Monday, June 23, 2014

Trang chuyên đề: Tranh chấp Biển Ðông Thoát Cộng, thoát Trung, Thoát chết


'Chỉ là mặc cả chính trị trước sức ép'

BS NGUYỄN ĐAN QUẾ & TÌNH HÌNH BIỂN ĐÔNG - VIỆT NAM


Cập nhật: 22:10 GMT - thứ sáu, 20 tháng 6, 2014

·         Facebook

·         Twitter

·         Google+

·         chia sẻ

·         Gửi cho bạn bè

Media Player

Mở bằng chương trình nghe nhìn khác

Một cựu quan chức ngoại giao Việt Nam cho rằng việc chính quyền VN vừa tuyên bố chấp nhận khoảng 80% các khuyến nghị về nhân quyền của quốc tế sau kỳ kiểm định nhân quyền phổ quát LHQ từ đầu năm 2014 có thể chỉ là một 'mặc cả chính trị' do áp lực quốc tế.

Trao đổi với BBC hôm 20/6/2014 từ Thụy Sỹ, cựu lãnh sự Việt Nam tại Geneva, ông Đặng Xương Hùng, người đã trở thành nhà vận động cho nhân quyền độc lập ở hải ngoại, cho rằng Việt Nam có thể có sự nhượng bộ này để đổi lại sự ủng hộ của Mỹ và phương Tây trước việc Hà Nội bị Bắc Kinh gây áp lực.

"Tuy nhiên có một điểm rất quan trọng là họ không để cho tình hình bùng nổ thật to để có sự can thiệp của nước ngoài"

Ông Đặng Xương Hùng

Cựu quan chức ngoại giao cho rằng nhìn ở một khía cạnh nào đó việc Việt Nam chấp nhận 182/227 đề nghị cải thiện nhân quyền có vẻ là một 'tiến bộ' ở bề ngoài, nhưng ông lưu ý quốc tế cần theo dõi khoảng cách giữa hứa và làm, nói và làm của chính quyền Việt Nam.

Ông Hùng cũng cho rằng tuyên bố của đại diện chính quyền Việt Nam tiếp thu các đề nghị từ kỳ kiểm định nhân quyền phổ quát năm nay có thể nhiều điểm được cố tình trình bày nhằm 'đánh lạc hướng dư luận'.

Bình luận về việc chính quyền Việt Nam hiện nay 'có lúc lỏng, lúc chặt' với giới hoạt động dân chủ, nhân quyền ở trong nước, ông Xương Hùng nói:

"Tuy nhiên có một điểm rất quan trọng là họ (chính quyền VN) không để cho tình hình bùng nổ thật to để có sự can thiệp của nước ngoài.

"Họ chỉ sợ nhất là khi tình hình không thể kiểm soát được và có sự can thiệp ở nước ngoài, có sự can thiệp của nước ngoài thì trong đó tình hình ở trong nước mới có những sự biến chuyển khác biệt được.

"Chứ còn như tình hình hiện nay thì tôi nghĩ (chính quyền vẫn dùng) cách vừa lỏng, vừa chặt, tức là vừa nghe ngóng tình hình áp lực của dư luận quốc tế, vừa thắt chặt đe dọa, sự đàn áp ở trong nước 

 

 

Thảo luận Việt-Trung về giàn khoan không đạt tiến bộ

·         In

·         Ý kiến (104)

·         Chia sẻ:

Quang cảnh cuộc gặp giữa Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì với Phó Thủ tướng-Ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh tại Hà Nội, ngày 18/6/2014.

·          

·          

·          

·        

Tin liên hệ

·         TQ sẽ ‘xuống nước’ trong chuyến thăm của ông Dương Khiết Trì?

·         Philippines đề nghị lệnh đình chỉ xây dựng ở Biển Đông

·         Trung Quốc bác tố cáo của Việt Nam tại các diễn đàn quốc tế

·         Philipines-Mỹ lập căn cứ quân sự gần Trường Sa

·         TS Hà Vũ: ‘TQ chiếm nốt Trường Sa, chính thể VN thay đổi mới có liên minh quân sự Việt-Mỹ’

·         Trung Quốc nói sẽ không đưa tàu chiến ra bảo vệ giàn khoan

·         Thêm 14 người bị khởi tố sau vụ biểu tình bạo động chống Trung Quốc

·         TQ đưa sách giáo khoa VN ra làm chứng về chủ quyền Biển Đông

Hình ảnh/Video

Video

Việt-Trung chuẩn bị đối thoại cấp cao

Video

Philipines-Mỹ lập căn cứ quân sự gần Trường Sa

Ðường dẫn

·         Trang chuyên đề: Tranh chấp Biển Ðông

CỠ CHỮ 

Trà Mi-VOA

Cập nhật: 18.06.2014 11:10

Việt Nam và Trung Quốc không đạt tiến bộ trong cuộc hội đàm hôm nay (18/6) về tranh cãi liên quan đến giàn khoan Bắc Kinh đưa vào khu vực Hà Nội có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông.

Hãng thông tấn AP dẫn nguồn tin từ một giới chức Việt Nam ẩn danh cho biết không có bước đột phá nào đáng kể từ cuộc thảo luận giữa Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì với Phó Thủ tướng-Ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh tại Hà Nội. Cả đôi bên đều kiên quyết giữ quan điểm phản đối đối phương.

Ông Dương Khiết Trì là nhà ngọai giao cao cấp nhất của Trung Quốc tới Việt Nam kể từ khi giàn khoan của Bắc Kinh xuất hiện ngoài bờ biển Việt Nam đầu tháng 5 vừa qua.

Ông Dương nói với Ngoại trưởng Việt Nam rằng đảng, chính phủ, và nhân dân hai nước Việt-Trung đều mong muốn quan hệ song phương phát triển và chuyến đi của ông tới Việt Nam lần này để mở ra các cuộc thảo luận thẳng thắn, sâu rộng với phía Việt Nam.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết ông Dương phê phán Việt Nam cản trở hoạt động của giàn khoan và tạo ra những khó khăn hiện nay cho quan hệ song phương.

Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh thuật lời ông Dương Khiết Trì nói với Ngoại trưởng Phạm Bình Minh rằng điều cấp thiết nhất là Hà Nội phải ngưng sách nhiễu, thôi thổi phồng sự việc tạo thêm tranh cãi, và xử lý thỏa đáng hậu quả các vụ bạo động chống Trung Quốc hồi tháng rồi tại Việt Nam.

Ngoài ra, ông còn yêu cầu Hà Nội phải tăng cường biện pháp bảo vệ tài sản và nhân mạng của Trung Quốc tại Việt Nam. 

Việt Nam khá bị cô lập, không nước nào muốn đứng về phía Việt Nam để đối chọi lại với Trung Quốc, kể cả Mỹ, mặc dù Hoa Kỳ đã phê phán rằng Trung Quốc là bên khiêu khích, nhưng Washington vẫn chưa có đáp ứng bằng hành động cụ thể nào.

Giáo sư Carl Thayer.



Bản tin của Reuters tường thuật rằng ông Dương chỉ trích phía Việt Nam khuấy động tranh cãi căng thẳng, đồng thời khẳng định hoạt động của giàn khoan 981 là ‘hoàn toàn hợp pháp’.

Ông cũng Dương nhắc lại quan điểm lâu nay của Bắc Kinh rằng quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Trung Quốc, không có tranh chấp về vấn đề này.

Các hãng thông tấn quốc tế không trích dẫn hồi đáp của Ngoại trưởng Việt Nam trước các bình luận của ông Dương Khiết Trì.

AP chỉ thuật lời ông Minh nhận định rằng cuộc tiếp xúc cấp cao hôm nay kể từ khi tranh cãi về giàn khoan bùng phát chứng tỏ cam kết giải quyết tranh chấp giữa đôi bên.

Theo Bộ Ngoại giao Trung Quốc, cả hai nước đánh giá cuộc hội đàm là ‘thẳng thắn và xây dựng’.

Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về Biển Đông thuộc Học viện Quốc phòng Australia, nhận xét tuy cuộc gặp cấp cao Việt-Trung hôm nay quan trọng nhưng không có gì ngạc nhiên khi nó không mang lại kết quả đột phá.

“Cuộc gặp quan trọng vì nó diễn ra giữa bối cảnh cuộc khủng hoảng liên quan đến giàn khoan đang gia tăng và nó mang lại cơ hội đầu tiên cho đôi bên gặp gỡ. Việt Nam đã hối thúc kích hoạt đường dây nóng Việt-Trung, nhưng không được Bắc Kinh đáp ứng. Cuộc gặp hôm nay không giải quyết được vấn đề giàn khoan, nhưng thật ra cũng không nên mong đợi điều đó. Bởi lẽ đây chỉ là vòng sơ khởi, đôi bên trình bày quan điểm của mình, và có lẽ Trung Quốc đang tìm cách tận dụng cơ hội này để uy hiếp Việt Nam mà một trong những yêu cầu được nêu lên hôm nay là đòi Việt Nam đền bù thiệt hại từ các vụ bạo động chống Trung Quốc. Cuộc hội đàm không đạt kết quả vì giàn khoan Trung Quốc vẫn sẽ ở đó cho tới giữa tháng 8. Chúng ta phải đợi tới sau thời điểm đó mới có thể thấy được liệu có hay không nỗ lực giải quyết khủng hoảng để đưa quan hệ Việt-Trung không phải trở lại mức bình thường mà là thoát ra khỏi tình trạng khủng hoảng, từ đối đầu chuyển sang đối thoại." 

Cuộc hội đàm không đạt kết quả vì giàn khoan Trung Quốc vẫn sẽ ở đó cho tới giữa tháng 8. Chúng ta phải đợi tới sau thời điểm đó mới có thể thấy được liệu có hay không nỗ lực giải quyết khủng hoảng để đưa quan hệ Việt-Trung không phải trở lại mức bình thường.

Giáo sư Thayer.



Ông Thayer dự đoán khó có khả năng sẽ sớm có một cuộc gặp cấp cao khác giữa đôi bên sau chuyến thăm của ông Dương Khiết Trì.

Đáp câu hỏi liệu Việt Nam có phương cách nào buộc Trung Quốc phải ngồi vào bàn đàm phán giải quyết căng thẳng hiện nay hay không, giáo sư Carl Thayer cho rằng:

"Không. Dù Trung Quốc đã nộp bản trình bày quan điểm lên Liên hiệp quốc nhưng họ vẫn không muốn Liên hiệp quốc can thiệp hay làm trung gian hòa giải tranh chấp. Còn phải chờ xem ASEAN trong cuộc gặp cấp cao lần tới trong năm nay có tìm ra được tiếng nói mạnh mẽ hơn hay không. Không có dấu hiệu gì tích cực cho Việt Nam cả. Việt Nam khá bị cô lập, không nước nào muốn đứng về phía Việt Nam để đối chọi lại với Trung Quốc cả, kể cả Mỹ, mặc dù Hoa Kỳ đã phê phán rằng Trung Quốc là bên khiêu khích, nhưng Washington vẫn chưa có đáp ứng bằng hành động cụ thể nào."

Thảo luận Việt-Trung về giàn khoan không đạt tiến bộ

·         Danh mục

·         Tải

Theo nhận định của chuyên gia quốc tế này, không thể tách rời chiến lược giàn khoan Trung Quốc ngoài bờ biển Việt Nam với các hoạt động xây dựng cùng những áp lực tiếp diễn của Bắc Kinh đối với Philippines.

Giáo sư Carl Thayer nói Trung Quốc đang một mình một cõi, các nước có thể lên tiếng, có thể đưa vấn đề ra quốc tế, nhưng rốt cuộc không nước nào có sức mạnh áp lực buộc Bắc Kinh phải dừng các bước tiến trong tham vọng bành trướng, chiếm trọn Biển Đông.

 

TP HCM: bị bắt vì hô khẩu hiệu chống TQ

Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok
2014-06-22

Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Ông Đinh Quang Tuyến trước Bưu điện TPHCM và bảng khẩu hiệu: Chần chừ kiện Trung Quốc ra tòa là phản bội dân tộc
Ông Đinh Quang Tuyến trước Bưu điện TPHCM và bảng khẩu hiệu: Chần chừ kiện Trung Quốc ra tòa là phản bội dân tộc
Facebook



Một người dân tại thành phố Hồ Chí Minh, sáng hôm nay một mình ra trước Bưu Điện thành phố hô vang những khẩu hiệu yêu cầu chính quyền Việt Nam khởi kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế về việc xâm chiếm biển đảo của Việt Nam bị công an câu lưu hơn 5 tiếng đồng hồ, từ 9 giờ sáng đến lúc 2 giờ 15 phút chiều.
Người công dân có tên  Đinh Quang Tuyến, ngay sau khi được thả ra, kể lại với Đài Á Châu Tự Do về sự việc như sau:

“Sáng nay tôi ra chổ Bưu Điện và có biểu ngữ ‘Chần chừ kiện Trung Quốc ra tòa là phản bội dân tộc’. Rôi tôi cũng la lên Đả đảo Trung Quốc Xâm lược… Tôi mới la chừng được chục câu thì công an đến xiết cổ và đưa lên xe về phường Bến Nghé. Vào đó tôi lấy bánh mì ăn sáng họ vẫn để cho tôi ăn. Xong anh nhân viên Công an Phường lầy lời khai, biên bản cũng xưng hô với tôi lễ phép lắm, gọi tôi là chú và xưng con đàng hoàng.

Họ nói lấy lời khai nhưng tôi nói không khai vì tôi không có gì mờ ám, tôi làm chuyện công khai, cái gì xấu mới phải khai ra chứ đây là chuyện bình thường mà nên tôi không có khai. Họ hỏi về nhân thân của tôi, tôi chỉ nói một lần thôi. Sau đó anh ta giảng về chính sách của Đảng và Nhà Nước. Chắc anh cũng hiểu rồi.

Họ nói cũng đồng cảm với bức xúc của mình là đúng, nhưng hành động không phù hợp với luật pháp.  Tôi trả lời một người bình thường bị vết cắt đổ máu, vì đau nên phải la lên ‘á’. Còn vết đau này khủng khiếp rất nhiều vì vết đau này là danh dự của đất nước, tương lai của đất nước. Vết đau này quá khủng khiếp, tôi la lên là chuyện bình thường, không la lên mới không bình thường. Không thể nói một người đau đớn la lên là tội được.
Người đàn ông gánh nước ở công viên mời mọi người uống với bảng khẩu hiệu: Nước Nhà không bán chỉ mời lấy thảo...
Người đàn ông gánh nước ở công viên mời mọi người uống với bảng khẩu hiệu: Mất Nước là chết - Nước Nhà không bán chỉ mời lấy thảo...(TTXVA.net)

Đến đây, họ cũng không thấy có thể chứng minh được mình có tội nên họ giao cho hai ông an ninh chắc cao cấp lắm, giỏi lắm. Một ông tên Minh, một ông tên Quân. Lúc đầu hai ông cũng làm mặt hình sự vì đó là nghề của họ mà. Tôi nói với họ đại khái là nếu mà ‘hình sự’ tôi không nói nữa, không có chuyện gì để nói hết! Tôi là công dân bình thường, có gì thì kêu luật sư đến. Tôi không nói gì nữa hết. Những gì anh dưới hỏi tôi đã nói hết rồi. 

Còn những gì các anh muốn biết thì an ninh Việt Nam rất giỏi, thông tin đầy, nếu hỏi những câu thừa tôi không trả lời. Đầu tiên các anh rất khó chịu, nhưng về sau họ cũng muốn giao tiếp nên xuống nước. Họ nói hảnh động của tôi là thông cảm được vì chính họ cũng bức xúc và mình cũng bức xúc; nhưng họ nói làm như vậy là sai chính sách Nhà nước. Cũng như nói trước, tôi trả lời với họ tôi yêu nước không có gì sai, không làm gì có tội hết.”

Ông Đinh Quang Tuyến cho biết kết cục thì phía an ninh cũng trả điện thoại và để cho ông này ra về.
Xin được nhắc lại, cộng đồng mạng biết đến ông Đinh Quang Tuyến vì ngày 8 tháng 6 vừa qua, ông này có hành động biểu tượng gánh nước đến cho người nhặt rác tại công viên uống và mang theo những bảng khẩu hiệu với các dòng chữ ‘Mất nước là chết’, ‘Nước nhà không bán, chỉ mời lấy thảo’.

Sau đó, một số người tại những nơi khác như Nha Trang, Hà Nội, Hải Phòng cũng thực hiện hành vi tương tự.

Nông sản Việt Nam phải bớt lệ thuộc vào Trung Quốc

Trong bốn tháng đầu 2014, Trung Quốc đã nhập gần 42% lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam © © Hervé Lisandre
Trong bốn tháng đầu 2014, Trung Quốc đã nhập gần 42% lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam © © Hervé Lisandre
Theo các chuyên gia về gạo, trong những năm gần đây, do mất lợi thế về giá cũng như về chất lượng, Việt Nam đã mất nhiều thị trường quan trọng vào tay các đối thủ cạnh tranh trực tiếp như Thái Lan. Việc mất những thị trường truyền thống này càng làm tăng thêm sự phụ thuộc của gạo Việt Nam vào thị trường Trung Quốc.

Hiệp hội Lương thực Việt Nam gần đây cho biết là có lẽ do lo ngại về tình hình căng thẳng trên Biển Đông, nên thương nhân Trung Quốc đang đẩy mạnh nhập khẩu gạo của Việt Nam. Là quốc gia có đến 1,4 tỷ dân và không thể sản xuất đủ cho nhu cầu tiêu thụ trong nước, Trung Quốc bắt buộc phải tiếp tục nhập khẩu lương thực từ những nước như Việt Nam.

Hiện giờ Trung Quốc đã là thị trường xuất khẩu gạo hàng đầu của Việt Nam, với số lượng gạo chiếm đến gần 50 % sản lượng của Việt Nam. Theo bộ Nông nghiệp Việt Nam, trong bốn tháng đầu năm nay, Trung Quốc đã nhập đến gần 42 % lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam. Năm nay, theo dự báo, lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam sẽ lên tới 7 triệu tấn, và cứ theo đà này thì ít nhất 3 triệu tấn sẽ là xuất sang Trung Quốc.
Với mức độ phụ thuộc ngày càng cao như vậy, chưa ai có thể dự báo được những rủi ro rất lớn nếu như thị trường Trung Quốc đột ngột dừng mua gạo Việt Nam, nếu như căng thẳng giữa hai nước dâng cao hơn nữa.

Không chỉ có gạo, mà nhiều Việt Nam mặt hàng nông sản khác của Việt Nam cũng đang phụ thuộc ngày càng nhiều vào thị trường Trung Quốc. Trên trang mạng Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online, tác giả Lê Hữu Đức giải thích: “ Việt Nam đang sản xuất nông sản theo kiểu “mạnh ai nấy làm”: không theo những quy trình kỹ thuật, tiêu chuẩn an toàn chặt chẽ, không rõ xuất xứ, nguồn gốc... thì chủ yếu chỉ có thể được chấp nhận bởi thị trường Trung Quốc có trình độ sản xuất và tiêu dùng tương đương, tất nhiên là với giá thấp.”

Ngoài việc bị phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc, nông dân Việt Nam còn tiếp tục “tinh nguyện” bị các thương lái Trung Quốc mặc tình thao túng. Vào cuối tháng Ba vừa qua, bộ Công thương Việt Nam đã báo động về tình trạng nhiều thương lái Trung Quốc thu mua những mặt hàng nông sản rất đặc biệt, với giá ban đầu rất cao, tung tin đồn sẽ thu mua số lượng lớn.

Vì hám lợi, người dân đổ xô nuôi, trồng hoặc tìm kiếm những mặt hàng trên. Sau đó những thương lái trên biến mất, khiến người dân trắng tay với những mặt hàng chẳng có ai mua. Nói chung cho tới nay, nông dân Việt Nam làm lụng cực nhọc, nhưng chủ yếu là để làm giàu cho các thương lái, chứ cuộc sống của họ chẳng khá hơn nhiều.
Như vậy, khủng hoảng Biển Đông và căng thẳng Việt-Trung hiện nay là dịp để Việt Nam xem xét lại cơ chế sản xuất và xuất khẩu nông sản, để đưa ra thị trường thế giới những mặt hàng có chất lượng cao, có thương hiệu tốt, bán được với giá cao tại những thị trường cao cấp ở châu Âu và Mỹ, chứ không chỉ bán với giá thấp cho những thị trường như Trung Quốc. Sau đây mời quý vị nghe ý kiến của giáo sư Võ Tòng Xuân, nhà nông học hàng đầu của Việt Nam:
 
Giáo sư Võ Tòng Xuân

14/06/2014

More





HT Thích Quảng Độ trả lời RFA về bức Thư Ngỏ Chống Ngoại xâm 

120 phút với Linh mục Nguyễn Văn Khải tại Trung Tâm Văn Hoá Việt Mỹ San Jose

Ỷ Lan, thông tín viên RFA
2014-06-20

Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
ylan06202014.mp3Phần âm thanh Tải xuống âm thanh
tqd-305
Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ, ảnh chụp trước đây.
File photo





Sự kiện Trung Quốc đặt giàn khoan Hải dương 981 trong vùng biển đặc khu kính tế Việt Nam hồi đầu tháng 5, đã làm xôn xao dư luận trong ngoài nước cũng như quốc tế. Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, một Giáo hội không được Nhà nước công nhận, qua tiếng nói của vị lãnh đạo tối cao, là Đức Đệ Ngũ Tăng Thống Thích Quảng Độ đã công bố “Tuyên cáo về việc Trung Quốc vi phạm lãnh hải Việt Nam” hôm 10.5. Ngày 16.6 vừa qua, Ngài lại cho công bố “Thư Ngỏ về Giải pháp Dân chủ đa nguyên như vũ khí chống Ngoại xâm và Phát triển đất nước”.
Để tìm hiểu vì sao một tôn giáo như đạo Phật, thông qua Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, lại quan tâm tới việc thế sự quốc gia, chúng tôi đã gọi điện thoại viễn liên phỏng vấn Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ về bức Thư Ngỏ này.

Hy vọng cho Việt Nam

Ỷ Lan: Kính bạch Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ. Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế vừa phát hành “Thư Ngỏ về Giải pháp Dân chủ đa nguyên như vũ khí chống ngoại xâm và phát triển đất nước”. Kính xin Đức Tăng Thống cho độc giả được biết nội dung lá thư ngỏ này?
HT Thích Quảng Độ: Bao nhiêu năm nay Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất hết lòng kêu gọi cho cái sự Dân chủ hoá của đất nước. Bởi vì thời đại này là thời đại dân chủ, bây giờ nếu chế độ độc tài tồn tại ở đất nước nào, đất nước ấy chỉ đi vào thế kẹt, lạc hậu, không đuổi kịp cái đà tiến bộ của thời đại.

Do đó cho nên Đảng Cộng sản từ trước đến nay, họ cố thủ, họ sợ bỏ Đảng Cộng sản ra là họ mất quyền. Trước đây còn khối Liên Xô, Trung Quốc đoàn kết với nhau thì nó khác. Chứ bây giờ Liên Xô tan rã, thì họ lại dựa cái thế Trung Quốc để mà cầm quyền ở Việt Nam, thống trị nhân dân Việt Nam. Nhưng bây giờ cái thế Trung Quốc họ không cho dựa nữa, họ đang ở vào giai đoạn rất khó khăn.

Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất cho rằng, chừng nào đất nước chưa có dân chủ, thì đất nước còn gặp nhiều khó khăn.
-HT Thích Quảng Độ

Cho nên bây giờ Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất cho rằng, chừng nào đất nước chưa có dân chủ, thì đất nước còn gặp nhiều khó khăn. Cái họa trước mắt là Trung Quốc họ vào thẳng, chiếm hẳn lãnh thổ Việt Nam rồi. Họ coi như là đất của họ, nước của họ, biển của họ. Thành đảng Cộng sản bây giờ ngoái lại, họ kêu gọi dân chúng ủng hộ để mà chống Tàu. Nhưng mà bây giờ dân chúng rất thờ ơ. Bao nhiêu năm nay họ nói lừa, nói gạt dân chúng nhiều rồi. Người dân cũng không có niềm tin vào Đảng Cộng sản.

Cho nên bây giờ gặp cái tai họa ngoài Biển Đông mà giờ họ vào hẳn cái đặc khu kinh tế của Việt Nam. Bây giờ chính phủ Cộng sản mới cuống lên, không biết làm thế nào, thì mới đi kêu gọi thế giới, cũng muốn mượn thế Mỹ. Nhưng mà muốn đi với Mỹ, thì trước hết phải dân chủ hóa đất nước đã. Rồi họ mới giúp, còn chưa dân chủ hoá thì họ không có giúp đâu.

Tôi cho rằng đây là cái tai họa của dân tộc, mà Đảng Cộng sản đã gây ra từ bao nhiêu chục năm nay, từ khi Hồ Chí Minh về nắm quyền Việt Nam. Thì đấy là tất cả những khó khăn, rồi khó khăn nữa, là có thể nếu mà các nước tự do dân chủ bây giờ, nhất là Mỹ và lãnh đạo là Mỹ, không giúp đỡ là có thể mất Việt Nam. Việt Nam mất chứ không còn cách nào khác, không thoát được nữa.

Nhưng mà tôi hy vọng rằng Mỹ không thể để mất Việt nam, Nếu mà Trung Quốc nuốt được Việt Nam, thẳng đường họ sẽ đi thẳng xuống Đông Nam Á. Các nước Đông Nam Á sẽ vào tay Trung quồc hết, thì cái đó Mỹ cũng không thể khoanh tay đứng nhìn. Đó là cái thế chinh trị nó như thế. Việt Nam còn một chút hy vọng.

Ỷ Lan: Đã từ 13 năm trước, Đức Tăng Thống từng gióng Lời Kêu gọi cho Dân chủ, với một chương trình thực hiện 8 điểm. Nhưng từ đó đến nay, dân chủ vẫn chưa thực hiện được. Vậy Đức Tăng Thống có nghĩ rằng ngày nay, một giải pháp như thế có hy vọng tiến hành được chăng?

HT Thích Quảng Độ: Cách đây 13 năm, nếu lúc đó mà họ thi hành thực hiện được như thế, thì không có cái hậu quả như ngày nay. Hiện giờ Đảng Cộng sản là người nắm quyền cai trị đất nước. Họ là chủ đất nước. Nhưng họ có một cái, tôi biết chắc chắn họ sợ, họ không bao giờ buông cái Đảng Cộng sản ra. Tại sao? Lý do trong ba mươi mấy năm họ cai trị đất nước, họ gây quá nhiều tội ác cho đất nước. Nhất là những cuộc đấu tố ở ngoài Bắc trước năm 1975. Ghê gớm. Sau năm 54 về, họ thực hiện cái chủ nghĩa Cộng sản, ông tố cha, vợ tố chồng, anh em bè bạn tố lẫn nhau. Đảo lộn tất cả những trật tự xã hội.

Cho nên giờ chỉ còn một cách duy nhất. Đó là dân chủ hoá, tuy rằng chậm. Nhưng chậm còn hơn không. Nếu bây giờ họ dân chủ hoá được, rất may mắn cho đất nước. Bởi vì dân chủ hoá là toàn dân đoàn kết lại. Dân chủ hoá phải bầu lại một chính phủ thực sự do dân bàu ra, là chính phủ thực sự của dân, do dân, thì lúc đó mới có sự đoàn kết toàn dân, để đương đầu với những cái gì đang diễn ra ở Biển Đông đây. Mới thoát được cái kiềm tỏa của Trung Quốc.

Mình tách rời hẳn Trung Quốc ra, là phải đi với tư bản. Phải đi với thế giới tự do mới tách rời khỏi Trung Quốc.

Cần dân chủ hoá

Ngoài dân chủ hoá ra không còn cách nào nữa. Rất dễ. Nhưng mà đối với Đảng Cộng sản thì cái đó lại rất khó. Họ sợ nhất là mất Đảng Cộng sản. Cho nên phải có gì đảm bảo với họ.
-HT Thích Quảng Độ
Ỷ Lan: Kính xin Đức Tăng Thống cho biết trong tình hình như thế, Nhà cầm quyền Việt Nam cần làm gì để giải quyết vấn đề xâm lăng lãnh hải Việt Nam của Trung Quốc?
HT Thích Quảng Độ: Cái đó rất dễ. Ngoài dân chủ hoá ra không còn cách nào nữa. Rất dễ. Nhưng mà đối với Đảng Cộng sản thì cái đó lại rất khó. Họ sợ nhất là mất Đảng Cộng sản. Cho nên phải có gì đảm bảo với họ. Toàn dân phải làm sao?
Mà họ không quan tâm đến dân, họ không quan tâm tiếng nói của dân. Họ coi dân như cỏ rác. Ai mà đòi hỏi dân chủ nhân quyền họ bỏ tù, họ bắt. Bao nhiêu người bị bỏ tù mới đây thôi. Cứ nói lên đòi hỏi dân chủ tự do là họ bỏ tù. Cũng như tôi, bản thân tôi quản chế mấy chục năm nay.
Chứ bây giờ họ đừng sợ, họ cho dân nói tự do đi. Giải thích lý do tại sao họ phải chặt chẽ như thế. Họ cho biết rõ đi. Rồi bây giờ cần phải làm sao có tự do cho toàn dân. Để làm gì? Để đoàn kết chặt chẽ với nhau, đương đầu với một cái khó khăn lớn nhất. Hiện tại đây là cái thế lực của Trung Quốc. Nếu họ có được cái cuộc họp, như cái hội nghị Diên Hồng ngày xưa, nếu họ làm được như thế thì ai cũng vui, ai cũng bỏ qua quá khứ hết. Người Việt Nam là vậy đó, khi đất nước lâm nguy thì tất cả những thù oán riêng của cá nhân, của gia đình họ bỏ hết. Tất cả chỉ nghĩ đến đất nước, làm sao cho đất nước tồn tại. Đất nước phát triển, đất nước giàu mạnh. Người Việt Nam yêu nước lắm. Dưới chế độc độc tài Cộng sản nó vậy đấy.
Cho nên chính cái sự khó khăn ngày nay đối với dân tộc Việt Nam nói chung là do Đảng Cộng sản gây ra. Bao nhiêu công trình xây dựng của tổ tiên ngày xưa, từ thời Đinh, Lê. Lý, Trần, Lê, về sau tới nhà Nguyễn này, xây dưng được cái gì về văn hoá, về chính trị, phong tục, tập quán, Cộng sản Hồ Chí Minh lật đổ hết, đào hết, đổ đi hết.
Đấy là cái họa từ bao nhiêu chục năm nay, hậu quả cho đến bây giờ đây.
Ỷ Lan: Xin cám ơn Đức Tăng Thống.
Ỷ Lan, Phóng viên Đài Á châu Tự do tại Paris.

 

Thoát Cộng, thoát Trung, Thoát chết

Iris Vinh Hayes, Ph.D.
2014-06-22

Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Bộ tứ bộ chính trị VN từ phải sang:
 Chủ tịch Trương tấn Sang, TBT Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng.
Bộ tứ bộ chính trị VN từ phải sang: Chủ tịch Trương tấn Sang, TBT Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng.
AFP



Quỹ thời gian của Việt Nam đã cạn.  Việt Nam đã tới tận đầu cuối của sợi dây đu chính trị và an ninh quốc gia.  Ở thời khắc lịch sử này Việt Nam chỉ có hai sự chọn lựa dứt khoát: “Death by China” hoặc là “Re-birth by US-Japan”.

Nếu như ĐCSVN và những người đang cầm nắm quyền lực điều hành đất nước kiên định thà là cho Việt Nam “chết bởi tay Trung Cộng” để bảo vệ ĐCSVN và tư lợi của riêng mình thì vận mệnh Việt Nam chắc chắn sẽ bi đát.

Tuy nhiên, toàn dân Việt, dầu là đang ở nơi nào trên mặt đất này, cũng không để cho đất nước mình “chết bởi bàn tay Trung Cộng” một cách thầm lặng.  Đặc biệt là nhân dân quốc nội chắc chắn sẽ “tính toán sòng phẳng và trọn gói” với ĐCSVN.  Một khi đã không thể kềm hãm được sự phẫn nộ, nhân dân trước hết có thể sẽ dùng máu của ĐCSVN để đáp trả bọn xâm lăng Trung Cộng và để rữa sạch trang sử ô nhục của dân tộc.

Không, tôi chưa từng chủ trương bạo động.  Cũng không cổ xúy bạo động.  Chỉ là dự cảm không lành cho một “bất hạnh lớn” đang lù lù tiến tới.  Hy vọng là những người Việt chân chính đang là đảng viên trong hàng ngũ ĐCSVN kịp thời từ bỏ tổ chức bán nước hại dân này mà quay về với đại thể dân tộc.  

Hy vọng là những người Việt chân chính đang là quân nhân trong hàng ngũ QĐNDVN kịp thời từ bỏ Tổ Quốc XHCN của tổ chức bán nước hại dân này mà quay về bảo vệ Tổ Quốc Việt Nam.  

Hy vọng là những người Việt chân chính đang là cán bộ trong hàng ngũ CANDVN kịp thời từ bỏ thái độ “còn đảng còn mình” ngu trung với tổ chức bán nước hại dân này mà quay về bảo vệ an ninh cho công dân Việt Nam.  Đừng để cho máu của người Việt thêm một lần nữa chảy tràn vì cộng nô bán nước hại dân.

Nếu như Việt Nam chọn lựa con đường “Tái sanh nhờ Mỹ-Nhật” thì đây là một số việc cơ bản mà Việt Nam cần nhanh chóng tiến hành:
1.     Thanh lọc nội bộ một cách triệt để và toàn diện.
2.     Loại trừ ĐCSVN ra khỏi cơ chế và quyền lực nhà nước thông qua Quốc Hội.
3.     Chuyên nghiệp hóa vai trò Đại Biểu Quốc Hội.
4.     Luật hóa quyền cắt đặt những cố vấn riêng chung quanh mình để hỗ trợ cho vai trò Đại Biểu Quốc Hội chuyên nghiệp.
5.     Giải thể Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam, trả lại tự do và tự chủ cho các đoàn thể và tổ chức xã hội.  Thành lập một mặt trận chấn hưng đức trí Việt Nam.
6.     Trả tự do cho tất cả tù nhân lương tâm và dân oan. Khuyến khích sự tham dự và phát triển của các xã hội dân sự. Tuyệt đối tôn trọng nhân quyền và dân quyền.
7.     Tái cơ cấu hệ thống chính quyền trên nền tảng của một thể chế chính trị dân chủ và tự do.
8.     Tách rời quân đội ra khỏi hoạt động chính trị.  Chuyên nghiệp hóa và hiện đại hóa lực lượng vũ trang.  Tham gia vào liên minh quân sự “an ninh tập thể” của ĐNA do Nhật Bản đề xuất.
9.     Công nhận quyền tự do tư hữu.  Cải tổ kinh tế một cách sâu, rộng và toàn diện. Bỏ hẳn cái đuôi “theo định hướng XHCN”.
10.                        Loại trừ cơ chế áp đặt ý thức hệ.  Cải tổ giáo dục và đào tạo một cách sâu, rộng và toàn diện.
Nhân dân Việt Nam cần phải làm gì trước hiện tình của đất nước?  Rất đơn giản: Hãy làm một công dân có trách nhiệm.  Đó là, hãy đứng lên, thật đông, cùng nhau xác lập quyền lực của toàn dân.  Nếu ngay cả một điều đơn giản như thế này cũng không thể hoặc không dám thì nói chi đến việc hy sinh máu xương để bảo vệ tổ quốc.
Cụ thể hơn, nhân dân quốc nội cần phải dứt khoát “Thoát Cộng” nếu muốn “Thoát Trung” và “Thoát Chết” bằng cách:
1.     Hãy từ bỏ ĐCSVN.  Từ nay không nói tới ĐCSVN, không kiến nghị với ĐCSVN, không khiếu nại với ĐCSVN, không tham gia họp hành bầu bán ĐCSVN. . .
2.     Hãy triệt tiêu quyền lực của ĐCSVN.  Không hợp tác với ĐCSVN, không nghe lệnh của ĐCSVN, không tạo cơ hội cho ĐCSVN, không dung thứ cho sự lộng quyền của ĐCSVN . . . .
3.     Hãy làm mọi thứ có thể để củng cố quyền lực của Thủ Tướng và của Quốc Hội.  Không vì một Nguyễn Tấn Dũng hoặc một cá nhân nào mà chỉ vì vai trò Thủ Tướng và vai trò Đại Biểu Quốc Hội của một nhà nước pháp quyền cần phải có đủ sức mạnh.  Đừng nhầm lẫn giữa quyền lực của một cá nhân đang nắm vai trò và quyền lực của chính vai trò dầu là ai đang nắm nó (cũng cố institution).  Chính vì Thủ Tướng và Quốc Hội không có đủ quyền lực cho nên ĐCSVN mới dễ dàng thao túng lũng đoạn chính quyền và đất nước.

