Friday, January 2, 2015

Từ Sợ Hãi Tới Hành Động

Từ Sợ Hãi Tới Hành Động


Cà Phê Tối: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân: Công cụ cướp đất của dân



image





Preview by Yahoo


2014 SEP 7 freedom logo 300
Sợ hãi là một đặc tính của muôn loài. Chính sự sợ hãi góp phần giúp cho mọi loài sinh tồn và phát triển. Riêng trong thế giới con người, sợ hãi khiến cho kẻ yếu hơn phải chọn giữa phục tùng kẻ mạnh hoặc phải kiếm giải pháp. Cùng lúc sợ hãi thường làm cho con người trở nên tàn nhẫn và/hoặc hèn nhát hơn; ích kỷ và vô cảm hơn. Nhưng trong một số trường hợp, sợ hãi lại cũng có thể làm người ta bật lên can đảm, mạnh mẽ.

Trong phạm vi bài viết ngắn này tôi chỉ xin đưa ra một vài nhận định về tình hình xã hội Việt Nam trong những năm gần đây liên quan tới “sự sợ hãi”.
Có thể nói đại đa số người dân ngày nay đều rất sợ Đảng Cộng sản và các phương tiện bạo hành của họ, kể cả bọn đầu gấu xã hội đen mà họ đang sử dụng ngày một thường hơn. Ngoài các trò bạo hành, dân còn sợ Đảng vì sợ bị trù dập, bị mất công ăn việc làm, bị mất nhà mất đất. Nhiều khi dân sợ chỉ vì họ chứng kiến cảnh Đảng đã xuống tay với những người xung quanh họ.

Bởi nỗi sợ đó đa số người dân đã dần dần tự biến mình thành nô lệ cho Đảng Cộng sản một cách vô điều kiện. Từng lời nói, cử chỉ tới hành động đều phải giữ chừng, tự kiểm duyệt, tránh “phạm thượng” … Nói chung, ai nấy đều chỉ mong cuộc sống của bản thân mình và con cháu mình được “yên hàn”. Gia đình “không có vấn đề”, tức không đang bị Đảng trừng phạt, là thấy hạnh phúc rồi. Không trông đợi gì thêm từ Đảng.

Để đạt được mong muốn đó nhiều người đã chọn thái độ tung hô ca ngợi Đảng để được yên thân, bất kể trong lòng có bất mãn hay không. Một số khác thì còn cố gắng đề trở thành Đảng viên Cộng sản để có được cơ hội đổi đời. Và giữa 2 loại trên là những người chấp nhận làm tay sai cho Đảng với danh xưng “quần chúng tự phát” để nhận được chút tiền. Cả ba lối chọn lựa này đều làm cho con người đã “hèn” lại thêm “hạ”.

Nhưng ngược lại, trong những năm tháng gần đây, không ít người đã vượt qua được nỗi sợ. Có người vượt được chỉ vì đã bị ép tới đường cùng, nôm na là tới mức “tức nước vỡ bờ”. Rất nhiều trong số này là các bà con dân oan. Họ bị cướp đến tận cùng mọi phương tiện mưu sinh, phải sống lê lết trước những cửa quan để kêu oan, và bị xua đuổi từ văn phòng này sang cơ quan khác.

Cũng có nhiều người vượt được sợ hãi nhờ tiếng gọi của lương tâm. Nỗi sợ mất nước còn lớn hơn nỗi sợ bị Đảng Cộng sản trả thù. Họ sợ rằng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, Việt Nam sẽ hoàn toàn trở thành thuộc địa của Trung Quốc, đời con đời cháu của họ sẽ trở thành nô lệ hoàn toàn cho người Phương Bắc. Kế đến, sự khinh bỉ trước thái độ Hèn với giặc – Ác với dân của thành phần lãnh đạo Đảng cũng làm nỗi sợ Đảng bớt đi nhiều. Và thế là họ công khai thể hiện lòng yêu nước của mình bằng cách xuống đường phản đối Trung Quốc xâm lược bất kể Đảng có cho phép hay không. Rồi khi bị cấm quyền yêu nước, họ dạn dĩ tham gia các buổi phổ biến Quyền con người. Và cứ thế mà tiến tới.

Sau hết, nhiều người không chỉ vượt qua sợ hãi mà còn nhìn ra một thực tế khác. Chính lãnh đạo Đảng mới là những kẻ đang mang nhiều nỗi lo sợ hơn ai hết. Họ sợ sự phát triển của công nghệ thông tin dẫn đến sự gia tăng nhận thức của người dân. Từ đó họ sợ những tội ác khủng khiếp của các chế độ cộng sản trên khắp thế giới và tại Việt Nam sẽ không còn có thể che đậy được nữa. 

Họ sợ toàn dân biết rõ con đường xây dựng CNXH là con đường hoang tưởng mà cả thế giới đã vất bỏ, đặc biệt ngay tại nơi sản sinh ra nó. Họ sợ từng hành động đánh, giết, khủng bố dân để bảo vệ chế độ từ nay sẽ bị chính người dân thu hình, thu âm, thu bằng chứng và lưu trữ để chờ ngày đưa họ ra tòa án nhân dân như tại các nước vừa đổi đời. Họ sợ các núi của cải vừa đào khoét được từ tài nguyên đất nước và cướp trắng của dân sẽ không giữ được. Và còn nhiều nỗi sợ khác nữa nhưng căn bản vẫn là: ĐẢNG SỢ CÁI NGÀY DÂN HẾT SỢ.

Điều dại dột của lãnh đạo Đảng, dù đã có thấy nhiều tấm gương từ Bungari đến Libya, là càng sợ thì lại càng cố che đậy bằng thái độ hùng hổ và nâng cấp bạo hành, thí dụ như từ chính sách làm ngơ cho công an đánh người nay đã nâng cấp đến mức chính thức cho công an bắn dân tại chỗ. Nhưng như đã thấy trên khắp thế giới, đến mức này thì dân càng bị dồn vào đường cùng sẽ càng tức nước vỡ bờ nhiều hơn và nhanh hơn mà thôi, cũng như hồ sơ tội ác của từng cán bộ ác ôn sẽ càng dày hơn thôi.

Tóm lại ở xã hội Việt Nam hiện nay có 3 loại sợ khác nhau:
1. Nỗi sợ của những kẻ đáng khinh. Họ chỉ lo mất ghế cai trị và khả năng tiếp tục nạo khoét đất nước. Nhưng càng sợ họ càng ác và càng sẵn sàng bán luôn đất nước; nghĩa là càng thu ngắn tuổi thọ của chế độ.
2. Nỗi sợ của những người đáng thương. Đây chính là đại khối đồng bào của tôi, những người đã phải sống cả đời trong đói khổ và bị bao trùm bởi trấn áp, đe dọa liên tục. Nhưng trong tay họ là sức mạnh toàn năng của dân tộc và là chìa khóa tương lai của đất nước.

3. Nỗi sợ của những vị đáng kính. Họ là những người không sợ gì cho chính mình nhưng lo nhiều cho các thế hệ tương lai và sinh mạng của đất nước. Lo đến nỗi họ sẵn sàng gạt sang một bên mọi thủ đoạn xách nhiễu, đe dọa, và trả thù hạ cấp của chế độ để bước ra tranh đấu công khai.

Xin cho tôi cùng với đại khối đồng bào tiến bước theo những ngọn đuốc lương tâm, những nhà trí thức đang chấp nhận đi đầu trên con đường gian nan để xóa sạch mọi nỗi sợ trên đất nước chúng ta.

Nguyễn Trung Tôn
Điện Thoại 01628387716


Từ Diễn Biến Hoà Bình Tới Diễn Tiến Dân Chủ

Khái niệm “Diễn Biến Hoà Bình”, chuyển ngữ một cách thô thiển từ “Peaceful Evolution”, vốn là một chủ thuyết có tính cách sách lược, phát khởi trong thời Chiến tranh Lạnh, bởi John Foster Dulles,[1] cựu Tổng Trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ, trong thập niên 1950. Sách lược “Peaceful Evolution” chủ trương một [a] “tiến trình chuyển đổi” từ thể chế độc tài toàn trị sang thể chế dân chủ [b] bằng con đường hoà bình [c] tại các quốc gia cộng sản.[2]





I. Phản Ứng và Lo Ngại của Khối Cộng Sản
Tại Trung Quốc, Mao Trạch Đông đã chống lại “diễn biến hòa bình” từ năm 1959.[3] Một mặt Mao Trạch Đông chê Nga Xô chuyển mình theo chủ nghĩa xét lại qua chiêu bài “sống chung hoà bình”[4] của Nikita Khrushchev, mặt khác khởi xướng và dùng chiêu bài “Đại cách mạng văn hóa” hay “Văn cách” trong suốt 10 năm từ năm 1966-1976, để loại bỏ những phần tử “tư sản tự do” — trong đó có đối thủ chính trị là Lưu Thiếu Kỳ — và đánh phủ đầu những đảng viên bất đồng ý kiến khác như Đặng Tiểu Bình, Bành Đức Hoài…
Như vậy, cuộc Cách mạng Văn hóa Vô sản nhằm chặn đứng mối nguy cơ của cuộc ”Diến Biến Hoà Bình” tại Trung Quốc lúc đó, bằng cách đè bẹp những kẻ hữu khuynh muốn phá bỏ cấu trúc thượng tầng của chủ nghĩa xã hội…[5]
Kể từ Mao Trạch Đông, nhà cầm quyền CS Trung Hoa luôn luôn coi “Diễn Biến Hoà Bình” là mối đe doạ lớn nhất cho sự duy trì của chế độ cộng sản trong nước và tại khu vực.

Thật vậy, Đặng Tiểu Bình dù có ý định cổ võ phong trào xét lại Cách mạng Văn hóa, nhưng khi phong trào này kêu gọi “cải tổ dân chủ”, thì lập tức Đặng Tiểu Bình ra lệnh Quân Đội Nhân Dân Cách Mạng dẹp đám sinh viên, trí thức tụ tập biểu tình tại Bắc Kinh và sau đó gây ra vụ thảm sát tại quảng trường Thiên An Môn trong năm 1989.  Những cuộc đụng độ này đã khiến 800 dân thường thiệt mạng, 10.000 người bị thương.

Và gần đây, ngay đầu năm 2012, Hồ Cẩm Đào với tư cách Tổng Bí thư Ủy ban Trung ương Đảng kiêm Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã kêu gọi [a] chống lại “sự xâm nhập tư tưởng và văn hóa” của các “thế lực thù địch, [b] đồng thời thắt chặt kiểm soát tư tưởng để đàn áp các tiếng nói bất đồng.[6]

Tại Việt Nam, khái niệm “Diễn Biến Hoà Bình” cũng được coi như là một trong những mối đe dọa lớn nhất tới sự tồn tại của Đảng Cộng sản. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam viết: “Diễn biến hòa bình là một trong những chiến lược có ý nghĩa và phạm vi toàn cầu của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động được hình thành từ những năm cuối thập kỷ 40 đầu thập kỷ 50 và hoàn chỉnh ở thập kỷ 80 của thế kỷ XX nhằm chống phá các nước xã hội chủ nghĩa, phong trào độc lập dân tộc và phong trào cách mạng tiến bộ trên thế giới.”[7]

Vịn cớ vào hiện tượng đó, CSVN coi các tiếng nói đối nghịch, các hoạt động cá nhân hoặc phong trào vận động dân chủ, nhân quyền trong và ngoài nước là các hành vi “tuyên truyền chống nhà nước Việt Nam”, hoặc vi phạm pháp luật Việt Nam.[8]

II. Những Đợt Diễn Biến Hoà Bình Trong Khu Vực Cộng Sản Quốc Tế
Sau hơn nửa thế kỷ thử thách, “Diễn biến hòa bình” đã vượt ra khỏi vị trí khái niệm/dự đoán để quy tụ thành một trào lực bất khả cưỡng, làm lung lay những “màn thép” và xập đổ những “bức tường” ô nhục vây quanh không gian chuyên chế, độc tài toàn trị cộng sản Châu Âu.

Thật vậy, sau nhiều đợt thi đua trang bị vũ khí thời Hậu-Đệ-Nhị-Thế Chiến, chủ trương đầu tư quân sự và trường kỳ kháng chiến theo cách mạng vô sản không còn là giải pháp thực tiễn để phát triển quốc gia thuộc khối cộng sản Châu Âu.
Ngay giữa “Chiến tranh Lạnh”, vào năm 1956 tại Đại Hội thứ 20 Xô Viết Nga, Khrushchev đã khai mào đường lối “Sống Chung Hoà Bình”[9] giữa hai siêu cường quốc Hoa Kỳ và Nga Xô, cũng như giữa NATO (Khối quân sự Bắc Đại Tây Dương)[10và Warsaw Pact (Khối  liên minh quân sự các nước XHCN)[11]với chủ đích:
§  giảm thiểu áp lực thù địch, tránh bỏ chiến tranh hạt nhân [12] giữa hai Khối Tự Do và XHCN;
§  tham dự những cuộc nghị hội chủ trương hoà bình;
§  mặc nhiên chấm dứt tham vọng trực tiếp xâm chiến thế giới tự do bằng bạo lực “Hồng Quân”;
§  và hầu như xét lại nguyên tắc căn bản của cuộc cách mạng vô sản theo XHCN.
Chủ trương “Détente” –Thư giãn/Bớt Căng Thẳng– này đã đưa đến những cuộc Thảo luận Hạn chế Vũ Khí Chiến lược [13] phần nào “ăn khớp” với chủ thuyết “Diễn Biến Hoà Bình”, dù bị Trung Cộng coi là phản bội Cách Mạng Vô Sản.
Cuối cùng, phần nào do âm vang thôi thúc của những cuộc biểu tình đòi dân chủ tự do tại Trung Quốc, dù biến cố này thất bại bằng cuộc thảm sát ngày mùng 4 tháng 6 năm 1989 tại quảng trường Thiên An Môn, Hiện tượng “Diễn Biến Hoà Bình” vẫn thêm khẩn trương, dồn dập qua những cuộc chính biến liên tiếp giải thể chế độ cộng sản tại Châu Âu, đưa tới hiện tượng xô đổ “domino effect” như sau:
§  Tại Ba Lan, Phong trào Công đoàn Đoàn kết [SolidarityPolish:Solidarność] đã toàn thắng tại Hạ Viện và Thượng viện và sau đó thành lập một chính phủ Phi Cộng sản mới vào tháng Chín năm 1989.[14
§  Tại Hungary, ngày 20 tháng 10, Quốc hội đã thông qua luật cho phép bầu cử quốc hội đa đảng và một cuộc bầu cử tổng thống trực tiếp. Cộng hòa Nhân dân cũng đã chuyển thành Cộng hòa Hungary, theo thể chế tam quyền phân lập.[15
§  Tại Đông Đức, sau khi bức tường Berlin bị phá xập vào ngày 9 tháng 11 năm 1989, chế độ độc tài của Đảng Thống nhất Xã hội chủ nghĩa [Socialist Unity Party(SED)] đã kết thúc, đưa tới sự thống nhất của Đông và Tây Đức vào ngày 3 tháng 10 năm 1990.[16
§  Tại Tiệp Khắc, sau cuộc “Cách mạng Nhung” bất bạo động trong tháng 11 năm 1989, Đảng Cộng sản Tiệp Khắc công bố từ bỏ nhà nước độc đảng và Václav Havel được chọn làm Tổng thống Tiệp Khắc vào ngày 29 Tháng 12 năm 1989.[17
§  Tại Bulgaria, Đảng Cộng sản đã tự giải thể trong tháng 2 năm 1990 nhường chỗ cho cuộc bầu cử tự do đầu tiên vào tháng 6 năm 1990.[18
§  Tại Romania, đầu năm 1989, Ceauşescu được bầu lại lãnh đạo Đảng Cộng sản để đương đầu với cuộc nổi dậy trong nước. Nhưng  ngày 22 Tháng 12, quân đội Rumania đột nhiên chuyển hướng sát nhập với đám biểu tình để lùng bắt Ceauşescu và vợ ông, Elena.  Vào ngày lễ Giáng Sinh năm 1989, Ceauşescus bị xét xử và lãnh án tử hình. [19
§  Tại Nam Tư, sau cái chết của Tito vào năm 1980, Nam Tư đã phải đương đầu với nhiều căng thẳng sắc tộc. Vào tháng Giêng năm 1990, Đại hội bất thường của Liên đoàn của Cộng sản Nam Tư đã được triệu tập để trên thực tế tự giải thể. Cấp lãnh đạo các sắc tộc Slovenia, Croatia, Macedonia, Bosnia, Herzegovina, Serbia, Montenegro, Kosovo tiếp diễn kế hoạch ly khai khỏi liên bang Nam Tư để giành độc lập, tuần tự từ nằm 1991 tới 2008.[20

§  Tại Liên Bang Xô viếtĐể thoát khỏi tình thế ứ đọng suy thoái, Tổng Bí Thư Liên Xô Mikhail S. Gorbachev ngay từ năm 1985 đã đề xướng hai chường trình “đổi mới”:[21] — Perestroika” [“restructuring”) hay chính sách “cải tổ” nhằm tạo thêm tự do về mặt chính trị, kinh tế và tôn giáo. glasnost” (“openness”/”transparency”) hay chính sách công khai hoá và minh bạch hoá các hoạt động của những cơ quan nhà nước nhằm [a] tạo tự do thông tin và ngôn luận cho đại chúng [b] thêm khả năng giúp giảm nạn tham nhũng và lạm dùng quyền lực của Trung ương Đảng.
Những biện pháp trên, hoặc quá muộn, hoặc phiến diện, hạn hẹp, nên dần dần gây thêm [a] bất mãn nơi đại chúng, [b] tranh chấp nội bộ và [c] sự tan rã của Liên Bang Xô Viết.

Kể cả những bức “màn tre” bao vây Khu vực Cộng sản Châu Á[22]cũng dần dà bị rách toạc, chuyển biến từ cảnh lạc hậu bế-môn-toả-cảng sang thế thị trường hé mở mánh mung.
Thật vậy, sau những cuộc chiến tranh “bán cái/đánh hộ”[23]và “viễn khiển/be bờ”[24] tại Cao Ly và Việt Nam, chủ trương đầu tư quân sự khu vực hay trường kỳ kháng chiến theo cách mạng vô sản quốc tế cũng không còn là giải pháp thực tiễn để phát triển quốc gia thuộc Khu vực Cộng sản Châu Á nữa.  Do đo, CSVN và CSTQ lập tức chuyển hướng chính sách cai trị.

Trước tiên, ngay sau khi trở lại chính trường, năm 1978 Đặng Tiểu Bình tung ra chương trình “Bốn hiện đại hóa” và để cho dân dán “Đại tự báo” chống đối sai lầm của cuộc Cách Mạng Văn Hoá.
Năm 1979, Đặng Tiểu Bình thăm Mỹ nhằm bình thường hoá quan hệ giữa hai nước, tạo dựng lòng tin với Hoa Kỳ để hưởng viện trợ về công nghệ và khoa học kỹ thuật.  Ngay sau đó, Đặng Tiểu Bình đã cải cách đất nước theo hướng “chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc”, dưới hình thức “kinh tế thị trường theo hướng xã hội chủ nghĩa”, với những trạng thái dị hình như sau:

1.  nền tảng kinh tế hỗn hợp;
2.  chủ lực quốc doanh [doanh nghiệp do “Nhà Nước/Đảng” sở hữu hay sát nhập vào quyền lợi Đảng và Lãnh tụ];
3.  gia nhập kinh tế thị trưởng toàn cầu để thêm cơ hội vơ vét, dụng võ cho giai cấp tài phiệt quốc doanh; 
4.  hậu quả: chế độ độc tài chuyên chính [chính trị độc đảng] đã diễn biến/chuyển thành đảng phiệt tư bản đỏ [25] khi tập đoàn tài phiệt CSTQ độc chiếm thị trường.
Trước đà “diễn biến” phương Bắc, Việt Nam lập tức mượn gió bẻ măng, cũng tự diễn biến theo diện “Đổi Mới” [26] sao y bá đạo “Kinh tế Thị Trường theo hướng Xã Hội chủ Nghĩa” với những nhập nhằng chủ mưu chiếm đoạt như sau:
1.  Tư hữu của dân thành quốc hữu;
2.  Quốc hữu thành tài sản của Đảng; 
3.  Tài sản của Đảng được hoá giá thành tư sản của cấp Lãnh Đạo/Đại gia/Tài phiệt Đỏ[27]Với hiệu ứng tất nhiên phân tách xã hội thành hai khối: thiểu số cầm quyền cực kỳ giầu có, tham nhũng, mánh mung đối mặt với đại chúng bị trị, cực kỳ nghèo khổ, thất thế, bất lực, bó tay, sống còn trong vòng luẩn quẩn tha hoá, vô định.


III. Diễn “Biến” Hoà Bình Chưa Phải Là  Diễn “Tiến” Hoà Bình/Diễn Tiến Dân Chủ
Vậy, nếu chỉ muốn chuyển ngữ và quan niệm “Peaceful Evolution” ở mức độ “Diễn Biến Hoà Bình” thì đó là một ngộ nhận vĩ đại, và cũng là một trạng thái chẳng đặng đừng trong một khung cảnh xã hội đổ vỡ, bất toàn, tranh sáng tranh tối.
Thực chất giới lãnh đạo cộng sản chỉ đủ sở trường quan niệm “Peaceful Evolution” ở mức độ tiêu cực hay thụ động:

1.  Như một mối đe doạ cho ý thức hệ của họ, nên cuống cuồng chống đối, vùng vằng phản kháng như đỉa phải vôi;
2.  Nhưng nếu thấy suy nhược trong thế cổ thủ, cô lập, thì lại sẵn sàng tìm cách khúm núm, ăn có với địch cốt để sống còn.  Như Đặng Tiểu Bình đã làm, như cấp lãnh đạo Hànội đang làm: cúi đầu nhận tiếp viện, súng ống, kỹ thuật, tài lực Tây phương như liều thuốc “diễn biến” cải tử hoàn sinh…cho “đảng, cho mình”. Thế thôi.
3.  Do đó trí tuệ mánh mung lẫn khôn ngoan xảo quyệt của giới lãnh đạo CS không vượt ra khỏi tầm hiểu biết tham lam, vị kỷ, vị đảng của họ, nên chẳng bao lâu “diễn biến đổi đời-đổi mới” của họ lại luẩn quẩn ứ đọng trong ao tù thịnh vượng giả tạo, tham nhũng; cướp bóc, nuốt chửng lẫn nhau. 
4.  Hiện tượng diễn-biến-phát-tài-tự-nổ đang xẩy ra ở mọi môi trương kinh doanh tập trung, mọi mặt đầu cơ đảng phiệt mafia gia truyền tại Trung Quốc, như tại Việt Nam.  Cấp lãnh đạo tài phiệt đỏ Chấu Á bề ngoài thì lừa dân, bề trong nội đình thì lừa đảo lẫn nhau.
Có hiện tượng sai lầm như vậy vì quan niệm “Diễn Biến Hoà Bình” vỏn vẹn thể hiện ở cấp lãnh đạo quốc gia, nên chỉ có tính cách chuyển biến tiêu cực và thụ động [negative & passive transformation].  Cấp lãnh đạo cộng sản quốc tế đã cho thấy rõ chính sách cai trị và quản trị của họ chỉ là những chắp nối thủ đoạn phá hủy, tự phản, tự phá.

Ngược lại, lời kêu gọi về “Peaceful Evolution” của John Foster Dulles cần được xác định một cách chính xác, tích cực và chủ động, vì:

1. “Evolution” không phải là “diễn biến”, “thay đổi”, “biến đổi” [Transformation] vô định, luẩn quẩn, ngược xuôi, xuôi ngược.  Như với trò chơi block-lego gọi là “transformer”, trẻ em có thể biến đổi các cục lego thành người, rồi thành xe, thành nhà, hay ngược lại. Từ vuông biến đổi thành tròn, từ tròn thay đổi thành dài, bẹt, ngang, thẳng, muôn hình vạn trạng v.v  Tất cả những trạng thái hoán chuyển/diễn biến đó chỉ có thể được gọi là “thay đổi/transformation” hay “biến dạng/déformation”, chứ không là  “Evolution”. 

2.  Vì  muốn có  “Evolution” thì sự đổi thay phải đưa tới “tiến hoá”, “tiến triển”, phát triển” [progression/growth] từ thô sơ, hà tì thành tinh vi, toàn hảo; từ thấp kém thành tiến bộ, thăng tiến v.v. 
3.  Do đó “Peaceful Evolution” phải được dịch là “Diễn Tiến Hoà Bình”.  Hiện tượng này chỉ đạt được bằng một sự lựa chọn tích lũy phù hợp, nhằm cải tiến, tăng trưởng [Selection / Adaptation/Improvement] một môi trường, một thể chế.

Như theo “Thuyết Tiến Hoá” [Evolutionism], [a] loài khỉ dần dà diễn tiến thành loài người đứng thẳng, [b] rồi tiến triển thành con người biết suy nghĩ, [c] có tư tưởng, tâm linh, [d] có văn hoá, có sáng tạo, [e] mỗi lúc mỗi toàn hảo, tinh vi, tiến bộ.  Do đó khi con người bị chế độ cộng sản bất nhân, dã man đầy đoạ thành súc vật, ngủ ở chuồng heo, ăn cám — đổi đời/diễn biến/transformed” thành nô lệ vô sản, nô lệ cuồng tín, nô lệ tư tưởng, nô lệ lao động, nô lệ tình dục, thì “diễn biến” [transformation] đó chỉ có nghĩa là suy thoái, là thụt hậu, là tận cùng tha hoá, tàn phá nhân bản khác hẳn với “peaceful evolution”, với “tiến hoá hoà bình” mà John Foster Dulles mong quảng bá; mà con người chân chính vẫn muốn thực hiện.

IV. Vậy làm thế nào có Diễn Tiến Hoà Bình/Peaceful Evolution/Diễn Tiến Dân Chủ trong một quốc gia còn theo chủ nghĩa cộng sản như Việt Nam?
Như đã định nghĩa sơ khởi, sách lược “Peaceful Evolution” chủ trương một [a] “tiến trình chuyển đổi” từ thể chế độc tài toàn trị sang thể chế dân chủ [b] bằng con đường hoà bình [c] tại các quốc gia cộng sản.

Muốn thấy Việt Nam thực sự “diễn tiến hoà bình” thì phải xác định mức độ “Diễn tiến dân chủ” hay “Dân Chủ Hoá” một cách tích cực, chủ động.
Khi mục tiêu là Dân Chủ, thì việc đầu tiên phải hoàn trà cho toàn dân vị trí nguồn gốc của mọi trào lực chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá, sáng tạo.  Dân tộc đại chúng bất phân kỳ thị phải là cứu cánh của mọi phúc lợi, an ninh và pháp trị, trên căn bản công bằng quyền hành và trách nhiệm.
Do đó, những điều kiện dân chủ hoá cần thiết dưới đây phải hội đủ trên bốn bình diện chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá:

1. Diễn Tiến Dân Chủ ở Bình Diện Chính Trị và Công Quyền
Tiên quyết, chế độ CSVN và mọi hình thức độc tài đảng phiệt, tập đoàn chuyên chính, quân phiệt và tài phiệt tại Việt Nam phải tự giác, nhận giải thể một cách sòng phẳng, toàn diện, để  tiến hoá hội nhập một thể chế pháp trị, đa đảng, tuần hoàn đại diện dân trên căn bản tam quyền phân lập.  Theo hình thức chấp chính này, toàn dân sử dụng quyền lực chính trị hay dân quyền để bầu cử và kiểm soát chính phủ.  Do đó, chính thể dân chủ có trọng trách thi hành việc nước theo ý dân, phục vụ qua sự ủy thác của dân: nhà cầm quyền hành pháp, lập pháp và tư pháp được dân chúng chọn để ủy thác quyền chấp chính, để gián tiếp đôn đốc, bảo vệ quyền lực và quyền lợi của chính người dân.

Vậy quyền chính trị, công quyền, sứ mạng đảng phái chỉ có tính cách đại nhiệm [28] chứ không có tính cách chấp hữu [29].  Đó là đại diện dân và đại nhiệm quyền lợi của dân. Vì căn bản dân là thân chủ, là sở hữu chủ của quyền lợi giao phó.
Mọi hình thức vượt hay chống lại quyền “ủy nhiệm/đại nhiệm” trên sẽ phải coi là lạm quyền và tiếm quyền [30], làm mất tính cách chính thống/chính đáng [legitimacy] của nhà cầm quyền, của đảng phái chấp chính.  Những thành phần nhiệm chức vi phạm quyền hành, vị phạm luật pháp sẽ bị tố cáo, thanh trừng, cách chức [31].
Vậy, mọi thế lực công quyền, chính trị, đảng phái phải thượng tôn luật pháp hiến định; sinh hoạt một cách công minh, chân chính, tương xứng; nhằm phục vụ phúc lợi và tương lai dân tộc; bảo trọng sự vẹn toàn và khả năng phát triển của lãnh thổ, thiên nhiên và tân tạo.
Quyền tư hữu phải được xác định một cách công minh, nghiêm túc, sòng phẳng để giải quyết mọi bất công, oan ức của người dân trước đây và sau này.
Quyền tư hữu phải được phối hợp chặt chẽ với dân quyền và nhân quyền, một cách liên tục, bất khả tước đoạt, dưới mọi hình thức, mọi điều kiện khả thi.

2.  Diễn Tiến Dân Chủ ở Bình Diện Kinh Tế Và Kinh Doanh
Việt Nam cần xác định và bảo trọng một chính sách kinh tế mở, phục vụ người dân trong nước, qua sự hợp tác đa phương về mặt kinh doanh và phát triển quốc gia bằng cách:
[a] bác bỏ chế độ quản trị quốc doanh để tránh mọi hình thức thao túng độc quyền kinh doanh, độc chiếm thị trường [32] vốn là những nguồn gốc của bế tắc kinh tế và tham nhũng dây truyền.

[b] tăng trưởng hệ thống kinh doanh tư, trên căn bản
§  tự do thương nghiệp, đầu tư theo sáng kiến kinh doanh;
§  cung ứng nhu cầu tiêu thụ và ý muốn của người dân.
(c)  tăng  trưởng hệ thống kinh doanh nhân bản:
§  tiêu chuẩn hoá đạo đức nghề nghiệp [professional ethics];
§  tiêu chuẩn hoá đạo đức kinh doanh [Corporate social responsibility];
§  tái dụng và chuyên môn hoá nhân công;
§  đa dạng hoá quyền lợi của giới lao động
§  bảo vệ môi trường;
(d)  hệ thống hoá kinh doanh kết sinh:
§  theo tiêu chuẩn phát triển quốc gia và địa phương;
§  theo tiêu chuẩn hợp tác khu vực;
§  theo tiêu chuẩn thị trường toàn cầu;
(e)  kết hợp thực lực chính trị, kinh tế và kinh doanh một cách ôn hoà, cân nhắc quyền lợi tư nhân và bổn phận nghề nghiệp, sáng kiến và trách nhiệm kinh doanh, nhằm phục vụ công ích và tiến bộ nhân loại.

3. Diễn Tiến Dân Chủ ở Bình Diện Xã Hội và Tổ Chức Xã Hội Dân Sự
Con người tự do có quyền và trách nhiệm tụ họp; đóng góp khả năng, trí tuệ và tâm linh khi phục vụ xã hội, bằng cách tự nguyện đoàn ngũ hoá thành tổ chức xã hội dân sự [XHDS], dưới hình thức tổ chức bất vụ lợi, độc lập, hoặc tổ chức phi chính phủ, để hoạt động trong các lĩnh vực xã hội, kinh tế, từ thiện, giáo dục, tôn giáo, nghề nghiệp, điều nghiên, văn học, nghệ thuật, các phong trào dân vận bảo trọng nhân quyền v.v.

Khi tự nguyện thành lập đúng theo khuôn khổ và thủ tục pháp định, tổ chức XHDS có dịp công khai, minh bạch hoá mục tiêu và sứ mạng theo đuổi, với kết quả đóng góp thế lực và ảnh hưởng dân chủ trong lĩnh vực sinh hoạt cộng đồng.
Sinh hoạt hợp pháp của tổ chức XHDS cũng cho phép lượng giá hệ thống công quyền hiện hữu là dân chủ tự do nếu tôn trọng hoạt động chính thống của XHDS, còn không sẽ phải coi là chuyên chế, phản dân chủ, khi cấm đoán, kìm kẹp, kiểm soát các tổ chức tập thể này.  XHDS phải được minh thị tôn trọng như một nhu cầu chính đáng của dân, do dân, vì dân.  Mọi hình thức tổ chức XHDS khác đều có tính cách trá hình, lươn lẹo, vừa phản động ngược chiều, vừa vô hiệu, phí phạm nhân lực, tài lực.

Nhiều thống kê đã cho thấy, mức độ tăng trưởng về dân chủ chân chính đưa tới tình trạng gia tăng lợi tức quốc gia và tức nhiên gia giảm cảnh nghèo khó trong xã hội đó.  Tuyệt nhiên, xoá đói giảm nghèo không thể thực hiện bằng chính sách a tòng tài phiệt ngoại bang bóc lột nhân công, xuất khẩu lao động, bán dâu cho ngoại quốc.

Ngoài các yếu tố tư bản và kỹ thuật tân trang, phương thức đầu tư nhân sự một cách thiết thực, lâu bền, cùng thể thức tôn trọng pháp luật, bảo trọng quyền tư hữu và tự do mậu dịch vẫn là những thành tố của một môi trường hữu hiệu trong việc xoá đói giảm nghèo, với sự phối hợp viễn kiến, lòng bác ái nhân từ của thế lực đa phương phục vụ quyền lợi và nhu cầu nhân dân.
Hơn nữa, trong một xã hội vững bền, đầy đủ tiện nghi, có văn hoá nhân bản bình đẳng, bình quyền, bình sản, tôn trọng pháp luật, bảo trọng nhân phẩm thì nạn tham nhũng sẽ giảm thiểu tối đa.

4. Diễn Tiến Dân Chủ ở Bình Diện Văn Hoá Sáng Tạo
Dân chủ tự nó không có ý nghĩa gì cả. Nó không phải là một tặng dữ có sẵn, bất biến, cho không, biếu không, như quả sung văn minh rụng xuống miệng người tiêu thụ.  Dân chủ chỉ khởi phát khi chính quyền và người dân ở mọi tầng lớp trong nước [a] thực sự quan tâm tới dân chủ, [b] có nhu cầu và khả năng hội nhập một nền văn hoá dân chủ,[33] với chủ trương:
1. bảo trọng và phát huy một nền văn hoá  đa dạng trên căn bản tương nhượng, đối trọng, bình đẳng, không cho phép bất cứ truyền thống, tư tưởng, tín ngưỡng nào trở thành độc tôn, độc chiếm ảnh hưởng, hay có ưu thế lấn át những thành tố khác.
2. bảo trọng và phát huy một nếp sống hội nhập sinh hoạt dân chủ, tự do, cởi mở, không quá khích, mà quyền lợi và trách nhiệm phải đối xứng, cân bằng.
3. bảo trọng và phát huy một đạo sống tự lập, tự giác, có khả năng hội nhập công ích và quyền lợi chung một cách công bằng, tự nguyện, không bị áp lực, kìm kẹp.
4.  bảo trọng và phát huy một tư duy đối tác, một quan niệm lãnh đạo tự kiểm, tự trọng, nhận lãnh trách nhiệm, không ỷ lại, đổ thừa.
5. bảo trọng và phát huy một nền giáo dục toàn diện, đào tạo công dân toàn cấp [a] đầy đủ kiến thức sáng tạo, [b] tôn trọng luật pháp, [c] có ý thức căn bản của một xã hội dân sự trưởng thành, tự duy, tự phát [c] có tự do và khả năng tranh luận, đối kháng, [d] có khả năng và trách nhiệm quyết định trong sáng, hoạt động minh bạch.
6. trau dồi đạo sống kết sinh những truyền thống cũ và mới có giá trị diễn tiến nhân bản, [a] về mặt kiến thức sáng tạo và kỹ thuật cập nhật, [b] về phúc lợi vật chất, tâm linh khả ứng nhu cầu địa phương, khu vực và toàn thế giới, trên đà hội nhập và tiến hoá nhân loại.
7. xác định dân chủ [a] vừa là một hứa hẹn phát huy tự do và phẩm giá nhân bản qua công bằng xã hội, chính trị, kinh tế, văn hoá, [b] vừa là một thách đố tích cực khi lịch trình tiến hoá dân chủ lại do chính người dân – thuộc mọi giới, mọi khả năng, mọi xu hướng – đảm nhận, thực hiện, không ai khác.
Để Tạm Kết
Trước thời điểm kết thúc chế độ cộng sản tại Châu Âu vào năm 1989, trong lúc Đông Đức còn ra uy cử hành kỷ niệm 40 năm thống trị, Gorbachev khi tới tham dự đã cảnh cáo lãnh tụ Erich Honecker sớm cải cách giải thể: “Ai chậm trễ sẽ mất mạng” [Wer zu spät kommt, den bestraft das Leben/He who is too late is punished by life).[34] Chắc chắn ngày hôm nay, các lãnh tụ CSVN cũng đã từng nghe những lời nhắn nhủ, cảnh cáo tương tự, trong và ngoài nước.
Phải chăng những lời tuyên bố lập đảng Dân Chủ Xã Hội của hai ông Lê Hiếu Đằng và Hồ Ngọc Nhuận 
§  là những phát biểu cá nhân phản tỉnh; những phản kháng leo teo, lạc lõng, rồi nín bật;
§  hay là ý nguyện chung của “cánh ly khai” đảng CSVN mỗi lúc mỗi ồ ạt để thực sự trở thành lực lượng đối lập;
§  hay là lời mở đường cho giới lãnh đạo chuẩn bị giải thể chế độ CSVN để tự lột xác sống còn dưới trướng dân tộc tự quyết.
Cựu Tổng Thống Nga Boris Yeltsin đã từng tuyên bố: “… Người Cộng sản bất trị, không có thuốc chữa, mà phải trừ tiệt” (Communists are incurable, they must be eradicated). Sớm muộn gì chế độ CSVN độc tài toàn trị sẽ phải giải thể hay tự hủy trước phong trào diễn tiến dân chủ
Riêng đối với đại chúng — toàn dân mọi thế hệ, mọi giới, mọi khả năng, mọi xu hướng — khi đã ý thức nhu cầu cấp bách của đại cuộc vận chuyển theo hoài bão và tương lai dân tộc, sự chậm trễ nhập cuộc diễn tiến dân chủ chân chính, có tự do và nhân quyền, là một lỗi lầm lịch sử cần phải chấm dứt kịp thời.
TS & LS Lưu Nguyễn Đạt
cập nhật Dec. 27, 2014


Linh mục Phê-rô Phan Văn Lợi: Quyền Công Dân, Quyền Con Người ở Việt Nam Chỉ là Bánh Vẽ

Trần Quang Thành
December 30, 2014
Cách đây 69 năm, nhà nước cộng sản đầu tiên ở Việt Nam đã ban hành bản hiến pháp 1946. Sau gần 70 năm độc quyền cai trị, nhiều lần hiến pháp được làm mới hoặc sửa đổi, như gần đây là hiến pháp năm 1992 được sửa đổi năm 2013 và bắt đầu có hiệu lực thi hành từ 1/1/2014. Tuy nhiên càng sửa đổi, hiến pháp càng tăng quyền lực cho Đảng, nó như chiếc vòng kim cô càng ngày càng siết chặt trên đầu người dân.

Bản hiến pháp 1992 được sửa đổi năm 2013, là hiến pháp đầu tiên nhà nước cộng sản Việt Nam ghi nhận quân đội và công an đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng.

Đảng cộng sản Việt Nam đã dùng quân đội và công an để cai trị đất nước. Hiến pháp là Đảng pháp. Chỉ có đảng viên và những người theo Đảng thì mới được Đảng ban phát một chút ít quyền lợi.

Từ Huế, Linh mục Phê-rô Phan Văn Lợi đã bình luận về quyên công dân, quyền con người ở Việt Nam dưới chế độ độc tài đảng trị qua cuộc phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành.

2014 DEC 28 lmloi 300
Quyền Công Dân, Quyền Con Người ở Việt Nam Chỉ là Bánh Vẽ

Phỏng vấn Linh mục Phê-rô Phan Văn Lợi
Nhà báo Trần Quang Thành thực hiện

Nhà báo Trần Quang Thành: Kính chào Linh mục Phan Văn Lợi ạ!
Linh mục Phê-rô Phan Văn Lợi: Vâng, xin kính chào anh Trần Quang Thành và quí vị thính giả đang lắng nghe chương trình

TQT: Thưa LM Phan Văn Lợi,
Hiến pháp của nhà nước cộng sản Việt Nam kể từ Hiến pháp năm 1946 đến Hiến pháp 2013 đều ghi rất rõ những quyền và nghĩa vụ công dân. Nhưng trên thực tế nhiều người nói rằng những quyền đó chỉ trên giấy tờ. Trong thực tế các quyền đó không được tôn trọng. LM Phạn Văn Lợi bình luận sao vấn đề này ạ?

PVL: Kính thưa quí vị,

Trong hiến pháp của nhà nước cộng sản Việt Nam đã ghi rõ các quyền công dân cũng như quyền con người. Họ cũng đã ký vào 2 công ước quốc tế về các quyền dân sự chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội.

Theo thống kê của những nhà nghiên cứu có 26 quyền, trong đó có 8 quyền về thân thể, 6 quyền về an cư, 8 quyền về lạc nghiệp và 4 quyền về tự do, dân chủ. Nhưng trong thực tế tại Việt Nam dưới chế độ cộng sản các quyền đó hoặc bị hạn chế, hoặc bị xuyên tạc bởi nhà cầm quyền, hoặc bị cấm cản. Điều đó dễ hiểu. Bởi vì trong một chế độ độc tài toàn trị. Trong một chế độ mà nhà cầm quyền cộng sản tìm mọi cách để mà giữ được quyền lực của mình hầu có thể hưởng thụ được mọi quyền lợi. Cho nên họ viết ra những quyền đó trong Hiến pháp, cũng như họ công nhận những điều đó khi họ ký vào các văn bản quốc tế. Nhưng sau đó những văn bản dưới luật thì họ lại dần dần triệt tiêu tất cả.

Ví dụ trong hiến pháp họ nói rằng có quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo. Nhưng mà rồi Pháp lệnh 2004 và Nghị định 2012 đã tiêu diệt hoàn toàn quyền tự do tôn giáo. Họ nói rằng người dân có quyền tự do ngôn luận, tự do phát biểu. Nhưng mà chính Luật Báo chí và các điều luật khác trong bộ Luật Hình sự như điều 79, 88, 258 đã ngăn cản hoàn toàn điều tự do này. Họ nói rằng người dân được quyền sinh sống, được quyền làm ăn. Nhưng trong Hiến pháp họ đã tước bỏ quyền sở hữu tài sản của người dân. Rồi sau đó bộ Luật Đất đai đã làm người dân trở thành người đi thuê đất của nhà nước mà thôi, tức là thuê đất của Đảng cộng sản.

Trong thực tế tất cả 26 quyền đó đã bị đàn áp hoặc là tinh vi, hoặc là lộ liễu dùng bạo lực. Nghĩa là mỗi khi người dân đứng lên đòi quyền con người hoặc quyền công dân thì họ phải đối mặt với sự sách nhiễu, với sự hăm dọa, với sự bỏ tù, thậm chí cả những thủ đoạn thâm độc hơn. Cho nên ở Việt Nam không bao giờ các quyền đó được thực thi trong thực tế cũng như bị gạt bỏ trong các văn bản của nền tư pháp Việt Nam, nền lập pháp Việt Nam.

TQT: Hiến pháp năm 1946 đưa đến sự ra đời của chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do ông Hồ Chí Minh đứng đầu. Nhưng ngày từ ngày đầu dường như bản Hiến pháp đó đã bị chà đạp. Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kể từ khi thành lập đến khi kết thúc giai đoạn lịch sử của nó vào năm 1975, hầu như những điều ghi trong Hiến pháp 1946 cũng không được thực hiện. Linh mục nghĩ sao về vấn đề này ạ?

PVL: Thưa quí vị,
Bản hiến pháp này rất nhiều người, nhất là người của chế độ khen nó. Coi như là bản hiến pháp đầu tiên và có tính chất dân chủ. Họ nói là bản hiến pháp này đã được soạn thảo bởi rất nhiều người bên cạnh ông Hồ Chí Minh. Lúc đó có nhiều đảng phái nữa. Cho nên nó mang tính cách dân chủ, nhưng tiếc nó bị thay thế qua sớm. Nhưng mà những nhà nghiên cứu thật sự họ thấy bản hiến pháp này rất là bất toàn. Bản hiến pháp này rất là thiếu sót như luật sư Trần Thanh Hiệp, người đang đứng đầu một tổ chức bảo vệ nhân quyền ở Pháp đã nói rằng đây là một bản văn bất hợp pháp vì không được ban hành một cách hợp pháp. Nó là một bản văn có giá trị chính trị, dân chủ bánh vẽ. 

Người ta thấy trong hiến pháp này nhiều điều rất nguy hiểm. Ví dụ ba quyền hạn quá lớn lao cho Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nào là thay mặt cho nhà nước, nào là giữ quyền chỉ huy quân đội trong toàn quốc, chỉ định các chức tước, thống soái trong lục quân, hải quân, không quân. Ký sắc lệnh bổ nhiệm Thủ tướng, nhân viên nội các, nhân viên các cấp của các cơ quan chính phủ. Đến điều 50 Chủ tịch nước không phải chỉ có trách nhiệm loại trừ trách nhiệm trừ khi phạm tội phản quốc. 

Điều này đặt Chủ tịch lên trên cả hiên pháp và luật pháp quốc gia. Cho nên bản hiến pháp này nó đã đặt nền tảng cho nên thống trị độc tài của ông Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản. Nhiều nhà phân tích khác cũng nói trong hiến pháp 1946 không có con người, không có tính cách bảo chứng, không có tự do đích thực, không có sự liên đới hỗ tương. Cho dù thời đó người ta cho đây là bản hiến pháp có một số giá trị nhưng nó cũng chả thực thi được, sau đó nó đã bị thay bằng nhiều hiến pháp khác càng lúc càng khẳng định quyền thống trị tuyệt đối của Đảng Cộng sản kể từ bản hiến pháp 1959, 1980, 1992 và hiến pháp gần đây là hiến pháp 2013.

TQT: Có một số người nói rằng Hiến pháp năm 1946 là hiến pháp của ta. Trong một bài viết phân biệt giữa ta và giặc có người nói Ta là những ai đi theo hiến pháp 1946 và đi theo chính phủ Việt Nam Dân chủ Công hòa. Linh mục nghĩ sao về sự đánh giá này của họ?
PVL: Kính thưa quí vị,
Nói ta là những người đi theo chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, tức là những người đã chấp nhận chế độ cộng sản. Và là những người cho rằng bản hiến pháp năm 1946 là có giá trị thật sự. Là có giá trị như các bản hiến pháp dân chủ trên khắp thế giới. Đó là một cái lối ngụy biện mà thôi.

Ta ở đây phải là toàn dân Việt Nam bất kể là ai. Ta ở đây là tất cả những con người sống trên dãi đất hình chữ S mong muốn tự do, dân chủ. Đặc biệt những ai đã từng bị bức hại vì chế độ độc tài cộng sản, vì sự phi nhân toàn trị của Đảng Cộng sản Việt Nam. Nói cho đúng ta là toàn thể dân tộc Việt Nam đang muốn sống với giá trị dân chủ, giá trị tự do của toàn thế giới. Những ai không chấp nhận độc tài, độc đảng; không chấp nhận bất cứ thể chế nào đàn áp con người, tước đoạt các quyền chính đáng của con người. Đó mới là Ta thật sự. Đó mới là chúng ta. Là dân tộc Việt Nam. Một dân tộc luôn luôn đấu tranh giành độc lập cho đất nước, cho tự do chính bản thân mình, cho ngàn năm đối diện với giặc Tàu, giặc Pháp.

TQT: Phải chăng hiên pháp của nhà nước cộng sản nó chỉ là một bản Đảng pháp và đảng viên chính là công dân của cái đảng pháp đó chứ còn người dân đâu có được quyền là công dân như họ qui định thưa linh mục?
PVL: Thưa quí vị,
Nếu chúng ta nhìn vào bản hiến pháp mới nhất năm 2013 do Quốc hội của cộng sản phê chuẫn – một quốc hội mà 90% là đảng viên và 10% là cảm tình viên của Đảng. Họ đã nhắm mắt, họ đã bất chấp những góp ý của toàn dân trong năm 2012, 2013 để rồi họ phê chuẩn bản hiến pháp đó thoát thai từ Cương lĩnh của Đảng cộng sản. Cho nên người ta gọi đó là Đảng pháp, không phải là Hiến pháp. Hiến pháp đó chỉ bảo vệ quyền lực của Đảng cộng sản, bảo vệ những người trung thành với Đảng cộng sản. Những người đang lợi dụng Đảng cộng sản để làm giàu trên xương máu của dân tộc và đang dùng quyền lực để bọc lột tất cả người dân ở tại Việt Nam.

Chúng ta biết răng bản hiến pháp của cộng sản năm 2013 cũng như các bản hiến pháp trước đều dành ưu quyền và độc quyền cho Đảng cộng sản. Họ cố dành độc quyền về chính trị, về cai trị cho Đảng cộng sản. Độc quyền về sở hữu đất đai, tài sản, tài nguyên của đất nước. Độc quyền về các lực lượng vũ trang tức là công an, quân đội. Rồi ưu quyền cho Đảng cộng sản về văn hóa là được truyền bá chủ nghĩa Mác-Lenin duy vật, vô thần, phi nhân. Rồi ưu quyền về kinh tế cho rằng các công ty quốc doanh, những tập đoàn nhà nước là lực lượng chủ đạo trong nền kinh tế đó. Tất cả ưu quyền và độc quyền đó chỉ phục vụ cho Đảng, cộng sản. Còn người dân thì không có gì cả. Mặc đầu có nguyên cả một chương trong hiến pháp nói về quyền công dân và nghĩa vụ. Nhưng mà người ta thấy hai vấn đề này đan xen vào nhau. Hầu như nghĩa vụ là khống chế công dân.

Nói tóm lại chúng ta thấy tất cả các bản văn của nhà nước cộng sản Việt Nam chỉ là để phục vụ cho Đảng cộng sản chứ không phục vụ cho con ngươi, cho người công dân ở tại Việt Nam.

TQT: Thưa LM Phan Văn Lợi,
Trong hiến pháp của nhà nước cộng sản Việt Nam năm 1946 ghi rất rõ quyền sở hữu, quyền tư hữu của người dân Việt Nam. Công nhận mọi quyền của công dân Việt Nam. Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là người thực thi bản hiến pháp đó.
Nhưng suốt từ năm 1946 đến năm 1959 đã bị xuyên tạc như thế nào, đã thực thi ra sao để gây nên những tội ác lớn như cải cách ruộng đất trong những năm 50 rồi đến việc cướp tài sản của những nhà tư sản trong cuộc cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh năm 1958.
Linh mục bình luận sao về những tội ác này?
PVL: Thưa quí vị,
Mặc dầu hiến pháp năm 1946 của cộng sản nó có ghi rõ quyền tư hữu.
Tranh thủ quần chúng, người cộng sản luôn luôn nêu cao khẩu hiệu “Người cày có ruộng”, chính vì vậy nên họ đã lừa gạt, đã thu hút được sự ủng hộ của nông dân. Nhưng khi họ bắt đầu có quyền lực, đầu tiên là ở một vài nơi và sau là cả miền Bắc họ đã thực thi cuộc cải cách ruộng đất.

Cuộc cải cách ruộng đất do họ tiến hành không phải là sự phân chia lại cho đồng đều ruộng đất mà là thâu tóm lại tất cả nguồn đất đai vào tay của Đảng. Cuộc cải cách ruộng đất đó đã làm đổ máu biết bao người vô tội, nhất là những nông gia giỏi của Việt Nam chỉ cần có một vài mẫu ruộng thôi đã bị tử hình rồi. Cộng sản sau khi lấy của người ta lại giết người ta nữa. Không chỉ giết họ, mà sau đó còn giết gián tiếp thân nhân của họ nữa. Trong cuộc cải cách ruộng đất chúng ta thấy số người chết lên đến khoảng nửa triệu người Việt Nam.

Lấy được ruộng đất rồi giả đò chia cho các bần cố nông, nhưng sau đó một thời gian ngắn Đảng cộng sản lại thu hồi lại đưa vào trong các hợp tác xã, lấy ruộng đất, nông cụ của nông dân.
Tiếp đó là đánh tư sản. Những người đang ở thành phố giàu có nhờ của cải của cha ông để lại hoặc do công sức của mình thì cộng sản cũng tìm cách để đoạt cho được.
Cuộc chiến tước đoạt đất đai, tài sản này lại được tiếp tục sau năm 1975. Chúng ta biết rằng sau năm 1975, cộng sản đã có nhiều cuộc cải tạo công thương nghiệp. Đã cướp đoạt những công ty, xí nghiệp của người dân miền Nam. Những người đã góp phần làm nên một Việt Nam Cộng hòa trù phú. Cộng sản đã tàn phá nền kinh tế đó đến kiệt quệ đến nỗi gần rơi xuống vực thẳm trong vòng 10 năm. Đến năm 1986 lúc đó mới gọi là mở cửa trở lại.

Nhưng sau khi mở cửa cho người ta được thở đôi chút. Được tự do đôi chút về kinh tế, cộng sản lại tiếp tục cái trò cướp bóc đất đai của người dân.
Năm 1980 đã hiến định đất đai thuộc quyền sở hữu của nhà nước, tức là của Đảng cộng sản. Những cuộc cướp ruộng đất của người dân để mà qui hoạch vùng xây dựng kinh tế gì đó. Rồi cướp đất của thị dân để làm cái gọi là chính sách mở mang đô thị, làm các khu công nghiệp.

Tất cả những cái đó đã làm cho người dân điêu đứng. Và đã tạo ra một hạng dân chưa từng có trong lịch sử, đó là hàng triệu dân oan. Đa phần dân oan là những nông dân bị mất ruộng, mất vườn, số thì dân mất cửa, mất nhà nữa… Họ phải lang thang sống ở đầu đường, xó chợ, vật vả, vật vờ ở các công viên. Họ phải đi kiện từ Nam ra Bắc. Từ địa phương tới trung ương. Đi kiện từ đời ông, đến đời cha, đời con, đời cháu mà không bao giờ được giải quyết cả.

Những con người đó giờ đây đang là sự nhức nhối cho đất nước và có thể là một cái mầm mống cho sự nổi loạn của người dân để chống lại một chế độ đã tước đoạt một trong các quyền cơ bản nhất là quyền tư hữu.

Chế độ này nó muốn thâu tóm hết mọi nguồn tài nguyên đất nước vào tay chúng để:
Một là sống xa hoa, hương thụ trên nỗi đau khổ, nhọc nhằn của người khác;
Hai là để có phương tiện bảo vệ chế độ, để trả tiền công, trả lương cho công an, quân đội, dân phòng, côn đồ – tất cả lực lượng đang tìm cách bảo vệ Đảng cộng sản và chế độ cộng sản.

Cho nên ở trong xã hội này người dân không còn có phương tiện để mà sống. Đó là đất mình đang sử dụng, thậm chí là đất mình đang ở. Tất cả người dân ở Việt Nam đều có thể bị lấy nhà, lấy cửa, lấy đất bất cứ lúc nào bởi Đảng cộng sản Việt Nam.

TQT: Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thực thi hiến pháp năm 1946 đứng đầu là ông Hồ Chí Minh đã gây rất nhiều tội ác đối với dân trong cải cách ruộng đất như Linh mục vừa nói, như trong cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh cũng như Linh mục vừa đề cập, rồi đến cuộc trấn áp phong trào Nhân Văn – Giai phẩm năm 1954 – 1956. Vậy phải chăng chính phủ đó là của dân, do dân và vì dân, là phe ta – Thưa Linh mục? PVL: Câu mà chính phủ Việt Nam là của dân, do dân và vì dân… xin lưu ý đây là câu ăn cắp của Tổng thống Abraham Lincoln. Tổng thống Abraham Lincoln và chính phủ Hoa Kỳ nói như vậy là được, vì đó là chính phủ hàng đầu của nhân loại trong thời hiện đại này. Nhưng đối với cộng sản những câu nói đó chỉ để đi đến lừa gạt quốc tế và làm cho người dân im tiếng mà thôi.
Chế độ này, nhà nước này mọi cơ chế của nó đều là của Đảng, do Đảng và vì Đảng cả.

Bao nhiêu năm nay họ cai trị đất nước, cai trị dân tộc họ chỉ biết bóc lột người dân. Họ coi người dân như là con đẻ để mà dạy dỗ, để mà buộc phải vâng lời. Ai mà nói khác đi, nói ngược lại thì bị ở tù. Họ coi mọi người dân như con ở để mà sai khiến, để mà bóc lột sức lao động. Coi người dân là con tin để mà mặc cả, để mà đem bán cho ngoại quốc hoặc là để trao đổi với các chính phủ dân chủ khi bị áp lực về kinh tế, về chính trị, về nhân quyền.
Cho nên người dân trong nước luôn luôn trở thành nô lệ, thành thần dân chứ không bao giờ trở thành công dân đúng nghĩa đen của nhân loại văn minh cả. Đảng này đã tự cho mình làm chủ đất nước và muốn làm chủ mãi mãi. Trước đây họ có một cái khẩu hiệu là “Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, dân làm chủ”. Nhưng người ta sửa lại câu này là “Đảng lãnh đạo nhà nước, quản lý nhân dân, làm chủ”. Đó là bộ mặt thực của Đảng cộng sản Việt Nam. Đó là một sự bi thương cho cả đất nước, một sự khốn nạn cho cả dân tộc Việt Nam ta.
TQT: Có một nhà thơ thống kê rất công phu hàng chục loại giặc ở Việt Nam. Nhưng mà ai để ra loại giặc đó thì chưa thấy nhà thơ này nêu lên. Theo linh mục ai để ra hàng chục tên giặc đó để nhân dân ta đi vào thảm họa như ngày nay, thưa linh mục?

PVL: Nhà thơ đó nói giặc đó là những kẻ bóc lột người dân. Đánh đập người dân. Nói mà không giữ lời. Phá hoại văn hóa của dân tộc, phá hoại giá trị tinh thần của đất nước hoặc làm cho đất nước đang phải lâm nguy trước Tàu cộng.
Những loại giặc đó đều đẻ ra từ một loài giặc tổ mà thôi. Đều từ một tên đầu sỏ đó là chủ nghĩa cộng sản, là chế độ cộng sản, là Đảng cộng sản Việt Nam. Ba thực thể đó thực ra chỉ là một mà thôi. Bởi vì chính Đảng cộng sản đã đưa chủ nghĩa cộng sản vào đất nước và áp dụng chủ nghĩa cộng sản trên đất nước. Từ đó sinh ra hạng người cai trị dân không cần luật pháp, không cần tình người. Những kẻ cai trị dân bất chấp cả tính người. Đối xử một cách rất tàn bạo với tất cả hạng người, với mọi giới đồng bào. Những kẻ chà đạp luật pháp. Những kẻ làm cho văn hóa lụn bại, làm cho môi trường xuống cấp, làm cho đạo đức suy đồi. Làm ra một nền giáo dục thay vì đào tạo con người thì đào tạo ra thần dân, làm cho khoa học kỹ thuật của đất nước lụn bại. Cả mấy chục ngàn tiến sĩ mà không có nổi một bằng sáng chế như người ta mới thống kê năm 2013. Đa phần tiến sĩ là những tiến sĩ rởm. Đào tạo những con người sẵn sàng làm ra những án tử cho những công dân vô tội để mình hòng có thành tích, hoặc che chở cho những người của mình, hoặc bảo vệ, che chở cho chế độ. Những hạng người đó đều được sản sinh ra từ một cái lò, từ một tên giặc cầm đầu: Đảng cộng sản Việt Nam.

TQT: Mấy tháng gần đây người dân từ Bắc chí Nam đang rất sửng sốt về 2 vụ án lẽ ra được thi hành rồi nhưng vì chưa có liều thuốc độc nên mới hoãn lại. Hai vụ án đó đang chấn động trong dư luận xã hội. Đó là vụ án thanh niên Nguyễn Văn Chưởng ở tỉnh Hải Dương và vụ án thanh niên Hồ Duy Hải ở tỉnh Long An. Hai bản án mà ai cũng thấy là oan ức. Bị két án tử hình là vì bị nhục hình tra tấn bắt nhận tội.
Linh mục nhận định sao về nhân mạng Việt Nam, con người Việt Nam, dưới chế độ cộng sản Việt Nam?

PVL: Thưa quí vị,
Qua 2 vụ án tử hình này cũng như nhiều vụ án oan khác chẳng hạn như ông Nguyễn Thanh Chấn ngồi tù 10 năm rồi ông Hàn Đức Long và nhiều người khác thì đây là điển hình cho việc coi thường sinh mạng con người.

Việt Nam từ lâu vẫn giữ án tử hình. Trên thế giới phần lớn các nước văn minh người ta đã bỏ rồi, nhưng Việt Nam và các nước cộng sản rất muốn giữ án tử hình. Vì chế độ này là uy hiếp con người. Chế độ cộng sản trên khắp thế giới đã giết cả trăm triệu người rồi. Ở Việt Nam trong thời gian gần đây dư luận phẫn nộ về 2 vụ án dành cho 2 thanh niên trẻ đó. Họ vô tội. Mặc dầu những bằng cớ đưa ra không thể kết án được họ cũng như những chứng minh của luật sư cho thấy họ đã bị bức cung, họ đã bị ép cung. Các tài liệu, các bút lục, các bản cáo trạng đã bị viết một cách xuyên tạc sự thật bất chấp công lý, thậm chí bất chấp cả luật pháp nữa.

Tình trạng của 2 thanh niên này chứng minh cho tình trạng của nhân dân Việt Nam, tất cả những người dân Việt Nam vô tội đều có thể một ngày nào đó trở thành như Hồ Duy Hải hoặc giống như Nguyễn Văn Chưởng. Có thể bị đem ra như một vật tế thần để thế cho một viên chức hoặc là con cái của viên chức Đảng cộng sản, hoặc là trở thành phương tiện gây nên thành tích cho ngành công an, ngành tòa án, viện kiểm sát.
Cho nên chúng ta thấy những con người cộng sản này họ bất chấp mạng sống của con người. Họ bất chấp tự do của con người, bất chấp hạnh phúc của con người.

TQT: Nhà thơ có liệt kê ra một loạt giặc, trong đó nhà thơ có nói là bọn giặc đó đã giết, đã ăn thịt cả đồng chí, đồng bào của mình. Vậy phải chăng giặc đó là Đảng cộng sản – Thưa linh mục Phan Văn Lợi?
PVL: Ai đã gây nên cái chết nhiều người cho dân tộc Việt Nam trong lịch sử. Mấy nghìn năm dân tộc phải chống lại đô hộ Tàu và thực dân Pháp, nhưng không có thời nào người dân Việt Nam lại chết nhiều, chết tức tưởi, chết một cách vô lý như dưới thời cộng sản.
Dưới thời cộng sản đã có hàng triệu người Việt Nam ở cả 2 miền chết vì cuộc chiến xâm lăng do Đảng cộng sản gây ra. Sau cuộc chiến này lại có những cuộc chiến do cải cách ruộng đất, cuộc chiến gọi là Nhân Văn – Giai phẩm, rồi cuộc thanh trừng trong Đảng cộng sản. Bây giờ trong thời bình lại có những cái chết do bạo hành của công an. Người đi đường quên đội mũ bảo hiểm cũng có thể bị đánh vỡ sọ. Người dân thường bị đưa vào đồn công an bị tra vấn, có người bị đánh cho chết sau đó bị vu cáo cho là treo cổ tự tử. Có những vụ án oan bị kết tội tử hình như anh Nguyễn Văn Chưởng, anh Hồ Duy Hải và nhiều vụ án oan khác.
Cho nên dân tộc Việt Nam bị làm thịt. Làm thịt tức là bóc lột sức lao động, bóc lột những cái quyền của con người, và cuối cùng là bóc lột cả cái mạng sống.
Đó là chưa kể chế độ cộng sản Việt Nam chủ trương phá thai. Mỗi gia đình chỉ có 2 con mà thôi, đứa thứ ba phải lo mà giết đi. Cho nên số lượng thai nhi ở Việt Nam mỗi năm chết hàng triệu. Quả thực con thú ăn thịt người dân không ai khác là Đảng cộng sản.
TQT: Trong bài viết phân biệt ta và giặc với tiêu đề “Đâu có giặc là ta cứ đi”. Đó là lấy tên của một bài hát đã có một thời lùa hàng triệu sinh linh thanh niên Việt Nam chết thay cho ý thức hệ của chủ nghĩa cộng sản. Hiệp định Paris năm 1973 trong đó có Định ước quốc tế đã công nhận ở Việt Nam có nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ở phía Bắc, có Việt Nam Cộng hòa ở phía Nam. Phải chăng hàng triệu sinh linh là thanh niên miền Bắc đi đánh phá Việt Nam Cộng hòa đó là đi đánh giặc thưa linh mục?

PVL: Đảng cộng sản Việt Nam luôn tự cho mình là có chính nghĩa. Đi xâm lăng nước khác thì gọi là đi làm nhiệm vụ quốc tế như là qua Campuchia chẳng hạn, hoặc là qua bên Lào. Còn đi đành miền Nam thì gọi là giải phóng và gọi tất cả những người trong chế độ hợp hiến, hợp pháp Việt Nam Cộng hòa là kẻ thù cả. Sau khi chiếm được miền Nam rồi bắt tất cả quân, cán, chính Việt Nam Cộng hòa đi ở tù. Lúc đó Phạm Văn Đồng tuyên bố rằng “bọn chúng đã bị biến thành thú. Bây giờ chúng ta phải giam chúng lại để cải tạo thành người”.

 Đó là một lời tuyên bố không thể nào tưởng tượng tất cả những ai tự vệ đánh lại sự xâm lăng của cộng sản đều là kẻ thù cả. Cho nên cộng sản gọi người dân miền Nam chiến đấu tự vệ là giặc. Tất cả quân, cán, chính miền Nam bảo vệ tự do, bảo vệ Tổ quốc của mình được LHQ công nhận là giặc. Cho nên sau khi chiếm được miền Nam, cộng sản Hà Nội đã tìm cách trả thù. Quân, cán, chính miền Nam bị nhốt tại những nơi gọi là trại cải tạo thực chất là những nhà tù khổ sai mà thôi. Còn đối với người dân khác thì tìm cách tước đoạt nhà cửa, nơi sản xuất của họ. Đẩy người dân thành thị đến những vùng kinh tế mới nơi rừng thiêng, nước độc. Bóc lột, bần cùng hóa người dân miền Nam. Những nhà trí thức mang đi cải tạo gọi là tẩy não. Bao nhiêu tác phẩm của các nhà văn ở miền Nam, thậm chí cả những tác phẩm lịch sử, tác phẩm văn hóa cộng sản đã mở ra một chiến dịch thủ tiêu giống như Tần Thủy Hoàng đã đốt sách vậy. Sau đó lại giam giữ họ, gán cho họ là những tên biệt kích văn hóa. Do một cái tâm trạng coi tất cả đều là giặc.

Thực ra chỉ có một loại giặc thôi. Đó là những kẻ đã đầy đọa dân tộc Việt Nam, đã đem vào Việt Nam cái chủ thuyết phi nhân, vô thần. Cái chủ thuyết cộng sản.
Giặc chính là những kẻ đã đưa vào Việt Nam một cái chế độ tàn ác, bất nhân. Cái chế độ bất lực, bất công. Đó là chế độ cộng sản.
Giặc chính là những người mang danh đảng viên cộng sản đã chà đạp tình đồng bào không hề thương tiếc. Họ không hề có ý thức về tình con người. Họ không hề tôn trọng long nhân ái
TQT: Vậy chúng ta phải làm gì để góp phần tiêu diệt bọn giặc đó để đất nước chúng ta vượt qua mọi đau thương để trở thành một đất nước đúng như nhân dân Việt Nam mong muốn – Thưa linh mục.
PVL: Bây giờ chỉ có một cách thôi. Đó là toàn dân Việt Nam ta phải đứng dậy. Tất cả mọi dân Việt Nam yêu nước phải ý thức được tình trạng của đất nước. Phải thấy cho được bộ mặt thật của chế độ, của chủ nghĩa và của Đảng cộng sản. Và phải có đủ lòng can đảm và sự đoàn kết để cùng nhau đứng lên.
Chúng ta phải bắt chước các dân tộc ở bên Đông Âu từ năm 1989 đến năm 1991, họ đã quét sạch tất cả thanh trì cộng sản tại Nga và Đông Âu để từ đó dành lại tự do cho mình. Khôi phục lại những giá trị của đất nước, của dân tộc.
Bây giờ ở Việt Nam cũng phải vậy. Tất cả người dân, các giới đồng bào đứng dậy dưới sự hướng dẫn, sự tác động của những người đấu tranh dân chủ, của các tổ chức xã hội.
Chúng ta phải làm tát cả những công việc đó để cứu đất nước chúng ta khỏi hai kẻ thù:
Một là kẻ thù ở trong nước đó là Đảng công sản;
Hai là kẻ thù ở ngoài nước đó là Đảng Tàu cộng đang lăm le nuốt chửng đất nước của chúng ta với sự đồng lõa của Đảng cộng sản Việt Nam.
Để tiêu diệt chủ nghĩa cộng sản đang tàn hại tân trí, để giải thể chủ nghĩa cộng sản đang tàn hại xã hội và tống cổ Đảng cộng sản Việt Nam ra khỏi quyền lực, đang dưa đất nước vào ngõ cụt, vào những suy thoái và những khủng hoảng trầm trọng, đang đẩy đất nước vào nguy cơ bị xóa trên bản đồ và lịch sử.
TQT: Xin chân thành cảm ơn linh mục Phan Văn Lợi.
PVL: Cảm ơn anh và cảm ơn quý vị đã lắng nghe.
Trần Quang Thành


No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin cuối ngày-10/11/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link