Lịch sử lâu dài của Trung Quốc không theo dự báo sụp đổ
Ba mươi sáu năm sau khi
“nhà cầm lái vĩ đại” Mao Trạch Đông qua đời vì một cơn đau
tim, bỏ lại một đất nước thiếu vắng lãnh đạo trong một thời gian ngắn vào thời
điểm khủng hoảng và không chắc chắn, con tàu của nhà nước Trung Quốc (TQ) vẫn
tiếp tục đi tới. Nhưng nó có còn trong tình trạng ra khơi được không? Các nhà
quan sát đang hăng hái tranh luận về tính chính đáng của Đảng Cộng sản
TQ, nó đã kéo dài rất lâu, liệu còn có thể kéo dài nữa không. Rốt cuộc, chính
phủ ngày hôm nay đặt cơ sở tính chính đáng trên sự tăng trưởng kinh tế, sự tăng
trưởng này cũng có thể đang bị chậm lại. Chúng ta không thể dự đoán tương lai,
nhưng chúng ta có thể xem xét quá khứ, và lịch sử TQ cho thấy rằng ngay cả khi
Đảng Cộng sản phải đối mặt với cuộc khủng hoảng về tính chính đáng, thì cũng sẽ
không có mâu thuẫn để nó tồn tại qua cơn bão cụ thể này.
Những
nhà quan sát về TQ kiên trì cho rằng đất nước này phải đối mặt với một cuộc
khủng hoảng tính chính đáng đang bị khập khiễng, có lẽ nổi tiếng nhất là Gordon
G. Chang, tác giả của The Coming Collapse of China, cũng như
nhà khoa học chính trị Bùi Mẫn Hân (Minxin Pei). Vì họ thấy rằng, đơn giản là
có quá nhiều mâu thuẫn nội tại trong mô hình TQ để nó khó có thể tồn tại.
Ngược lại, Henry Kissinger và Martin Jacques –
tác giả cuốn When China Rules the World (Khi TQ thống trị thế
giới) đã lập luận rằng, dù tốt hơn hay tồi tệ hơn, Đảng Cộng sản vẫn ở trong
tình trạng tốt. Và nhà triết học Daniel A. Bell làm việc ở Bắc Kinh, thậm chí
còn lạc quan hơn, ca ngợi mô hình TQ trên trang op-ed (trang ý kiến) của tờ New
York Times và các nơi khác. Ông miêu tả mô hình TQ là ổn định và hiệu quả, được
các giá trị Nho giáo dẫn đắt. Những người ủng hộ này thường thừa nhận rằng
chính phủ TQ có thể đã sử dụng một biện pháp tô vẽ nào đó – một sự cải cách đây
đó – nhưng cho rằng về cơ bản nó vẫn vững và vẫn trong tình trạng tốt hơn so
với nhiều chính phủ khác.
Vậy thì ai đúng đây? Theo một nghĩa nào đó thì
cả hai phe đều đúng. Theo các chuyên gia, trong lịch sử TQ hiện đại, nhiều tiền
lệ cho thấy rằng, mặc dù Đảng Cộng sản đang vật vả để duy trì tính chính đáng,
nó có thể vẫn còn nắm quyền ít nhất là trong tương lai trước mắt.
Trong thế kỷ 18, một nhà ngoại giao người Anh là
Bá tước George Macartney đã tới TQ. Đó là thời gian, giống như bây giờ, người
nước ngoài đang bị giằng xé giữa ngưỡng mộ và bêu xấu hệ thống chính trị của
đất nước này. Macartney so sánh TQ với một tàu chiến hạng nhất – cho một quốc
gia không thực sự được xác định nhờ lực lượng hải quân, TQ dường như thu hút
một tần số kỳ quặc cao về phép ẩn dụ về hàng hải — đã ở trong tình trạng tồi
tệ. Ông nói công việc khó khăn của các “sĩ quan có khả năng và thận trọng”, đã
xoay xở để giúp con tàu cực lớn này “còn nổi được”.
Nhưng không thể làm cho nó
còn đủ điều kiện đi biển lâu dài, ông dự đoán, vì gỗ của nó đã mục nát và các
tuyến đường trước mặt là quá nguy hiểm. Ông viết rằng “con tàu có vẻ vẫn có thể
không chìm hoàn toàn, nó có thể trôi dạt một thời gian như một con tàu bị đắm,
và sau đó sẽ rả ra thành từng mảnh tắp vào bờ, nhưng không bao giờ có thể được
đóng lại trên thân sườn cũ”, và thêm rằng ông có thể sẽ không ngạc nhiên nếu
điều cuối cùng đó sẽ xảy ra khi ông còn sống.
Lord Macartney, được biết đến nhiều nhất do nỗ
lực không thành trong việc thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ giữa Anh và
triều đại nhà Thanh vào thập niên 1790, đã không bao giờ nhìn thấy sự suy tàn
của TQ như ông dự đoán. Ông mất vào năm 1806, còn triều đại nhà Thanh kéo dài
từ 1644, vẫn sống tiếp một thế kỷ nữa cho đến năm 1912.
Dự đoán sai của Macartney cung cấp một viễn
cảnh hấp dẫn và chiếu sáng đối với các dự đoán tương tự về sự suy tàn. Rốt
cuộc, ông không thực sự sai về những thách thức mà các hoàng đế gốc Mãn Châu
của triều đại nhà Thanh phải đối mặt. Nhận xét sâu sắc đáng lưu ý của ông dự
đoán sự lan tràn của nạn tham nhũng chính trị và tiềm năng nổi loạn của những
người không phải người Mãn, những người tức giận vì bị ách thống trị của các
nhà cai trị “phiên di”. Đúng là triều đại nhà Thanh sụp đổ, nhưng chỉ sau khi
sống thêm không những chỉ thế hệ Macartney mà còn nhiều thế hệ con cháu sau này
của ông.
Đáng ngạc nhiên, những thách thức của TQ và
những thách thức mà triều đại nhà Thanh đối mặt và đe dọa tính chính đáng của
họ trở nên trầm trọng hơn sau dự đoán của Macartney. Các cuộc khủng hoảng đáng
kinh ngạc nối tiếp nhau, bao gồm một loạt các cuộc bạo loạn trong nước, từ các
cuộc nổi loạn quy mô nhỏ đến các cuộc nổi dậy tôn giáo rộng lớn.
Loạn Thái Bình
thiên quốc, cùng thời với cuộc nội chiến Hoa Kỳ, nhưng có số người chết cao hơn
gấp nhiều lần (khoảng 20 triệu người bị giết, so với 750 ngàn trong Nội chiến
Mỹ), phải hao tốn rất nhiều để ngăn chặn đến nỗi khiến cho nhà Thanh gần như
phá sản.
Triều đại này vẫn sống sót qua hai trận thua bẹp dí dưới bàn tay của
quân lính và tàu chiến nước ngoài, lần đầu trong Chiến tranh Nha phiến
(1839-1842) và lần sau trong chiến tranh Anh-Trung (1856-1860). Bên cạnh những
tổn thất khác, những cuộc chiến tranh này huỷ hoại tính chính đáng mà nhà Thanh
và các đế chế trước đó TQ đã sử dụng trong nhiều thế kỷ: người chiếm giữ ngôi
rồng có thiên mệnh cai trị một xã hội có tổ chức theo mọi cách là hùng mạnh
nhất trên trái đất.
Trường hợp nhà Thanh là một lời nhắc nhở rằng
một số chính phủ TQ đã có thể kéo dài trong nhiều thế hệ vào lúc có tham nhũng
sâu sắc, tính chính đáng suy yếu, cùng các thách thức lớn trong và ngoài nước.
Và tất nhiên, chỉ sự kéo dài không thôi thì không phải là bằng chứng về tính
chính đáng.
TQ phải vật lộn để duy trì cả tính chính đáng
lẫn sự ổn định trong giai đoạn đặc biệt khó khăn kéo dài từ đầu thập niên 1930
đến cuối thập niên 1940. Lúc đó, cũng giống như bây giờ, TQ được điều hành bởi
một tổ chức độc tài có kỷ luật chặt chẽ là Quốc Dân Đảng của Tưởng Giới Thạch,
được nhiều người xem như là tham nhũng và gia đình trị. Cũng vậy, lúc đó các
nhà phê bình bên ngoài phàn nàn rằng, các nhà lãnh đạo đảng bấy giờ có ít điểm
chung về lý tưởng với người đứng đầu trước đây của họ.
Bây giờ, những người “cộng
sản” tư bản chủ nghĩa tương phản với người cộng sản thực tế Mao, lúc đó, Tưởng
[Giới Thạch] có vẻ yếu và thiếu tầm nhìn so với người tiền nhiệm cách mạng đáng
kính Tôn Dật Tiên.
Hy vọng chống lại nhận thức rằng tất cả những
gì họ quan tâm là nắm giữ quyền lực, chế độ Tưởng Giới Thạch đã viện dẫn các
giá trị trật tự Nho giáo – cũng giống như nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản hậu Mao đã
và đang làm. Họ cũng nhấn mạnh sự cần thiết về một chính quyền trung ương mạnh.
Nếu Quốc Dân đảng sụp đổ thì TQ sẽ bị rơi trở lại vào sự hỗn loạn của thời đại
lãnh chúa trước khi Tưởng Giới Thạch nổi lên. Một đất nước bị cát cứ cũng sẽ dễ
bị để trở thành một “quốc gia bị đánh mất”, thuật ngữ dùng để mô tả số phận của
vùng đất thuộc địa như Ấn Độ.
Ý
tưởng chính đáng hóa này vẽ ra một Quốc Dân đảng không quá hơn một nhóm được
ngưỡng mộ như một bức tường thành chống lại tương lai khủng khiếp có thể xảy
ra, có thể dường như khá quen thuộc với ngày nay. Các nhà lãnh đạo TQ đã lặp đi
lặp lại các lập luận tương tự, đặc biệt trong việc thanh trừng đảng viên dân
tuý Bạc Hy Lai, mà họ gọi là điều cần thiết để giữ cho TQ khỏi quay ngược trở
lại thời điên rồ của Cách mạng Văn hóa. Trước đó, chính phủ dẫn sự sụp đổ của
Nam Tư trước đây và Iraq sau này để lập luận rằng sự sụp đổ của chủ nghĩa độc
đoán không dẫn đến sự ổn định và tự do mà dẫn đến sự bắt nạt quốc tế, giải
quyết ân oán bằng bạo lực và mất đoàn kết.
Quả vậy, Quốc Dân đảng của Tưởng Giới Thạch
vào năm 1949 đã bị Đảng Cộng sản lật đổ, và đảng này vẫn còn cai trị cho đến
hôm nay. Các nhà quan sát nước ngoài hồi năm 1937 hoặc 1947 tuyên bố rằng Quốc
Dân đảng đã mất đi tính chính đáng và sắp sụp đổ hóa ra đã đúng, nhưng họ cũng
có thể dễ dàng bị sai.
Dù chính phủ có thể bị mất uy tín và bị tấn công tới mức
nào, nếu lịch sử chỉ đi khác một chút, Quốc Dân đảng cũng có thể nắm giữ quyền
lực lâu hơn. Tất nhiên lịch sử phản thực tế thì không thể suy đoán được. Tuy
nhiên, cũng không phải quá sức để tưởng tượng rằng, nếu các chiến dịch khủng bố
trắng của Quốc Dân đảng cuối thập niên 1920 và đầu thập niên 1930 thành công
trong sứ mệnh nghiệt ngã “tận diệt” Cộng sản, Tưởng Giới Thạch có thể đã nắm
giữ quyền lực ít ra là đến hết thập niên 1950.
Không phải vì đảng của ông được
lòng công chúng, mà bởi vì nó được toàn thể công dân nước này chấp nhận như là
tổ chức duy nhất có thể mang lại sự ổn định sau nhiều thập kỷ nội chiến và đánh
nhau với nước ngoài.
Có lẽ không có cách nào để biết được, liệu
cuối cùng thì lịch sử sẽ phán xét lãnh đạo hiện nay của TQ giống như các hoàng
đế nhà Thanh kéo dài quá lâu hoặc Quốc Dân đảng vắn số trong những năm từ giữa
đến cuối thập niên 1940.
Điều gì cũng có thể xảy ra. Còn bây giờ, Đảng Cộng sản
TQ cho thấy các nhà quan sát đã dự đoán sự sụp đổ của nó sắp xảy ra trong nhiều
năm là sai lầm. Thích nghi đáng ngạc nhiên và tự chẩn đoán có ý thức, chế độ
này dường như nhận thức sâu sắc về những tiền lệ của lịch sử, cả của TQ lẫn
quốc tế.
Như Đảng Cộng sản dường như nhìn thấy, triều
đại nhà Thanh quá yếu khi đối mặt với sức ép nước ngoài và thất bại trong việc
ngăn chặn mạng lưới bè phái bất bình, bao gồm cả nhóm huynh đệ chống Mãn Châu
uống máu ăn thề (hoặc “các hội kín”) tham gia vào cuộc cách mạng 1911. Bốn thập
kỷ sau đó, Quốc Dân đảng thất bại trong việc dẹp yên sự phản kháng chính trị
của các nhóm này. Đối với các nước Leninist Trung và Đông Âu mà Bắc Kinh cần
mẫn nghiên cứu về sự sụp đổ của chúng, các nước này đã không bao giờ tìm cách
xoay xở để nâng cao mức sống như họ đã hứa.