Sự toàn vẹn lãnh thổ và tương lai của 90 triệu dân tùy thuộc vào một điều kiện đơn giản; đó là, phải gỡ cho được bàn tay phù thủy của ĐCSVN đang khống chế hệ thống chính trị và chính quyền của Việt Nam.  Nhân dân Việt Nam có thừa khả năng để gỡ bỏ nó.
Một con voi to bị giam giữ chỉ bởi sợi giây nhỏ buộc vào cọc là tại vì nó đã bị buộc từ lúc nhỏ và bị buộc quá lâu đến đổi quên rằng mình đã lớn và có thừa sức mạnh để bức sợi dây to hơn nhiều.  Tôi kỳ vọng Việt Nam không là con voi vô vọng đó.
*Nội dung bài viết nhất thiết không phản ảnh quan điểm của RFA.

Hội thảo ‘Hoàng Sa- Trường Sa: Sự thật Lịch sử’

Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok
2014-06-22

Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
06222014-truth-of-paracel-gm.mp3Phần âm thanh Tải xuống âm thanh
Đại diện Ban tổ chức cuộc họp thông tin những nội dung chính của Hội thảo với các cơ quan thông tấn, báo chí tại buổi họp báo
Đại diện Ban tổ chức cuộc họp thông báo những nội dung chính của Hội thảo với các cơ quan thông tấn, báo chí tại buổi họp báo
(ĐCSVN)





Hội thảo mang tên ‘Hoàng Sa- Trường Sa: Sự thật Lịch sử’ vừa diễn ra trong hai ngày 20 và 21 vừa qua tại thành phố Đà Nẵng vời sự tham dự của nhiều chuyên gia Việt Nam và Quốc tế.
Ngay sau khi hội thảo kết thúc vào chiều ngày 21 tháng 6, Gia Minh có cuộc nói chuyện với thạc sĩ Hoàng Việt, giảng viên Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh và cũng là một diễn giả tại hội thảo về một số thông tin liên quan.

Gia Minh: Trước hết, thạc sĩ có thể cho biết điểm mới của cuộc hội thảo lần này là gì?
Thạc sĩ Hoàng Việt: Thứ nhất tên của Hội thảo là ‘Hoàng Sa- Trường Sa: Sự thật lịch sử’, cho nên nó nhấn mạnh bằng chứng của phía Việt Nam cung cấp để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa. Thứ hai hội thảo này diễn ra khi có những sự kiện mới. Trong đó có việc Trung Quốc kéo giàn khoan 981 vào khu đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Nên các nhà nghiên cứu đặt vấn đề trong bối cảnh đó.

Thực sự những vấn đề của hội thảo là những vấn đề cơ bản được nói rất lâu nhưng nằm trong bối cảnh mới. Cũng là những vấn đề cũ như là tham vọng của Trung Quốc đối với cả Biển Đông. Hay Trung Quốc luôn cho chủ quyền của họ là ‘bất khả tranh nghị’, tức không thể tranh cải. Vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa là cũ nhưng những tranh chấp và hành động của họ là mới. Thực tế với những diễn biến trên thế giới và đòi hỏi các quốc gia phải đánh giá về những vấn đề đó. Thì đó là những cái mới.
Gia Minh: Có thêm bằng chứng khác với những bằng chứng mà Việt Nam đã đưa ra trước đây thế nào?
Trung Quốc luôn cho chủ quyền của họ là ‘bất khả tranh nghị’, tức không thể tranh cải. Vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa là cũ nhưng những tranh chấp và hành động của họ là mới
Thạc sĩ Hoàng Việt
Thạc sĩ Hoàng Việt: Có một số khác, trong đó như một số anh như anh Quang Ngọc- Đại học Quốc Gia Hà Nội, anh Trần Đức Anh Sơn- Viện Kinh tế Đà Nẵng, có đưa ra một số bản đồ mặc dù tính pháp lý của những bản đồ cũng có nhiều vấn đề, tùy theo từng bản đồ thôi; nhưng các anh cũng đưa ra được một Atlas khoảng thế kỷ thứ 19. Phía Trung Quốc đưa ra nhiều bản đồ, và gần đây nhất trên website của Bộ Ngoại giao Trung Quốc họ cũng tố cáo Việt Nam và đưa ra một số bản đố. Còn các anh ( Quang Ngọc, Anh Sơn) đưa ra những bản đồ chứng minh lãnh thổ của Trung Quốc chỉ kéo đến đảo Hải Nam mà thôi, chứ không vượt quá. 2.08
Nhiều học giả quốc tế tham dự Hội thảo
Nhiều học giả quốc tế tham dự Hội thảo &quot;Hoàng Sa-Trường Sa: Sự thật lịch sử&quot; cũng đã đến tham quan Triển lãm các bản đồ về &quot;Hoàng Sa-Trường Sa: Phần lãnh thổ không thể tách tời của Việt Nam&quot;(ĐCSVN)<br /> <br />

Gia Minh: Bài trình bày của thạc sĩ nói về các định chế tài phán quốc tế hiện hành giải quyết các tranh chấp trên biển, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng của Việt Nam vừa qua có nói Việt Nam đã chuẩn bị để đưa Trung Quốc ra trước các tòa án quốc tế. Thạc sĩ trình bày những điều gì và gợi ý cho những tranh tụng ra sao?

Thạc sĩ Hoàng Việt: Sáng nay có cuộc tọa đàm và các học giả cũng trao đổi. Bản thân tôi cho rằng việc tranh chấp về tranh chấp Biển Đông này có nhiều vấn đề có thể giải quyết nhưng vướng nhiều chỗ. Thứ nhất nếu tranh chấp chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thì đặc biệt cần có sự đồng thuận của tất cả các bên. Tức giải quyết thứ nhất có thể thông qua cơ quan gọi là Tòa án Công Lý Quốc tế-ICJ, thứ hai là Tòa án Thường Trực Trọng Tài Quốc tế -PCA. Những tòa này thì đòi hỏi sự đồng thuận của các bên tranh chấp mà Trung Quốc thì luôn luôn khước từ. Tuy nhiên, hôm nay (21/6) và hôm qua (20/6) cũng có sự trao đổi.

 Ví dụ như giáo sư Jerome Cohen từ Đại học New York thì cho rằng cũng cần phải đưa những vấn đề này ra. Và ông rất thất vọng khi mà Trung Quốc một mặt nói rằng tuân thủ luật pháp quốc tế; nhưng lại vướng vì đưa ra tòa là hoàn toàn tuân thủ luật pháp quốc tế mà, nhưng tại sao Trung Quốc lại từ chối! Và có nhiều học giả, trong đó có ông Carlyle Thayer và một số người cũng yêu cầu Việt Nam cần đưa vấn đề này ra các định chế tài phán quốc tế. Tuy nhiên, cũng có nhiều giới hạn. Trong trao đổi hôm qua (20/6) ông luật sư Tạ Văn Tài từ Hoa Kỳ cho rằng có thể tìm cách kéo Trung Quốc ra tòa án quốc tế. Tuy nhiên, giáo sư Eric Frank thì cho rằng là vẫn thiều điều kiện ‘sự đồng thuận của tất cả các bên’ , và Trung Quốc tìm cách né. Nhưng có khả năng Việt Nam có thể đưa Trung Quốc ra tòa theo một tòa trọng tài được thành lập theo điều 7 của Công ước Luật Biển như Philippines đã làm năm 2013.

Tuy nhiên, giáo sư Eric Frank thì cho rằng là vẫn thiều điều kiện ‘sự đồng thuận của tất cả các bên’, và TQ tìm cách né. Nhưng có khả năng Việt Nam có thể đưa Trung Quốc ra tòa theo một tòa trọng tài được thành lập theo điều 7 của Công ước Luật Biển như Philippines đã làm năm 2013
Thạc sĩ Hoàng Việt
Tuy nhiên vẫn còn những vấn để đặt ra, thứ nhất là ý chí chính trị, đủ quyết tâm để làm chưa. Thứ hai là việc chuẩn bị cho vụ kiện đã đến đâu. Đó là những vấn đề được bàn trong hội thảo như vậy.5.11
Hội thảo khoa học chỉ đặt ra vấn đề thôi, còn phải phụ thuộc nhiều yếu tố.
Gia Minh: Như thạc sĩ nói các học giả cũng nhắc đến bối cảnh tình hình hiện nay, vừa qua Trung Quốc  khi đệ trình lên Liên hiệp quốc, ngoài Công thư Phạm Văn Đồng năm 1958, còn đưa ra những bản đồ và sách giáo khoa của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa trước đây; hội thảo có nói đến và đưa ra những phản bác đối với những bằng chứng mà Trung Quốc đưa ra như thế hay không?
Thạc sĩ Hoàng Việt: Cũng có nhắc tới. Điều này thì như thế này: phản bác thì phải xem xét mặt pháp lý như thế nào. Thứ nhất, phía Trung Quốc họ đưa ra những bằng chứng như thế gồm sách giáo khoa. Nếu đưa ra sách giáo khoa, tại sao Trung Quốc không đưa ra sách giáo khoa của tất cả các thời kỳ mà chỉ chọn có một. Ở Việt Nam có bao nhiêu sách giáo khoa và trong đó nói chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của ai. Nếu Trung Quốc chỉ chọn một ( sách giáo khoa) của một giai đoạn nào đó để làm bằng chứng thì không thuyết phục. Chưa kể là sách giáo khoa không phải đại diện của một quốc gia.
(Hội thảo) có nhắc tới nhưng không nhắc nhiều về vấn đề này mà nhắc nhiều đến vụ giàn khoan. Tuy nhiên các học giả cũng nhắc đến điều Trung Quốc lần đầu tiên đưa ra diễn đàn Liên hiệp quốc về vấn đề này. Trước đây Trung Quốc luôn phản đối quốc tế hóa vấn đề, nhưng nay cho thấy Trung Quốc cũng đang thực tế quốc tế hóa vấn đề này; mà quốc tế hóa là việc mà không thể lảng tránh được.
Gia Minh: Cám ơn thạc sĩ Hoàng Việt.





TORONTO BIỂU TÌNH CHỐNG TRUNG CỘNG DỰNG GIÀN KHOAN DẦU TRÊN BIỂN VIỆT NAM vào ngày Chủ nhật 11-05-2014
Nguồn: Internet
May 12, 2014






















May 12, 2014




On Monday, 12 May 2014 3:40 AM, "Truong Nhan  [PhoNang]"  wrote:


NHIỆT ÐỘ 9°C GIÓ THỔI ÀO ÀO VÀ MƯA PHÙN, LẠNH CÓNG, BÀ CON NGƯỜI VIỆT QUỐC GIA HẢI NGOẠI BIỂU TÌNH BÊN BỜ SÔNG ELBE, TRƯỚC TÒA TỔNG LÃNH SỰ TÀU CỘNG TẠI HAMBURG - GERMANY (Elbchaussee 268 - 22605 Hamburg). Chủ Nhật, ngày 11 tháng 5 năm 2014. Hình ảnh cuả Âu Lạc.
Demonstration in front of the chinese communist consulate in Hamburg. Sunday, May 11th 2014.
Photo courtesy of Âu Lạc.

















Demonstration in front of the chinese communist consulate in Hamburg. Sunday, May 11th 2014.



Coi Tây Tạng trong tay Tầu để tranh đấu cho VN. 

Coi Tây Tạng trong tay Tầu để chuẩn bị cho VN rồi mai cũng trong tay Tầu ...
TS CHHVũ

Kính gửi Quí Vị Yêu Nước thương Dân VIỆT NAM, 
Toasoan@baophunu.org.vn là dòng giống anh Hùng Bà TRƯNG Bà TRIỆU vận động Nhân Dân VIỆT NAM CỨU QUỐC và Các Tòa Báo dòng giống Anh Hùng TRẦN HƯNG ĐẠO có Bổn Phận Đấu Tranh cùng với Nhân Dân Việt hơn 90 triệu người trong Nước và ngoại quốc hơn 4 triệu người Việt chống Trung Cộng xâm lăng, Chú ý xem tin tức các đài ngoại quốc: www.rfi.fr/tiengviet, đài VOA , BBC. v;v...   Và xem tài liệu các nơi trên internet + hình ảnh (photos) chuyển tin trên đây: Tây Tạng , Tân Cương bị Trung Cộng cai trị.
-Các Báo VN. nên làm ngay đề nghị (yêu cầu) Nhà Nước XH.VN.và Quốc Hội VN. cấp tốc: ra Luật Biểu Tình không ''Bạo động.'' cho toàn Dân Tự Do Biểu Tình Chống  TRUNG CỘNG  Xâm Lăng VN. .(không để cho côn đồ- mật vụ T.C. giật dây !!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!)

CỨU QUỐC là BỔN PHẬN và TRÁCH NHIỆM của tất cả Người Việt Nam yêu TỔ QUÔC là DÂN TỘC VIỆT NAM co' ĐÔC LẬP TỰ DO, co' NHÂN QUYỀN  theo các NƯỚC VĂN MINH ÂU MỸ và NHẬT BẢN?....... là DÂN GiẦU NƯỚC MẠNH.

CAN ĐẢM TIẾN LÊN! - Khi Tất cả các nơi toàn quốc nổi dậy co' SỨC MẠNH không bị đàn áp! 
Các nơi trên Thê' Giới đã đều làm như vậy, QUÔC TÊ'  CAN THIỆP GIÚP. 



“TRẬN ĐỒ BÁT QUÁI” CỦA TRUNG QUỐC

Việt gian phát biểu giữa nghị trường quốc hội


Tô Văn Trường

Đọc Tam Quốc Chí, trong lịch sử trận đồ bát quái do Khổng Minh sáng tạo ra chỉ có hai người có thể phá nổi. Người thứ nhất là Hoàng Thừa Ngạn (bố vợ Khổng Minh) và người thứ hai là Khương Duy (học trò và là người kế tục sự nghiệp của Khổng Minh ). Tướng Ngô là Lục Tốn nếu không có Hoàng Thừa Ngạn chỉ đường chắc chắn sẽ chết tại trận đồ Bát Quái này của Khổng Minh.

Từ lâu, các thế hệ cầm quyền bành trướng Trung Hoa đã bày trận Bát quái này với người “đồng chí” Việt Nam. Ai sẽ là người Việt Nam có đủ tài năng, trí tuệ và bản lãnh phá trận này đây?

Người ta, thường vẫn hay dùng hình ảnh của tảng băng nổi trên mặt biển để nói về phần NỔI (ý là phần lộ diện: nhỏ) và phần CHÌM (ý là phần tiềm tàng: lớn) – đó là theo lý thông thường, nhưng ở ta thì cái tảng băng (cũng hình chóp) đó lại … lộn ngược lềnh bềnh nên rất khó đảo lại nhưng lại rất dễ tan, mau tan chảy! Cái hệ thống “lộn tùng phèo” này có vô số thứ để bàn theo kiểu… “hội đồng chuột” (bàn cách treo chuông vào cổ mèo) nếu chưa đảo ngược lại được!

Trong phạm vi bài viết này, chúng ta cùng nhau điểm lại việc Trung Quốc dã tâm tấn công một cách có hệ thống như trận đồ bát quái “tám hướng” vào nước ta.

Hướng thứ nhất

Sáu tỉnh biên giới phía bắc của nước ta bị Trung Quốc dùng mọi thủ đoạn chiếm đoạt “gặm nhấm”. Ngày nay, các địa danh Mục Nam Quan, Thác Bản Giốc v.v… chỉ còn là hoài niệm trong sách giáo khoa và những câu ca dao của dân Việt.  Chúng ta phải mất 6 năm điều đình, nhún nhường, phân định để xây được hơn 1500 cọc mốc bê tông biên giới Việt Trung cao 10-15 m, sâu trung bình 20 m nhưng vẫn chưa phải là bình yên vì Trung Nam Hải thường đổ lỗi cho dân tại chỗ nếu có “quậy phá” chỉ vì họ cho rằng mồ mả của người dân Trung Quốc vẫn còn nằm trên lãnh thổ Việt Nam!?

Hướng thứ hai

Dùng các thủ đoạn mua chuộc các quan chức, lợi dụng “kẽ hở” của chủ trương đầu tư  để  thuê dài hạn đến 50 năm các khu vực trọng yếu về kinh tế và quốc phòng từ  rừng núi, đến vùng ven biển của đất nước. Hậu họa đã nhãn tiền chẳng cần phải chờ đến 50 năm sau để con cháu lên án cha ông chết vì tham và ngu dại!

Hướng thứ ba

Phía Tây-Nam, ‘phiên dậu” của nước ta ở Campuchia và Lào nhiều vùng đất rộng lớn đã được Trung Quốc đầu tư, mua bán. Trước đây, các du học sinh người Lào còn thích sang Việt Nam học tập nhưng ngày nay địa điểm đến của họ là Trung Quốc vì học bổng cao gấp hơn 30 lần so với Việt Nam, lại còn được cho về phép v.v… Sau tầng lớp cán bộ trung kiên gắn bó với Việt Nam già yếu, mất đi dễ hiểu “đòn xoay trục” của Tầu như thế nào với tầng lớp kế cận ở các nước phía Tây-Nam của nước ta.

Hướng thứ tư

Việt Nam là một trong những quốc gia đang chịu nhiều tác động bởi thiên tai như: bão, lũ lụt, lũ ống, lũ quét, xói lở bờ sông, bờ biển, sạt lở đất, úng ngập, hạn hán, xâm nhập mặn và hoang mạc hóa (gần 100% là liên quan đến nước). Hằng năm, nước ta chịu nhiều tác động bất lợi của thiên tai, làm thiệt hại về người và của vô cùng to lớn. Đặc biệt trong những năm qua, thiên tai xảy ra ở khắp các khu vực trên cả nước, gây ra nhiều tổn thất to lớn về người, tài sản, các cơ sở hạ tầng về kinh tế, văn hóa, xã hội, tác động xấu đến môi trường. Trong 20 năm gần đây (1994 – 2013) ở nước ta, thiên tai (chỉ tính riêng bão, lũ lụt, sạt lở đất và lũ quét) đã làm chết và mất tích gần 13.000 người, giá trị thiệt hại về tài sản ước tính chiếm khoảng 1,5% GDP/năm (đó là chưa nói đến thiệt hại kinh tế, môi trường do ngập úng thường xuyên ở các thành phố).

Hai nguồn nước chính tác động đến Việt Nam cả trong mùa lũ và mùa kiệt là hệ thống sông Hồng và sông Mekong đều bắt nguồn từ Trung Quốc. Quản lý nước là phải quản lý lưu vực sông nhưng Trung Quốc xây dựng tràn lan các đập thủy điện ở thượng nguồn bất chấp đến các hậu quả phải hứng chịu của Việt Nam ở hạ lưu. Tệ hơn, họ còn không cho ta biết quy trình vận hành các hồ chứa thủy điện phía thượng lưu, đây là nguy cơ không nhỏ về “chiến tranh nguồn nước” trong tương lai.

Hướng thứ năm

Hàng hóa từ Trung Quốc tràn ngập thị trường Việt Nam qua các con đường từ nhập khẩu, tiểu ngạch đến buôn lậu. Chất lượng các sản phẩm qua những hàng hóa đã kiểm nghiệm hầu hết đều vượt mức báo động cho phép, gây tổn hại sức khỏe của nhân dân ta. Thương lái Trung Quốc đi khắp nơi thu mua các sản phẩm không giống ai như lá điều khô, đỉa, móng trâu, hoa thanh Long, lá khoai non, thảo quả, cây culi, cây long khỉ v.v… giá cao bất thường rồi đồng loạt rút bỏ gây điêu đứng cho bà con nông dân thiếu thông tin, nhẹ dạ, gây bất ổn về an ninh chính trị và trật tự xã hội ở các địa phương.

Phần lớn các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng kể cả năng lượng, giao thông đều rơi vào tay Trung Quốc do bỏ giá thầu rẻ, và giỏi “đi đêm”, nhưng lúc thực thi lại đưa công nghệ lạc hậu, thi công kéo dài, dùng đủ phép để đội giá đầu tư so với hồ sơ lúc đầu đã được duyệt để lại hậu quả “tiền mất – tật mang” cho Việt Nam.

Hướng thứ sáu

Xâm chiếm Hoàng sa của Việt Nam, tự vẽ ra đường lưỡi bò 9 đoạn chiếm khoảng 90%  diện tích Biển Đông bất chấp đạo lý và luật pháp quốc tế. Sự kiện giàn khoan HD 981 càng lột tả bộ mặt thật về thủ đoạn trắng trợn, dã tâm của Trung Quốc đối với Việt Nam. Kế hoạch tiếp tục đưa thêm các giàn khoan khác đến Biển Đông chứng tỏ Việt Nam không còn đường lùi, phải kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế.

Nhà nước Việt Nam cần làm ngay bây giờ là gửi một công hàm phản đối công hàm của Trung Quốc ở Liên Hiệp Quốc. Danh chính thì ngôn thuận, nên nhớ rằng năm 1979 khi ta  có sách trắng thì năm 1980 Trung Quốc cũng ra sách trắng gồm tất cả lập luận về công hàm năm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng rồi. Tiếp đó, ta đã đáp trả bằng sách trắng 1982, 1988. Bây giờ đây, có gì đâu mà sợ. Nếu ai ngăn cản, thì  chắc chắn không chỉ vì thiển cận, lú lẫn mà còn là ăn “phải bả” của Tàu!

Hướng thứ bảy

Vịnh Hạ Long đã có đường ranh giới Việt – Trung từ thời người Pháp ông Mac Mohon ký kết với nhà Mãn Thanh. Nhưng thực tế, Trung Quốc cũng tìm cách lấn lướt sang ta đến khoảng 50 km2 và thường xuyên gây khó cho hoạt động của ngư dân Việt Nam vì họ đông người lại có tầu to.

Hướng thứ tám

Đất nước muốn phát triển cần có những người lãnh đạo có phẩm hạnh, trí tuệ và tài năng. Từ lâu, Trung Quốc đã can thiệp vào công tác nhân sự của ta. Thủ đoạn truyền thống của Trung Quốc là “cấy mối thân tình”, mua chuộc bằng mọi cách kể cả hù dọa người yếu bóng vía, tạo nên ân tình từ cấp trung ương đến địa phương. Đối với nhân dân ta không thể mua chuộc được thì họ tuyên truyền thất thiệt gây chia rẽ giữa lãnh đạo Nhà nước và nhân dân. Ngày nay, có thể nói “tai mắt” của Trung Quốc len lỏi khắp nơi, tác động khôn lường  đến  cả chính trị  và kinh tế  xã hội của Việt Nam.

Ngẫm suy

Kể từ nhà Hán chiếm nước Âu Lạc thì bản chất xấu của  Đại Hán chẳng những không thay đổi mà còn tăng lên tính tham lam, độc ác và nham hiểm. Kể cả khi là “đồng chí” độ thâm, ác và sự mê hoặc của nó càng tàn độc hơn, lan tỏa cả Đông Nam Á và nhiều quốc gia khác. Nó hoàn toàn đối lập với Đại Việt ta mà nay là Việt Nam, từ chỗ Tổ tiên ta lấy giống nòi (dân tộc) làm bất biến nên không bị đồng hóa; lấy độc lập tự chủ làm lẽ sống để khôi phục giang sơn sau hơn 1.100 năm là quận, huyện của Hán, Đường;  biết lấy lòng dân làm sức mạnh vô địch; biết tin dân mà cảnh giác kẻ thù; biết vì dân mà dẹp tư thù và lòng tham ích kỷ cá nhân, dòng họ (Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn)… nhưng rồi vì “đồng chí” mà Việt Nam ta ngày càng tệ hại dưới con mắt của Tàu.

Không minh bạch sòng phẳng với dân

Trong bối cảnh mù mờ, Nhà nước chỉ cho cán bộ và nhân dân biết một phần về những việc làm với tư cách đại diện cho cả một dân tộc, đây là một sự bất công đã kéo dài từ nhiều năm nay. Thủ tướng Phạm văn Đồng đã viết những gì cho ông Chu Ân Lai về biển đảo, lãnh hải của Việt Nam năm 1958, một điều mà chỉ những ai chú ý tìm hiểu lắm mới biết! Hội nghị Thành Đô năm 1990 có những nội dung gì, ngoài những điều mà báo chí đã đưa? Nội dung của việc trao khu khai thác bauxite cho Trung Quốc ở Tây Nguyên là gì, trong bao nhiêu năm, nội dung của việc cho thuê rừng phòng hộ ở biên giới Việt-Trung là thế nào? Rất nhiều người Việt Nam không được biết rõ, và khi đọc từng đoạn trong tin tức từ báo chí “lề trái”, người ta không còn biết tin vào đâu nữa!

Tại sao trước kia công an giải tán các đoàn biểu tình chống Trung Quốc bành trướng tại các biển đảo của Việt Nam, bắt, giết ngư dân, thậm chí còn theo dõi, bắt người Việt Nam vô tội chỉ vì đã có những biểu cảm của lòng yêu nước, và gần đây lúc lại nới lỏng, lúc thắt chặt? Vậy thì phải đợi Trung Quốc hung dữ hơn thì dân ta mới được phép phản đối chăng? Tại sao nhiều vị chóp bu của Việt Nam hầu như không nói gì trước những sự việc trọng đại như Trung Quốc hạ dàn khoan trái phép HD 981, hay những vụ lộn xộn ở Tiên Lãng, Văn Giang, Vụ Bản, Thái Bình, Cần Thơ  v.v…?

Vĩ Thanh      

Trong “trận đồ bát quái” của Trung Quốc thì hướng thứ tám, can thiệp vào nhân sự mới là hướng chính, quan trọng nhất đánh ta của Trung Quốc để giành thắng lợi cuối cùng.

Đến lúc này, mà người ta vẫn còn gọi nhau là đồng chí. Thực chất chỉ còn là đồng chí “bán phần”, hay là “bán phần đồng chí” như văn phạm Tàu vì  chỉ có nửa phần “vận mệnh tương quan” trong 16 chữ vàng là đồng. Chưa có lúc nào người dân và chính quyền lại sống trong ngờ vực như ngày nay vì Nhà nước không minh bạch với dân và ngay trong nội bộ lãnh đạo cũng không phải tất cả là cùng chí hướng! Trước hết, Ban chấp hành Trung ương và các vị đại biểu Quốc hội có quyền được biết các ý kiến của từng thành viên Bộ Chính trị và Ban bí thư về quan điểm và các đối sách đối với Trung Quốc.

Phương ngôn có câu: “Im hơi, lặng tiếng là một đức hay. Nếu danh dự bắt buộc phải lên tiếng mà lặng im thì là một sự hèn nhát” (La Cordaire): “Ta căm ghét thái độ dửng dưng chỉ cần thêm một bước là dẫn tới phản bội và một bước nữa đã là tội ác trước lương tâm” (I.V. Bodarev).

Viết đến đây, tôi nhớ lại câu chuyện một lần Byron, thi hào Anh sau khi đứng làm mẫu cho người bạn là nhà điêu khắc Torvansen tạc tượng chân dung của mình, bỗng nhiên ông kêu lên : “không, bạn không tạc hình tôi mà là hình hài của một anh chàng yên ổn nào đó! Tôi hoàn toàn không giống bức tượng này!” Torvansen hỏi lại: “thế, có gì là xấu nếu ta sung sướng?”

Khuôn mặt Byron vụt tái đi vì tức giận và ông la lớn: “Torvansen! hạnh phúc và sự yên ổn cũng khác nhau như đá hoa cương và đất sét vậy. Chỉ có những kẻ ngu và những người tâm hồn thấp kém mới tìm kiếm sự yên ổn trong thế kỷ chúng ta. Chẳng nhẽ trên mặt tôi không có nét nào nói lên sự cay đắng, lòng can đảm và nỗi đau khổ của suy tư?

Ngày nay, dù cho kẻ bán nước có “thẻ xanh” nhưng dân nước Việt không bao giờ quên lời dạy của  tiền nhân – Vua Lê Thánh Tông (1473):

Nếu các ngươi đem một thước sông, một tấc đất của Thái Tổ làm mồi cho giặc thì phải tội tru di”

T.V.T.

THẢO LUẬN THOÁT TRUNG VỀ VĂN HOÁ: Giã từ nền văn hoá quỳ lạy

Lê Phú Khải

Có lần, Hán Cao Tổ Lưu Bang (202 trước Công nguyên) nói với Lục Giả: “Ta ngồi trên lưng ngựa mà có được thiên hạ thì cần gì phải học Thi, Thư…” Nhưng rồi Hán Cao Tổ cũng nghe lời khuyên của Lục Giả trọng dụng kẻ sĩ, đề cao Nho giáo để củng cố ngai vàng. Đến đời Hán Vũ Đế (140 trước Công nguyên) thì đạo Nho trở thành quốc giáo. Khổng Tử (sinh năm 551 trước Công nguyên, thọ 73 tuổi), người được xem là sáng lập ra Nho giáo được tôn lên bực thánh, trở thành Vạn thế sư biểu (người thầy của muôn đời).

Điều cốt lõi của Khổng giáo là lý thuyết về người quân tử, tức kẻ cai trị đất nước (quân là cai trị, quân tử là người cai trị). Theo Khổng Tử thì người quân tử phải biết tu thân, phải có đạo đức và biết thi, thư, lễ, nhạc… Tu thân rồi, người quân tử phải dấn thân hành động: tề gia, trị quốc, bình thiên hạ! Người quân tử phải chính danh để cai trị đất nước. Các triều đại phong kiến sau này đều triệt để khai thác Khổng giáo, họ biến đổi, “gia cố” Nho giáo thành một triết thuyết cực đoan có lợi cho giai cấp thống trị. Chữ đạo của Khổng Tử là những mối quan hệ phải có trong xã hội thời đó như đạo vua-tôi, cha-con, chồng-vợ, anh-em, bạn hữu… sau này chỉ còn ba quan hệ vua-tôi, cha-con, chồng-vợ với cái logic phản động và phản dân chủ nhất: quân sử thần tử, thần bất tử bất trung (vua bảo chết, thần không chết là bất trung); phụ sử tử vong, tử bất vong bất hiếu(cha bảo con chết, con không chết là bất hiếu); với phụ nữ thì: tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử (ở nhà thì phải theo cha, lấy chồng thì phải theo chồng, chồng chết phải theo con).

Trong chế độ phong kiến, nhân dân đã tiếp thu những “đạo lý” đó như người khát nước uống thuốc độc để giải khát. Chế độ phong kiến tàn bạo và thối nát ở Trung Quốc đã nhờ triết thuyết của Khổng giáo mà tồn tại và kéo dài cho đến cách mạng Tân Hợi 1911.

Vì thế, nhà văn hoá Nguyễn Khắc Viện (1913-1997) đã phê phán Nho giáo một cách triệt để: “Trên phương diện chính trị, Nho giáo chủ yếu là bảo thủ. Nó bỏ qua vấn đề pháp luật và thiết chế, từ chối mọi cải cách… Bảo vệ lễ nghi của các triều đại xưa là mối quan tâm hàng đầu của Khổng Tử. Trong chữ lễ, vương triều Trung Hoa cũng như Việt Nam đã tìm thấy biện pháp tốt nhất để duy trì sự ổn định của ngai vàng (Bàn về đạo Nho – nguyên văn tiếng Pháp đăng trên tạp chí La Pensée số 10-1962 với đề là Confucianisme et Marxisme au Vietnam. Dịch sang tiếng Việt, in trong Bàn về Đạo Nho – 1993).

Với Khổng giáo, vua là Thiên tử (con Trời), thay Trời cai trị muôn dân. Vua với nước là một. Yêu nước là trung với Vua (trung quân ái quốc).

Điều nguy hiểm nhất của triết thuyết Khổng Tử là: Người quân tử nhờ tu thân mà có vai trò cai trị, nhưng khi quân tử – tức kẻ cai trị – không tu thân, trở thành những hôn quân bạo chúa thì dân chúng vẫn phải cam chịu, không được làm cách mạng lật đổ chúng. Vì thế Nguyễn Khắc Viện mới viết: Khổng Tử từ chối mọi cải cách!

Trong xã hội Khổng giáo mấy ngàn năm ở Trung Quốc, kẻ sĩ đi học là mong được làm quan. Làm quan để được quỳ lạy dưới ngai vàng. Cái văn hoá quỳ lạy ấy đã kìm hãm nước Trung Hoa trong vòng tăm tối mấy ngàn năm. Trong nền văn hoá quỳ lạy ấy, chỉ có kẻ trên đúng. Chỉ có vua đúng. Vua bảo chết là phải chết. Cha bảo chết thì con phải chết. Tóm lại là không có chân lý. Hay nói khác đi, không ai đi tìm chân lý cả. Chân lý đã có sẵn ở kẻ bề trên, ở triều đại chính thống, bất kể nó thế nào!

Điều trớ trêu là văn hoá quỳ lạy ấy còn tồn tại đến hôm nay ở nước Trung Hoa cộng sản. Tướng Lưu Á Châu, một nhà bình luận nổi tiếng ở Trung Quốc hiện nay kể rằng, khi ông đi học một lớp chính trị trong quân đội, thấy thầy giảng chướng quá, ông đứng lên thắc mắc. Ông thầy liền nói: Tại sao anh dám cãi lại tôi? Tướng Lưu Á Châu thất vọng, vì thầy đã không dám hỏi: “Vì sao anh lại nói như thế?”, rồi tranh luận để tìm ra chân lý. Thầy chỉ phán: “Vì sao anh dám cãi lại tôi?!”. Thầy luôn đúng. Trò không được cãi.

Nước Trung Hoa cộng sản hôm nay vẫn nguyên hình là một xã hội Khổng Mạnh trá hình mà thôi!

Trong khi đó thì ở phương Tây, cùng thời với Khổng Tử, Aristote (384-332 trước CN) đã tuyên bố: “Platon là thầy tôi, nhưng chân lý còn quý hơn thầy!”. Cái văn hoá chân lý quý hơn thầy ấy đã dẫn dắt phương Tây trở thành một xã hội dân chủ và văn minh đến ngày hôm nay.

Việt Nam chúng ta từng một ngàn năm Bắc thuộc, lại luôn chịu ảnh hưởng của người láng giềng hủ bại Trung Hoa, nên tầng lớp có học của nước ta thấm đẫm thứ văn hoá quỳ lạy của Trung Hoa. Trí thức nước ta trong mấy ngàn năm lịch sử chỉ lo dùi mài kinh sử để mong đỗ đạt làm quan, để được quỳ lạy trước sân rồng. Có người già rồi còn đi thi, suốt đời ăn bám vợ con. Việc làm ra của cải vật chất đều do người phụ nữ và những người ít chữ gánh vác. Trí thức Việt Nam trong quá khứ không ai học để làm cách mạng, để thay đổi đất nước. Hình ảnh con trâu đi trước, cái cày theo sau còn tồn tại đến hôm nay ở nông thôn miền Bắc là kết quả của tư duy làm quan, tư duy quỳ lạy. Báo chí của Việt Nam hôm nay hay ca ngợi một bà mẹ đi bán hàng rong mà nuôi được bốn năm người con học đại học. Học để mong kiếm một mảnh bằng vênh vang với làng xóm! Học để mong kiếm một cái chân trong cơ quan nhà nước, để trở thành một anh công chức, một anh nha lại, trên bảo dưới phải nghe.

Khi bàn về việc trọng dụng đội ngũ trí thức, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có lần nói, đại ý, xung quanh thủ tướng toàn là những người có bằng cấp cao, thạc sĩ, tiến sĩ… toàn là trí thức!

Thực ra các vị đó chỉ là những công chức, không phải trí thức. Mà đã là công chức thì trên bảo gì dưới phải nghe theo. Nếu không nghe thì “văng” ra khỏi bộ máy quyền lực ngay lập tức. Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện lúc bình sinh có nói với người viết bài này: “Tư bản Pháp chỉ tuyển chọn vào bộ máy những người đỗ đạt cao. Vì thế, khi vào một cơ quan công quyền, người ta biết rõ những người ngồi đó đều là người tài giỏi, vì thế, họ vừa có quyền, lại vừa có uy. Thế mới gọi là uy quyền. Nhưng quyền uy mấy thì cũng là công chức. Nhân dân Pháp chỉ kính trọng những trí thức tự do, vì họ dám phản biện xã hội, bảo vệ lẽ phải. Nước Pháp có hàng trăm nghìn hội đoàn độc lập. Đó là một lực lượng dân chủ hùng mạnh để cân bằng với chính quyền của giai cấp tư bản.

Buồn thay, bộ máy công quyền của Việt Nam hôm nay chỉ tuyển chọn những người “dễ bảo” hoặc biết “mua bán”. Vì thế nó ngày càng xuống cấp. Có lần, trong một cuộc gặp gỡ có nguyên Bộ trưởng L.H.N., phó giáo sư tiến sĩ V.T.K. và người viết bài này, trong lúc vui vẻ, phó giáo sư V.T.K. than phiền với Bộ trưởng L.H.N.: Mấy tay vụ trưởng đi theo anh chuyến này vô Nam, qua nói chuyện tôi thấy các vị đó dốt quá! Nguyên Bộ trưởng L.H.N. nói: Ngày xưa dốt là từ cấp thứ trưởng trở lên, cấp vụ nó giỏi lắm, nay nó dốt xuống đến cấp vụ rồi!!!

Từ nền văn hoá làm quan, văn hoá quỳ lạy, đã hình thành một tâm lý xin-cho trong xã hội. Khi nhóm Cánh Buồm của nhà giáo Phạm Toàn soạn thảo bộ sách Học tiếng Việt cho học sinh lớp 1 theo hướng cải cách giáo dục, tôi đến chơi một người bạn cũ từng là một quan chức cao cấp, từng ở nước ngoài nhiều năm, có học thức cao… và tặng ông một trong các cuốn sách Học tiếng Việt đó. Cầm sách trong tay, ông nói ngay: Họ không cho lưu hành đâu anh ạ! Thì ra cái tâm lý xin-cho đã ngấm vào xương tuỷ giới trí thức nước ta. Trên phải cho thì dưới mới được làm! Dù chưa ai cấm đoán bao giờ!

Ít lâu sau, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có ý kiến phải đưa Hoàng Sa, Trường Sa vào sách giáo khoa cho học sinh phổ thông học. Thế là tôi viết giới thiệu bài tập đọc “Lễ thả thuyền ra Hoàng Sa…” đã có trong sách Tiếng Việt lớp 1 của nhóm Cánh Buồm. Báo Người Lao động TP HCM đã đăng ngay bài đó trong tháng 1-2014 (vì… Thủ tướng đã… cho… nói về Hoàng Sa và Trường Sa!!!).

Ngày nay nước ta đã manh nha kinh tế thị trường, có bao nhiêu điều kiện và cơ hội để học làm người tự do, làm khoa học, làm chuyên môn, làm nghề… làm ra của cải cho một đất nước “đói nghèo trong rơm rạ” (Chế Lan Viên) thì trí thức nước ta cần mau chóng giã từ nền văn hoá làm quan, văn hoá quỳ lạy có cội nguồn từ văn hoá Khổng Mạnh Trung Hoa để canh tân đất nước.

Để kết thúc bài viết này, tôi xin kể một câu chuyện về giáo sư Nguyễn Đăng Hưng, ông sinh năm 1941 tại xã Điện Thắng Bắc huyện Điện Bàn tỉnh Quảng Nam. Hiện ông là một Việt kiều ở Bỉ, hoạt động trong lĩnh vực khoa học không gian. Ông là một nhà khoa học rất nổi tiếng, là “một trong 10 người làm thay đổi nước Bỉ” như cách nói của chính phủ Bỉ. Ông giảng dạy ở bậc đại học đã nhiều năm, từng là trưởng Khoa Cơ học phá huỷ thuộc Khoa Kỹ thuật không gian Đại học Liège. Một ngày kia, đồng nghiệp của ông “phát hiện” ra ông chỉ có bằng kỹ sư, chưa có bằng tiến sĩ như bao đồng nghiệp khác đang làm việc cùng ông. Người ta đề nghị giáo sư Nguyễn Đăng Hưng làm hồ sơ để thi tiến sĩ. Khi giáo sư Hưng tập hợp các công trình mình đã làm và đã được ứng dụng trong sản xuất để trình Hội đồng, chuẩn bị cho luận án tiến sĩ sẽ làm, thì Hội đồng nhất trí cao rằng ông xứng đáng là tiến sĩ từ lâu rồi, khỏi cần thi! Tại một quán càfê ở đường Phạm Ngọc Thạch Quận 1 TP HCM cuối năm 2013 vừa qua, giáo sư Hưng tâm sự với chúng tôi: Mải làm việc quá nên tôi… quên làm tiến sĩ.

Bao giờ cái văn hoá học để làm việc thay thế được văn hoá làm quan, văn hoá quỳ lạy trong giới tinh hoa ở nước ta, thì Việt Nam mới mở mày mở mặt được.

Tháng 6-2014

L. P. K.

TUYÊN BỐ 6-2014 (cập nhập: 465 người ký)

TUYÊN BỐ LÊN ÁN TRUNG QUỐC XÂM LƯỢC LÃNH THỔ VIỆT NAM
&
YÊU CẦU NHÀ NƯỚC VIỆT NAM KIỆN TRUNG QUỐC RA TÒA ÁN QUỐC TẾ
TP Hồ Chí Minh, ngày 18 tháng 6 năm 2014
Từ đầu tháng 5/2014 vừa qua, Trung Quốc đã cho hạ đặt giàn khoan HYSY 981 trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa của Việt Nam. Việc hạ đặt giàn khoan này nối tiếp các hoạt động có tính toán từ trước nhằm xâm chiếm lãnh thổ của Việt Nam, đặc biệt là việc dùng vũ lực đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa năm 1974, và đánh chiếm một phần quần đảo Trường Sa năm 1988.
Tất cả hành vi vừa nêu của Trung Quốc có thể gọi đúng tên là hành vi xâm lược, vi phạm nghiêm trọng Điều 2(4) của Hiến Chương LHQ, Nghị quyết 1514 ngày 14/12/1960, Nghị quyết 26/25 năm 1970, Nghị quyết số 3314-XXXIX ngày 14.12.1974 của LHQ.
Vì vậy, chúng tôi, những người Việt Nam trong nước và đang sống ở nước ngoài đồng lòng ký tên vào bản tuyên bố này nhằm:
- Cực lực lên án những hành vi có tính toán của Trung Quốc đang từng bước xâm lược lãnh thổ Việt Nam và thực hiện âm mưu độc chiếm Biển Đông;
- Yêu cầu Nhà Nước Việt Nam khẩn trương khởi kiện Trung Quốc ra tòa án Quốc tế về những vi phạm chủ quyền nghiêm trọng của họ tại Biển Đông, đặc biệt là kết hợp cùng Philippines đấu tranh pháp lý quốc tế để xóa bỏ đường 9 đoạn (lưỡi bò) phi pháp và phi lý của Trung Quốc.
&
REQUEST TO THE VIETNAMESE GOVERNMENT TO TAKE CHINA TO INTERNATIONAL COURTS
Since early May this year, China has illegally installed in the oil rig HYSY 981 in Vietnam’s exclusive economic zone (EEZ) and continental shelf of Vietnam. This is part of a pre-planned series of aggressive actions aimed at invading Vietnam’s territory, most notably the use of force to occupy the entire Paracel Islands in 1974, and again to occupy part of the Spratly Islands in 1988.
All of the afore-mentioned actions by China can be rightly called acts of aggression, seriously violating Article 2 (4) of the UN Charter, Resolution 1514 dated 14.12.1960, Resolution 26/25 in 1970, and Resolution No. 3314 UN-XXXIX dated 12.14.1974.
Therefore, we, patriotic Vietnamese worldwide, unanimously signed this statement to:
- Strongly condemn the aggressive behaviors of China which have been calculated to gradually invade the territory of Vietnam and realize their scheme to monopolize the South China Sea;
- Urgently request the government of Vietnam to take China to international courts for their serious violations of Vietnam’s sovereignty in the South China Sea, and to join hands with the Philippines in the legal battle against China’s unjustified and illegal cow’s tongue line (nine-dashed line).
Signatories:
Những người ký tên:
1. Nguyễn Đình Đầu, nhà nghiên cứu, Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
2. Huỳnh Tấn Mẫm, bác sĩ, nguyên Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Sài Gòn (trước 1975), Đại biểu Quốc hội khóa 6, Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP HCM
3. Lê Công Giàu, nguyên Tổng Thư ký Tổng Hội Sinh Viên Sài Gòn 1966, nguyên Phó Bí thư thường trực Thành đoàn Thanh niên Cộng sản TP HCM, nguyên Giám đốc Trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư (ITPC), TP HCM
4. Trần Quốc Thuận, Luật sư, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn Phòng Quốc hội
5. Huỳnh Kim Báu, nguyên Tổng Thư ký Hội Trí thức Yêu nước TP HCM
6. Bùi Tiến An, đảng viên hưu trí, nguyên CB Ban Dân vận Thành ủy TP HCM
7. Hồ An, nhà báo, TP HCM
8. Vũ Thị Phương Anh, Tiến sĩ giáo dục, nghiên cứu và dịch thuật tự do, hiện sống ở TP HCM
9. Đặng Thị Châu, cụ bà 92 tuổi, TP HCM
10. Huỳnh Kim Dũng, cử nhân phong trào sinh viên học sinh trước 1975
11. Hồ Hiếu, nhà giáo Sài Gòn, phong trào Tranh thủ Dân chủ Đà Lạt 1966, nguyên Chánh văn phòng Ban Dân vận Thành Ủy TP HCM
12. Ngô Kim Hoa, nhà báo tự do, Sài Gòn
13. Tô Hòa, nguyên Tổng biên tập báo Sài Gòn Giải phóng, TP HCM
14. Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Giám mục Giáo phận Vinh
15. Hà Thúc Huy, PGS TShóa học, giảng dạy đại học, TP HCM
16. Hoàng Hưng, nhà Thơ nhà báo Tự do, TP HCM
17. Nguyễn Văn Ly (Tư Kết), nguyên Thư ký của đc Mai Chí Thọ, TP HCM
18. Võ Văn Thôn, nguyên Giám đốc Sở Tư Pháp TP HCM
19. Lê Anh Tuấn, cán bộ hưu trí
20. Trần Thế Việt, nguyên Bí thư Thành Ủy Đà Lạt
21. Đinh Kim Phúc, nhà nghiên cứu Biển Đông, TP HCM
22. Giang Thị Hồng, vợ Luật gia Lê Hiếu Đằng
23. Lê Phú Khải, nguyên phóng viên thường trú Đài Tiếng nói Việt Nam tại miền Nam, TP HCM
24. Trần Hữu Kham, thương binh mù, cựu tù chính trị Côn đảo, TP HCM.
25. Trần Hữu Khánh, hưu trí, TP HCM
26. Cao Lập, hưu trí, cựu tù chính trị Côn Đảo
27. Võ Thị Lan, nguyên cán bộ công an TP HCM
28. Nguyễn Văn Lê, nguyên Chánh văn phòng Ban Dân vận Thành ủy TP HCM
29. Trần Văn Long, nguyên Tổng thư ký Ủy ban vận động cải thiện chế độ lao tù miền Nam Việt Nam, nguyên Phó Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh TP HCM, nguyên Phó Giám đốc Tổng công ty Du lịch TP (Sài Gòntourist).
30. Phan Đắc Lữ, nhà thơ, TP HCM
31. GBt. Huỳnh Công Minh, linh mục Giáo phận Sài Gòn
32. Tăng Thị Nga, cựu sinh viên luật phong trào sinh viên trước 1975
33. Kha Lương Ngãi, nguyên Phó Tổng Biên tập báo Sài Gòn Giải phóng, TP HCM
34. Hạ Đình Nguyên, nguyên Chủ tịch Ủy ban Hành động thuộc Tổng hội Sinh viên Sài Gòn (trước 1975), cựu tù chính trị Côn Đảo, TP HCM
35. Hồ Ngọc Nhuận, Phó chủ tịch Ủy ban Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam TP HCM, nguyên chủ bút nhật báo Tin Sáng Sài Gòn
36. Hà Sĩ Phu, TS, nhà văn tự do, Đà Lạt
37. Trần Minh Quốc, nguyên hội viên CLB những người kháng chiến cũ thời cụ Nguyễn Hộ 1990, TP HCM
38. Tống Văn Công, nguyên Tổng Biên Tập Báo Lao Động
39. Nguyễn Kiến Phước, nhà báo, nguyên Đại diện báo Nhân Dân ở phía Nam
40. Bùi Minh Quốc, Nhà thơ, nhà báo, nguyên chủ tịch hội Văn Nghệ, tổng biên tập tạp chí Lang Biang, Đà Lạt, Lâm Đồng
41. Tô Lê Sơn, kỹ sư, TP HCM
42. Trần Công Thạch, nhà giáo nghỉ hưu, TP HCM
43. Nguyễn Quốc Thái, nhà báo, TP HCM
44. Huỳnh Kim Thanh Thảo, doanh nhân, TP HCM
45. JM. Lê Quốc Thăng, linh mục Giáo phận Sài Gòn
46. Lê Thân, hưu trí, TP HCM
47. Nguyễn Bá Thuận, thầy giáo về hưu, Đan Mạch
48. Phan Văn Thuận, Giám đốc công ty Phú An Định, TP HCM
49. Nguyễn Thị Khánh Trâm, nghiên cứu viên văn hóa, hiện sống ở TP HCM
50. Phạm Đình Trọng, nhà văn, Sài Gòn
51. Huỳnh Kim Tú, cử nhân phong trào sinh viên học sinh trước 1975
52. Lưu Trọng Văn, nhà báo, TP HCM
53. Nguyễn Đắc Xuân, nhà văn, nhà nghiên cứu lịch sử Văn hoá Huế, hiện sống tại Huế
54. Võ Thị Bạch Tuyết, nguyên Giám đốc Sở Lao động Thương binh Xã hội TP HCM
55. Huỳnh Thị Minh Nguyệt, cán bộ hưu trí, TP HCM
56. Nguyễn Xuân Nghĩa, TS, giảng viên đại học, TP HCM
57. Nguyễn Minh Tấn, kiến trúc sư, Sài Gòn
58. Nguyễn Hồng Khoái, chuyên viên tư vấn tài chính, Hà Nội
59. Hoàng Thị Nhật Lệ, cán bộ hưu trí Bình Thạnh, TP HCM
60. Phạm Gia Minh, TS Kinh tế, hiện sống tại Hà Nội
61. Trần Minh Thảo, Viết văn, Bảo Lộc, Lâm Đồng
Ký tên đợt 2
62. Huy Đức, nhà báo độc lập, TP HCM
63. Phạm Khiêm Ích, nguyên Phó Viện trưởng Viện Thông tin Khoa học Xã hội. Hà Nội
64. André Menras Hồ Cương Quyết, nhà giáo, cựu tù chính trị chế độ cũ
65. Phạm Xuân Phương, Đại tá, cựu chiến binh, Hà Nội
66. Huỳnh Ngọc Chênh, nhà báo, Sài Gòn
67. Lê Văn Tâm, nguyên chủ tịch Hội người Việt Nam tại Nhật Bản
68. Hoàng Lại Giang, nhà văn, TP HCM
69. Tạ Duy Anh, nhà văn, công tác tại nhà xuất bản Hội Nhà văn, Hà Nội
70. Phạm Thị Minh Đức, nhân viên Trung tâm Hợp tác Quốc tế Nhật Bản, Hà Nội
71. Giáng Vân, nhà báo, nhà thơ, Hà Nội
72. Nguyễn Quang A, kỹ sư, Hà Nội
73. Uông Đình Đức, kỹ sư cơ khí (đã nghỉ hưu), TP HCM
74. Trần Tiến Đức, nhà báo, đạo diễn truyền hình, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục-Truyền thông, UBQG Dân số và KHH Gia đình, Hà Nội
75. Nguyễn Văn Binh, cựu Dân biểu Quốc hội VNCH
76. Đoàn Khắc Xuyên, nhà báo, TP HCM
77. Vũ Thư Hiên, nhà văn, Paris, Pháp
78. Tô Nhuận Vỹ, nhà văn, Huế
79. Phùng Hoài Ngọc, thạc sỹ, nguyên giảng viên đại học, tỉnh An Giang
80. Phan Tấn Hải, nhà văn, California, Hoa Kỳ
81. Nguyễn Quang Nhàn, cán bộ công đoàn hưu trí, Đà Lạt
82. Nguyễn Duy Toàn, giảng viên, đại học Nha trang, Khánh hòa
83. Hoàng Dũng, PGS TS, trường Đại học Sư phạm TP HCM, TP HCM
84. Nguyễn Thu Lan, dược sỹ, hưu trí, TP HCM
85. Ngô Thị Kim Cúc, nhà văn, Nhà báo, TP HCM
86. Phùng Liên Đoàn, chuyên viên nguyên tử, Oak Ridge, TN 37830, USA
87. Văn Ngọc Tâm, Nhà báo tự do, TP Sài Gòn
88. Ngô Văn Phước, sinh viên trường Đại học Văn hoá TP HCM
89. Bùi Phạm Hoàng Lượng, đảng viên hưu trí, nguyên Chủ tịch UBMTTQVN quận Phú Nhuận, TP HCM
90. Lê Thăng Long, kỹ sư – doanh nhân, Sài Gòn
91. Phạm Toàn, nhà giáo nghỉ hưu, Hà Nội
92. Bùi Ngọc Tấn, nhà văn, TP Hải Phòng
93. Lê Minh Hà, nhà văn, sống tại Đức
94. Nguyễn Văn Dũng, nhà giáo, nhà văn, TP Huế
95. Nguyễn Tường Thụy, cựu chiến binh, blogger, Hà Nội
96. Đỗ Trung Quân, nhà thơ, TP HCM
97. Đào Thanh Thuỷ, cán bộ hưu trí
98. Nguyễn Duy, nhà thơ, TP. Hồ Chí Minh.
99. Bùi Trọng Kiên, TS. Toán học, Viện Toán học, Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Hà Nội
100. Nguyễn Trí Nghiệp, Giám đốc Công ty Nông Trang Island, Vĩnh Long
101. Nguyễn Công Hệ, thuyền trưởng viễn dương, TP HCM
102. Đinh Đức Long, Tiến sĩ, bác sĩ, TP HCM
103. Dương Tường, nhà thơ – dịch giả, Hà Nội
104. Nguyễn Lộc, giảng dạy Đại học, TP HCM
105. Ý Nhi, nhà thơ, TP HCM
106. Lê Khánh Luận, TS Toán, nhà thơ, nguyên giảng viên trường Đại học Kinh Tế TP HCM
107. Trương Thanh Đạm, Dr., hưu trí, Hà Lan
108. Nguyễn Huệ Chi, GS, Hà Nội
109. Nguyễn Thế Hùng, GS TS ngành Thủy lợi, Phó Chủ tịch Hội Cơ học Thủy khí Việt Nam, TP Đà Nẵng
110. Nguyễn Phương Chi, biên tập viên chính, nguyên Phó phòng Tạp chí Nghiên cứu văn học, Viện Văn học, Hà Nội
111. Đặng Thị Hảo, TS, Hà Nội
112. Nguyễn Đình Nguyên, TS, Australia
113. Phan Thị Hoàng Oanh, TS, TP HCM
114. Nguyễn Văn An, cán bộ hưu trí, TP HCM
115. Hoàng Tụy, giáo sư, Viện Toán học, Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Hà Nội
116. Nguyễn Trọng Huấn, kiến trúc sư, nguyên Tổng Biên tập Tạp chí Kiến trúc & Đời sống, TP HCM
Ký tên đợt 3
117. Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam, nguyên thành viên Tổ Tư vấn của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, hiện sống tại TP HCM
118. Lý Kiến Trúc, Nhà báo, Chủ nhiệm Câu Lạc Bộ Văn Hoá & Truyền Thông Quận Cam, Chủ nhiệm Văn Hoá Magazine-California, USA
119. Nguyễn Minh Thuyết, GS TS Ngữ văn, đại biểu Quốc hội các khóa XI và XII, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, Hà Nội
120. Hoàng Thị Hòa Bình, PGS TS Giáo dục học, nghiên cứu viên chính Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, Hà Nội
121. Nguyễn Văn Chương, nhà giáo hưu trí, Sài Gòn
122. Trương Đình Thảo, cán bộ hưu trí, TP HCM
123. Đào Tiến Thi, ThS, nhà văn, nhà giáo, Uỷ viên Ban chấp hành Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, Hà Nội
124. Nguyễn Hữu Quý, kỹ sư, Đăk Lăk
125. Phan Quốc Tuyên, kỹ sư tin học, Place des Charmilles 1 1203 Genève – Thụy Sỹ
126. Võ Thương Việt, sinh sống làm việc tại Nga
127. Nguyễn Đắc Diên, bác sĩ Nha Khoa, TP HCM
128. Nguyễn Hòa, Cao-học hành-chánh Sài-Gòn, Nghỉ hưuOakland, CA, USA
129. Tho Huynh, 11321 Chapman AveGarden Grove, CA.92840, USA
130. Nguyen Loan, nghề nghiệp: Nail, USA
131. Lê Mạnh Năm, nghiên cứu viên chính, trú tại 47 ngõ 622 Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội
132. Nguyễn Văn Dũng, Tiến Sĩ Vật Lý, nguyên là cán bộ của Viện Khoa học Việt Nam, hiện đang định cư ở Mỹ
133. Nguyễn Trọng Hoàng, bác sĩ Y khoa, Paris, Pháp
134. Quan Vinh, chuyên viên tin học, Italia
135. Chu Văn Hoà, Cử nhân luật, Cộng hoà Liên bang Đức
136. Lam Thi Ngoc Diep, cựu sinh viên Văn khoa Sài Gòn, dang o TP HCM
137. Trịnh Tuấn Dũng, kỹ sư, Hà Nội
138. Truong Vien, technician, Florida, USA
139. Nguyen Thi Kim Phuong, inspector, Florida, USA
140. Nguyen thi Nhu Quynh, manager, Florida, USA
141. Nguyễn Trung, giáo viên ở Ninh Thuận
142. Phan Xuan Trinh, cựu SQQY Quân Lực VNCH, Hoa Kỳ
143. Nguyễn Ngọc Thạch, hưu trí, TP HCM
144. Tô Oanh, giáo viên nghỉ hưu tại TP Bắc Giang
145. Nguyễn Quang Đạo, cựu chiến binh, Hà Nội
146. MaiLy Nguyen, kỹ sư Kỹ thuật, Bnk-VnaChicago, IL. USA
147. Terry The Pham, KCI Medical Canada 4263 William st, burnaby bc Canada
148. Trần Minh Thế, PGS TS, nguyên Viện trưởng Viện Thông tin Tư liệu Địa chất Hà Nội
149. Lại Nguyên Ân, nhà nghiên cứu văn học, hiện sống và làm việc tại Hà Nội
150. Nguyễn Văn Nghiêm, thợ hớt tóc TP Hòa Bình, Hòa Bình
151. Đỗ Trọng Khơi, nhà thơ, Thái Bình
152. Lê Xuân Thiêm, kỹ sư Xây dựng, TP HCM
153. Luong Van Dung, hướng dẫn viên du lịch quốc tế, sống tại Hà Nội
154. Đào Văn Tùng, cán bộ nghỉ hưu, TP Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang
155. Trần Văn Đằng 69 tuổi, hưu trí, Hải Phòng
156. Lê Văn, tiến sỹ vật lý, Sài Gòn
157. Dương Tất Thắng, giảng viên khoa Toán-Cơ-Tin học,Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội
158. Nguyễn Hữu Toàn, kỹ sư đã nghỉ hưu, Hà Nội
159. Bùi Thị Phương Oanh, cán bộ Tài chính đã nghỉ hưu, Hà Nội
160. Đặng Lợi Minh, giáo viên cấp 3, Hải Phòng
161. Nguyễn Vũ, kỹ sư, hành nghề tự do, 284/26 Lê Văn Sỹ, P.14, Q.3, Sài Gòn
162. Bùi Văn Sáng, kỹ sư xây dựng công trình giao thông, TP Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
163. Nguyễn Thượng Long, dạy học và viết báo, quận Hà Đông, TP Hà Nội
164. Hoàng Cảnh Hồng, kinh doanh, Nghệ An
165. Võ Lê Trường Thạch, kỹ sư xây dựng, 15 Tôn Thất Thuyết, Đông Hà, Quảng Trị
166. Chu Quốc Khánh, kỹ sư điện tử, cử nhân kinh tế, số 4, hẻm 208/12/15 Ngyễn Văn Cừ, Bồ Đề, Long Biên, Hà Nội
167. Vũ Thị Nhuận, tiến sĩ sinh hóa thất nghiệp, Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ
168. Nguyễn Thanh Giang – Tiến sỹ Địa Vật lý – Hà Nội
169. Nguyễn Hồng Quân, kỹ sư kết cấu, Fremont, CA 94536 – USA
170. Lê Phương Anh, kỹ sư điện toán, Garden Grove – California 92840 USA
171. Nguyen Huu Hiep, lái xe du lịch, TP HCM
172. Cao Xuân Lý, nhà văn, Australia
173. Nguyễn Quang Lập, nhà văn, TP HCM
174. Đỗ Minh Tuấn, nhà thơ- đạo diễn Điện ảnh, Hà Nội
175. Pham Thi Phuc, thường trú tại 18 Ngô Thời Nhiệm, phường 7, quận 3, TP HCM
176. Tran Quoc Khanh, thường trú tại 18 Ngô Thời Nhiệm, phường 7, quận 3, TP HCM
177. Tran Le Huong, thường trú tại 18 Ngô Thời Nhiệm, phường 7, quận 3, TP HCM
178. Tran Khanh Linh, thường trú tại 18 Ngô Thời Nhiệm, phường 7, quận 3, TP HCM
179. Tran Khanh Ngoc, thường trú tại 18 Ngô Thời Nhiệm, phường 7, quận 3, TP HCM
180. Nguyễn Đức Quỳ, cựu giáo chức, Hà Nội
181. Nguyễn Hữu Tế, đã nghỉ hưu, 163 Đinh Tiên Hoàng phường Dakao quận 1 TP HCM
182. Chu Văn Keng, Cử nhân Toán, Berlin, CHLB Đức
183. Nguyễn Anh Tuấn, PGS TScán bộ giảng dạy và nghiên cứu khoa học trường ĐHBKHN, Hà Nội
184. Nguyễn Ánh Tuyết, chuyên viên viễn thông, Khâm Thiên, Đống Đa, Hà Nội
185. Nguyễn Tiến Đức, kỹ sư đang nghỉ hưu tại TP HCM
186. Bùi Kế Nhãn, Nghề nghiệp : Tự do, Đang sinh hoạt CCB & Cựu TNXP tại địa phương, Cư ngụ: Vũng Tàu
187. Nguyễn Xuân Thọ, kỹ sư điện tử, 50933 Cologne, CHLB Đức
188. Trần Đồng Minh, giáo viên đã hưu, nghiên cứu văn học, Hà Nội
189. Phan Văn Hiến, PGS TS, Hà Nội
190. Phạm Thị Lâm, cán bộ hưu trí, sống tại Hà Nội
191. Bùi Thị Bích Ngọc, Tiến sỹ Nga ngữ, nhà báo, nhà giáo (đã nghỉ hưu), hiện sống tại TP HCM
192. Triệu Sang, làm ruộng, sống tại tỉnh Sóc Trăng
193. Nguyễn Xuân Văn, kỹ sư, hiện đang công tác tại Thanh Hóa
194. Phạm vương Ánh, kỹ sư kinh tế, cựu Sỹ quan QĐNDVN, TP Vinh, Nghệ An
195. Lương Nguyễn Trãi, giáo viên THPT, Sài Gòn
196. Nguyen Hung Son, cán bộ hưu trí, TS Sử học, Hà Nội
197. Lê Cát Tường, TS Kỹ thuật (AUS), USA
198. Lê Anh Hùng, blogger, Thanh Xuân, Hà Nội
199. Lê Tuấn Huy, TS, TP HCM
200. Nguyễn Kim Tuấn, kỹ sư, Sài Gòn
201. Nguyễn Đức Thành, nhân viên kinh doanh, Hà Nội
202. Phạm Mạnh Tuân, trú tại số 5 Ngõ Giữa, phố Nhà Chung TP Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh
203. Nguyễn Sỹ Phương, Dr., Zschortauerstr. 18 04129 Leipzig, BRD
204. Đào Công Tiến, nguyên hiệu trưởng Đại học Kinh tế TP HCM, nguyên thành viên Ban nghiên cứu của Thủ tướng, 55 Nguyễn Sơn Hà, P5, Q3, TP HCM
205. Trân Hưng Thịnh, kỹ sư đã nghỉ hưu, Hoàng Mai, Hà Nội
206. Nguyễn Thạch Cương, TS Nông nghiệp, nguyên chủ tịch HĐQT, giám đốc công ty cổ phần giống cây trồng Hà Tây, đảng viên, bí thư đảng ủy công ty cổ phần giống cây trồng Hà Tây, Hà Nội
207. Doãn Mạnh Dũng, kỹ sư, Phó Chủ tịch- Tổng thư ký Hội Biển TP HCM
208. Nguyễn Văn Hải, kỹ sư, Cambodia
209. Nguyễn Đức Tùng, M.D., Canada
210. Phạm Văn Lộc, Nhân viên kế toán, TP HCM
211. Trần Trung Chính, nhà báo, Hà Nội
212. Nguyễn Đình Bá, giảng viên Khoa Ngoại ngữ, Đại học Duy Tân Đà Nẵng
213. Trần Ngọc Tuấn, nhà báo, Levskeho37, Praha, Cộng hòa Czech
214. Phạm Duy Hiển, hưu trí, TP Pleiku, tỉnh Gia Lai
215. Đỗ Hoài Đức, giảng viên CĐSP Hà Nội, hiện đang là NCS tại UGent, Vương quốc Bỉ
216. Trần Văn Bang, kỹ sư, cựu chiến binh chống TQ xâm lược Biên giới phía Bắc, Q.Tân Bình, Sài Gòn
217. Nguyễn Lại Giang, Cử nhân Kinh tế, Sài Gòn – Bình Định
218. Hồ Sĩ Hải, kỹ sư, về hưu, Hà Nội
219. Trần Định, nhà báo, nghệ sĩ nhiếp ảnh, sống tại Hà Nội
220. Việt Linh, đạo diễn, TP HCM
221. Văn Thị Hạnh, TS Sinh học, hưu trí, TP HCM
222. Nguyễn Gi Lăng, kỹ sư, Hungary
223. Phạm Xuân Vỹ, hưu trí, TP Buôn Ma Thuột tỉnh Đắk Lắk
224. Ma Van Dung, Vietnam Promotions & PR, Australia
225. Tran Van Tan, kỹ sư, Elisabeth-Selbert Str. 13 12355 Berlin, CHLB Đức
226. Lê Chiến Thắng, hưu trí, Stuttgart, CHLB Đức
227. Võ Thị Cẩm Hồng, nội trợ, Stuttgart, CHLB Đức
228. Khải Nguyên, dạy học, viết văn, TP Hải Phòng
229. Nguyễn Văn Quang, kỹ sư, cán bộ hưu trí, tỉnh Bạc Liêu, Việt Nam
230. Bui Quang Trung, kỹ sư xây dựng, Chelles, Cộng hòa Pháp
231. Lê Phước Sinh, dạy học, nguyên Chủ tịch Ban Đại Diện Học Viên Nông Lâm Súc Huế (1973-1974), thành viên Ban Đại Diện Học Sinh Liên Trường Thừa Thiên-Huế, hiện sống tại Sài Gòn
232. Chu Quang Thứ, Tiến sỹ, Chủ tịch Hội Người đi biển Việt Nam, nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, Hà Nội
233. Nguyen Huy Hung, kỹ sư cơ khí, Okazaki, Japan
234. Vũ nhật Khải, PGS TS Triết học, nguyên Vụ trưởng, Đống Đa, Hà Nội
235. Đoàn Hữu Phố, công nhân đang làm việc và sinh sống tại Bình Dương
236. Nguyen Trung Chi, bộ đội chiến trường K, TP Đà Nẵng
237. Kim Son Vu, Dahlienweg 14d 3422 Kirchberg BE, Switzerland
238. Hong Van Vu, Dahlienweg 14d 3422 Kirchberg BE, Switzerland
239. Nguyễn Hoàng Long, hưu trí, cựu binh chiến trường K, ngụ tại quận 12, TP HCM
240. Nguyen Van Thinh, nhà báo, nguyên Tổng Biên tập tạp chí Phương Mai, Bình Định
241. Nguyễn Văn Hòa, kỹ sư Điện, 65307 -Koblenzer Strasse, CHLB Đức
242. Vũ Thu Hương, TS Địa Vật lý, Hà Nội
243. Nguyen Thai Do, Sacramento, USA
244. Trần Quốc Phú, thương nhân, TP HCM
245. Thái Quang Sa, về hưu, nguyên giám đốc nhà máy Z181, hiện ở Hà Nội
246. Lê Đức Trung, giáo viên, TP Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế
247. Trịnh Hồng Kỳ, nhân viên xuất nhập khẩu, TP HCM
248. Ta Bac Son, kỹ sư, Quảng Trị
249. Nguyễn Quang Hưng, quản lý dự án, TP HCM
250. Trần Quang Hùng, cựu chiến binh, cán bộ hưu trí, Nam Định
251. Nguyễn Văn Phúc, nhà giáo nghỉ hưu, Bình Dương
252. Lại Thị Ánh Hồng, doanh nhân, Sài Gòn
253. Lê Văn Điền, Tiến sĩ Toán học. TP Krakow, Ba Lan
254. Nguyễn Hữu Phước, nhà báo, TP HCM
255. Lê Ngọc Bình, cán bộ hưu trí, TP Hà Nội
256. Nguyễn Thu Trang, kỹ sư hóa, chủ dosnh nghiệp tư nhân sản xuất keo chống thấm, Tân Bình, TP HCM
257. Trần Quang Đang, kỹ sư, Pháp
258. Bùi Quang Lộc, giáo viên hưu trí, TP HCM
259. Lê Hồng Nam, sỹ quan QD hưu trí, Hà Nội
260. Lê Kim Duy, kỹ sư, đang làm việc tại TP Huế
261. Thích Nguyên Hùng, tu sĩ, Pháp quốc
262. Thân Hải Thanh, cán bộ đảng viên hưu trí, nguyên Tổng Giám đốc Benthanhtourist, hiện cư trú tại 6/16 Cách mạng tháng 8, phường Bến Thành, quận 1, TP HCM
263. Nguyễn Văn Trợ, kinh doanh dịch vụ, TP HCM
264. Nguyễn-Minh-Kính, Bộ đội Trường Sơn, đã nghỉ hưu, hiện sống ở Mỹ
265. Nguyen Me Linh, TS, TP HCM
266. Trần Quốc Hùng, cựu giáo viên, TP HCM
267. Hà Đăng Câu, tàn tật, thương phế binh VNCH, Đồng Nai
268. Lê Văn Ngọ, kỹ sư, số nhà 60 Nguyễn Thiện Thuật, Nha Trang, Khánh Hoà
269. Nam Dao Nguyễn Mạnh Hùng, nguyên GS Kinh tế, Đại học Laval, Canada
270. Ngô Trí Đức, phiên dịch, 2105/6 Brno,62800, Cộng hòa Cezch
Ký tên đợt 4
271. Huỳnh Sơn Phước, nhà báo, thành viên Viện IDS, Hội An – Quảng Nam
272. Vũ Quang Chính, nhà lý luận phê bình phim, Hà Nội
273. Nguyen Minh Hien, nhà báo, TP HCM
274. Trần Văn Khoản, nghề nghiệp tự do, TP Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
275. Vũ Ngọc Thăng, dịch giả, Canada
276. Lê Duyệt, lao động tự do, Quảng trị
277. Tư Đồ Thiện, lập trình viên CNC, Mississauga, Canada
278. Đinh Huyền Hương, giáo viên, TP HCM
279. Đào Tấn Anh Trúc, thợ điện, Pháp
280. Đinh Thị Quỳnh Như, Tiến sỹ, nguyên giảng viên Đại học Sư phạm TP HCM (hưu trí), TP HCM
281. Hung Doan – Store Manager, Anaheim, Orange County, California, USA
282. Trần Trung Sơn, giáo viên, Tiến sĩ, Phó trưởng khoa MBDC trường SQKQ, Nha Trang, Khánh Hòa
283. Lý Đăng Thạnh, Người Chép Sử, TP HCM
284. Hà Quốc Chính, cựu chiến binh Campuchia, TP HCM
285. Thi Nguyen, Troy, Michigan, USA
286. Lê Đức Minh, kỹ sư Điện kỹ nghệ, Cộng hòa Liên bang Đức
287. Nguyễn Trường Lưu, giáo viên, Lâm Đồng
288. Luc Le, cư ngụ tài TP Edmonton, tinh Alberta, Canada
289. Nguyễn Văn Dũng, hiện ở tại Thueringen, Cộng hòa Liên bang Đức
290. Phạm Xuân Đào, linh mục, Pháp quốc
291. Phạm Kỳ Đăng, làm thơ, dịch thuật, viết báo tại CHLB Đức
292. Nguyễn Đào Trường, hưu trí, TP Hải Dương
293. Trần Quang Ngọc, Tiến sĩ, kỹ sư nghỉ hưu, Stuttgart, CHLB Đức
294. Đỗ Sơn Trường, giáo viên Điện, Quito, Ecuador
295. Nguyễn Quế Hương, Đồ họa kiến trúc, San Diego, CA 92816 – USA
296. Le Phuong Thao, hưu trí, Hoa Kỳ
297. Bùi Ngọc Thanh, hưu trí, Thụy Sĩ
298. Đặng Ngọc Tuấn, kỹ sư, Hội An, Quảng Nam
299. Trần Văn Tùng, PGSTS Kinh tế, Hà Nội
300. Nguyen Minh Dang, kỹ sư, 2/15 Trường Chinh, Q Tân Bình, TP HCM
301. Ngụy Hữu Tâm, tiến sĩ vật lý, nguyên cán bộ Việt Vật lý, Viện Khoa học Việt Nam, nay hành nghề tự do: viết sách, báo, dịch giả, hướng dẫn du lịch, Hà Nội
302. Hoàng Trường Sa, nhạc sĩ, California, Hoa Kỳ
303. Nguyễn Minh Phát, kiến trúc sư, bang New Brunswick, Canada
304. Nguyễn Văn Tâm, hưu trí, TP HCM
305. Phan Xuân Ca, kỹ sư Tự động hóa, Quy Nhơn, Bình Định
306. Doan Kieu Anh, Engineer, Ho Chi Minh City
307. Nguyễn Quốc Minh, nhà thơ, Hà Nội
308. Nguyễn Tiến Bính, nghỉ hưu tại 102 Thịnh Hào 3, Tôn Đức Thắng, Hà Nội
309. Nguyễn Hoàng Công, Thạc sỹ đo lường điều khiển, Tây Hồ, Hà Nội
310. Lưu Hà Sĩ Tâm, kinh doanh trang trại, Quỳnh Phụ, Thái Bình
311. Nguyễn Hữu Tuyến, kỹ sư hưu trí tại 456/19 Cao Thắng, P12, Q10, Sài Gòn
312. Nguyễn Huy Dũng, dân thường, ngụ tại TP Vũng Tàu
313. Khánh Phương, viết văn tự do, Pennsylvania, Hoa Kỳ
314. Trần công tâm, cử nhân kinh tế, TP HCM
315. Nguyen Thi Tâm, hưu trí, Hà Nội
316. Võ Việt Nam, kiều bào tại Nga
317. Trần Đình Nam, nguyên Trưởng ban biên tập Nhà xuất bản Kim Đồng, Hà Nội
318. Nguyễn Đức Thắng, kỹ sư, TP. Hồ Chí Minh
319. Đoàn Nhật Hồng, nguyên Giám đốc Sở Giáo dục Lâm Đồng, Đà Lạt
320. Võ Văn Chánh, nông dân, ấp 3, xã Quới Sơn, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre
321. Đoàn Văn Cánh, PGS TS, giảng viên cao cấp đã nghỉ hưu, Hà Nội
322. Tran Huu Ta, PGS TS, TP HCM
323. Vũ Trí Đức, làm nghề tự do, Hà Nội
324. Hàn Công Khánh, kỹ sư Hóa tổng hợp, nhà doanh nghiêp, hội viên Hội Nhà văn, Hà Nội
325. Cung Chính Đoàn, Ccựu chiến binh sư đoàn 968, cán bộ báo Nhân Dân nghỉ hưu, 48 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội
326. Nguyễn Văn Đức, lao động đã nghỉ việc, Gò Vấp, TP HCM
327. Phạm Thị Cư, Tiến sĩ, TP HCM
328. Trần Thành Đức, Tiến sĩ Luật, California, Hoa Kỳ
329. Nguyễn Xuân Diện, Tiến sĩ, Hà Nội
330. Tinh Phan, kỹ sư, Anh Quốc
331. Nguyễn Minh Huy, kỹ sư cơ khí, TP HCM
332. Đổ Thị Mẫn, nguyên cán bộ công an quận 1, cư ngụ tại 6/16 Cách Mạng tháng 8, Phường Bến Thành, quận 1, TP HCM
333. Ngô Thúy, họa sĩ tự do, Hà Nội
334. Nguyễn Văn Hiểu, cán bộ hưu trí, Nha Trang, Khánh Hòa
335. Cao Vi Hiển nguyên Phó Giám đốc sở Thương mại Du Lịch, đã nghỉ hưu, thường trú tại 131 Lê Hồng Phong TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum
336. Phạm Văn Hiền, nguyên giảng viên trường Chính trị Tô Hiệu, Hải Phòng
337. Phạm vy Long, Cử nhân luật, hưu trí, TP HCM
338. Tran Thanh, nhà giáo, TP HCM
339. Ngo Kim Dung, bác sĩ tại Pháp
340. La Đại, kỹ sư xây dựng, Tiến Lộc, Hậu Lộc, Thanh Hóa
341. Đỗ Thị Ngọc Lan, nội trợ, TP HCM
342. Nguyen Dong Hoa, cựu chiến binh, 25/5 Trần Đình Xu, quận 1, TP HCM
343. Nguyễn Văn Nghi, Tiến sĩ, 172 Lò Đúc, Hai Bà Trưng, Hà Nội
344. Vũ Quỳnh Giao, hưu trí, TP HCM
345. Lê đình Lương, hưu trí, TP HCM
346. Vũ thị Chỉnh, hưu trí, TP HCM
347. Vũ Huy Cường, hưu trí, TP HCM
348. Vũ Kim Cúc. hưu trí, Hà Nội
349. Vũ thị Thảo, hưu trí, Hà Nội
350. Vũ Như Cương, hưu trí, Hà Nội
351. Vũ Hồng Hưng, hưu trí, Hà Nội
352. Đỗ Như Ly, kỹ sư, hưu trí, TP HCM
353. Nguyễn Quyền, công nhân, München, CHLB Đức
354. Pet. Xuân Nguyễn, công nghệ thông tin, Kỳ Đồng, phường 9, quận 3, TP HCM
355. Hồ Quang Huy, kỹ sư, Nha Trang, Khánh Hòa
356. Trần Thanh Vân, kiến trúc sư đã về hưu, Hà Nội
357. Lê Trần Minh, học sinh cấp 3 trường Hanoi Academy, Hà Nội
358. Le Duy Thien, ThS, Brisbane, Australia
359. Hồ Ngọc Nhân, sinh viên, Đại học Luật TP HCM, Bình Định
360. Thân Lê Khuyên, kinh Doanh, Đồng Nai
361. Lương Thanh Liêm, nguyên Tổng Thư ký Tổng đoàn Học sinh Đà Nẵng (1971-1975), cựu tù yêu nước
362. Đặng Trường Lưu, họa sĩ – nhà phê bình Mỹ thuật, Hà Nội
363. Lê Thị Xuân Hương, cán bộ hưu trí, Báo Sài Gòn Giải Phóng, TP HCM
364. Nguyen Phu Vinh, kỹ sư, TP Ho Chi Minh
365. Vân Hương PAILLET, Grenoble, Pháp
366. Ngô Thanh Hà, cán bộ hưu trí, Sài Gòn
367. Hồ Văn Nhãn, nhà giáo hưu trí, TP HCM
368. Nguyễn Quốc Ân, dược sỹ, TP. Hà Nội
369. Hoàng Quý Thân, TS ngành hệ thống điện, hưu trí, sống tại Hà Nội
Ký tên đợt 5
370. Lê Thành Dững, nguyên Phó Chủ tịch UBND TP Đà Lạt, Lâm Đồng, nay sống tại TP Đà Lạt
371. Dương Văn Phú, cựu tù chính trị trước 1975, trao trả tù tại bờ sông Thạch Hãn, nguyên Phó Giám đốc Điện lực Lâm Đồng, nay sống tại TP Đà Lạt
372. Lê Thành Công, cựu tù Côn Đảo, cán bộ Ban Tuyên huấn tỉnh ủy Lâm Đồng, nay sống tại TP Đà Lạt
373. Vũ Bích Loan, kinh doanh du lịch, Đà Lạt, Lâm Đồng
374. Nguyễn Phụng Hoàng, bác sĩ, Đà Lạt, Lâm Đồng
375. Jos. Nguyễn Văn Bình, linh mục Giáo phận Hà Nội
376. Hung Huynh, nghỉ hưu, San Jose,CA, USA
377. Nguyễn Đức Phổ, nông dân, Đà Lạt, Lâm Đồng
378. Trần Công Khánh, đã nghỉ hưu, Hải Phòng
379. Phan Xuân Ngọc, cán bộ hưu, 6 Tuệ Tĩnh, Nha Trang
380. Nguyễn Đức Vinh, kỹ sư, số 76 Hàng Gà, Hải Phòng
381. Nguyễn Thị Linh Giang, kỹ sư, TP HCM
382. Nguyễn Thị Kim Thái, nghỉ hưu, phường Hồng Gai, Hạ Long, Quảng Ninh
383. Trương Đại Nghĩa, quân nhân QLCNCH, cựu tù cải tạo, 11232 Santa Maria St, Stanton CA 90680 – USA
384. Nghiêm Sĩ Cường, kinh doanh, số 220 khu E, tập thể nhà in Ngân hàng, ngõ Quan Thổ 1, Tôn Đức Thắng, Hà Nội
385. Trần Khang Thụy, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Khoa học Kinh tế (CESAIS), thuộc Trường Đại học Kinh tế TP HCM
386. Hoang Bich Mai, Ottawa, Canada
387. Nguyen Hoang Phiet, buôn bán, quận 8, TP HCM
388. Hoàng Xuân Vũ, công nhân, 108 Southlake, Columbia Sc 29223, Hoa Kỳ
389. Hoàng Nghĩa Lược, kỹ sư xây dựng dân dụng và kỹ nghệ, sống ở Hà Nội
390. Thuy Nguyen, accountant, California, USA
391. Trần Thanh Bình, kỹ sư, Italia
392. Phan Thị Mộng Huyền, hưu trí, Italia
393. Tran Duc Thien, kinh doanh, CHLB Đức
394. Nina Nguyễn, công chức toà đô chánh TP Toronto, Canada
395. Nguyễn Duy Hải, giáo viên lịch sử, Long An
396. Dương Tùng, chăn nuôi, Bình Dương
397. Huỳnh Thị Thu, kế toán, Đồng Nai
398. Phó Văn Ngọc, công chức, Canada
399. Bùi Phan Thiên Giang, chuyên viên công nghệ thông tin, TP HCM
400. Le Dinh Hong, kế toán, 2481 E 28th Ave, Vancouver, B.C, Canada
401. Le Thi Nhan, nội trợ, 2481 E 28th Ave, Vancouver, B.C, Canada
402. Lâm Giang, lao động tự do, Sài Gòn
403. Đặng Quang Hải, kỹ sư công nghệ thông tin, TP HCM
404. Duc Nguyen, kỹ sư, Falls Church VA 22044, usa
405. Nguyễn Ngọc Xuân, sinh 1952, thường trú tại Phước An, Phước Bửu, Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
406. Nguyễn Phước Anh, kỹ sư, Sài Gòn
407. Nguyễn Đăng Khoa, giảng viên, Lyon, Pháp
408. Đoàn Viết Hiệp, kỹ sư điện toán, 92160 Antony, Pháp
409. Phạm Thế Phương, kỹ sư, Hải Phòng
410. Nguyễn Tín Đức, sinh viên TP Hồ ChíMinh
411. Trần Đình Bé, kỹ sư, Quảng Ngãi
412. Hoàng Dương Tuấn, giáo sư Đại học Công nghệ Sydney (University of Technology Sydney), Sydney, New South Wales, Australia
413. Dương Quốc Huy, cựu chiến binh, Hà Nội
414. Phùng Quốc Hùng, nông dân, xã Phú Lộc, Phù Ninh, Phú Thọ
415. Nguyễn Thị Bình, nông dân, xã Phú Lộc, Phù Ninh, Phú Thọ
416. Chu Văn Tiến, kỹ sư, CHLB Đức
417. Nguyễn Thị Ngọc Trai, 81 tuổi, nhà văn, nhà báo, P. 1108/165b phố Thái Hà, quận Đống Đa, Hà Nội
418. Nguyễn Đăng Quang, Đại tá, nguyên cán bộ Bộ Công an, hiện ở tại Hà Nội
Ký tên đợt 6
419. Vũ Quốc Tuấn, nguyên Trợ lý Thủ tướng Võ Văn Kiệt, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng
420. Lê Đăng Doanh, Tiến sĩ, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Võ Văn Kiệt và Thủ tướng Phan Văn Khải, Hà Nội
421. Trần Đức Nguyên, hưu trí, nguyên Trưởng ban Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam
422. Đào Xuân Sâm, hưu trí, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam
423. Nguyễn Trung, nguyên trợ lý của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt
424. Thành Long, cán bộ hưu trí, 27 Phùng Khắc Khoan, quận 1, TP HCM
425. Nguyễn Đình Quyền, kiến trúc/xây dựng, Seattle, WA, USA
426. Hồ Trọng Để, kỹ sư dự án, hiện sinh sống và làm việc tại TP HCM
427. Nguyễn Duy Hiền, hưu trí, Huế
428. Hoàng Thị Thọ, nhà báo, Huế
429. Huỳnh Thị Giám, cán bộ hưu trí báo Người Lao Động, TP HCM
430. Ngô Bá Tiết, cán bộ hưu trí Viện Khoa học Việt Nam, Phân viện TP HCM
431. Đào Quốc Việt, hưu trí, Láng Hạ, Hà Nội 
432. Trương Lợi, kỹ sư, TP HCM
433. Uông Đắc Đạo, cử nhân Luật Sài Gòn, hưu trí, USA
434. Nguyen Quang Tuyen, nghệ sĩ thị giác, San Francisco, USA
435. Trần Trọng Trung, kinh doanh, Hải Dương
436. Hà Minh Hiển, Warszawa, Ba Lan
437. Nguyễn Thị Mai, Warszawa, Ba Lan
438. Đỗ Thị Tuyết Phượng, công chức, Italia
439. Trịnh Quang Hà, hưu trí, Italia
440. Trần Ngọc Sơn, kỹ sư, Pháp
441. Nguyễn Thanh Hằng, dược  sĩ, Pháp
442. Võ Quang Tu, hưu trí, Montreal, Canada
443. Bửu Nam, PGS TS Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế
444. Liem Nguyen, 6401 Boyce Lane Austin TX 78754, State inspection
445. Dương Sanh, cựu giáo viên, cư trú tại xã Vạn Thọ, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa
446. Minh Nguyen, công nhân, USA
447. Doãn Quốc Thái, con trai trưởng của nhà văn Doãn Quốc Sỹ, hiện ở tại Houston, Texas, USA
448. Lê Quang Thuận, kỹ sư xây dựng, TP HCM
449. Nguyễn Hùng, cán bộ ngoại giao, nghỉ hưu tại Hà Nội
450. Đặng Thế Tài, giáo viên, Nam Định
451. Nguyễn Việt, kỹ sư Thủy lợi đã về hưu, hiện đang trú tại Hà Nội
452. David Hoang, Melbourne, Úc
453. Huangyinjun, kỹ sư điện tự động, Phnom Penh, Cambodia
454. Bùi Đức Hiệp, nhân viên vận tải, TP HCM
455. Tạ Cao Nguyên, giáo viên trung học, Lạng Sơn
456. Trần Đắc Lộc, cựu giảng viên Đại học Khoa học Huế
457. Nguyễn Thái Nguyên, Tiến sĩ, Hà Nội
458. Huỳnh Xuân Thiệp, giáo viên Phổ thông trung học, hưu trí, Bình Định
459. Đỗ Thành Nhân, Thạc sĩ, quản lý doanh nghiệp, Quảng Ngãi
460. Nguyễn Duy Độ, kỹ sư, Huế
461. Pham Tuan Anh, kinh doanh, Cộng hòa Czech
462. Trần Tiến Dũng, kỹ sư xây dựng, 81 Khuông Việt, phường Phú Trung, quận Tân Phú, TP HCM
463. Nguyễn Phong, nghề nghiệp tự do, Hà Nội
464. Nguyễn Kim Thái, quản lý doanh nghiệp tư nhân tại Vũng Tàu
465. Nguyễn Thế Thanh, nguyên Tổng biên tập báo Phụ Nữ TP HCM, hiện sinh sống tại TP HCM
Để ký tên xin quí vị gửi thư điện tử về địa chỉ:
tuyenbo6.2014@gmail.com
Nội dung đăng ký bao gồm: Họ và tên, nghề nghiệp, chức danh (nếu có), tỉnh, thành phố (với người trong nước), quốc gia (với người sống ở nước ngoài) đang cư trú.


Thêm người tự thiêu phản đối giàn khoan 981?


Người Ở Lại Charlie, Đại Tá Nguyễn Đình Bảo


Theo trang web Bradenton.com, lúc 11:15 sáng hôm thứ 6, ngày 20/6/2014, một người đàn ông 71 tuổi đã tự thiêu tại Manatee, thuộc bang Florida, Mĩ. Ở hiện trường, người đàn ông này để lại hai tờ giấy viết tay ghi: "Haiyang 981 phải rời khỏi hải phận Việt Nam" và "Anh hùng tử chí hùng nào tử".

Phía dưới cùng trang giấy là chữ ký, dường như người đàn ông tự thiêu tên là Hùng.

Sau khi đám cháy bùng phát, người dân và cảnh sát đã nỗ lực dập tắt ngọn lửa. Người đàn ông sau đó được đưa bằng trực thăng đến bệnh viện Tampa điều trị trong tình trạng bị bỏng nặng.

Hy vọng ông sớm qua được cơn nguy kịch.
Thông điệp viết tay do người đàn ông treo tại hiện trường vụ tự thiệu















Đọc thêm phần tin tiếng Anh tại: Sheriff: Man lights himself on fire in East Manatee in suicide try



Sài Gòn: Người đàn ông 'Không bán nước' bị CA bắt cóc


TÂM SỰ CỦA NGƯỜI ĐÀN ÔNG " NƯỚC NHÀ KHÔNG BÁN " TRƯỚC KHI BỊ BẮT SÁNG 22/06/2014 .



Ảnh: Fb Uyên Kha

CTV Danlambao - Lúc 9 giờ sáng nay, chủ nhật ngày 22/6/2014, anh Tuyến Xích Lô đã bị công an bắt cóc khi một mình đứng trước Nhà thờ Đức Bà (Sài Gòn) giơ cao biểu ngữ có nội dung “Chần chừ kiện Trung Quốc là phản bội Dân Tộc”.

Anh Tuyến Xích Lô tên thật là Đinh Quang Tuyến, sinh năm 1965, hiện đang sống và lao động tại Sài Gòn. Trước đó, anh Tuyến được biết đến qua hành động 'Không bán nước' độc đáo tại công viên Tao Đàn vào sáng hôm 8/6 với thông điệp: “Nước nhà không bán” và “Mất nước là chết”.

Một nhân chứng cho hay: Anh Tuyến Xích Lô đến trước Nhà thờ Đức Bà giơ cao biểu ngữ và hô vang khẩu hiệu: Đả đảo Trung Quốc xâm lược. Chưa đầy 5 phút sau, một đám đông công an thường phục bu đến kẹp cổ anh Tuyến, rồi bắt cóc đưa về trụ sở CA phường Bến Thành.

Trên đường áp giải, mặc dù bị công an khống chế thô bạo nhưng anh Tuyến Xích Lô vẫn tiếp tục hô to khẩu hiệu:

Đả đảo Trung Quốc xâm lược!
Đả đảo bè lũ hèn với giặc, ác với dân! 
Anh Tuyến Xích Lô từng xuất hiện tại công viên Tao Đàn với một gánh nước mang thông điệp: “Nước nhà không bán” và “Mất nước là chết”

Cả dân tộc bị đau

Anh Tuyến Xích Lô bị áp giải đưa về giam giữ tại trụ sở công an phường Bến Thành (Quận 1). An ninh thành phố được huy động để làm các thủ tục 'giảng bài' về tình hình Biển Đông, nêu lên các lý luận về mối quan hệ Việt - Trung. Sau đó, họ cáo buộc hành động của anh Tuyến là 'gây rối trật tự công cộng' và bắt đầu tra hỏi.

Đáp lại, anh Tuyến nói: "Tui là dân, giờ rơi vô tay công an thì các anh muốn làn gì cứ làm. Tôi biết công an Việt Nam tự nhận là 'giỏi nhất thế giới', vậy nên các cứ tự đi mà điều tra".

Về hành động phản đối Trung Quốc xâm lược sáng nay, anh Tuyến thẳng thắn chất vấn: "Tay mình bị đau, mình còn có thể kêu la được. Bây giờ Trung Quốc nó xâm lược, cả Dân Tộc bị đau, không lẽ mình không được la lên một tiếng phản đối hay sao?"

Sau vài tiếng đối đáp kịch liệt, công an bèn lập biên bản 'gây rối trật tự công cộng' đồng thời yêu cầu phải lên xe để 'bàn giao về địa phương', tuy nhiên anh Tuyến đã kiên quyết từ chối ký biên bản và không chấp nhận lên xe công an.

Làm được nhiêu cũng làm
Anh Tuyến từng xuất hiện trong cuộc biểu tình chống Trung
Cộng hôm 11/5 tại Sài Gòn với một biểu ngữ rất 'độc'
Khoảng 13:40', anh Tuyến Xích Lô tự đi bộ ra khỏi đồn công an Bến Thành để về nhà. Trời Sài Gòn bắt đầu đổ mưa.

Trong lúc tạm dừng trú mưa bên đường, anh Tuyến tỏ ra vui vẻ khi chia sẻ với Danlambao về việc làm sáng cùng ngày:

"Mấy ngày nay tôi phẫn nộ khi thấy vùng biển của mình bị Trung Quốc nó mang giàn khoan vào nhiều quá. Trong khi nhà nước vẫn chưa dám kiện Trung Quốc, thế nên tui mang biểu ngữ “Chần chừ kiện Trung Quốc là phản bội Dân Tộc” cho tất cả mọi người cùng thấy." 

"Mấy 'ông lớn' không dám làm thì mình làm, đơn giản vậy thôi", anh Tuyến giải thích.
Người đàn ông 'Không bán nước' nói thêm: 

"Làm xong tui cảm thấy hạnh phúc lắm. Vì tui đã thực hiện được phần nào trách nhiệm của mình đối với Tổ quốc và Dân tộc nên lương tâm rất thoải mái. Bản thân tui tài hèn sức mọn, nên tui nghĩ mình làm được nhiêu thì làm, và làm được nhiêu rui cũng ráng làm".

Trước đó, anh Tuyến đã được biết đến qua hành động hết sức độc đáo khi xuất hiện với hình ảnh người đàn ông 'Không bán nước' tại công viên Tao Đàn hôm 8/6. Việc làm đơn giản nhưng rất có ý nghĩa của anh Tuyến ngay lập tức đã nhận được sự hưởng ứng của dư luận.

Chia sẻ về hành động này, anh Tuyến nói: "Cuộc sống bây giờ khó khăn, tui cũng như mọi người dân phải chật vật cho miếng cơm manh áo. Dù vậy, nhiều người vì tất bật lo toan nên đã chưa ý thức rõ được nguy cơ mất nước. Qua gánh nước “Nước nhà không bán” và “Mất nước là chết”, tôi muốn cảnh báo với mọi người về nguy cơ mất nước và cái giá sẽ phải trả đối dân tộc chúng ta". 

Qua Danlambao, anh Tuyến gửi lời cảm ơn đến tất cả mọi người đã ủng hộ và cho anh có cơ hội được chia sẻ tâm tư, tình cảm của mình đối với đất nước. Anh tự ví mình như một con én nhỏ nhoi và không thể làm nên mùa xuân, "Nhưng con én đó phải bay chứ không đậu một chỗ. Nếu tất cả cùng làm thì sẽ giống như một đàn én mang lại mùa xuân cho Dân Tộc".

Dưới đây là một số hình ảnh do Facebook Uyên Kha ghi lại sáng 22/6:
Anh Tuyến Xích Lô một mình giơ cao biểu ngữ “Chần chừ kiện Trung Quốc là phản bội Dân Tộc”.

 Và hô vang khẩu hiệu: Đả đảo Trung Quốc xâm lược!

 Tên an ninh đã kẹp cổ anh Tuyến Xích Lô và đưa về trụ sở CA

 Tên an ninh thường xuyên đeo bám các cuộc biểu tình của những người yêu nước.


Góc đường Phạm Ngọc Thạch - Hàn Thuyên bên hông nhà thờ Đức Bà




VC bây gi mi sáng mt?: Gi mi thm hai ch “vin vông”


Nguyễn Vũ

                                  

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh (bên phải) tiếp Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì. 

(TBKTSG Online) - Thông thường một khi hai nước có xảy ra tranh chấp hay có xung đột, nói tóm lại là “cơm không lành, canh không ngọt” thì kênh tiếp xúc ngoại giao chính thức là con đường giải quyết tốt nhất.


Và một khi cử một đoàn “sứ giả” qua để tìm cách tháo gỡ những vấn đề đang căng thẳng giữa hai nước thì nguyên tắc sơ đẳng là lắng nghe lập luận của nhau, ghi nhận ý kiến của nhau để đem về nghiên cứu.

Thế nhưng đoàn do ông Dương Khiết Trì, Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc, sang Việt Nam và tiếp xúc với lãnh đạo cấp cao Việt Nam không đi theo nguyên tắc này.

Cứ lấy tường thuật của Tân Hoa Xã cho khách quan. Hãng tin này trích lời ông Dương Khiết Trì nói rằng Việt Nam phải ngưng ngay việc quấy rối hoạt động bình thường của Trung Quốc gần quần đảo Hoàng Sa ở Biển Đông và không được tạo thêm những xung đột mới.

Đây là một thái độ không thể chấp nhận bởi suốt cả tháng 5 và xuyên qua tháng 6, người bình tĩnh nhất cũng không thể bỏ qua một sự thật rành rành là Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển của Việt Nam, cố tình gây ra căng thẳng. Trong tình huống đó, lực lượng thi hành pháp luật của Việt Nam phải ra để thông báo cho họ biết họ đang vi phạm vùng biển Việt Nam như thế nào. Thế mà các bằng chứng bằng hình ảnh đều cho thấy kẻ hung hăng bắn vòi rồng vào tàu Việt Nam, đâm thẳng vào tàu kiểm ngư Việt Nam, đâm chìm tàu cá Việt Nam đều là của Trung Quốc.

Một thái độ đúng đắn của Trung Quốc phải là đưa ra lời giải thích vì sao họ hành động như vậy chứ không thể có chuyện ngược đời, đòi Việt Nam ngưng quấy rối!

Điều thứ nhì là một khi hai nước đang trao đổi ngoại giao như thế tại sao phía Trung Quốc ngay hôm đó lại hung hãn tiếp tục đâm vào tàu kiểm ngư của Việt Nam? (Thông tin từ báo chí cho biết: 15h34 chiều ngày 18-6, tàu dịch vụ dầu khí Trung Quốc số hiệu 252 đã đâm vào mạn trái tàu kiểm ngư 762 của Việt Nam, tại vị trí cách giàn khoan Hải Dương 981 khoảng 12 hải lý. Cú đâm mạnh làm biến dạng lan can mạn trái và hư hỏng nhiều thiết bị trên tàu 762). Không lẽ phía Trung Quốc không điều khiển được hành động của các cấp bên dưới?

Ngay cả Tân Hoa Xã, cũng trong dịp này, lại tung ra bài viết mang tính vu khống và đe dọa Việt Nam với chủ đề “bốn không được”. (Thứ nhất, không được đánh giá thấp quyết tâm và năng lực bảo vệ chủ quyền của Trung Quốc với các đảo trên Nam Hải (Biển Đông); Thứ hai, không được sử dụng các tư liệu mà Việt Nam tự nhận là “tư liệu lịch sử” để gây hiểu lầm cho cộng đồng quốc tế và dư luận Việt Nam về chủ quyền ở Tây Sa, Nam Sa (Hoàng Sa, Trường Sa); Thứ ba, không được lôi kéo các nước khác can thiệp vào Nam Hải; Cuối cùng là không được phá bỏ mối quan hệ Việt Trung sau 20 năm bình thường hóa quan hệ).

Như đã nói ở trên, thái độ đúng đắn với thông lệ ngoại giao bình thường là tạm ngưng các hoạt động có thể bị gán là khiêu khích nhau một khi hai bên cử đoàn ngoại giao tiếp xúc với nhau. Đằng này Tân Hoa Xã lại có bài viết mang tính “dạy đời” như kiểu một nước lớn o ép một nước nhỏ thì rõ ràng họ đã bỏ qua nguyên tắc ngoại giao sơ đẳng này.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng từng nói trước cộng đồng quốc tế: "Việt Nam luôn mong muốn có hòa bình, hữu nghị nhưng phải trên cơ sở bảo đảm độc lập, tự chủ, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, vùng biển, và nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó".

Nay với thực tế diễn ra qua chuyến đi của ông Dương Khiết Trì mới thấm thía hai chữ “viển vông” này.


TRĂM NGHE KHÔNG BNG MT THY !

Sông Ngân


                

Mọi sự tuyên truyền học thuyết chủ nghĩa Mác Lênin cho dân chủng, cho sinh viên, cho học trò của ĐCS Việt Nam từ gần một thế kỷ này ngày nay ai cũng thấy kết quả của nó như thế nào rồi. Đó là LX sụp dổ, khối XHCN tan rã, Khmer đỏ bị tiêu diệt, các lãnh tụ của nó bị đưa ra tòa án quốc tế, nền kinh tế xã hội VN vẫn cứ tụt hậu so với thế giới v.v… và v.v… và đặc biệt nhất hiện nay, giàn khoan 981 của TQ đang lù lù được mang tới cắm vào thềm lục địa của nước ta, cùng sẽ hứa hẹn sự xâm lăng nhiều mặt rất nguy hiểm của nước ta mà mọi người đều có thể thấy. Đó chính là trăm nghe không bằng một thấy nói chung là như thế.


Nhưng cũng từ lâu này, chính sách của nhà nước VN, của ĐCS đối với TQ toàn dân vẫn nghe bao nhiêu từ ngữ mỹ miều như môi hở răng lạnh, sông liền sông, núi liền núi, vừa anh em vừa đồng chí, 16 chữ vàng, 4 tốt v.v… nhưng bây giờ lại lòi ra bao thực tế phủ phàng, trước đây có việc TQ chiếm Hoàng Sa, một phần TS của ta, rồi chiến tranh biên giới khốc liệt, nay lại đến cái giàn khoàn lù lù và triển vọng đường lưỡi bò cắt hẳn giao thương trên không và trên biển của nước ta ra ngoài theo hưỡng biển Đông. Đó cũng quả thật đúng là chuyện trăm nghe không bằng một thấy.

Vậy nên, hiện nay vẫn đề đang rất căng thẳng. Nhà nước VN và đảng CSVN cũng ra bao nhiêu tuyên bố về việc tranh đấu hòa bình với TQ, nhất định không để mất HS-TS và thềm lục địa cho TQ v.v… như liệu VN thật sự có đang chuẩn bị những phương án tác chiến nào đó chống lại TQ, chống lại giàn khoan hay không, hay VN cũng sẽ chỉ biết lùi bước này sang bước khác. Có nhiều người đoán mò sẽ chắc chắn nổ ra chiến tranh và VN cũng sẽ ra tay mặt này hay mặt khác về quân sự. Song cũng có người hoài nghị cho rằng cuối cùng cũng chỉ có nói mà không làm. Hoặc có ý kiến cho rằng VN đang tính toán lợi hại, đang cân nhắc nên chon cách nào, hay đang âm thầm sắp đặt phản công, hay VN chắc chắn sẽ liên minh với Mỹ là nước đủ sức mà chơi lại TQ, hay VN hẳn luôn sợ TQ mà không bao giờ muốn kết thân với Mỹ v.v… và v.v… thật cũng giống như người mù sờ voi, không biết đâu mà kết luận được. Vậy thì cứ chờ cái gì thật sự xảy ra thì mới chắc chắn biết rõ hết được.

Nên nói chung mọi quá khứ đều có thể bỏ qua hết để chin bỏ làm mười, hàn gắn mọi vết thương dân tộc, cùng hòa giải hòa hợp dân tộc để chiến thắng kẻ thù chung, còn TƯƠNG LAI THÌ CHỈ CÓ ĐOÁN MÒ, đó mới quả là điều trớ trêu như thế ! Cho nên chừng nào nghe tức là thấy thì mới là điều toàn dân hoàn toàn tin tưởng thật sự !

Lch s Vit Nam chc chn được viết li...

 Năm Điện Lạnh   

                     

Với sĩ diện của một “ Đại Hán”, Trung cộng không dễ dàng rút giàn khoan HD 981 đã đầu tư gần 1 tỷ USD- một phép thử với các nước xung quanh về đường lưỡi bò. Do phản ứng chậm chạp và không cương quyết của Việt Nam, Trung cộng tiếp tục làm phép thử thứ hai bằng các giàn khoan khác.


Với uy tín của đội quân Nhân dân tự xưng là “ bất khả chiến bại “, chế độ xã nghĩa Việt Nam không sợ mất lòng tin của dân, nhưng sợ hai chữ chánh nghĩa bị trôi tuột nếu để giàn khoan này tồn tại.

Bài toán do đàn anh Trung cộng đưa ra là bài toán cực kỳ khó cho Việt Nam xã nghĩa là đánh để giữ nước hay không đánh để giữ chế độ?

Nếu chiến tranh xảy ra, xã hội Việt Nam hỗn loạn, kinh tế đang suy thoái sẽ tụt dốc không phanh, lòng dân đang mất niềm tin vì tham nhũng, thì nguy cơ chế độ cầm quyền sụp đổ là điều chắc chắn. Vì vậy mà nhà cầm quyền Việt nam, đang cố gắng thương lượng hòa bình với kẻ “ ăn cướp ” vào nhà mình, bằng phương thức ngoại giao hèn kém. Có nghĩa là không thể đánh, khi Việt Nam hiện tại không có một đồng minh nào đúng nghĩa.

Chắc chắn rằng, dựa trên truyền thống ý thức hệ hai Đảng “ anh em”, Việt Nam tiếp tục đi đêm, nhượng bộ Trung cộng vài vấn đề nào đó, để Trung cộng đem giàn khoan – như là một phép thử lòng trung thành đi chổ khác. Với một chế độ không thực sự dựa vào dân để giữ nước, nên dân tộc Việt nam tiếp tục thua ở trò chơi chính trị này.

Vì Việt Nam không có một lảnh đạo như Aquino III của Philippines đặt lợi ích quốc gia lên trên lợi ích đảng phái. Vì cộng đồng Việt Nam còn chia năm xẻ bảy ngay cả lòng yêu nước, không thống nhất một lòng như Singapour, Thái Lan, Hàn quốc… nên dù có một vài cuộc biểu tình cho phép trong thời gian tới ( để xả xú bắp ), người Việt Nam vẫn chưa thể tự quyết được vận mệnh của mình.

Từ ngày hôm nay lịch sử Việt Nam chắc chắn được viết lại. Mở đầu bằng câu : Đất nước ta rừng vàng biển bạc, phía Tây giáp dãy Trường Sơn, phía Đông giáp ….các dàn khoan Trung quốc.!!!

Việt Dzũng - NGƯỜI LÍNH KHÔNG CẦM SÚNG (trải lòng với Người Linh) - 1










__._,_.___

Posted by: hung vu 


No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin cuối ngày-16/12/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link