Malaysia tìm
cách tiếp cận hàng nghìn nạn nhân lũ lụt
QUYỀN CÔNG DÂN, QUYỀN CON NGƯỜI Ở VIỆT NAM CHỈ
LÀ BÁNH VẼ
|
|||||||
|
|
|
|
|
|
||
Preview by Yahoo
|
|||||||
|
|||||||
Tình nguyện viên đóng hộp mì ăn liền để gởi cho các nạn nhân lũ
lụt.
·
·
·
Tin
liên hệ
- Máy bay AirAsia chở 162
người mất tích
- Thủ tướng Malaysia rời Hawaii, về
nước ứng phó với lũ lụt
- Thủ tướng Malaysia cắt ngắn chuyến
nghỉ mát để ứng phó với lũ lụt
28.12.2014
Các nhân viên cứu hộ ở Malaysia đang chật vật tìm cách tiếp cận
hàng nghìn người bị ảnh hưởng bởi trận lụt lội tồi tệ nhất nước này trong vài
thập kỷ để trao cho họ thuốc men và đồ ăn.
Tính tới hôm nay, 28/12, hơn 160.000 người đã bị thất tán do nước
dâng lên cao, ảnh hưởng ít nhất 8 bang.
Thủ tướng Malaysia Najib Razak đã phải cắt ngắn kỳ nghỉ ở Hawaii
để trở về nước chỉ đạo công tác ứng phó với trận lụt lội trên toàn quốc.
Hôm qua, ông Razak đã tới thị sát bang bị ảnh hưởng nặng nề
nhất là Kelantan, và đã được thông báo về tình hình lụt lội ngày càng xấu đi
tại đây.
Nhà lãnh đạo Malaysia đã công bố các khoản cứu trợ trị giá hàng
triệu đôla cho các nạn nhân lũ lụt trên toàn quốc.
Thủ tướng Malaysia đã bị chỉ trích trong tuần trước sau khi các
bức ảnh đăng tải cho thấy ông chơi golf với Tổng thống Mỹ Barack Obama tại
Hawaii.
Trên trang Facebook của ông Najib, người dân đã kêu gọi ông quay
trở về nước vì tình hình lụt lội ngày càng tệ hại.
Cơ quan dự báo thời tiết của Malaysia cho biết mưa to sẽ tiếp tục
trong vài ngày nữa, và lụt lội sẽ lan sang các bang miền nam chưa bị ảnh hưởng.
Các nước láng giềng của Malaysia cũng bị tác động vì tình trạng
lụt lội nghiêm trọng.
Máy bay Air Asia mất
tích với 162 người ngoài khơi Indonesia
Một chiếc Airbus A320 của Air Asia đáp xuống
sân bay ở ngoại ô Jakarta ngày 30/01/2013.Reuters
Một chiếc máy bay của hãng hàng không Air Asia của Malaysia, chở
theo 162 người, đã mất tích hôm nay, 28/12/2014, khi đang bay giữa Indonesia
với Singapore. Trạm không lưu đã mất liên lạc với chiếc Airbus A320 của Air
Asia khoảng 1 tiếng đồng hồ sau khi máy bay cất cánh từ sân bay quốc tế Juanda
ở Surabaya, trên đảo Java của Indonesia. Theo dự kiến, máy bay phải đáp xuống
Singapore vào lúc 8g30 giờ địa phương.
Vài phút trước khi máy bay mất tích, phi công đã xin phép trạm
không lưu ở Jakarta đổi kế hoạch bay, bằng cách bay cao hơn, do điều kiện thời
tiết quá xấu. Theo thông báo của hãng Air Asia, mọi liên lạc với chiếc Airbus
đã bị mất khi máy bay còn nằm dưới sự kiểm soát của Cục Giao thông Hàng không
Indonesia.
Trên chiếc máy bay bị mất tích có 155 người Indonesia, 3 người
Hàn Quốc, 1 người Pháp ( phi công phụ ), 1 người Anh, một người Malaysia và 1
người Singapore.
Tổng Giám đốc Cục Hàng không Dân dụng Indonesia Djoko
Murjatmodjo khẳng định là chiếc máy bay của Air Asia rất tốt, vừa được bảo trì
ngày 16/11 vừa qua, nhưng điều kiện thời tiết lúc ấy thì rất xấu. Ông cho biết
là các nỗ lực tìm kiếm hiện tập trung ở khu vực nằm giữa đảo Belitung với
Kalimantan, bên bờ phía Tây đảo Borneo, tức là nằm giữa lộ trình dự kiến của
máy bay mất tích.
Không quân Indonesia cho biết đã điều động hai phi cơ để tìm
kiếm máy bay mất tích. Singapore cũng đề nghị cho không quân và hải quân của
nước này tham gia tìm kiếm.
Nhưng cho tới tối nay, người ta vẫn chưa tìm thấy dấu vêt của
chiếc máy bay mất tích. Do trời tối, cho nên việc tìm kiếm tạm ngưng cho đến
sáng mai.
Chiếc máy bay mất tích hiện do hãng Air Asia Indonesia khai
thác. Hãng này là chi nhánh của Air Asia, trụ sở ở Kuala Lumpur, Malaysia, hiện
chiếm hạng đầu trong số các hãng máy bay giá rẻ ở Đông Nam Á.
Đây là lần đầu tiên máy bay của Air Asia gặp tai nạn như vậy,
nhưng là vụ thứ ba có liên quan đến một hãng hàng không Malaysia trong năm nay,
sau vụ mất tích vẫn còn bí ẩn của chiếc máy bay mang số hiệu MH370 của Malaysa
Airlines vào tháng 3, sau khi cất cánh từ Kuala Lumpur để bay đi Bắc Kinh. Tiếp
đến là vụ chiếc Boeing của Malaysia bị nổ trên không phận miền Đông Ukraina vào
tháng 7, dường như là do trúng tên lửa.
BIỂU TÌNH TẠI THỦ ĐÔ CUBA,
HAVANA ĐÒI CHẤM DỨT CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI GIA ĐÌNH TRỊ CỦA ANH EM HỌ CASTRO
Tin FCS Brasil – Nguyễn Quang
Duy lược dịch
Hằng trăm người dân Cuba đã
tụ tập tại José Martín Park ở Havana để phản đối Tổng thống Obama không chịu
kết thúc chế độ độc tài Castro, mang tự do đến cho nhân dân Cuba.
Cuộc biểu tình đã được tổ
chức bởi Hội đồng gồm tập hợp ba mươi tổ chức phản đối quyết định của Tổng
thống Obama khôi phục lại mối quan hệ giữa chính phủ Hoa Kỳ và chế độ độc tài
của anh em Fidel và Raul Castro mà không đảm bảo tự do cho người dân dân Cuba.
Họ, những người Cuba, nói
rằng việc thực hành các quyền tự do căn bản và nhân phẩm con người không được
bảo đảm và điều này sẽ chỉ xảy ra nếu chế độ độc tài kết thúc. Quyết định của
Tổng Thống Obama là một con đường vòng không hợp với thời thế.
Họ cho biết cách thức Tổng
thống Mỹ Barack Obama làm có tác động tiêu cực, tiếp tay cho bọn giết người,
dựa trên suy nghĩ duy nhất là thương mại lại quên đi người dân Cuba.
Afghanistan: NATO
chính thức chấm dứt nhiệm vụ
Một người lính của Quân đội Quốc gia
Afghanistan gần căn cứ Gamberi, tỉnh Laghman. Ảnh chụp ngày 28/12/2014,REUTERS/Lucas
Jackson
Sau 13 tham chiến ở Afghanistan, lực lượng của khối NATO (Isaf)
làm lễ hạ kỳ ở Kabul ngày 28/12/2014, chính thức rút khỏi quốc gia hiện vẫn đối
phó với phiến quân taliban. Vào lúc cao điểm năm 2011, lực lượng NATO có đến
130.000 quân đến từ khoảng 50 quốc gia.
Khối NATO chỉ thông báo chi tiết buổi lễ hôm nay vào giờ chót,
do nguy cơ khủng bố hoặc tấn công từ phía taliban, mà trong những năm gần đây
đã nhiều lần chọn thủ đô Afghanistan làm mục tiêu tấn công.
Vào lúc cao điểm, tức là năm 2011, lực lượng của khối NATO có
đến 130 ngàn quân đến từ khoảng 50 quốc gia. Lực lượng này rút đi, kể từ nay
nhiệm vụ bảo đảm an ninh sẽ do quân đội Afghanistan, với khoảng 350 ngàn binh
lính, đảm trách. Từ ngày 01/01/2015, khối NATO sẽ chỉ đảm trách việc trợ giúp
và huấn luyện quân đội Afghnistan.
Nhưng nếu như khối NATO hạ cờ ở Kabul, thì phe taliban vẫn không
buông súng. Phát ngôn viên của lực lượng này tuyên bố rằng 13 năm hoạt động của
quân đội Mỹ và NATO tại Afghanistan là một thất bại “tuyệt đối”.
Kể từ khi can thiệp vào Afghanistan năm 2001 cho đến nay, lực
lượng NATO đã bị mất gần 3.500 binh lính. Nhưng tổn thất nhân mạng của quân đội
và cảnh sát Afghanistan nặng nề hơn nhiều, với hơn 4.600 người thiệt mạng chỉ
tính trong 10 tháng đầu năm nay.
Ngoài ra, theo Liên Hiệp Quốc, số nạn nhân thường dân trong năm
nay đã tăng 19%, với gần 3.200 người chết tính đến cuối tháng 11.
Hàng tỷ đôla mà quốc tế viện trợ cho Afghanistan từ năm 2001 cho
đến nay đã không mang lại hiệu quả mong muốn do nạn tham nhũng nặng nề tại nước
này.
Sau cuộc bầu cử tổng thống 2014, Ashraf Ghani đã giành thắng lợi
trước đối thủ Abdullah Abdullah, nhưng đã ba tháng kể từ khi tân tổng thống
tuyên thệ nhậm chức, hai ông vẫn chưa đồng ý với nhau về thành phần chính phủ
“đoàn kết dân tộc”.
Về phần phe taliban thì hy vọng lợi dụng tình hình này để duy
trì thế mạnh trong trường hợp có đàm phán với chính phủ mới ở Kabul. Nhưng cùng
lúc đó, lực lượng này trong những tuần qua đã liên tục tấn công vào nhà riêng
của người ngoại quốc, các đoàn xe ngoại giao, xe bus của quân đội và tấn công
cả vào trung tâm văn hóa Pháp ở Kabul.
Về phần lực lượng Mỹ thì từ đây đến cuối năm 2015 sẽ chỉ còn
phân nửa quân ở Afghanistan và đến cuối năm, sẽ chỉ giữ lại một lực lượng nhỏ
để bảo vệ đại sứ quán Hoa Kỳ ở Kabul.
Tuy nhiên, Washington sẽ tiếp tục yểm trợ trên không cho quân
đội Afghanistan và có thể can thiệp trực tiếp nếu lực lượng taliban tiến quá
nhanh.
Đồng rúp tuột giá,
các hãng hàng không Nga "lãnh đủ"
Aeroflot : 90% doanh thu là bằng tiền rúp,
trong lúc 60% chi phí lại bằng ngoại tệ - REUTERS /L. MacGregor
Hàng trăm chiếc máy bay bị chôn chân dưới đất, hàng ngàn hành
khách bị mắc kẹt trong mùa nghỉ lễ : Nước Nga vừa tránh được cơn ác mộng này
trong gang tấc. Thế nhưng, giới quan sát cho rằng tại họa chỉ được tạm thời đẩy
lùi, và các hãng hàng không Nga, bị tác hại nặng nề từ việc đồng rúp sụt giá,
sắp tới đây sẽ phải thắt lưng buộc bụng triệt để nếu muốn sống còn.
Theo hãng tin Pháp AFP, tình trạng tại Nga quả là một biệt lệ :
Trong khi trên toàn thế giới, tất cả các hãng hàng không đều thở phào nhẹ nhõm
nhờ giá dầu sụt giảm, thì tại Nga, do sự sụp giá của đồng rúp, hệ quả của một
năm khủng hoảng trên vấn đề Ukraina và của đà tụt giá của giá dầu trên thị
trường quốc tế, các công ty Nga đã phải gánh chịu đồng thời hai tai họa.
Trước hết, việc sức mua của các hộ gia đình Nga bị suy thoái đã
kéo theo một sự suy giảm mạnh của lượng khách sử dụng các đường bay quốc tế,
vốn là loại mang lại lợi nhuận cao nhất cho các hãng hàng không Nga. Giá cả đã
tăng 10% hai lần trong vỏn vẹn hai tháng đã làm nản lòng khách hàng tiềm năng.
Ngoài ra, phần chi phí phải trả bằng ngoại tệ - nhất là tiền đi
thuê máy bay – đã tăng lên gần gấp đôi, trong bối cảnh ngành hàng không Nga đặc
biệt nhậy cảm với vấn đề này. Theo một nghiên cứu của Ngân Hàng Đức Deutsche
Bank, tại hãng hàng không số một của Nga là Aeroflot chẳng hạn, 90% doanh thu
là bằng tiền rúp, trong lúc 60% chi phí lại bằng ngoại tệ.
Oleg Panteleyev, Chủ biên trang web chuyên ngành hàng không
AviaPort thẩm định : « Tình
hình cực kỳ nghiêm trọng… Vấn đề đang đặt ra rất hiển nhiên : do việc lượng
khách sử dụng các tuyến bay ít đi là điều không thể tránh khỏi, các hãng cần
phải trả lại các chiếc phi cơ đi thuê để giảm các chi phí phải thanh toán bằng
ngoại tệ, đồng thời cũng phải giảm số lượng máy bay vận hành và các chuyến bay ».
Vấn đề là trong thời gian gần đây, các hãng hàng không Nga đã
nương theo đà tăng trưởng bình quân từ 15% đến 20% của lượng khách dùng máy
bay, để mạnh tay sắm thêm từ Boeing đến Airbus để đổi mới đội máy bay của họ có
từ thời Liên Xô.
Từ nhiều tuần lễ qua, ngành hành không dân dụng Nga đã bắt đầu
chao đảo. Hãng lớn thứ ba tại Nga là Utair, vì không trả nổi một số khoản nợ,
đã bị Ngân hàng Alfa kiện ra tòa.
Qua ngày 21/12, đến lượt hãng đứng hàng thứ hai là Transaero,
với đội máy bay hơn 100 chiếc, chủ yếu là Boeing, bị lung lay, đến mức mà hãng
tin chính thức của Nhà nước Nga là TASS phải lên tiếng cầu cứu chính phủ và
cảnh báo nguy cơ các chuyến bay bị đình chỉ trước cuối năm, gợi lại thảm cảnh
hàng ngàn du khách bị mắc kẹt như đã xẩy ra với các tour du lịch mùa hè vừa qua
sau một loạt những vụ phá sản.
Như để chứng tỏ là mình rất chăm lo cho cuộc sống người dân,
chính quyền Nga đã lao vào giúp đỡ, trợ cấp cho các tuyến bay nội địa, bảo lãnh
các khoản vay của các công ty hàng không. Thứ tư 24/12 vừa qua, Transaero chẳng
hạn đã được một khoản bảo lãnh lên đến 9 tỷ rúp (140 triệu euro), trong lúc
Ngân hàng Alfa được chỉ thị tạm hoãn việc kiện Utair cho đến ngày 12/01/2015 để
tránh gây gián đoạn trong các chuyến bay nhân dịp lễ cuối năm.
Đối với các chuyên gia, đó chỉ là các biện pháp chữa cháy ngắn
hạn, còn về lâu về dài, "các khoản tín dụng chỉ giúp thanh toán chi phí
xăng dầu, sân bay và lương bổng, chứ không đủ để các hãng máy bay tồn tại », nhất
là khi viễn ảnh 2015 vẫn u ám.
Đà suy sụp của các hãng hàng không Nga được cho là sẽ tiếp tục,
và không loại trừ khả năng nhiều hãng sẽ phải đóng cửa, như đã từng xẩy ra vào
những năm 2008-2009.
Cuộc chiến dầu lửa:
ĐÒN HẠ THỦ BẤT NGỜ CỦA MỸ
DHL - BA Social
Science SJSU Mon,
12/15/2014 - 13:53
BIỂU ĐỒ GIÁ DẦU THÔ TỪ 2000 ĐẾN 2014
Oil Price today Thursday 04.12.2014 :
$66.81 ▼-0.57 -0.85
Tin cập nhật hôm nay giá dầu thô chỉ
còn $66.81 sự hạ giá gây "choáng" và con bài dầu của Mỹ đang
"lật". TỪ KHI GIÁ DẦU LỬA từ đỉnh điểm 3 con số tức có lúc lên đến
trên 140 đô la/ 1thùng là thời gian khối OPEC hốt bạc. Bao nhiêu sự chi tiêu
các nước Trung Đông đều lệ thuộc vào dầu.
Chuyện giàu sang của khối dầu Trung
Đông bao lâu nay là chuyện ai cũng biết. Cú gây sốc này là những gì khối dầu
Bắc Mỹ đã tính từ trước với sự vận hành của hệ Petrodollar , càng bán dầu càng
xài đô la và Bắc Mỹ vừa cất dầu vừa in đô la cho những ông chủ dầu Trung Đông
"cất làm của" cho sự giàu sang của họ.
Người ta tính rằng nếu dầu hạ
xuống 80 đô la một thùng thôi thì Trung Đông đã thiết hại hàng tỷ đô la mỗi
ngày. Giờ dầu đang dưới 70 đô la cái hậu quả là OPEC lại càng gia tăng sản
lượng dầu để giữ mức thu nhập và cung tăng thì cầu giảm đó là lẽ thuờng , sẽ
đẩy giá dầu tuột dốc.
Chúng ta lại bàn qua hai anh chàng ăn
theo chuyện dầu và khí đốt là Putin đã và đang đánh canh bạc dầu và khí đốt đối
với Mỹ và Tây Phương. Tưởng tượng mùa đông rét mướt không có khí đốt của Nga
thì Đông và Tây Âu chắc chết.
Ai chết trước?
- Nga
đây là câu trả lời vì Sư Trừng Phạt
Kinh tế Nga sau vụ Ukraine đang làm Nga sống dỡ chết dỡ qua sự mất mát thua
thiệt về thuơng mãi cũng như hệ thống ngân hàng Nga đang bị "cấm túc"
chết theo. Putin đã không dùng khí đốt làm vũ khí "răn đe" được mà
phải năn nỉ "ai mua khí đốt giùm em...? " để cứu vãn nền kinh tế bị
thiệt hại nặng nề do sự trừng phạt của Tây phương theo lệnh Mỹ.
Putin khoan vội hung hăng
Cú đòn không dừng ngang dây, lần đầu
tiên kể từ năm 1949 Mỹ đã xuất cảng dầu và những thứ liên hệ với dầu cao hơn
nhập cảng. Đại kỹ nghệ khí đốt sẽ xuất cảng sang Châu Âu vào năm tới cạnh tranh
với Nga. Giấc mông Liên Bang Nga của Putin đang bị đứng khựng lại vì cái nạn
"dầu rớt giá" mà sự kiện rớt giá này là ngón "Nhất Dương
Chỉ" của Hoa kỳ đã khổ luyện từ lâu điểm vào yếu huyệt "dầu và khí
" của Putin.
Trong bài diễn văn trước viên DUMA theo BBC hôm nay 4/12/2014
Putin vẫn hô hào bất chấp mọi khó khăn trong lúc cử tọa thì không dấu vẻ bồn
chồn lo lắng vì những cú trừng phạt quá nặng từ hệ thống tài chánh và nhất là
vụ GIÁ DẦU GIẢM quá nhanh. Giờ đây sự huy hoàng của một đế chế mà Putin là
"Nga Hoàng" cùng với sự trở về "nước mẹ" của Crimea và đông
Ukraine có cứu Putin đươc không? câu trả lòi là KHÔNG !
Thưa bạn đọc,
những thông tin và chi tiết thì hi
vọng chúng ta đã biết nhiều qua thông tin cập nhật. Người viết chỉ mong rút ra
những phân tích trọng yếu cho các sự kiện kể trên. Trong đó sự rớt giá dầu và xuất
cảng dầu của Mỹ là vấn đề cốt lõi.
Mỹ đã tính trước: dùng dầu Trung Đông
phát triển kỹ nghệ song hành với việc đưa đẩy thế giới dùng đồng đô la đó là
một chiến lược kinh tế có chủ trương hay PETRO-DOLLAR . Thời điểm hôm nay Mỹ
bắt đầu xử dụng khối dầu dự trữ của Bắc Mỹ và hệ khí đốt để trở thành cường
quốc số 1 trong vấn đề sản xuất dầu + khí cùng tương đương.
Theo Bloomberg thì Hoa kỳ năm nay
đang qua mắt Arab Saudi , trở thành nước sản xuất dầu vói năng xuất 11 triệu
thùng/1 ngày trong quý đầu. Hoa kỳ đã sản xuất khí đốt đứng đầu thế giới kẻ từ
năm 2010. Tổng hợp lại theo Cơ Quan Năng Lượng Quốc Tế -IEA, thì Hoa kỳ
xem nhu chính thức là nước sản xuất đứng đầu thế giới về lượng dầu và khí thiên
nhiên hóa lỏng. Trong tương lai (theo IEA) gần Mỹ sẽ sản xuất lên con số
13.1 triệu thùng 1 ngày vào năm 2019.
Sự kiện Ukraine đã làm gia tăng áp
lực gay gắt giữa EU , Hoa kỳ đối với Putin. Theo lệnh NATO , Bulgaria hủy bỏ
đường khí đốt Nga qua nước này và Putin đã chỉ thị cho ngoai trưởng Nga
Alexander Novak chính thức cho biết hủy bỏ kế hoạch qua Bulgaria và phải
chuyển huớng ống qua huớng Thổ nhĩ Kỳ.
Rõ ràng nước Mỹ đã đứng sau lưng EUhứa
hẹn về nguồn khí hóa lỏng sẽ cung cấp cho EU thế Nga.
Liên xô một lần sụp đổ vì chạy đua vũ
trang với Mỹ ; đến nay Putin sẽ sụp đổ vì chạy đua vũ khí " dầu và khí
" với Mỹ. Sự suy sụp kinh tế của Nga hiện nay là cái "máy chém"
vô hình đang để vào cổ Putin cùng sự sụp đổ của cái ghế tổng thống độc tài của
ông ta.
Các cụm bơm dầu trên đất liền của Mỹ
Giờ chúng ta điểm qua Trung Cộng và
số phận Biển Đông
Một Tập cận Bình và một nước Trung
Hoa Cộng Sản đang đi theo vết xe đổ của Liên xô khi chạy đua võ trang với Mỹ.
Cát - xi măng, gỗ , thép là những vũ khí hiện nay cũng như sự chọn lựa của Trung cộng trong việc nới đảo củng cố chủ quyền tranh giành quần đảo Trường Sa(theo BusinessWeek).
Nhìn rõ thảm họa thất bại của chế độ
CS Trung Hoa đang bành trướng sức mạnh qua nền kinh tế được mệnh danh là KHU
VỰC SẢN XUẤT để gom góp bao tài lực nuôi lớn lực lượng quân sự , chạy đua vũ
trang với những vũ khí hiện đại nhất và đắt tiền nhất cùng với cổ máy THAM
NHỮNG KHỔNG LỒ với một điều kiện và mục tiêu hết sức quyến rũ là KHỐI DẦU BIỂN
ĐÔNG.
Nước Mỹ vừa làm F35 trị giá cao nhưng
nhờ thị trường tiêu thụ nuôi dưỡng nó, hiện nay đã có tới 11 quốc gia đã đặt
mua F35 của hãng Lockheed Mỹ . Riêng chính phủ Mỹ và đồng minh sẽ tiêu tốn 398.6
tỷ đô la cho F35.
Hãng Lockheed đang chế tạo F35
Có bán mua có lớn mạnh sức sản xuất
thêm trong lúc những chiếc hàng nhái cở J 20 và J31 cũng là "tàng
hình" cũng ca ngợi "giống F35" của Mỹ nhưng có việc tiêu tốn
không bán ra cho ai thì xem như "hết vốn". Đây cũng là một điểm chết
trong những "cái chết" của thảm kịch chạy đua vũ trang của Bắc Kinh
đối với Mỹ.
Bao công lao của Bắc Kinh đã thành DÃ
TRÀNG XE CÁT khi dầu càng ngày càng rẻ mạt không xứng sự đầu tư vào lực lượng
quân sự quá khổng lồ để độc chiếm Biển Đông . Chiều huớng nay mai là Bắc Kinh
sẽ mất "cả chì lẫn chài" vì các cường quốc nhất là Mỹ không bao giờ
cho phép Bắc Kinh "cắt ngang xương" huyết lộ hàng hải quốc tế với giá
trị thuơng mãi quốc tế hơn 5 ngàn tỷ mỹ kim hàng năm xuyên qua đây ? Hoa
Kỳ sẽ có dầu khí đốt , sẽ có thật nhiều F35 bán cho thế giới và ngay cho chính
mình. Bắc kinh vừa đi mua dầu vừa tốn kém quân sự trong khi máy bay "vừa
bán vừa cho"cũng không ai hỏi ! vì là "hàng nhái,hàng nhỗm" rõ
ràng là "tử lộ" đó thôi.
Những tài lực vừa có được đúng ra để
cho Trung Cộng nâng cao mức sống của hơn 1 tỷ rưởi dân ,đầu tư vào xã hội và hạ
tầng cơ sở cùng kiến tạo nền đại kỹ thuật bước ra nền KINH TẾ CHẾ BIẾN VÀ SẢN
XUẤT.
Tham vọng đưa ra và những chiến lược
dĩ lỡ ở Biển Đông cùng sự đầu tư quá múc vào quân sự , Bắc kinh không "thu
đòn" lại kịp nữa. NHỮNG
VỚT VÁT CUỐI CÙNG CỦA TẬP CẬN BÌNH. Những trò "đả hổ diệt ruồi" của Tập cận Bình diệt trừ tham nhũng, chỉ lấy lại một phần nhỏ sức lực cùng uy tín của đảng CS Trung Hoa. Sự rạn nứt càng lúc càng tăng trong nội bộ đảng CS Bắc Kinh sẽ là một hiểm họa đấu đá nội bộ trong tương lai.
Vấn đề Biển Đông sẽ là chuyện "đem con bỏ chợ" không còn sức lực bảo vệ khi cái huyết mạch thông thuơng của các cường quốc bị chặn đứng với cái mục tiêu đang mất giá là "kho dầu Biển Đông". Sự thối lui của Bắc kinh để giữ an NỘI TRỊ là chuyện không thể tránh được khi Mỹ sẽ sản xuất càng nhiều và khí đốt càng nhiều thêm.
Cùng một lúc sự cạnh tranh lấy lại khu vực sản xuất(manufacturing sectors) của các cường quốc với kỹ thuật hiện đại nhất như:
-Robot Hóa,
-trí thông minh nhân tạo và
- kỹ thuật 3 chiều
sẽ giáng những đòn kinh tế "trí
mạng" vào nền kinh tế "hàng rẻ , nhỗm " của Trung Cộng.
AI Tính qua được THIÊN CƠ ?
Lúc này con bạch tuộc Bắc Kinh mới co
vòi tại Biển Đông và các hiểm họa bá quyền sẽ không còn.
Hoan hô ngón đòn "HẠ THỦ BẤT HOÀN" xuất cảng dầu và khí của Mỹ.
Hoan hô ngón đòn "HẠ THỦ BẤT HOÀN" xuất cảng dầu và khí của Mỹ.
KẾT LUẬN
NỀN KINH TẾ DẦU KHÍ LÀ CHUYỆN CỦA THẾ
KỶ 20
Qua bài bình luận hôm nay chúng ta
thấy gì? Đến khi nước Mỹ giở món bửu bối "Nhất Dương Chỉ" cuối cùng
cất bao lâu nay là thời đại dầu hỏa làm chủ sẽ không còn nữa.
Nguồn năng lượng này sẽ trở thành
thừa mứa khi các kho tàng dầu+ khí tích trữ tại Bắc Mỹ và Alaska bắt đầu
"tung độc chiêu" .
Chuyện không phải ngang đây nó báo hiệu cho sự giàu mạnh của một nền kinh tế không còn dính líu nhiều vào chuyện dầu khí mà là vấn đề
Chuyện không phải ngang đây nó báo hiệu cho sự giàu mạnh của một nền kinh tế không còn dính líu nhiều vào chuyện dầu khí mà là vấn đề
KHOA HỌC KỸ THUẬT: NƯỚC NÀO CÓ NỀN KỸ
THUẬT CAO NHẤT SẼ LÃNH ĐẠO THẾ GIỚI
một thời gian với tầm nhận thức cũ,
có một số người vội vàng cho Trung Hoa với sự vươn lên nhanh chóng của nền kinh
tế CHẾ XUẤT(manufacturing) sẽ "LÃNH ĐẠO" THẾ GIỚI thay Mỹ?
-Không phải vậy !
Tất cả ý tưởng đều xoay chiều nhanh
chóng khi "món đòn Dầu Khí "của Mỹ bắt đầu tung ra thị trường, kéo
theo sự sụp đổ giá cả dầu thô một thời làm "mưa gió" trên thị trường
năng lượng.
Loại hình kinh tế thế giới mới đang
ló dạng đó là nền kinh tế KỸ THUẬT CAO với thời đại thăng hoa của kỹ nghệ điện
tóan, robot, và kỹ thuật 3 chiều đó là những nội dung mà nhân loại trong thế kỷ
21 bắt đầu chứng giám.
DHL - BA Social Science SJSU
4/12./2014
Đảng
việt cộng làm sao bảo vệ nổi Chủ nghĩa Mác Lê, đã chỉ là cái xác chết thối rữa?
Đỗ Đăng Liêu
Các
bài liên hệ
Cùng tác giả:
Báo Quân Đội Nhân Dân mới đây đăng bài viết của
Đại Tá, Thạc Sĩ Nguyễn Đức Thắng, với tựa đề: Chủ nghĩa Mác - Lê-nin cần
tiếp tục được bảo vệ và phát triển. Tác giả nhắc lại sự sụp đổ của chủ
nghiã cộng sản tại ngay cái nôi của nó là nước Nga, nhưng lập tức đổ hết lý do
cho "chủ nghĩa đế quốc" và "các thế lực thù địch".
Ông
viết:
"Chủ nghĩa đế quốc và các
thế lực thù địch đã nhân cơ hội đó ra sức tuyên truyền đề cao xã hội tư bản, hô
hào rời bỏ CNXH và đi theo con đường TBCN. Chúng ra sức xuyên tạc, phủ nhận chủ
nghĩa Mác - Lê-nin và CNXH, thậm chí còn định ra cả thời gian sụp đổ chế độ
XHCN ở những nước còn lại, trong đó có Việt Nam. Trong hàng ngũ những người
cộng sản và nhân dân, thực tế có một số người đã nhiễm phải những luận điệu
tuyên truyền hết sức tinh vi, hiểm độc của các thế lực thù địch, từ đó nảy sinh
t¬ư tưởng bi quan, dao động, bàng quan, thậm chí đánh mất niềm tin vào chủ
nghĩa Mác - Lê-nin và CNXH. Trước tình hình đó, những người cộng sản chân chính
cần phải bình tĩnh, tăng cường đoàn kết thống nhất ý chí và hành động để bảo vệ
các giá trị đích thực của chủ nghĩa Mác - Lê-nin và toàn bộ thành quả của cuộc
cách mạng XHCN".
Và tác giả bồi thêm vào lời khẳng định bất cần
lý lẽ đó bằng hàng loạt các khẳng định khác cũng ngang tàng không kém, chẳng
hạn như: "… không thể mượn cớ sự sụp đổ mô hình CNXH cụ thể ở một
quốc gia nào đó để bài bác và phủ định chủ nghĩa Mác - Lê-nin và CNXH".
Cả thế giới cộng sản theo cùng một mô hình nhà nước Liên Xô và đã sập gần như
toàn bộ, chỉ còn 4 nước đang ráo riết chạy theo kinh tế tư bản (hay kinh tế thị
trường mà Mác lên án từ ngày đầu là loại "kinh tế tư bản bóc lột") để
sống còn thì tác giả không hề hay biết?
Còn nhiều khẳng định bất cần trí óc của cả người
đọc lẫn chính người viết, như: "…trong hơn 80 năm qua, đặc biệt những
thành tựu to lớn của công cuộc đổi mới đất nước trong gần 30 năm qua dưới sự
lãnh đạo của Đảng ta, càng củng cố vững chắc niềm tin, niềm tự hào của mỗi đảng
viên, cán bộ và nhân dân vào chủ nghĩa Mác - Lê-nin, vào con đường đi lên CNXH
mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn."
Tựu trung, cả bài viết chỉ biết chép lại những câu mang tính kinh điển mà mọi người đã quá ngấy, đã biết quá rõ từ lâu là vô tích sự, và biết là chúng bị tùy nghi bẻ xuôi lẫn bẻ ngược theo nhu cầu của Đảng trong từng giai đoạn. Do đó, chính bài viết đó đã không bảo vệ được chủ nghĩa Mác Lê cho ra hồn chứ chưa nói gì đến động viên người khác làm chuyện đó, và lại càng không có chút hy vọng gì về "phát triển" nó cả.
Tựu trung, cả bài viết chỉ biết chép lại những câu mang tính kinh điển mà mọi người đã quá ngấy, đã biết quá rõ từ lâu là vô tích sự, và biết là chúng bị tùy nghi bẻ xuôi lẫn bẻ ngược theo nhu cầu của Đảng trong từng giai đoạn. Do đó, chính bài viết đó đã không bảo vệ được chủ nghĩa Mác Lê cho ra hồn chứ chưa nói gì đến động viên người khác làm chuyện đó, và lại càng không có chút hy vọng gì về "phát triển" nó cả.
Nhưng có lẽ chẳng ai chê bai gì khả năng của tác
giả Nguyễn Đức Thắng vì ông bị giao một việc quá khó. Làm sao mà bảo vệ nổi chủ
nghĩa Mác Lê trong thực tế ngày nay?!
Làm sao bảo vệ nổi khi thực tế đã chứng minh
điều hoàn toàn ngược lại. Trên tổng số gần 100 quốc gia tự nhận là theo Chủ
Nghiã Xã Hội, khởi đi từ cái nôi là nước Nga, ngày hôm nay chỉ còn có 5 nước
vẫn cố bám víu (hoặc còn giả dạng bám víu) vô vọng vào CNXH là Trung Cộng, Việt
Cộng, Lào Cộng, Cu Ba và Bắc Hàn. Tình trạng 5 quốc gia này, từ chính trị, đến
văn hoá xã hội, nếu không ngày một tồi tệ, lạc hậu thì cũng cực kỳ bất ổn và
khủng hoảng. Nói chung là trong tình trạng chết dần hoặc có thể bùng vỡ bất cứ
lúc nào. Trong khi đó, tất cả các nước thoát độc tài cộng sản để chuyển sang
thể chế dân chủ đều bừng sống lại về mọi mặt, như những người bị bóp cổ lâu
ngày nay được thở lại dưỡng khí trong lành.
Làm sao bảo vệ nổi khi nước cộng sản nào càng
rời xa mô hình kinh tế XHCN và chạy theo kinh tế tư bản thì càng rời xa vực
thẳm. Chính Trung Cộng đã vất mô hình kinh tế XHCN để chạy theo "kinh tế
thị trường với đặc tính Trung Quốc" từ năm 1976, và CSVN bắt chước từ năm
1986. Cái mà tác giả gọi là "thành tựu của 30 năm đổi mới" chính là
kết quả của việc ném kinh tế XHCN lại để bỏ chạy đó.
Làm sao bảo vệ nổi khi hiện nay, các lãnh đạo ở tầng cao nhất đều không biết tiến lên CNXH là đi đâu và làm gì. Chính Tổng Bí Thư Đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đã công khai bộc bạch:“Đến hết thế kỷ này (tức 86 năm nữa) không biết đã có CNXH hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa". Những chính sách gọi là xây dựng XHCN triệt để tại các nước đàn anh tiên tiến chứ không chỉ riêng tại Việt Nam, đều dẫn đến chết đói, lệ thuộc ngoại bang, tụt hậu, băng hoại xã hội, và sụp đổ hoàn toàn như các nước Đông Âu và Liên Xô.
Làm sao bảo vệ nổi khi hiện nay, các lãnh đạo ở tầng cao nhất đều không biết tiến lên CNXH là đi đâu và làm gì. Chính Tổng Bí Thư Đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đã công khai bộc bạch:“Đến hết thế kỷ này (tức 86 năm nữa) không biết đã có CNXH hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa". Những chính sách gọi là xây dựng XHCN triệt để tại các nước đàn anh tiên tiến chứ không chỉ riêng tại Việt Nam, đều dẫn đến chết đói, lệ thuộc ngoại bang, tụt hậu, băng hoại xã hội, và sụp đổ hoàn toàn như các nước Đông Âu và Liên Xô.
Làm sao bảo vệ nổi khi ĐCSVN, từ lời nói đến
việc làm, nhất nhất không còn chút gì là các đặc tính của xã hội XHCN. Các hứa
hẹn nền tảng như "Tài sản và phương tiện sản xuất là thuộc về toàn
dân" hoàn toàn biến mất trong nền kinh tế tư bản hoang dã hiện
nay. Tất cả phục vụ cho nhu cầu vơ vét của tầng lớp "tư bản đỏ" vừa
xuất hiện ở mọi cấp.
Các quan chức với số tài sản lên đến hàng chục tỉ mỹ kim
không còn là chuyện lạ nữa, dù họ trên danh nghĩa đã "hiến dâng cả đời cho
cách mạng" và không làm gì riêng ngoài đồng lương cán bộ. Cũng vậy, loại
hứa hẹn nền tảng như"Giai cấp công nhân, đội tiên phong của nhân dân
lao động và của dân tộc Việt Nam, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã
hội" đã nhường chỗ cho một nhà nước tiếp tay các chủ hãng ngoại
quốc trấn áp các cuộc tranh đấu đòi quyền lợi chính đáng của công nhân; và một
nhà nước xua công an cưỡng chế đất đai của nông dân để giao lại cho giai cấp tư
bản đỏ.
Làm sao bảo vệ nổi khi chế độ XHCN hiện nay còn
phong kiến gấp trăm lần chế độ mà nó đả phá và thay thế. Thật vậy, đất nước
Việt Nam ngày nay có "vua tập thể" hay "tập thể vua", với
cả trăm hoàng tộc. Mỗi hoàng tộc có khu vực địa lý, khu vực kinh tế, khu vực
quyền hành riêng và theo thể thức "cha truyền con nối". Thế hệ thái
tử đảng bắt đầu ngồi vào các ghế nắm quyền và nắm tiền từ độ tuổi 20.
Làm sao bảo vệ nổi khi mà chính tập thể đảng
viên đều đã quá chán ngán cái chủ nghiã mà đa số đã không hiểu là gì khi gia
nhập; đã hy sinh cả tính mạng, cả cuộc đời của mấy thế hệ vì chủ nghiã đó chỉ
để thấy đất nước liên tục nghèo đói, tụt hậu so với láng giềng; và nhất là đã
nhận ra chủ nghĩa này luôn sản sinh ra những kẻ cầm quyền cực ác, cực gian trá,
và cực đạo đức giả suốt từ Lênin, đến Stalin, đến Mao, đến ông cháu họ Kim bên
Triều Tiên, đến Pol Pot xứ Miên, đến tất cả các thế hệ lãnh đạo Cộng Sản Việt
Nam. Hệ thống CNXH đã biến tất cả những người dù rất tốt khi gia nhập trở thành
những người càng lên cao càng giả dối, tàn ác, và càng mất tính người.
Làm sao bảo vệ nổi khi những quan chức lớn ngã
bệnh đều chạy qua các nước tư bản chữa bệnh chứ không dám chữa tại các nước
XHCN. Lý do không chỉ vì các nước đó có nền y khoa hơn xa các nước XHCN mà còn
vì họ thực sự có y đức. Cũng vậy, làm sao bảo vệ nổi khi chính những người đang
viết bài kêu gọi bảo vệ Mác Lê và cả cấp trên của họ đều đang cố gắng gửi con
cái đi nước ngoài để được hấp thụ nền giáo dục đặc sắc của các nước
"tư bản đang giẫy chết" , và còn dặn dò con ráng tìm cách ở
lại để làm đầu cầu chuyển tiền của bố mẹ ra nước ngoài.
***
Ngày mà dân tộc ta công khai và hoàn toàn tẩy bỏ
được chủ nghĩa Mác Lê ra khỏi mọi mặt xã hội, chắc chắn sẽ có nhiều người mừng
lắm. Trong số đó, thế nào cũng có cả ông Nguyễn Đức Thắng.
Ủy
viên Bộ chính trị hãy công khai tài sản
Nhân vụ việc Tổng Thanh tra Chính phủ Việt Nam
bị tuyên bố vi phạm, mắc khuyết điểm về “chính sách nhà, đất” khi “sở hữu quá
nhiều ”bất động sản có giá trị”, một nhà quan sát trong nước kêu gọi các lãnh
đạo cao cấp trong Bộ Chính trị, Chính phủ, Quốc hội ”công khai tài sản” ra toàn
dân.
Trao đổi với BBC hôm 22/11/2014 từ Sài Gòn,
Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Thường trực Văn phòng Quốc hội
Việt Nam, nói:
“Tôi hy vọng sau vụ ông Truyền thì có thể Đảng
và Nhà nước sẽ đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống tham nhũng và đặc biệt trên
Facebook, trên Internet, người ta sẽ có dịp đưa hình ảnh những người có tài sản
lớn lên. Cái đó cũng là việc đấu tranh chống tham nhũng và góp phần xây dựng
nhà nước này trong sạch, vững mạnh. Cái đó là điều tốt”.
Trước câu hỏi vì sao đợt này chỉ có một mình
ông Trần Văn Truyền bị đưa khuyết điểm, sai phạm ra công bố, mà không phải là
những quan chức lãnh đạo, cấp cao nào khác nữa, ông Thuận nói:
“Trước nhất là ông Trần Văn Truyền nghỉ hưu
rồi, mạng lưới quyền lực suy giảm rồi cho nên ông bị đưa ra, còn những người
đương đầy quyền lực thì việc đưa ra cũng không dễ. Hay nói một cách thẳng thắn
là không ai đưa ra chọc với những người đang ‘cầm gươm, cầm súng’, cho nên chưa
biết có đưa ra được không, họ lại bắn trước, họ lại chém trước”.
Hãy công khai, làm gương
Theo Luật sư Thuận, đã tới lúc các lãnh đạo
cao cấp của Việt Nam trong các cơ quan quyền lực đứng đầu của Đảng và Nhà nước
tỏ ra “gương mẫu”, ông nói:
“Cho nên vấn đề quan trọng là bây giờ phải
công khai tài sản của mấy ông ấy lên, mà trước hết là mấy ông lớn, các vị trong
Bộ Chính trị, các vị trong Chính phủ là phải công khai trước. Rồi tiếp tục là
các đồng chí Thường vụ Quốc hội là công khai hết đi, công khai in một cái đặc
san trong đó. Đặc san có thể bán vài triệu bạc người ta cũng mua. Và yêu cầu
nhân dân giám sát mà theo Hiến pháp mới là bây giờ Đảng phải theo sự giám sát
của nhân dân”.
Theo Luật sư Thuận, việc giám sát này tập
trung trọng tâm chính vào “tài sản, đạo đức và chủ trương”. Ông nói: “Giám sát
là tài sản là chính, giám sát đạo đức, rồi giám sát chủ trương làm việc – chủ
trương có sai, đúng hay không, những việc ông ban hành có sai, đúng, gây thiệt
hại hay không…”
“Từ việc ông Truyền, nên chăng, muốn lấy lòng
tin của nhân dân một cách rõ ràng thì công khai tài sản đăng trên báo hết, tất
cả các ông lãnh đạo cấp cao, rồi lần lần xuống các địa phương, làm gương trước,
cũng như Nghị quyết Trung ương IV là phải kiểm điểm từ trên kiểm điểm xuống”,
cựu quan chức Văn phòng Quốc hội Việt Nam nói với BBC.
Toạ đàm về Công
Lý và Hoà Bình P1 den P19 2705 2011 UBCLHBVN TTMVSaigon
Toạ đàm về Công Lý và Hoà Bình_P1
https://www.youtube.com/watch?v=EgeAhdetSkM
Toạ đàm về Công Lý và Hoà Bình_P2
https://www.youtube.com/watch?v=V_6mXbMZing
Toạ đàm về Công Lý và Hoà Bình_P3
https://www.youtube.com/watch?v=REofL3ZKYLY
Toạ đàm về Công Lý và Hoà Bình_P4
https://www.youtube.com/watch?v=gOmuh3l9gKo
Toạ đàm về Công Lý và Hoà Bình_P5
https://www.youtube.com/watch?v=2tYKbN9r2NU
Toạ
đàm về Công Lý và Hoà Bình_P6
https://www.youtube.com/watch?v=LiVDgZxhXLw
Toạ đàm về Công Lý và Hoà Bình_P7
https://www.youtube.com/watch?v=wBeJ6ZJY2xY
Toạ đàm về Công Lý và Hoà Bình_P8
https://www.youtube.com/watch?v=5TzFqsMV7uA
Toạ đàm về Công Lý và Hoà Bình_P9
https://www.youtube.com/watch?v=pDNu7TBMOjs
Toạ đàm về Công Lý và Hoà Bình_P10 Ls Le Quoc Quean
Toạ đàm về Công Lý và Hoà Bình_P11
https://www.youtube.com/watch?v=vDXTv8CfKWY
Toạ đàm về Công Lý và Hoà Bình_P12
https://www.youtube.com/watch?v=gWusonXpKos
Toạ đàm về Công Lý và Hoà Bình_P13 Gioi thieu dai dien UBCL
18 giao phan
https://www.youtube.com/watch?v=TP4HLmwchXw
Toạ đàm về Công Lý và Hoà Bình_P14
https://www.youtube.com/watch?v=x4NRfi9oKUE
Toạ đàm về Công Lý và Hoà Bình_P15 HY Pham Minh Man
https://www.youtube.com/watch?v=yiUl5iglTO8
Toạ đàm về Công Lý và Hoà Bình_P16
https://www.youtube.com/watch?v=WV76zVdiEoA
Toạ đàm về Công Lý và Hoà Bình_P17
https://www.youtube.com/watch?v=blZu_jH6nLA
Toạ đàm về Công Lý và Hoà Bình_P18
https://www.youtube.com/watch?v=x8x7RDUQDds
Toạ đàm về Công Lý và Hoà Bình_P19
https://www.youtube.com/watch?v=dVWvtfwnkLg
Oakland,
CA Sun Oct 26 2014
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment