Sunday, July 14, 2013

Nguyễn Đạt Thịnh – Cái hố sâu 45 năm


Nguyễn Đạt Thịnh – Cái hố sâu 45 năm


Posted on by minhhieu90

 

apchjienluoc01
                                    

                                                            Hình: Ấp chiến lược thời Đệ Nhất Cộng Hòa

Tổng thống Obama đang rơi vào cái hố mà 45 năm trước Tổng thống Lyndon B. Johnson đã vấp ngã: Mỹ hóa cuộc hòa đàm về Việt Nam. Khác biệt giữa việc làm của hai vị tổng thống Hoa Kỳ chỉ nằm ở cái tên; ông Johnson đứng ra hòa đàm về Việt Nam, ông Obama cũng đứng ra hòa đàm về A Phú Hãn; cả hai ông này cùng không quan tâm đến người Việt Nam, người A Phú Hãn – những người còn phải ở lại sống trong những điều kiện “hòa bình” mà người Mỹ tạo ra.

Thông thường chiều sâu của cái hố được đo bằng thước, hoặc đo bằng phít, nhưng cái hố bài báo này đề cập là hố thời gian, nên đơn vị đo lường là năm, là tháng. Cái hố sâu 45 năm bắt đầu từ năm 1968, năm quân đội Việt Cộng giải quyết khó khăn tiếp vận bằng quyết định giết hết du kích quân của họ trong trận tổng công kích Mậu Thân.

Năm đó chiến lược “Ấp Chiến Lược” giúp Nam Việt thành công trong việc đem hũ gạo của bác nông dân Nam Việt cất đằng sau những hàng rào phòng thủ của hàng ngàn thôn ấp; hậu quả là những anh du kích Việt Cộng không còn tự do xúc gạo của nông dân Nam Việt để ăn no, rồi đánh phá nền an ninh của Nam Việt.

Không ăn bám vào hũ gạo địa phương được nữa, 80.000 miệng ăn của du kích quân Việt Cộng đặt ra vấn đề tiếp vận nan giải cho Bắc Việt; trong công tác tiếp tế họ không đem thực phẩm xuống sâu được đến cấp thôn ấp, khiến du kích quân đói khổ, nhiều người ra đầu thú chính phủ Nam Việt theo chương trình Chiêu Hồi.

Hà Nội quyết định hủy bỏ hình thức du kích chiến, xua toàn bộ du kích quân Nam Việt vào chiến trường đô thị để một mặt tạo tiếng vang chính trị, mặt khác giải tỏa áp lực tiếp vận.

Đêm 30 tháng Giêng 1968 – đúng giờ Giao Thừa âm lịch – Việt Cộng xua quân đồng loạt tấn công trên 100 thị trấn và 72 quận lỵ. Trừ thị xã Huế, họ không chiếm giữ được một mục tiêu nào lâu hơn 48 tiếng đồng hồ, và chỉ trong vòng vài ngày đầu họ bị đánh bật ra khỏi toàn bộ mục tiêu tấn công với tổn thất rất nặng.

Hiện nay, tài liệu trong văn khố Hoa Kỳ ghi nhận tổng số thiệt hại của Việt Cộng trong 3 đợt tổng công kích là 45.267 địch quân bị giết, 61.267 tên bị thương, và 5.070 tên mất tích.

Việt Cộng tổn thất nặng mà không bại trận nhờ đánh trúng nhược điểm của truyền thông Hoa Kỳ lúc đó: báo chí, truyền thanh, truyền hình Mỹ thi nhau bài bác chiến tranh Việt Nam, thi nhau nói xấu Quân lực Việt Nam Cộng Hòa, và thích đánh bóng đối phương.

Nhiều phóng viên truyền hình Mỹ mô tả tình hình Sài Gòn như đang sống dưới quyền kiểm soát của Việt Cộng trong những ngày đầu năm Mậu Thân, mặc dù bản thân họ vẫn ngồi uống cà phê tại những tiệm Tây trên đường Tự Do, rồi xê dịch, quay phim, chụp hình, trên đường phố Sài Gòn dưới sự hướng dẫn và bảo vệ của binh sĩ và cảnh sát Nam Việt. Họ viết là quân Bắc Việt và quân Việt Cộng chủ động tình hình với sự yểm trợ của thị dân Sài Gòn, trong lúc chính mắt họ chứng kiến cảnh quần chúng bỏ chạy ra khỏi những khu phố bị Việt Cộng xâm nhập.

Quân lực Việt Nam Cộng Hòa trực tiếp đương đầu với Việt Cộng nhiều hơn quân Mỹ, gánh vác số tử thương lên đến 27.915 chiến sĩ, nhưng vẫn bị truyền thông Mỹ chỉ trích là bỏ chạy trước mũi súng của địch.

Số tử thương của Hoa Kỳ cũng rất nặng: 16.592 người lính Mỹ bị giết – chỉ trong một trận đánh mà Mỹ tổn thất nhiều hơn tổng số thương vong tại A Phú Hãn trong suốt 11 năm chiến tranh; tổn thất lớn này cộng với sự xuyên tạc của truyền thông nói quân Nam Việt không chiến đấu để mặc quân Mỹ đương đầu với Việt Cộng, tạo phẫn nộ cho quần chúng Hoa Kỳ và đưa đến phong trào phản chiến.

Ngày 26 tháng Tám 1968, nhiều áp lực khiến Tổng thống Lyndon B. Johnson tuyên bố ngưng oanh tạc Bắc Việt, không tái ứng cử nhiệm kỳ thứ hai, và đề nghị thương thuyết chấm dứt chiến tranh.

Ngồi vào bàn hòa đàm, phái đoàn Hoa Kỳ chỉ quan tâm đến việc rút quân Mỹ khỏi Việt Nam trong “danh dự”. Cái “hố” bắt đầu từ đó, từ quan niệm sai lầm của người Mỹ, tưởng là họ có thể Mỹ hóa nền hòa bình Việt Nam như họ đã Mỹ hóa cuộc chiến tranh. Họ chỉ quan tâm giải quyết những vấn đề của Hoa Kỳ và của Việt Cộng, để mặc mọi khó khăn còn lại cho Nam Việt.

Họ chấp nhận đến cả việc quân đội Bắc Việt có quyền ở lại Nam Việt sau ngày ký hòa ước, nói cách khác chiến tranh Việt Nam chỉ tạm ngưng để quân Mỹ rút lui, sau đó quân Bắc Việt lại tái tục tấn công trong những điều kiện thuận lợi cho chúng hơn.

Thái độ của người Mỹ không quan tâm đến người Nam Việt, những người còn đứng lại chiến trường sau phút toàn bộ lực lượng Mỹ yên lành rút khỏi Việt Nam thật đáng trách.

Giờ này họ đang Mỹ hóa nền hòa bình A Phú Hãn; họ giúp lực lượng Taliban mở văn phòng đại diện tại Doha, Qatar. Phái đoàn Taliban treo bảng hiệu trước văn phòng làIslamic Emirate of Afghanistan (Sứ Quán Hồi Giáo A Phú Hãn).

Chính phủ Hamid Karzai phản đối, đòi hủy bỏ không tham dự hòa đàm với Taliban; Ngoại trưởng John Kerry liên lạc với Taliban yêu cầu sửa lại tấm bảng treo trước văn phòng là “cơ quan hòa đàm”, rồi liên lạc với Tổng thống Karzai yêu cầu tiếp tục xúc tiến cuộc thương thuyết.

Kerry đang bận tíu tít với hòa đàm, việc 50 năm trước Ngoại trưởng Henry Kissinger đã làm, làm sai, và lãnh giải Nobel Hòa bình.

Việc Hoa Kỳ nên làm năm 1973 là thương thuyết với Nam Việt, giúp chúng ta đủ mạnh để tự vệ như chúng ta đã kiến hiệu tự vệ trong cuộc tổng tấn công 1972, và công bố minh bạch với dư luận cuộc dứt chiến của họ tại Nam Việt. Dù họ còn duy trì công tác không yểm, trợ chiến cho Nam Việt thì việc làm này cũng không đủ quan trọng để gây ảnh hưởng cho nội tình Hoa Kỳ.

Đó là một trong hai việc Hoa Kỳ cần làm hiện nay tại A Phú Hãn: công bố chiến thuật không yểm cho A Phú Hãn; việc thứ nhì là công bố đứng ngoài cuộc hòa đàm giữa phe Taliban với chính phủ Karzai.

Hai việc này đặt Hoa Kỳ vào thế dứt chiến và tránh cho Hoa Kỳ trách nhiệm về chế độ sắp tới của A Phú Hãn. Trong cái hố Việt Nam, họ có trách nhiệm về chế độ Cộng Sản hiện ngự trị trên lãnh thổ Nam Việt, vì họ đồng ý cho quân chính quy Bắc Việt ở lại chiến trường sau đình chiến.

 

Hy vọng Kerry ý thức được là cái giá phải trả cho tội không học bài học vấp ngã 50 năm trước là lại phải vấp và ngã vào cái hố MỸ HÓA HÒA ĐÀM; thất thố này đang đầy ải gần 100 triệu người Việt Nam trong cuộc sống địa ngục Cộng Sản.

 

Nguyễn đạt Thịnh

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Lisa Pham Vấn Đáp official-21/11/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link