TBT Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Cần xóa cơ chế “Đảng
cử dân bầu” đó là kiến nghị của trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội TP Đà Nẵng Huỳnh
Nghĩa tại phiên thảo luận Luật tổ chức Quốc hội (sửa đổi) ngày 16.6.2014. Vậy
trên thực tế cơ chế này là gì và tại sao cần phải xóa bỏ?
Điều 69 Hiến pháp Sửa đổi năm 2013 quy định rõ: Quốc hội là cơ
quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của
nước Cộng hoà XHCN Việt Nam.
Quốc hội của đảng hay của dân?
Theo quy định thì các đại biểu quốc hội Việt Nam, do cử tri Việt
Nam bầu ra theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.
Thông qua các đại biểu và thông qua Quốc hội, nhân dân Việt Nam
sử dụng quyền lực của mình để định đoạt các vấn đề của đất nước
Song trên thực tế từ nhiều chục năm qua Quốc hội Việt nam được
dư luận đánh giá là một bức bình phong trang trí, nhằm hợp thức hóa các nghị
quyết của Đảng CSVN.
Có tới trên 90% đại biểu Quốc hội là đảng viên đảng CS.
Giải thích nội dung của cơ chế “Đảng cử, dân bầu”, Nhà báo Mai
Dũng từ Hà nội cho rằng: đó là thứ cơ chế để hợp thức hóa quyền lãnh đạo của
Đảng CSVN, mà trong đó tất cả những chức vụ quan trọng của nhà nước đã được
Đảng xắp xếp trước. Quốc hội chỉ làm một công việc là hợp thức hóa những gì
Đảng đã sắp đặt, ngay bản thân Quốc hội cũng do Đảng sắp xếp trước, rồi để
người dân bầu lên theo lối “Đảng cử, dân bầu”, cho nên Quốc hội này cũng là
Quốc hội của Đảng.
Hiện nay việc đi bầu cử là như thế, dân thì đi bầu theo danh
sách Đảng cử ra, như thế người ta gọi là cơ chế Đảng cử, dân bầu. Cái này toàn
dân thấy rõ là cái việc hết sức kỳ cục, thế nhưng cũng chả biết làm sao? Đến
nỗi mấy cái ông được Đảng cử ra cũng tự thấy quá áy náy, nên các ông ấy phải
đưa vấn đề này ra trước Quốc hội
Nhà báo Mai Dũng
Theo ông chính vì lý do Đảng CSVN thao túng toàn bộ nên người
dân không có một tác động gì vào bộ máy nhà nước.
Nhà báo Mai Dũng nói với chúng tôi:
“Hiện nay việc đi bầu cử là như thế, dân thì đi bầu theo danh
sách Đảng cử ra, như thế người ta gọi là cơ chế Đảng cử, dân bầu. Cái này toàn
dân thấy rõ là cái việc hết sức kỳ cục, thế nhưng cũng chả biết làm sao? Đến
nỗi mấy cái ông được Đảng cử ra cũng tự thấy quá áy náy, nên các ông ấy phải
đưa vấn đề này ra trước Quốc hội”.
Các đại biểu quốc hội đều giơ thẻ đảng đồng ý, nhất trí...(minh họa)
Nói về vai trò của Quốc Hội có là cơ quan quyền lực cao nhất và
đại diện cho nguyện vọng của người dân hay không? Bà Dương Thu Hương, nguyên
Phó Thống Đốc Ngân hàng Nhà nước VN cho rằng: trên thực tế các đại biểu Quốc
hội VN đã không làm đúng và đủ trách nhiệm của mình đối với cử tri. Theo bà đây
là hậu quả của cơ chế “Đảng cử, dân bầu.
Bà Dương Thu Hương nói:
"Tôi rất xấu hổ khi nói rằng Quốc hội là cơ quan quyền lực
cao nhất, có quyền gì đâu mà bảo là cơ quan quyền lực cao nhất.
Thế rồi Đại
biểu Quốc hội là đảng viên thì lại không dám phát biểu cái gì theo chính kiến
của mình mà lại phải giơ tay đúng với chủ trương của Đảng và Nhà nước. Cho nên
nếu là một Đại biểu quốc hội, vừa là đảng viên vừa là Đại biểu quốc hội thì
trong con người đó hoàn toàn mâu thuẫn, tức là không đảm bảo được quyền lợi của
cử tri mà phải thực hiện vai trò đảng viên của mình. Và có thể lúc ấy là phải
hy sinh cái quyền lợi của cử tri."
Tôi rất xấu hổ khi nói rằng Quốc hội là cơ quan quyền lực cao
nhất, có quyền gì đâu mà bảo là cơ quan quyền lực cao nhất. Thế rồi Đại biểu
Quốc hội là đảng viên thì lại không dám phát biểu cái gì theo chính kiến của
mình mà lại phải giơ tay đúng với chủ trương của Đảng và Nhà nước
Bà Dương Thu Hương
Cơ chế “Đảng cử, dân bầu”: vừa đá bóng anh vừa thổi còi
Khi được hỏi tại sao cần phải xóa bỏ cơ chế
“Đảng cử, dân bầu”? Nhà báo Nguyễn Vũ Bình thấy rằng người dân bây giờ,
ai cũng biết rằng các kỳ bầu đại biểu Quốc hội là trò hề bầu cử do Đảng bày ra,
không có tí gì gọi là dân chủ cả. Thực chất đây là những cuộc bầu cử áp đặt.
Nhưng họ vẫn buộc phải đi bầu để khỏi bị công an quấy rầy, chứ thực ra đây đâu
phải là thực hiện quyền công dân một cách đúng nghĩa.
Nhà báo Nguyễn Vũ Bình nói với chúng tôi:
“Cơ chế này chủ yếu để nhằm hợp thức hóa quyền lãnh đạo của Đảng
CS, do vậy nó có rất nhiều chi tiết, tình tiết đã áp đặt và đã làm tới mức mà
nó đi vượt quá. Đã không để lại chút gì cho quyền lực của người dân cả”
Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội TP Đà Nẵng Huỳnh Nghĩa phát biểu tại
một kỳ họp Quốc hội
Nhà báo Mai Dũng thấy rằng việc bầu cử ở VN hiện nay chỉ là một
màn kịch do Đảng đạo diễn, hoàn toàn không minh bạch, thiếu dân chủ và công
bằng. Những ứng cử viên hầu hết do Đảng nắm và chỉ đạo, kể cả việc để cho ai
trúng cử cũng do Đảng quyết định từ trước.
Không những thế, việc đưa các ứng cử
viên ở khu vực khác về những nơi mà cử tri không hề biết về họ, đó là việc làm
có chủ đích nhằm làm rắc rối vấn đề. Theo ông việc chấp nhận cho các ứng cử
viên tự do với tỷ lệ rất thấp cũng chỉ là hình thức, vì thực chất các ứng cử
viên phải thông qua sự xét duyệt của Mặt trận Tổ quốc - một cánh tay đắc lực
của Đảng thì việc đó hoàn toàn vô nghĩa.
Cơ chế này chủ yếu để nhằm hợp thức hóa quyền lãnh đạo của Đảng
CS, do vậy nó có rất nhiều chi tiết, tình tiết đã áp đặt và đã làm tới mức mà
nó đi vượt quá. Đã không để lại chút gì cho quyền lực của người dân cả
Nhà báo Nguyễn Vũ Bình
Nhà báo Mai Dũng nói:
“Trong chuyện minh bạch thì hoàn tòan không khả thi, bởi vì các
cơ quan bầu cử hoàn toàn do các cơ quan Đảng điều hành kiểm soát. Cho nên là
liệu điều đó có minh bạch được không? Tôi nghĩ rằng đấy là việc hoàn toàn không
có minh bạch. Anh vừa đá bóng anh vừa thổi còi thì sao có minh bạch được?”
Nói về các giải pháp để tiến tới xóa bỏ cơ chế “Đảng cử, dân
bầu” ở VN hiện nay, Nhà báo Nguyễn Vũ Bình thấy rằng trước hết phải để người
dân được quyền tự do ứng cử. Đồng thời các tiêu chuẩn và các thủ tục không được
tạo ra bất kể sự phân biệt nào giữa các đối tượng ứng cử, như: không được đưa
ra vấn đề lý lịch, tôn giáo; không có chuyện xét duyệt của Mặt trận Tổ quốc hay
tổ dân phố và những hành động khác có thể tạo ra sự phân biệt.
Theo ông, ngoài tự do ứng cử còn phải có các hội đồng bầu cử độc
lập, trung thực và hoạt động của chúng phải được giám sát một cách chặt chẽ.
Nhà báo Nguyễn Vũ Bình nói:
“Tất nhiên là Đảng người ta phải cử, nhưng họ phải để dân cũng
được cử và dân tụ ứng cử nữa. Quan trọng là người dân phải bỏ phiếu trung thực
và có một Hội đồng bầu cử phải là của người dân.
Đơn giản vậy thôi”
Nhà báo Mai Dũng nhận xét rằng cơ chế “Đảng cử, dân bầu” là hệ
quả của thể chế chính trị độc đảng, độc tôn chính trị của Đảng CSVN, họ không
muốn phân chia quyền lực với bất kỳ ai. Do vậy muốn xóa bỏ cơ chế “Đảng cử, dân
bầu” ở VN thì nhất thiết phải để người dân có quyền thực sự để lựa chọn các đại
biểu của mình vào Quốc hội.
Nhà báo Mai Dũng nói:
“Để xóa bỏ cái cơ chế bầu cử này đi thì chắc chắn một điều là sẽ
phải thay đổi cơ chế thôi. Cần thay đổi một thể chế chính trị cho dân chủ như
các nước dân chủ khác trên thế giới”
Dân chủ là chế độ chính trị thể hiện quyền lực thuộc về nhân
dân. Người dân thực hiện các quyền của mình bằng cách trực tiếp hoặc bằng cách
chọn ra các đại biểu để đảm nhiệm các công việc trong bộ máy nhà nước. Và chỉ
có như thế mới tạo ra một nhà nước thực sự của dân, do dân và vì dân.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment