Nguyễn
Văn Chưởng phải chết vì chức Phó Giám Đốc Công An TP Hải Phòng của Dương Tự
Trọng?
Ông Nguyễn
Trường Chinh kể chuyện tọa kháng tại vườn hoa Lý Thái Tổ
|
|||||||
|
|
|
|
|
|
||
Preview by Yahoo
|
|||||||
|
|||||||
Trịnh Anh Tuấn (Fb Gió Lang
Thang) - Em Nguyễn Thị Thanh Hải, con gái anh Chưởng, năm nay 8 tuổi. Tám
năm nay, em chưa một lần cảm nhận vòng tay của cha. Ngày cha mình bị bắt đi, em
đang nằm trong bụng mẹ. Ba tháng sau ngày ấy, em chào đời. Hai tuổi, người mẹ
đã không thể chịu nổi khi phải sống dưới thân phận vợ một người tử tù, đã bỏ em
lại cho ông bà và ra đi. Đã mấy năm rồi, em không còn tin tức gì của người mẹ
nữa. Mỗi tháng, em lại nghỉ học một vài buổi để cùng ông bà đi kêu oan cho cha.
Cô giáo dạy em trên lớp biết điều ấy, và chỉ nói với gia đình đừng cho em nghỉ
nhiều quá, sẽ theo không kịp bạn mà thôi...
*
Từ chiếc xe Dream cà tàng…
Hà Nội một ngày đông rét mướt, co cóng. Tôi có
cuộc hẹn với ông Chinh vào một buổi sáng chủ nhật. Mới 6 giờ 20 phút, điện
thoại đổ chuông:
- Chú đến rồi cháu à.
Đánh răng rửa mặt xong, tôi tức tốc chạy ra.
- Chú đến sớm quá vậy?
- Chú đi từ 2 rưỡi sáng, đến đây khoảng 30
phút rồi mới gọi cháu, vì sớm quá để cháu ngủ.
Vợ chồng ông Nguyễn
Trường Chinh
Tôi nhìn ra chiếc xe ông sử dụng, một chiếc
Dream Trung Quốc cũ kỹ, lại gắn thêm cái khung để thồ hàng. Bằng chiếc xe máy
này, 8 năm nay, đã không biết ông và vợ đã đi lên đi về từ xã Bình Dân, Kim
Thành, Hải Dương tới Hà Nội cả hơn trăm cây số bao nhiêu lần. Chiếc Dream cà
tàng ấy chắc cũng như ông, một cựu lính bộ Nam Lào – Trường Sơn hồi 1972, năm
nay 70 tuổi, đã quá mệt mỏi, chỉ chờ đến lúc nằm gục lại. Dẫu vậy, cho đến khi
thực sự gục ngã, ông vẫn quyết tâm đi đến cùng để cứu con trai mình. Con trai
ông, anh Nguyễn Văn Chưởng, năm nay 31 tuổi, bị kết án tử hình trong vụ án giết
hại thiếu tá CA Nguyễn Văn Sinh tại phường Đông Hải 2, Q. Hải An, TP Hải Phòng
8 năm trước. Tuy qua cả 3 phiên tòa, sơ thẩm, phúc thẩm và giám đốc thẩm, án tử
hình của anh vẫn được giữ nguyên, nhưng gia đình ông Chinh vẫn một mực tin
tưởng rằng con mình bị kết án oan, vì hôm xảy ra vụ án ở Hải Phòng, 14/07/2007,
Chưởng cùng một người bạn từ chỗ làm việc ở Hải Phòng, có về quê chơi. Thời
điểm xảy ra vụ án, 21 giờ tối, anh cùng người bạn đó đang ở nhà một người quen
trong xã. Nhiều người quen biết trong xã xác nhận rằng, tối hôm xảy ra vụ án
đó, đã gặp anh Chưởng ở quê, xã Bình Dân, Kim Thành, Hải Dương, cách địa điểm
xảy ra vụ án chừng 35km. Vì thế, anh không thể nào là kẻ giết người được.
Đã 7 năm qua từ khi bản án tuyên cho đến tận
bây giờ khi gia đình được tin chuẩn bị hành hình, ông Chinh và vợ đã đi khắp
các nơi có thể trên Hà Nội để kêu cứu cho con trai mình. Ông đã từng viết thư
bằng chính máu của mình để kêu oan cho con. Nhưng những gì ông nhận được là
những đợi chờ không hồi đáp hoặc những câu trả lời rằng “đã đúng người, đúng
tội”. Dẫu vậy, ông vẫn cứ đi, cứ đi và vẫn cứ đi. Với chiếc xe máy cà tàng đã
quá già nua và mệt mỏi y như đôi vợ chồng già này, vợ chồng ông sẽ đi đến khi
nào họ không còn chịu đựng nổi, hoặc một tai nạn nào đó trên quốc lộ 5 khiến vợ
chồng ông nằm lại. Và sẽ vĩnh viễn chôn vùi niềm tin sắt đá của họ, rằng con
mình vô tội.
Đến manh áo người tử tù
Nguyễn Trọng Đoàn
cầm kỷ vật của anh trai
Tôi gặp Nguyễn Trọng Đoàn, em trai Chưởng và
cũng là một bị cáo trong vụ án ấy. Anh bị kết án 2 năm vì “che giấu tội phạm”.
Anh kể rằng anh không ngờ rằng mình cũng bị đi tù. Hôm xảy ra vụ án, hai anh em
hẹn nhau ở quán Internet gần nhà ở quê. Vợ chồng người chủ quán Internet này
hiện vẫn xác nhận rằng hôm đó họ thấy Chưởng vào quán gọi em về. Khi Chưởng bị
bắt, Đoàn đã đi gặp các nhân chứng để nhờ họ xác nhận rằng tối hôm 14/07/2007,
họ thấy anh Chưởng ở quê. Ngày 10/08, anh lên trụ sở Công an để nộp bằng chứng,
thì bị họ bắt lại, đánh đập, tra tấn tàn bạo và ghép vào tội “Cố ý che giấu tội
phạm”.
Ghê gớm hơn nữa, những người làm chứng rằng
tối hôm xảy ra vụ án họ thấy Chưởng ở quê, cách địa điểm xảy ra vụ án đến 35km,
cũng được gọi lên và nhận những lời hăm dọa, những trận tra tấn kinh hoàng của
CA Hải Phòng mà đến tận bây giờ, họ còn kinh hãi. Công an còn dọa sẽ bắt cả
làng, nếu cả làng làm chứng. Người dân Bình Dân còn kể rằng, Dương Tự Trọng,
lúc đó là Thượng tá, Phó thủ trưởng cơ quan CSĐT, cầm ve áo và tuyên bố: “Tao,
thượng tá Dương Tự Trọng, thề sẽ làm cho thằng chủ tịch xã Bình Dân mất chức!”,
chỉ vì ông chủ tịch xã lỡ xác nhận rằng những người nhân chứng đó là người
thuộc địa phương ông.
Ngày lên tòa nhận bản án tử hình, Chưởng gửi
lại một chiếc áo đông xuân cũ cho gia đình. Chiếc áo ấy Chưởng đã rút từng sợ
chỉ rồi dùng tăm thêu. Dòng chữ trên chiếc áo kể về nỗi oan khuất của mình:
"Án oan ôm hận
nhờ Chính phủ
Giải oan hận này cho
dân đen
Tấm lòng trong sạch
thiên địa biết
Trả lại công bằng cho
dân thường
Sao để quan sai hành
hạ dân
Luật pháp Việt Nam là
rất đúng
Đừng để oan sai giáng
hạ cho dân lành".
Manh áo tử tù
Đã gần 8 năm trôi qua, anh Chưởng vẫn nằm
trong ngục tử tù với những lời kêu oan của mình. Phía tòa án Hải Phòng đã đến
báo với gia đình, tháng 12 này sẽ đem anh ra xử tử.
Và em Hải…
Em Nguyễn Thị Thanh Hải, con gái anh Chưởng,
năm nay 8 tuổi. Tám năm nay, em chưa một lần cảm nhận vòng tay của cha. Ngày
cha mình bị bắt đi, em đang nằm trong bụng mẹ. Ba tháng sau ngày ấy, em chào
đời. Hai tuổi, người mẹ đã không thể chịu nổi khi phải sống dưới thân phận vợ
một người tử tù, đã bỏ em lại cho ông bà và ra đi. Đã mấy năm rồi, em không còn
tin tức gì của người mẹ nữa. Mỗi tháng, em lại nghỉ học một vài buổi để cùng
ông bà đi kêu oan cho cha. Cô giáo dạy em trên lớp biết điều ấy, và chỉ nói với
gia đình đừng cho em nghỉ nhiều quá, sẽ theo không kịp bạn mà thôi.
Tôi đã từng dự định ghi lại hình ảnh của em
khi em đi kêu oan cho cha. Nhưng rồi lại thôi. Tuổi của em, phải được cắp sách
đến trường tự nhiên như bao bạn bè khác. Tuổi của em, phải được sự chăm sóc,
yêu thương của cha và mẹ. Tuổi của em, phải được hồn nhiên vui cười nũng nịu.
