Monday, June 18, 2012

Nhiều Tỉnh Gặp Cơ Nguy Đói:

Nhiều Tỉnh Gặp Cơ Nguy Đói: Cạn Nước, Đất Bị Sa Mạc Hóa; Thủy điện hại Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Nghệ An, Gia Lai, Bình Định...

 

(05/26/2012) (Xem: 563)

Nhiều tỉnh Miền Trung đang gặp nguy cơ đói, theo tường trình của báo SGGP hôm Thứ Sáu.

Bản tin cho biết rằng, thời tiết miền Trung như mọi năm đang vào giai đoạn nắng hạn cao nhất, ảnh hưởng nhiều đến sản xuất nông nghiệp. Điều đáng lo ngại là hậu quả của thời tiết ngày càng trầm trọng... tới mức sa mạc hóa tăng dần trên khắp cả nước.

Bản tin cho biết các tỉnh bị ảnh hưởng thời tiết làm hại mùa màng là Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Nghệ An, Gia Lai, Bình Định...

Cụ thể, báo SGGP cho biết, “Hiện hầu hết các tỉnh miền Trung, nhiều diện tích vào vụ hè thu chậm hơn mọi năm vì thiếu nước.”

Đặc biệt, tai họa thiếu nước trước đây chưa từng thấy, theo báo này:

“Mức độ thiếu nước giải hạn trên các sông suối đã đến lúc báo động. Chẳng hạn vùng hạ du sông Vu Gia thuộc Quảng Nam và Đà Nẵng, hơn nửa tháng trước đây đã thiếu nước không chỉ cho các trạm bơm tưới, mà thiếu cả nguồn nước không nhiễm mặn cho các nhà máy cấp nước sinh hoạt. Đây là điều chưa từng thấy khoảng 4-5 năm về trước.

Nước sử dụng cho sinh hoạt vùng đô thị đều dựa vào các con sông lớn, tuy nhiên ở Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Nghệ An, khi thủy điện tích nước vào mùa khô thì các con sông gần như thành những con lạch nhỏ. Thiếu nước cho sinh hoạt là điều tất yếu.”

Trường hợp các tỉnh sống nhờ Sông Ba thì lại bị thủy điện hút nước. Như trường hợp ở Gia Lai, người dân ven sông Ba vốn sống nhờ vào nguồn nước dòng sông này. Vậy mà hầu hết nước từ thượng nguồn sông Ba đều bị thủy điện An Khê - Ka Nak tích lại rồi đổ ra sông Kôn (Bình Định) nên sông Ba trở nên khô cạn.

Nơi này thiếu nước thê thảm tới mức, nhiều người dân ở làng Dơng, xã Kông Yang, huyện Kông Chro cho biết: “Năm nay, mới vào mùa nắng mà cả làng đã thiếu nước. Mỗi ngày phải thay phiên hai lần đi ngược lên sông Ba cách nhà 5 - 6km lấy nước về uống, nấu ăn. Hầu hết mọi người đều đi bộ lấy nước do không có tiền đổ xăng xe máy”. Tình hình này tương tự ở các huyện miền núi Quảng Nam như Nam Giang, Tây Giang, Bắc Trà My...

Nguy hiểm còn là độc chất, theo báo này:

“Các sông lớn do thủy điện tích nước cạn đã đành, sông suối nhỏ bị cày xới, thải chất cyanua do nạn đào đãi vàng đục ngầu, đặc quánh lại... Bà con lên thượng lưu dòng suối vất vả bắc ống tìm nguồn nước sinh hoạt. Đây quả là thảm cảnh cho đồng bào các dân tộc miền núi, điều trong quá khứ chưa xảy ra bao giờ, dù trong mùa hạn hán nặng.

Mất rừng, mất sông, mất mạch nước ngầm, sa mạc hóa cục bộ... là những hệ lụy khủng khiếp nhất trong thập niên qua ở khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Đất bị sa mạc hóa tăng dần trên khắp cả nước, tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn, miền núi, những vùng đất trống, đất cát ven biển và đất nghèo bị suy thoái.”

Do vậy, bài báo kêu gọi phải “có quy hoạch phân bố nguồn nước ở miền Trung. Không phải dòng sông nào cũng làm thủy điện.”

Phe ta đánh phe mình

 

 

Ký Giả VN Bị Đe Dọa, Khủng Bố

(05/26/2012) (Xem: 349)

Các phóng viên báo Tầm Nhìn bị gọi điện thoại hăm dọa, không chỉ đe dọa tính mạng mà còn đe dọa bắt cóc các con của các phóng viên điều tra về các mờ ám, nghi án tham nhũng và lạm quyền ở tỉnh Vĩnh Phúc.

Trong “Thư tòa soạn Tamnhin.net gửi nhân dân Vĩnh Phúc và bạn đọc” hôm Thứ Sáu 25-5-2012, tòa soạn báo này cho biết rằng một số công an Vĩnh Phúc tới tòa soạn với lý do không rõ ràng và có dấu hiệu bưng bít thông tin.

Thư tòa soạn Tầm Nhìn trích như sau:

“...sau bài: Giám đốc công ty TNHH Kim long nói gì? Lãnh đạo Tamnhin.net là nhà báo Nguyễn Mai Thu và người trực tiếp tác nghiệp là nhà báo Hà Tuấn Ngọc đã liên tục bị khủng bố bằng tin nhắn có nội dung đe dọa tính mạng, thậm chí đe dọa sẽ bắt cóc con cái...từ các số máy...

Vì các số ĐT này không liên lạc lại được, rất có thể đây là loại sim rác nhưng lại chứa đựng những thông tin có trong biên bản làm việc của BBT Tamnhin.net với cơ quan ANĐT Vĩnh Phúc về hành vi “lấy oán trả ơn”của giám đốc công ty TNHH Kim Long, Đường Ngọc Sơn – một người đã từng có tiền án, tiền sự.

Sáng ngày 25-5-2012 nhân dân và bạn đọc lại có mặt tại trụ sở Tamnhin tại 76/106 Hoàng Quốc Việt Hà Nội để chuyển đơn thư phản ánh và trình bày nội dung về các vụ việc khác đã và đang diễn ra ở Vĩnh Phúc, nhưng theo sau nhân dân và bạn đọc là một số cán bộ chiến sỹ an ninh và cảnh sát công an Vĩnh Phúc (Hai đồng chí có tên theo lời giới thiệu và biển số hiệu đeo trên ngực là Đ/C Nguyễn Công Hoan cán bộ CA an ninh và Đ/C Nghiêm Xuân Thành CB CS CA VP (số hiệu 357-554).
 
Sự xuất hiện của số CBCS công an Vĩnh Phúc tại tòa soạn với lý do không rõ ràng. Điều này phần nào cho thấy có dấu hiệu của sự mất dân chủ trong đời sống xã hội ở Vĩnh Phúc và dấu hiệu muốn bưng bít thông tin, không muốn cho báo chí là cầu nối giữa bạn đọc (nhân dân) với Đảng và nhà nước của công an Vĩnh Phúc...”

Báo Tầm Nhìn cũng đăng hình ảnh các công an xuất hiện ở tòa soạn với dấu hiệu bất tường.

Tuy nhiên, chưa rõ có liên hệ nào giữa nhóm khủng bố đe dọa và các quan chức Vĩnh Phúc hay không.

 

 

TQ Xả Độc, Khai Tử Sông Hồng: Cá Tôm Chết, Nước Đen Đục

HANOI - Nhà nước Trung Quốc ra độc chiêu để khai tử Sông Hồng của Việt Nam.

Báo Nông Nghiệp của chính phủ VN trong bài viết có tên “Sông Mẹ nhiễm trùng” đã cho biết tình hình TQ xiết cổ Sông Hồng đã diễn ra từ vài năm nay, và bây giờ ô nhiễm tới mức cá tôm sống cũng hết nổi.

Báo này nêu vấn đề, trong “dăm năm trở lại đây mực nước sông Hồng cạn kiệt, mức độ ô nhiễm nghiêm trọng. Vì đâu sông Hồng trơ đáy, quằn quại vì ô nhiễm, nguồn lợi thuỷ sản bị huỷ diệt?”

Phóng viên báo Nông Nghiệp đã tìm câu hỏi bằng cách đi “từ nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt thuộc thôn Lũng Pô, xã A Mú Sung, huyện Bát Xát về đến thị trấn Phố Lu, huyện Bảo Thắng, Lào Cai” để tìm câu trả lời.

Bản tin nhắc rằng, Sông Hồng (còn gọi là sông Mẹ), mỗi năm mang đến cho vùng đồng bằng Bắc Bộ trung bình 100 triệu tấn phù sa và tổng lượng lượng nước chảy qua tới 83,5 tỉ m³. Vậy mà giờ đây, người dân sống ở thượng nguồn sông Hồng họ không dám lội xuống sông, không muốn ăn cá sông Hồng.

Bản tin ghi rằng, thực sự ô nhiễm là từ bên kia biên giới.

Bài báo viết, từ TP Lào Cai ngược lên Lũng Pô, xã A Mú Sung, huyện Bát Xát chừng 40 km, dòng sông Hồng có màu xanh nhạt, nhiều nơi đen ngòm đang hoà lẫn vào nhau, có những đoạn hai bên bờ sông bọt nổi lên trắng xoá. Những người dân sinh sống ở đôi bờ thượng nguồn sông Hồng đoạn qua Lào Cai phải ấm ức sống chung với sự ô nhiễm của dòng sông huyền thoại. Màu hồng đặc thù của con sông đang dần bị “biến sắc” nhợt nhạt.

Bản tin mô tả về mùi hôi của sông:
 
“Có mặt tại điểm con suối Lũng Pô và sông Hồng từ Trung Quốc hợp lưu, chúng tôi sững người khi nhìn thấy nước sông xanh thẫm, mùi hôi nồng nặc. Theo con đường mòn ra điểm tiếp giáp biên giới (cột mốc 92), từ đây một nhánh sông từ suối Lũng Pô đổ ra nhập vào sông Hồng. Một cán bộ biên phòng cho biết: Trước đây nước có hai màu để phân biệt, nước sông nơi đây chảy cuồn cuộn, ào ạt nhưng bây giờ dòng đã thay đổi lắm rồi. Sông Hồng nay không còn hồng nữa đã chuyển sang màu xanh. Chẳng biết những năm tiếp theo số phận dòng sông huyền thoại sẽ như thế nào?!

Chúng tôi đi về xuôi chừng 500m, nhìn phía bờ bên kia sông thuộc Trung Quốc thải ra sông một màu trắng, chúng tôi hỏi người dân thì được biết đó là chất thải của một cở sở xay bột đá. Đặc biệt đứng bên bản Tùng Sáng, xã A Mú Sung nhìn phía bên kia sông có con suối đổ ra sông Hồng màu đen ngòm chia dòng nước làm hai màu khác biệt. Mặc dù đứng bên này sông nhưng mùi hôi thối bốc nồng nặc. Theo một nguồn thông tin mà chúng tôi có được thì con suối bắt nguồn từ nhiều làng mạc ở Trung Quốc, trong đó có nhiều nhà máy khai thác quặng và nước thải đổ ra suối cùng nước thải từ các khu dân cư.”

Báo Nông Nghiệp cũng phỏng vấn nhiều cư dân, ghi lời kể về thời xưa nước sạch tới nổi “chí nhiều gia đình còn lấy nước về phục vụ cho sinh hoạt. Nhưng giờ đây, nhìn dòng sông như thế không ai còn đủ can đảm để xuống mé sông, chứ nói gì đến chuyện tắm. Ai đó không may dẫm phải nước sông thì về chân tay lở loét, xuất hiện mẩn ngứa.”

Bài báo cũng phỏng vấn các viên chức Chi cục Bảo vệ môi trường Lào Cai, kể rằng nhiều nơi “nước sông không kịp đẩy trôi các chất cặn bã đã gây hiện tượng ứ đọng và có mùi hôi tanh.”

Trong khi đó, dân trên sông kéo lưới cả ngày cũng chỉ ít những con cá nhỏ.”

 

Nghệ An: Đình Công ở Hãng TQ Cán Bộ Xô Đẩy, 2 Thợ Nữ Té Xỉu

(05/24/2012) (Xem: 887)

Tại quê hương ông Hồ: tư bản Trung Quốc bóc lột thợ Việt, và cuộc đình công bùng nổ... Bị cán bộ xô đẩy, nhiều nữ công nhân té xỉu.

Nữ công nhân ngất xỉu trong cuộc đình công căng thẳng... Báo Dân Trí kể lại cuộc đấu tranh đòi quyền lợi ở Nghệ An.

Bản tin nói, cuộc đình công đòi tăng lương của công nhân Công ty TNHH Matrix Vinh đã diễn ra đến ngày thứ 3. Tình hình vẫn chưa lắng xuống khi công ty khẳng định sẽ không tăng lương. Đã có 2 công nhân bị thương trong cuộc đình công diễn ra vào sáng 23/5.

Bản tin nhắc rằng, từ ngày 21/5, hàng nghìn công nhân thuộc các phân xưởng A1, 2, 3, 4 và B1 - Công ty TNHH Matrix - Vinh (đóng tại Khu Công nghiệp Bắc Vinh - Nghệ An) đã đồng loạt nghỉ việc đòi tăng lương và đảm bảo một số điều kiện làm việc cũng như chế độ đãi ngộ dành cho người lao động. Đến chiều ngày 22/5, một cuộc đối thoại giữa đại diện công nhân và Ban giám đốc công ty với sự chứng kiến của đại diện BQL và Công đoàn Khu kinh tế Đông Nam, Công an tỉnh Nghệ An, Công an Tp Vinh và Ban quản lý Khu công nghiệp Bắc Vinh đã diễn ra.
 
Bản tin cho biết:

“Tại cuộc đối thoại này, 10 ý kiến, kiến nghị của người lao động đã được phản ánh trực tiếp đến lãnh đạo công ty. Phía công ty cũng đã thừa nhận một số sai sót của mình trong thời gian qua, đơn cử như chưa chi trả tiền chế độ nghỉ Tết Nguyên Đán cho một bộ phận công nhân, chậm trả lương và tính sai lương cho người lao động. Tuy nhiên phía công ty này cũng khẳng định, hiện tại chưa thể tăng lương cho người lao động.”

Bản tin cũng kể về các thương lượng như hỗ trợ xăng xe, nhà trọ, ăn trưa, phụ cấp độc hại, lắp đặt hệ thống thông gió, tăng ca...

Đặc biệt là có chuyện gọi là “xô đẩy.”

Báo Dân Trí kể, việc công ty không đồng ý tăng lương cho công nhân đã khiến tình hình diễn biến xấu đi. Đến sáng ngày 23/5, hàng nghìn công nhân vẫn tập trung trước cổng công ty và không đồng ý vào làm việc. Cho rằng một số cán bộ văn phòng đã có những lời lẽ xúc phạm tới người lao động, hàng trăm công nhân đã kéo đến trước cổng khu nhà văn phòng đòi “tính sổ” với các nhân viên này.

Bản tin ghi, “Lực lượng chức năng đã phải làm việc hết công suất để ngăn đám đông ùa vào văn phòng công ty.

Tuy nhiên, trong quá trình xô đẩy, đã có 2 nữ công nhân bị ngất xỉu và được đưa đến Bệnh viện 115 Nghệ An để cấp cứu. Danh tính của 2 công nhân bị thương được xác định là Trần Thị Thắm và Nguyễn Thị Duyên.”

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Lisa Pham Vlog -11/11/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link