Như vậy việc nắm giữ quyền lực của Đảng Cộng
sản có ý thức tới lịch sử, ám ảnh bởi sự ổn định, có vẻ ít bí ẩn hơn khi nhìn
trong bối cảnh lịch sử này. Và một số hành động của họ, chẳng hạn như vụ đàn áp
Pháp Luân Công hoang tưởng và tàn bạo năm 1999, dường như ít đáng ngạc nhiên
hơn.
Tuy nhiên, không phải mọi nỗ lực của ĐCSTQ đều
quá phòng thủ về bản chất. Đảng cũng đã thực hiện một số thay đổi tích cực,
chẳng hạn như nới lỏng kiểm soát cuộc sống riêng tư, giúp nâng cao mức sống và
tăng ảnh hưởng toàn cầu của TQ, tất cả những điều này đều có khả năng làm cho người
dân TQ dễ dàng dung túng, thậm chí ủng hộ sự cai trị của Đảng hơn.
Đảng có tài thích ứng từng
bước, thay đổi tiến trình chút ít tại một thời điểm. Điều này có thể có tác
dụng một thời gian, thậm chí một thời gian dài, nhưng điều đó không có nghĩa là
nó có thể kéo dài vô hạn định. Cả hai chế độ gần đây nhất của ĐCSTQ đã phải vật
vả để duy trì tính chính đáng của họ, cuối cùng đã cố tái tạo toàn bộ chính
mình. Những năm đầu 1900, trong một nỗ lực không thành công để vượt qua các lực
lượng cách mạng từ bên trong, triều đại nhà Thanh đã bãi bỏ các kỳ thi Nho giáo
chính đáng hóa triều đại trong hơn hai thế kỷ và đã cố tự tái tạo lại thành một
chế độ quân chủ lập hiến. Đài Loan, dưới sự kiểm soát của Quốc Dân đảng từ cuối
thập niên 1940, bắt đầu chuyển đổi thành một nền dân chủ phát triển mạnh dưới
sự coi sóc của con trai Tưởng Giới Thạch. Hiện nay, một tổng thống của Đảng này
cai trị Đài Loan không phải với tư cách một nhà độc tài nhưng là một quan chức
được bầu.
Quân đội TQ hiện nay đủ mạnh và nền ngoại giao
của nó cũng đủ ổn định tới mức Đảng Cộng sản không phải đối mặt với mối đe dọa
thực tế nào từ bên ngoài. Trong nước, sự kiểm soát đối với xã hội đủ hiệu quả
đến độ dù có bất ổn và sự bất mãn lan rộng, thì cũng không có đảng đối lập tổ
chức tốt nào hay đội quân nổi loạn nào có thể thách thức chính quyền trung ương
một cách nghiêm trọng. Hiện giờ, Đảng Cộng sản thấy rằng chính họ đang ở một vị
trí mà các quan chức nhà Thanh phải ganh tị. Nếu muốn, họ có thể tự tái tạo với
cách thuyết minh chính đáng hóa mới, hoặc thậm chí có khả năng sẽ mở đường cho
một cơ cấu chính trị mới đa đảng như Quốc Dân đảng đã làm ở Đài Loan, mà không
sợ bị lật đổ trong quá trình này.
Tuy nhiên, nếu họ không thực hiện những thay
đổi như vậy thì có vẻ như, có khả năng sự tham nhũng và bất đồng chính kiến nội
bộ của ngày hôm nay sẽ tiếp tục chất chồng. Nếu điều đó xảy ra thì có thể chỉ
là vấn đề thời gian cho đến khi bất đồng chính kiến và tham nhũng đó đạt đến
mức cần thiết để kết thúc chế độ. Nhưng, như thế giới đã rút được từ dự đoán không
thành của Bá tước Macartney, quá trình đó có thể mất nhiều thế hệ hơn chúng ta
kỳ vọng. Ngay cả tính chính đáng của Đảng Cộng sản suy yếu tới mức làm cho nó
sụp đổ đi nữa, có thể trong cuộc đời chúng ta không được nhìn thấy sự sụp đổ
đó.
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment