Đã đến lúc lật bài ngửa với Trung Quốc chưa?
Vũ Duy Phú
Để bàn nghiêm chỉnh và
có cái gì đó mới về câu chuyện “Trung Quốc và Phần còn lại của thế giới”, trước
hết xin được nói về một số cái chuẩn để trên cơ sở đó có thể bàn luận.
1. Đặt vấn đề
Nước ta, Philippines,
lãnh thổ Đài Loan, ngay cả Nhật, cũng cần phải dựa vào Mỹ để chống trả lại Trung
Quốc đang “côn đồ hoá” – theo cách nói của một số nhà nghiên cứu
phương Tây (lấy thịt đè người, bất chấp luật pháp quốc tế, và nhân đạo). Như
vậy có nghĩa là chúng ta (Phần còn lại của thế giới) đang vô tình
chấp nhận bàn vấn đề tranh chấp với Trung Quốc trên cơ sở sức mạnh vật chất
thuần tuý của đôi bên? Nhưng trước khi đi vào chi tiết của phương pháp
luận “sức mạnh” này, ta hãy rà lại xem, có đúng là Trung Quốc đã đuối lý chưa?
Có nghĩa, hãy rà lại phương pháp luận dựa trên “chính nghĩa và phi nghĩa”, “phù
hợp pháp luật quốc tế hay vi phạm pháp luật quốc tế”.
2. Về cái lý
Trong thời kỳ mà toàn
thế giới còn sống dưới chế độ phong kiến (không tự do dân chủ, tất cả thần dân
là nô lệ của vua) thì quả thật cần thừa nhận, Trung Quốc có nền văn minh phong
kiến hàng đầu thế giới về mọi mặt. Như vậy có nghĩa, người TQ “thông minh” hơn
hầu hết các dân tộc khác khi họ đều cùng sống trong/ở trong cái thể chế độc tài
mất tự do dân chủ. Do cái đặc điểm ấy (thông minh hơn trong chế độ không có tự
do dân chủ, trong cuộc sống nô lệ, không có luật pháp của số đông) nên người TQ
muốn tồn tại được phải rèn rũa để trở thành bản
lĩnh cá nhân và cả dân tộc cái sở trường thâm thuý, mưu kế, xảo quyệt, thậm chí
gian giảo đến tàn bạo (có thể đọc lại các sách cũ cuả TQ mà xem,
điển hình nổi tiếng thế giới là “mưu Tào Tháo; “đánh nhau mà thắng, đã là tài,
không đánh mà thắng còn tài hơn”, bao nhiêu mưu mẹo, xảo quyệt, xấu xa, vô nhân
đạo… đều giở ra hết!).
Khi đa số các nước
Phương Tây đã chuyển sang chế độ Tư bản (tự do dân chủ, cạnh tranh và sáng tạo
công khai minh bạch trong luật pháp tư sản), còn Trung Quốc vẫn trụ lại trong
chế độ phong kiến (không tự do sáng tạo và cạnh tranh, không luật
pháp hiện đại), thì TQ dần dần trở nên một nước lạc hậu và hèn kém so với
Phương Tây (chứng cớ là thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, TQ đã bị các nước tư bản xâu
xé, trở thành nửa thuộc địa). Từ nửa sau của thế kỷ 20 trở đi (mới hơn nửa thế
kỷ), TQ mới thực sự thoát khỏi chế độ phong kiến, nên cái văn minh, cái khách
quan công khai minh bạch của luật pháp thì TQ chưa hấp thụ được, còn những
tàn tích phong kiến cũ, trong đó có cái bản lĩnh dân tộc thâm thuý đến mức xảo
quyệt, thâm cung, bí mật vẫn chưa bị phai nhạt đi, thậm chí còn được tận dụng,
khai thác tối đa, bù vào những mặt yếu kém hơn của nước mình.
Đó là lý do vì sao trong bang giao quốc tế, TQ luôn luôn tránh né dùng lý, dùng
luật, tránh công khai, và cứ khăng khăng đòi “đàm phán tay đôi” (đồng thời cố
gắng gặp bí mật riêng, coi như một thành công) để dễ bề vận dụng cái sở trường
dùng mẹo, dùng thủ đoạn gian giảo để ăn người – “ăn” những người quen
sống theo luật pháp, công khai, minh bạch, thẳng thắn, nhân đạo. Chứng
cứ: Tại sao TQ là một nước lớn, đàng hoàng như vậy, mà cứ né tránh việc đa
phương hoá, công khai hoá (sợ đưa ra toà án quốc tế)? Đó phải chăng là, trong
vấn đề “TQ và Phần còn lại của Thế giới”, chính TQ đã tự thấy cái lý
của mình nó đã bị đuối.
Ở đây xin mở ngoặc: nếu
đa phương hoá, TQ sợ mình thiểu số vì chỉ có một phiếu. Vậy anh hãy chia theo
nguyện vọng tự quyết của các dân tộc lớn trên lục địa Trung Hoa, thì anh sẽ có
số phiéu nhiều hơn, ít nhất là 5, thậm chí 6 phiếu ngay! Vậy anh không nên chỉ
giữ cái gì có lợi cho mình, né tránh cái gì đúng lý, hợp nhân tâm, nhưng nó có
hại theo quan điểm phong kiến Đại bá của anh!
Tôi không đủ sức để kể
ra các dẫn chứng về cái sự đuối lý của TQ trong các vấn đề tranh chấp biên giới
và hải đảo với các nước. Tôi chỉ đủ sức xem xét cái diễn biến tổng quát của vấn
đề, căn cứ theo tập quán và cách ứng sử của chính anh TQ mà kết luận: TQ rất sợ
công khai minh bạch và đa phương hoá vì anh ấy biết là mình đuối lý rồi.
3. Về sức mạnh vật chất.
Về sức mạnh vật chất
thuần tuý. Nếu đánh nhau thật, thì hai bên đều thiệt hại cực kỳ lớn, đều bị
“san bằng bình địa”. Nhưng nếu có bên nào còn tồn tại một phần, thì đó là Phần
còn lại của Thế giới. Riêng đối với Mỹ, cái này là đã tính dôi ra theo công
thức “một chọi một”, thì sau khi san bằng các thành phố lớn và mọi căn cứ quân
sự của TQ, họ vẫn còn dư ra (tính theo kiểu bốc thuốc) khoảng ½ số tên lửa vượt
đại châu và số bom hạt nhân. Nếu một tàu sân bay đổi lấy một tàu sân bay, thì
Mỹ vẫn còn lại hơn 10 chiếc thì phải.
Về sức mạnh tổng hợp.
Trong phần này, nên lấy VN ra để bình luận. Có hai ý quan trọng nhất: (1) Theo
công thức mà bên Mỹ người ta đã nêu: Trong trường hợp này, thì 1+1+1+1 sẽ lớn
hơn 4 rất nhiều. (2) Yếu tố tinh thần: Người bị đánh (bị bắt nạt, bị xâm lược)
bao giờ cũng căm phẫn biến thành sức mạnh khó tính nổi, so với quân lính của
bên phi nghĩa, tức là lính TQ, vì họ bị xua đi đánh vì các quyền lợi bành
chướng mất nhân tâm của giới cầm quyền.
4. Cuối cùng
Đôi bên đều phải xoay về
giải pháp tránh đánh nhau to mà “đọ nhau về tàí trí” dựa trên nền
sức mạnh tổng hợp: Đất nước, khu vực và toàn cầu (tránh gặp riêng và bàn bí mật
tay đôi). Vì vậy mới thấy rõ rằng là: Việt nam cần phải Dân chủ hoá cho thật
khẩn trương, có bài bản vững chắc (cố gắng theo sát tư vấn của các nhóm ưu tú
của đất nước), lấy lại niềm tin của bè bạn quốc tế mới, và cũ, thì sẽ đảm bảo
thắng lợi.
V.D.P.
Tác
giả gửi trực tiếp cho BVN
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment