Sunday, December 28, 2014

Nạn trộm cắp bùng phát ở miền Trung

 

Nạn trộm cắp bùng phát ở miền Trung

Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam
2014-12-26
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
12262014-theft-in-central-vn.mp3 Phần âm thanhTải xuống âm thanh
Chìa khóa vạn năng vẫn là công cụ kinh điển của kẻ trộm
Chìa khóa vạn năng vẫn là công cụ kinh điển của kẻ trộm
RFA


Miền Trung, miền của mưa chang và nắng cháy, bão lụt, thiên tai hoành hành, con người phải đối diện với bốn bề khó khăn, nghèo khổ, thiên nhiên đang dần kiệt quệ vì nạn khai thác bừa bãi… Gần đây, nạn trộm cắp bộc phát, từ việc trộm cướp chó cho đến nạn trộm vào nhà giữa ban ngày khoắn sạch đồ đạt, nhiều gia đình trắng tay giữa mùa mưa lụt, một cái Tết ảm đạm đang chờ họ, có thể nói đây là tình trạng vô cùng xấu đối với miền Trung nghèo khổ vốn chất phác, mộc mạc và thật thà!

Nạn đập chó tăng mạnh
Một người  tên Nghĩa, ở Đông Hà, Quảng Trị, bức xúc: “Trộm cắp chó giờ là tệ nạn xã hội rồi, vì do dư thừa lao động, trình độ, ý thức của người dân chưa cao và nhu cầu ăn thịt chó ở ngoài Bắc rất cao, lễ hội, tiệc tùng họ trưng bày, làm thịt chó để ăn. Xuất phát từ ý thức của họ kém, họ đi ăn trộm chó để kiếm thêm thu nhập dẫn đến một số việc rất đáng tiếc.”

Theo ông Nghĩa, nạn trộm chó bây giờ không còn đúng với cái tên gọi “trộm chó” của nó nữa mà phải nói là nạn cướp chó, vì nhiều người dắt chó đi dạo ở đoạn đường vắng, những kẻ cướp chó xông đến khống chế người và ung dung cầm sợi xích, lôi con chó lại gần, nhấc bổng lên và bỏ bao mang đi. Hành động của những kẻ này hoàn toàn không chút mảy may lo sợ chủ sẽ hô hào kêu cứu, hành vi của chúng vừa chuyên nghiệp lại vừa lạnh lùng không thể tả!

Và vì sao nạn trộm chó lại tiếp tục bùng phát? Vừa đặt câu hỏi, vừa tự trả lời, ông Nghĩa cho rằng sở dĩ nạn trộm chó vẫn bùng phát là vì ba nguyên nhân: Tầm văn hóa của con người nói chung và giới cán bộ nhà nước nói riêng còn quá thấp; Tình hình kinh tế đất nước vẫn chưa có gì tốt đẹp và; Một nền giáo dục thiếu nhân tính, thiếu tính tự trọng đã dẫn đến một xã hội quen với trộm cắp.

Ở khía cạnh tầm văn hóa của người dân cũng như giới cán bộ, ông Nghĩa cho rằng hiện tại, dù muốn hay không, đa phần người dân vẫn hành động và làm việc theo kiểu noi gương cán bộ, thấy những gì cán bộ nhà nước làm, người dân sẽ học hỏi và làm theo vì điều đó đảm bảo an toàn cho họ trên góc độ chính trị cũng như an ninh bản thân. Chính vì vậy, việc các cán bộ lai vãng, rề rà bù khú ở các quán thịt chó cũng làm kích thích rất lớn tính thèm thịt chó trong nhân dân.


Và đáng buồn là cán bộ rất mê thịt chó, đa phần cán bộ đều mê thịt chó, nếu không mê thịt chó thì sẽ rất cô đơn trong guồng máy nhà nước vì thiếu bạn nhậu thân thiết. Chính vì vậy, nhu cầu về thịt chó trên thị trường chưa bao giờ giảm và hơn hết là kẻ trộm chó, cướp chó thừa biết là Việt Nam chưa hề có một biện pháp chế tài nào được pháp qui hóa về tội trộm chó. Có giỏi lắm khi bị bắt cũng chỉ bị phạt hành chính là cùng. Chính vì vậy, càng bị phạt càng phải bắt cho nhiều chó để bù vào khoản tiền phạt.

Vả lại, cán bộ an ninh muốn cho nạn trộm cướp chó chấm dứt thì phải không ăn thịt chó, bởi một khi anh ăn thịt chó thì anh cũng là đồng lõa với kẻ trộm, bởi hơn 80% thịt chó trên thị trường có nguồn trộm cắp, anh ăn thịt chó cũng có nghĩa là anh đồng lõa với trộm cắp. Chưa có một cán bộ nào ý thức được việc này nếu không nói là họ rất khoái trá khi ăn thịt chó. Miếng ăn khoái khẩu đã che mất lương tri của họ, xã hội sẽ còn lũng đoạn vì chó!

Hơn nữa kinh tế đất nước chưa bao giờ có dấu hiệu khả quan, nạn thất nghiệp xãy ra dài dài, lương công nhân không đủ sống và nhiều người làm đủ thứ nghề vẫn không trả nổi tiền điện hằng tháng cũng là nguyên nhân sâu xa dẫn đến nạn trộm cắp gia tăng, trong đó, bắt trộm chó là cánh cửa thoáng nhất đối với kẻ trộm vì mức độ hình phạt rất mập mờ của nó.

Một đạo tặc vừa bị đánh hội đồng trên đường phố

Một đạo tặc vừa bị đánh hội đồng trên đường phố
Và, nền giáo dục hô hào rừng vàng biển bạc, nền giáo dục coi trọng đồng tiền, thầy giáo thiếu tư cách, có thể cưỡng bức tình dục học sinh cũng như hiệu trưởng có thể dụ nữ sinh của mình đi bán dâm sẽ làm cho con người trở nên chây lì, lười biếng và hưởng thụ, ích kỉ. Đây là nguyên nhân dẫn đến trộm cắp gia tăng.

Nạn trộm vào nhà khoắn giữa ban ngày
Một người vừa bị trộm khoắn sạch tài sản giữa ban ngày, ở Lao Bảo Quảng Trị, bức xúc: “Xưa ăn trộm cũng có văn hóa, nó vô nó ăn trộm con gà con vịt thì sáng ra vợ tôi đứng chửi đầu ngõ là ai cũng biết nhà tui vừa bị ăn trộm. Nhưng giờ ăn trộm thì thôi, không còn gì để bàn, nếu lỡ mình thấy nó ăn trộm nhà mình thì tốt nhất là để yên chứ la lên là nó đè dao vô cổ mình là chết. Hôm rồi nó vô nhà tôi nó giả vờ là bạn của con tôi, khi nó ra là gần 100 triệu tiền dành dụm mua xe cho con của vợ chồng tui mất luôn, coi như bao nhiêu tiền dành dụm của mình không cánh mà bay.”

Theo người này, chưa bao giờ nạn trộm cắp lại dữ dội như hiện nay. Những năm từ 1970 đến 1980, do tình hình kinh tế khó khăn, mọi thứ đều thiếu thốn, nạn trộm cắp ở miền Trung cũng rất dữ dội nhưng lúc đó chủ yếu là trộm gà, trộm vịt. Cứ nhà nào sáng mai ra, thấy nhà nào có một bà già hoặc bà sòn sòn đứng chửi bâng quơ mấy thằng ăn trộm thì đích thị nhà đó vừa mất trộm đêm qua.

Nhưng trộm cắp thời đó, theo ông là có văn hóa hơn trộm cắp thời bây giờ, ít nhất cũng biết ăn trộm và nếu bị chủ nhà phát hiện, trộm không được thì dọt chạy chứ không chuyển hẳn sang cướp khi bị chủ nhà phát giác như bây giờ.

Hơn nữa, thời đó không có chuyện trộm vàng, trộm bạc, xông thuốc mê, thậm chí khi bị chủ nhà phát giác thì giết luôn, chuyển thành cướp. Đó là chưa nói đến những trường hợp trẻ em bỏ học sớm, lao vào cờ bạc, rượu chè, hút chích, trộm cắp tiền của gia đình, sau đó tập làm quen với nghề trộm, rồi nghề cướp, ra đường chặn xe trấn lột, vào nhà trộm của người khác. Nói chung là nạn trộm cướp bây giờ thiên hình vạn trạng. 

Rất tiếc là chuyện này lại xãy ra ngay trên đất miền Trung, mảnh đất vốn cần cù, ham học, ham làm.

Như chuyện gia đình ông bị trộm, buổi chiều, nhà chỉ còn mình vợ ông ở nhà, có hai cô gái chừng 18, 19 tuổi gì đó vào, giới thiệu với vợ ông là bạn của con trai ông, sau đó một đứa ngồi nói chuyện với vợ ông, một đứa giả vờ đi toilet, sau đó lại than đau bụng, lại đi toilet lần nữa, lần này đi lâu hơn nhưng vợ ông nghĩ là chuyện tế nhị nên không hỏi. Khi hai cô gái này đi ra, bà xuống bếp thì phát hiện cánh cửa phòng riêng của hai vợ chồng bà bị cạy và khi kiểm tra thì hỡi ôi, cửa tủ bị cạy, tiền vàng ông bà dành dụm gần 100 triệu đồng đã bị lấy sạch.

Hiện nay, trộm cướp đã tràn lan ở khu vực miền Trung. Đời sống của dân nghèo vốn bất an về kinh tế càng trở nên bất an hơn nhiều lần.

Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.



 Quốc kỳ CSVN được in vào poster cảnh cáo trộm cắp ở Nhật
 
Người Việt: Friday, December 26, 2014 5:18:43 PM

SÀI GÒN (NV) - Cờ đỏ sao vàng được dùng làm nền cho một poster cảnh cáo người Việt Nam làm việc, học hành tại Nhật hãy ngưng trộm cắp và “lao động” (làm việc, học hành) theo cách lương thiện.



Poster cảnh cáo người Việt hãy ngưng trộm cắp tại Nhật. (Hình: Internet)

Poster vừa kể được một du học sinh theo học tại Học Viện Matsuyama, thành phố Matsudo, Chiba chụp lại khi nhìn thấy nó trong khuôn viên của học viện này rồi đưa lên Internet.

Trên poster, nền đỏ của quốc kỳ Việt Nam được trình bày như một mảng máu. Ngoài cảnh báo “Trộm cắp Stop!” người thiết kế còn dùng một khẩu hiệu mà Đảng CSVN vẫn dùng để nhắc nhở người Việt Nam làm việc, học hành tại Nhật: “Lao động là vinh quang.”
Những cảnh báo tương tự nay nhan nhản trên khắp đất Nhật sau khi người Việt đổ đến Nhật làm thuê, du học. 

Hồi tháng 4 vừa qua, cảnh sát Nhật công bố một thống kê về tình trạng phạm tội của các sắc dân ngoại quốc đến Nhật làm việc và học hành trong năm 2013.

So với 2012, số vụ phạm tội của người ngoại quốc tại Nhật trong năm 2013 tăng 8%. Dẫn đầu về số vụ phạm tội tại Nhật là người Trung Quốc, kế đó là người Việt và xếp thứ ba là người Đại Hàn. Tuy nhiên, cũng theo thống kê vừa kể thì người Việt dẫn đầu về trộm cắp tại các cửa hàng, siêu thị.

Trong thập niên vừa qua, số vụ phạm pháp của những người Việt trên đất Nhật tăng 60%. Nếu năm 2004 chỉ có 713 người bị bắt thì năm 2013, con số này là 1,118. Đáng chú ý là những vụ trộm cắp hàng hóa trong các cửa hàng, siêu thị tại Nhật do người Việt thực hiện và bị phát giác đều dính líu đến Vietnam Airlines.

Hồi thượng tuần tháng 4, cảnh sát Nhật lục soát văn phòng của Vietnam Airlines tại Tokyo rồi bắt giữ một nữ tiếp viên 25 tuổi. Cô này bị cáo buộc đã tiêu thụ hàng gian, bằng cách giúp vận chuyển số hàng hóa trộm cắp trị giá 120,000 yen từ Nhật về Việt Nam hồi tháng 9 năm 2013.

Cảnh sát Nhật bảo rằng họ có bằng chứng cho thấy còn đến 20 nhân viên khác của Vietnam Airlines tham gia tiêu thụ hàng gian và đã phát lệnh triệu tập năm nhân viên của Vietnam Airlines, gồm cả phi công của Vietnam Airlines.

Cục trưởng Hàng Không Quốc Doanh Việt Nam thừa nhận, chuỗi scandal vừa kể ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả uy tín của các hãng hàng không Việt Nam lẫn thể diện của người Việt. Buôn lậu của nhân viên Vietnam Airlines không chỉ là phạm pháp mà còn “uy hiếp an toàn hàng không” vì họ có thể nhận tiền để vận chuyển cả những vật nguy hiểm.

Đó là lần đầu tiên một viên chức chịu trách nhiệm về an toàn hàng không ở tầm quốc gia thú nhận, buôn lậu của nhân viên hàng không đe doa an toàn hàng không. Trong khi trên thực tế, phi công và tiếp viên của Vietnam Airlines đã buôn lậu đủ thứ và từ khắp nơi, gây tai tiếng khắp thế giới.

Trong hàng chục năm qua, phi công từ chính đến phụ, tiếp viên từ nam đến nữ của Vietnam Airlines liên tục gây ra scandal ở cả Nhật, lẫn Đại Hàn, Úc,... vì tổ chức trộm cắp - tiêu thụ đồ gian, nhân viên của Vietnam Airlines còn buôn lậu, chuyển ngân lậu, dính líu đến các tổ chức buôn bán ma túy.

Cũng trong tháng 4, tờ Người Lao Động lập lại nội dung mà dư luận râm ran từ lâu, đó là để được tuyển làm phi công phải hối lộ 50,000 Mỹ kim, tiếp viên phải hối lộ 25,000 Mỹ kim,... nên những nhân viên Vietnam Airlines phải “làm thêm” để gỡ vốn và khi trò chuyện với ông Lại Xuân Thành, cục trưởng Cục Hàng Không Việt Nam có hỏi ông ta nghĩ sao về dư luận này.

Viên cục trưởng Cục Hàng Không Việt Nam không phủ nhận, đồng thời thú nhận không dễ ngăn ngừa vì tuyển dụng là chuyện của doanh nghiệp. Ông ta bảo rằng “không loại trừ khả năng” nhận hối lộ khi tuyển dụng - một trong những nguyên nhân chính khiến phi công, tiếp viên liên tục phạm pháp. (G.Đ)


__._,_.___

Posted by: Lu Giang <lugiang2003@yahoo.com
__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin cuối ngày-10/11/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link