Tuổi của em, phải được nhiều thứ lắm. Tuổi của em không phải nghỉ học để đi kêu
oan cho cha mình. Tuổi của em, phải được mặc ánh trắng tinh khôi chứ không phải
mặc những bộ quần áo với dòng chữ oan ức. Tuổi của em, không phải sống trong
một gia đình mà nỗi oan khiên đè lên từng nhịp thở. Nếu cuộc đời này công bằng
như người ta thường nói, em sẽ không phải như vậy.
Giá mà cuộc sống công bằng hơn một chút. Để
những ân huệ cuối cùng còn sót lại của cuộc đời này, xin hãy dành cho em.
Hà Nội, 28/12/2014
Textbox:
Vụ án giết người xảy ra vào lúc 21h ngày
14/07/2007 tại Cảng Đình Vũ, P Đông Hải 2, Quận Hải An, TP Hải Phòng. Nạn nhân
là thiếu tá Nguyễn Văn Sinh, cán bộ CAP Đông Hải 2.
Vào tối ngày 01/08, CA TP Hải Phòng đã bắt
Nguyễn Văn Chưởng, Vũ Toàn Trung và Nguyễn Văn Hoàng, được cho là hung thủ của
vụ án này.
Qua 3 phiên xét xử, sơ thẩm, phúc thẩm và giám
đốc thẩm, tòa án đã tuyên Nguyễn Văn Chưởng tử hình, Đỗ Văn Hoàng tù chung
thân, Vũ Toàn Trung 23 năm tù giam vì các tội danh giết người và cướp tài sản;
Nguyễn Trọng Đoàn (em trai Chưởng) 2 năm tù giam vì che dấu tội phạm; Nguyễn
Thị Lan Phương 1 năm tù treo vì không tố giác tội phạm.
Tuy nhiên, bản án có nhiều điều cần đặt nghi
vấn:
- Lời khai của các bị cáo trong vụ án có nhiều
điều mẫu thuẫn với nhau và không đúng với bản khám nghiệm hiện trường, có rất
nhiều bản khai đi khai lại nhiều lần.
- Người bị cho là cầm đầu vụ án là Nguyễn Văn
Chưởng có bằng chứng ngoại phạm là thời điểm xảy ra vụ án, Nguyễn Văn Chưởng đang
ở quê nhà là xã Bình Dân, Kim Thành, Hải Dương; cách địa điểm xảy ra vụ án
chừng 35km. Có rất nhiều người dân trong xã đã làm nhân chứng cho việc này.
- Nhân chứng trong vụ án này, cụ thể là anh
Trần Quang Tuất, xã Bình Dân, Kim Thành, Hải Dương đã bị ép cung, nhục hình dã
man. Các nhân chứng khác do gia đình và luật sư mang đến phiên tòa đều không
được chấp nhận.
- Quá trình điều tra xét hỏi có dấu hiệu việc
ép cung, nhục hình. Các bị cáo liên tục kêu oan và trả lời rằng “ khai theo lời
đọc của điều tra viên”. Anh Nguyễn Trọng Đoàn, em trai Chưởng khi đến giao nộp
bằng chứng ngoại phạm của Chưởng đã bị bắt và khép tội “ cố ý che dấu tội
phạm”. Anh hiện đã thi hành án xong và tố cáo rằng mình bị ép cung, nhục hình
dã man.
Theo lời ông Nguyễn Trường Chinh, bố đẻ của
Nguyễn Văn Chưởng, sau khi hoàn thành vụ án này, thượng tá Dương Tự Trọng, phó
Thủ trưởng cơ quan CSĐT CATP Hải Phòng, người trực tiếp thụ lý vụ án đã lên
ngay chức Phó Giám đốc CATP Hải Phòng. Liệu có phải Nguyễn Văn Chưởng phải chết
vì chức Phó Giám đốc CATP Hải Phòng của Dương Tự Trọng?
Buổi tọa kháng thứ
10
P/S: Khi bài viết này được hoàn thành, chiếc
Dream cũ nát ấy đã hư hỏng hoàn toàn. Một chủ nhà trọ tốt bụng ở Hà Nội, nơi
ông bà Chinh thường nghỉ qua đêm đã cho ông bà mượn 2,5 triệu để mua cho ông bà
một chiếc xe khác để ông bà đi lại. Hôm nay, cũng là ngày thứ 11 liên tục ông
bà tọa kháng để kêu oan cho con tại vườn hoa Lý Thái Tổ, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment