Thursday, July 31, 2014

Cách mạng Dân chủ dưới con mắt kẻ cơ hội (Phần 8)


Cách mạng Dân chủ dưới con mắt kẻ cơ hội (Phần 8) - 

Xây dựng lực lượng bí mật, bước đi cần thiết cho sự phát triển cách mạng

DƯƠNG NỘI hàng ngàn Nông Dân liều chết chống lệnh cướp đất .wmv


Kẻ cơ hội (Danlambao) - Khi nhắc đến các cuộc cách mạng dân chủ, chắc chắn, bất kể ai cũng sẽ nhớ đến những nhà cách mạng nổi tiếng như Nelson Mandela của Nam Phi hay Aung San Suu Kyi của Myanma…

 

Với sự can trường, ý chí sắt đá, với sự hy sinh cao cả, họ thực sự là niềm cảm hứng, là điểm tựa tinh thần cho đám đông trước sự đàn áp. Tuy nhiên, cách mạng không thực sự diễn ra dưới bàn tay của họ. Hầu như trong suốt cuộc cách mạng, họ bị giam giữ trong tù. Đó cũng chính là vai trò đích thực của họ, các lãnh tụ tinh thần, nòng cốt của sự chính danh cách mạng.

 

Trong khi đó, kẻ “nguy hiểm” thực sự hoàn toàn nằm trong bóng tối, ở ngoài bất cứ hồ sơ an ninh nào. Kẻ này có tên: “mạng lưới hoạt động bí mật”. Đây là lực lượng chủ chốt đóng vai trò tổ chức, điều hành, chủ động quyết định và dẫn dắt cách mạng theo kế hoạch chiến lược. Những con người này có thể không quá can trường cũng chẳng có sức hút gỡ đặc biệt, nhưng là những con người có tham vọng, được huấn luyện cẩn thận về phương pháp, tổ chức, cũng như các nguyên tắc bảo mật, và tất nhiên, cũng có thể là kẻ cơ hội. Họ hoạt động theo những qui ước được thiết lập chặt chẽ để đảm bảo an toàn tối đa cho hệ thống. Họ điều phối hành động và phân phối nguồn lực một cách hợp lí nhằm tạo nên sức mạnh vừa đủ, đúng lúc, đúng chỗ, đúng cách. Họ cũng trực tiếp tham gia các hoạt động chiến thuật để chủ động tạo ra đám đông, dẫn dắt cách mạng theo các kế hoạch đó thiết lập sẵn.

 

Thiếu đi lực lượng tối quan trọng này, sự bùng nổ cách mạng có thể nhanh chóng bị dập tắt chỉ sau một cuộc bắt bớ. Các nhà hoạt động công khai sẽ không thể có sự hỗ trợ cần thiết để duy trì cuộc chiến đấu của họ. Tình trạng này không khác gì một đội quân chiến đấu mà không có lực lượng điều phối và hậu cần. Thất bại là điều khó tránh khỏi.

 

Những điều nói trên không phải là thứ gì quá xa lạ. Những người Cộng Sản đó làm điều tương tự tại Việt Nam vào năm 1945. Có lẽ, họ chính là những người có nhiều hiểu biết nhất về khoa học tổ chức, hoạt động bí mật và cách mạng lật đổ. Chính quyền cũng thực sự nhận ra sự nguy hiểm và tỏ ra rất bất an trước các hoạt động có tổ chức. Đây cũng là nguyên nhân chung khiến các thế lực độc tài luôn muốn kiểm soát toàn bộ các hoạt động có tổ chức trong tay. Không cho phép bất cứ tổ chức nào ngoài khuôn khổ, kể cả tổ chức hội nhóm nhỏ và không có vẻ gì là nguy hiểm.

 

Điều đáng sợ của hoạt động bí mật ở chỗ, nó gây bất ngờ toàn diện cho hệ thống an ninh trước qui mô của phong trào, làm sai lệch hoàn toàn các dự báo, đẩy họ vào thế bị động trong việc vạch kế hoạch đối phó.

 

Các tổ chức khi có bộ phận bí mật trong tay sẽ dễ dàng vượt ra khỏi sự kiểm soát của hệ thống an ninh, từ đó hoàn toàn nắm thế chủ động trong việc thực hiện kế hoạch chiến thuật. Sự kiện tới sẽ diễn ra ở đâu, lúc nào, số lượng tham gia là bao nhiêu, lúc nào sẽ giải tán, sau bao lâu thì tập hợp lại... hoàn toàn nằm trong sự tính toán cẩn thận để đạt được các mục đích đề ra. Nếu như không có sự bố trí chủ động như vậy, bạn không nên than phiền cho sự thất bại, vì điều đó là hiển nhiên.

 

Khi quan sát các cuộc cách mạng dân chủ đã từng xảy ra, tất cả đều có vẻ diễn ra một cách tự nhiên, ngẫu hứng và không có gì là bí mật. Các thành viên cộng đồng dường như tham gia vào cuộc cách mạng một cách tự nhiên và tự phát. Tuy nhiên, thời điểm cách mạng bùng nổ là lúc mà cách mạng đó thực hiện bước đi cuối cùng. Cuộc cách mạng thực sự đó bắt đầu từ trước đó rất lâu, diễn ra trong bóng tối một cách âm thầm và theo từng bước chiến lược đó hoạch định. Nếu không phải là người “trong cuộc”, bạn sẽ không thể nhìn thấy cách mạng đang vận động. Điều này là đương nhiên vì ngay cả kẻ độc tài, với đầy đủ sức mạnh trong tay, cũng không thể nhìn thấy. Lực lượng an ninh kiểm soát hoàn toàn các nhà đấu tranh công khai và yên tâm rằng mọi chuyện đang nằm trong bàn tay của họ.

 

Trong khi đó, lực lượng bí mật của các tổ chức hoàn toàn nằm ngoài tầm với của thế lực cai trị. Hoạt động công khai càng bị đàn áp, lực lượng bí mật càng phát triển mạnh mẽ. Khi quân số của lực lượng bí mật đó đảm bảo khoảng 5 đến 10 lần lực lượng đàn áp, các tổ chức chỉ cũng một việc duy nhất, đợi thời cơ thích hợp để ra quyết định.

 

Không có một cuộc cách mạng nào cú thể thành công mà thiếu lực lượng bí mật. Các cuộc cách mạng không có sự chuẩn bị chủ động hoặc diễn ra ngẫu hứng sẽ sớm bế tắc và dẫn đến con đường bạo lực như đang xảy ra với cách mạng Xyria hoặc may mắn hơn là cần đến sự trợ giúp bên ngoài để chiến thắng như trường hợp Libia. Đáng tiếc là ngay cả tác phẩm “kinh điển” viết về phương pháp chiến thuật cách mạng rất hay như cuốn sách “Từ độc tài đến dân chủ” cũng coi nhẹ các hoạt động bí mật. Điều này có thể ảnh hưởng ít nhiều đến cách mạng Việt Nam vì chúng ta cũng dùng sách này làm tài liệu tham khảo.

 

Hiện nay, mặc dù rất hiếm các tác giả viết về cách mạng ở mức hoạch định chiến lược, nhưng về vấn đề xây dựng và vận hành lực lượng bí mật, phong trào dân chủ hoàn toàn có thể “học hỏi” từ chính các cuộc cách mạng vô sản.

 

Lực lượng bí mật được coi là có vai trò đặc biệt quan trọng đối với những nước có đối kháng sắc tộc, tôn giáo mạnh mẽ hoặc những nước chịu ảnh hưởng nặng nề của chính sách tuyên truyền, ngu dân. Ở những nước này, sự phát triển công khai và các hoạt động tự phát dễ dàng bị đàn áp khi nhà độc tài sử dụng phần “chưa giác ngộ” của cộng đồng vào bộ máy bạo lực của họ. Khi đó, phát triển lực lượng bí mật cũng được coi là cách thức để đưa cách mạng theo hướng ôn hòa, bởi vì lực lượng bí mật có thể ăn sâu vào trong chính bộ máy của các thế lực độc tài, vô hiệu hóa các lực lượng vũ trang dùng để đàn áp cách mạng.

 

Ngay cả cuộc cách mạng được coi là có nhiều yếu tố nội tại thuận lợi như cách mạng Balan, bộ phận điều hành công đoàn Đoàn Kết cũng chỉ hoạt động công khai khi phong trào đó đạt được những kết quả nhất định. Các cuộc cách mạng gần đây tại Trung Đông cũng theo “lộ trình” tương tự. Nhìn bề ngoài, tất cả các cuộc cách mạng đó dường như xảy ra một cách ngẫu nhiên. Thực tế một mạng lưới thành viên bí mật đó được các tổ chức dày công xây dựng trong nhiều năm trời. Trước thời điểm “bùng nổ”, lực lượng này được các tổ chức che giấu hết sức cẩn thận. Lúc này, nhiệm vụ chủ yếu của nó là hỗ trợ hoạt động công khai, tìm kiếm thành viên, huy động tài chính, điều hành tổ chức...

 

Ngay trong các phân tích khoa học cách mạng sơ khai, xây dựng lực lượng bí mật đó được coi là “chiến thuật phát triển hoạt động công khai theo phương thức thụ động”. Sở dĩ có tên gọi này là vì các thành viên chuyển sang hoạt động công khai do bị lộ danh tính trong quá trình hoạt động bí mật. Thực tế, tỉ lệ cá nhân cộng đồng chủ động đấu tranh công khai luôn chiếm tỉ lệ rất nhỏ. Lúc ban đầu, phần lớn các cá nhân “thức tỉnh” chỉ có thể tham gia vào tổ chức cách mạng ở mức độ mà nguy cơ họ gặp phải là thấp. Hoạt động bí mật là một phương thức chủ yếu, có nguy cơ thấp nhất và dễ được các cá nhân chấp nhận nhất. Do vậy, nó là cách thức quan trọng để các tổ chức phát triển về số lượng thành viên.

 

Trong các cuộc cách mạng, bộ phận công khai cũng chủ yếu được phát triển theo phương pháp thụ động như trên. Chính vì vậy mà khi các tổ chức đẩy mạnh xây dựng lực lượng bí mật, số lượng thành viên công khai cũng “vô tình” tăng vọt vào các giai đoạn giữa và cuối của cách mạng. Hệ thống an ninh càng đánh phá ác liệt, số lượng thành viên công khai càng được bổ sung đông đảo.

 

Nhằm đảm bảo quyền lợi cho các thành viên hoạt động bí mật và cũng giúp nhanh chóng phát triển bộ phận đấu tranh công khai, các tổ chức thường đặt ra một qui ước đặc trưng: “đó là bất cứ thành viên bí mật nào bị lộ danh tính nếu chấp thuận thì sẽ được chuyển sang bộ phận công khai và hưởng quyền lợi như đó qui định đối với thành viên công khai”.

 

Để phát triển thành công một lực lượng bí mật theo bước chiến lược đó, các tổ chức không thể không thiết lập trước một mô hình hoạt động phù hợp, dựa trên cơ sở các phân tích cẩn mật, trong đó bao gồm các qui tắc, qui ước, hệ thống chức danh... (Xem phần 7: phân tích mô hình tổ chức cách mạng). Cho dù đối với cá nhân hoặc tổ chức chưa có danh tiếng hay uy tín nổi trội gì, chỉ cần có mô hình tổ chức khoa học, khách quan, bạn sẽ từng bước tập hợp được các cá nhân có cùng chí hướng và phát triển thành một tổ chức nhỏ, có vai trò chính trị nhất định trong tương lai. Bằng cách hợp tác và liên minh với các tổ chức nhỏ khác, sức mạnh đại diện của mỗi cá nhân sẽ được nhân lên hàng ngàn lần bởi tổ chức mà cá nhân đó tham gia.

 

Sau thời điểm xét tư cách thành viên của Việt Nam cho quá trình tham gia TPP, cho dù có được gia nhập hay không, chính quyền chắc chắn cũng sẽ mạnh tay trở lại với phong trào dân chủ. Các tổ chức cần tận dụng khoảng thời gian “yên bình” trước cơn bão này để gây dựng uy tín cho mình trước khi bước vào giai đoạn chiến lược quan trọng tiếp theo, “thiết lập lực lượng bí mật”.

 

Việt Nam ngày 22-07-2014.

 

Kẻ cơ hội

danlambaovn.blogspot.com

 

__________________________________

 

Đã đăng:

 

- Phần 1: Những kẻ cơ hội đang đứng trước cơ hội chưa từng có

- Phần 2: Kẻ cơ hội - Phần không thể thiếu của cách mạng dân chủ
- Phần 3: Chủ nghĩa Dân Tộc và Phong trào Dân Chủ

- Phần 4: Vấn đề tài chính trong cách mạng dân chủ

- Phần 5: Huy động tài chính, bước chiến lược thứ tư của một cuộc cách mạng 

- Phần 6: Lý thuyết tổ chức hiện đại
- Phần 7: Phân tích mô hình tổ chức cách mạng


 

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin buổi sáng-12/11/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link