Saturday, August 2, 2014

Melbourne: Biểu tình lên án CSVN bán nước, chống Trung Cộng xâm lược và thắp nến cầu nguyện cho VN

Melbourne: Biểu tình lên án CSVN bán nước, chống Trung Cộng xâm lược và thắp nến cầu nguyện cho VN

Công lao gì đảng cộng sản !..ngoại lai, tội ác, phi dân tộc !.!.!


Hoàn toàn vượt quá mọi dự tính của BTC, đáp lời kêu gọi của CĐNVTD/VIC theo sự ước tính của cảnh sát thì đã có hơn 3000 người tham dự cuộc biểu tình trước Tổng Lãnh Sự (TLS) Trung cộng, có lẽ đây là  một trong những cuộc biểu tình lớn nhất tại Melbourne (ngang ngữa với số người tham dự cuộc biếu tình chống đài SBS đã cho phát hình chương trình VTV4 của VC vào năm 2003).

Địa điểm tập trung là Federation Square tại đó hình ảnh nổi bật nhất là mô hình của cái giàn khoan HD981 để tố cáo sự xâm lấn trắng trợn của Trung Cộng.
Mô hình giàn khoan HD981
Đồng bào từ khắp mọi nơi đã tề tựu về điểm tập trung rất sớm, già trẻ lớn bé kể cả các em nhỏ còn nằm trong nôi (xe đẩy) hay còn bồng bế trên tay đã cùng cha mẹ anh chị em đi biểu tình. Có một số đồng hương từ các tiểu bang xa và cả những người vừa mới thoát ra khỏi "nhà tù lớn" cũng có mặt trong đoàn tuần hành. Cảm động nhất là có những vị vì tình trạng sức khoẻ phải ngồi xe lăn cũng nức lòng đồng hành  cùng mọi người. Ngoài ra còn có cộng đồng Tây Tạng cùng tham gia để chia sẻ nỗi đau mất nước của hai dân tộc.
Già trẻ lớn bé
Những vị vì tình trạng sức khoẻ phải ngồi xe lăn cũng nức lòng đồng hành cùng mọi người

Cộng đồng Tây Tạng cùng tham gia để chia sẽ cái nổi đau mất nước của hai dân tộc
Trong số hàng ngàn người tham dự có rất đông các bạn trẻ, đặc biệt là các em du học sinh. Tuy một số các em du học sinh vẫn còn lấn cấn giữa cờ đỏ và cờ vàng vì các em vẫn chưa hiểu được về "lịch sử" của lá cờ đỏ, nhưng hy vọng với lời giải thích của BTC thì các em cũng sẽ hiểu được phần nào tại sao cờ đỏ không thể chấp nhận được vì đó là một lá cờ bán nước. Cũng có các em đã tỏ ra rất hiểu biết nhưng vẫn còn phải miễn cưởng chịu sự "ám ảnh" của lá cờ đỏ vì một lý do rất đơn giản là các em còn phải trở vềlại Việt Nam.

Cờ và biểu ngữ đã không đủ cho đoàn người biểu tình mặc dầu đã có khá nhiều đồng bào tự đem cờ và biểu ngữ riêng của mình đến, cuối cùng có người đã phải dùng đến những tấm biểu ngữ bằng giấy với các hàng chữ viết vội.

Cuộc tuần hành bắt đầu sau nghi thức chào quốc kỳ Úc-Việt và một phút mặc niệm. Ai ai cũng hớn hở, hăng hái, mạnh chân dấn bước trên đoạn đường dài gần 7 cây số để đến TLS Trung cộng. Vì số lượng người quá đông, lề đường thì chật hẹp nên đoàn biểu tình đã kéo dài trên một cây số. Sau đó vì bị đèn xanh đèn đỏ ngắt đoạn nên cái đầu cách cái đuôi của đoàn biểu tình trên 2 cây số. Có những đoạn đường thẳng tắp nhưng khi ở vào khoảng giữa đoàn tuần hành dõi mắt về phía sau, cố gắng hết sức mà vẫn không thấy được cái đuôi ở đâu.
Cuộc tuần hành bắt đầu

Cố gắng hết sức mà vẫn không thấy được cái đuôi ở đâu
Khi đi ngang qua các công viện đầy lá trên cỏ, có nhiều em bé lăn vào tung lá vàng lên vui đùa thích thú
Đoàn tuần hành kéo dài nhiều cây số, đi qua các khu phố đông dân, đã thu hút được sự chú ý của các khách bộ hành và các cửa tiệm, hàng quán hai bên đường. Qua các tấm biểu ngữ, banner bằng Anh ngữhọ cũng đã hiểu được lý do và mục tiêu của đoàn biểu tình đang tiến về đâu. Khi cái đầu của đoàn biểu tình đến nơi thì đã có mặt một số đông đảo đồng bào, đây là những người đến thẳng TLS Trung cộng. Và  phải chờ gần 1 giờ đồng hồ sau cái đuôi mới tới nơi.

Lúc đầu cảnh sát chỉ cho phép đoàn biếu tình đứng trên lề đường đối diện với TLS Trung cộng. Sau đó vì lượng người càng ngày càng đông, cảnh sát đành phải du di cho xuống lề đường. Nhưng cũng không đủ chỗ, cảnh sát phải đóng đường lại và cho đoàn người tiến ra nửa lòng đường. Giòng người như thác đổ, cứ tiếp tục cuồn cuộn đổ về, khi thấy hàng ngàn người chen chúc nhau, đứng ngồi xếp lớp thì cảnh sát đành phải cho phép đoàn biếu tình tràn ngập hết lòng đường chỉ chừa lại một khoảng nhỏ lề đường trước mặt TLS Trung cộng.
Đoàn biếu tình tràn ngập hết lòng đường chỉ chừa lại một khoảng nhỏ lề đường trước mặt TLS Trung cộng (nằm bên phải)
Những tiếng hô đá đảo CSVN và CSTQ vang dội cả một khu dân cư (TSL Trung cộng nằm trong một khu dân cư) và kéo dài cả giờ đồng hồ. Thượng Toạ Thích Nguyên Tạng, Thích Huyền Tôn, bà Trần Ngọc Minh (mẹ của cô Đỗ thị Minh Hạnh) cũng đã có mặt trong đoàn biểu tình và góp tiếng tố cáo CSVN bán nước và sự xâm lấn của CSTQ. Em Khánh Vân cũng đã có bài phát biểu chan chứa tấm lòng của một em bé thuộc thế hệ thứ 3. Xen kẻ là những bài ca đấu tranh đã được hàng ngàn người, sục sôi tinh thần yêu nước, cùng ca vang đầy hào khí. Riêng với bản "Never Lose The Light" (nhạc Tây Tạng) cô Bảo Kim đã diễn tả đầy cảm xúc nổi khổ đau thống thiết của một dân tộc mất nước, thúc dục người dân hãy cương quyết đứng lên bảo vệ tổ quốc.
Bà Trần Ngọc Minh (mẹ của cô Đỗ thị Minh Hạnh) góp tiếng tố cáo CSVN bán nước và sự xâm lấn của CSTQ

Riêng với bản "Never Lose The Light" (nhạc Tây Tạng) cô Bảo Kim đã diễn tả đầy cảm xúc
Để chấm dứt cuộc biểu tình, đồng bào trên đường ra về, đã được mời đi lên, chà chân, đạp lên 2 lá cờ đỏ - CSVN và CSTQ. Một số đông người biểu tình lại đi bộ trở về Federation Square để dự buổi thắp nến cầu nguyện cho Việt Nam. Mọi người đều mỏi mệt rã rời nhưng vẫn vui vẽ thao thao trò chuyện trền suốt chặng đường về. Về đến Federation trời đã sập tối, phố đã lên đèn, trong khi chờ đợi mọi người đã được cung cấp thức ăn, nước uống do các nhà tài trợ đài thọ.
Buổi thắp nến cầu nguyện đã diễn ra rất xúc động với sự tham dự của trên 1000 đồng hương và các vị đại diện tinh thần tôn giáo. Trời trở lạnh và đôi lúc có mưa lất phất nhưng lòng không lạnh cũng không ngại ướt vì trời mưa.
Buổi thắp nến cầu nguyện đã diễn ra rất xúc động với sự tham dự của trên 1000 đồng hương và các vị đại diện tinh thần tôn giáo

Trời trở lạnh và đôi lúc có mưa lất phất nhưng lòng không lạnh cũng không ngại ướt vì trời mưa
Trong phần cầu nguyện, cô Thiên Thư với một giọng đầy cảm xúc đã đọc lời -

- Tri ân và tưởng nhớ công đức của các bậc tiền nhân, anh hùng, liệt nữ đã dày công dựng nước và giữ nước chống giặc Tàu xâm lược

- Tri ân và tưởng nhớ đến những chiến sĩ đã hy sinh trong công cuộc chống quân Tàu xâm lược để bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải và tồn vong của Việt Nam

- Tưởng niệm các đồng bào và ngư dân Việt Nam đã bị Tàu cộng thảm sát trong trận chiến tranh xâm lược biên giới Việt-Hoa năm 1979 và trong vùng biển Hoàng Sa-Trường Sa và biển Đông

- Tưởng nhớ, tri ân và cầu nguyện cho các nhà tranh đấu yêu nước hiện đang bị giam cầm trong các nhà tù CS chỉ vì đã yêu nước đứng lên chống giặc Tàu xâm lược

Sau mỗi lời cầu nguyện là các bài ca đấu tranh - "Đáp Lời Sông Núi", "Phải Lên Tiếng", "Mẹ Kể Con Nghe" (ngâm thơ), "Việt Nam Tôi Đâu?", "Anh Là Ai?", "Trả Lại Cho Dân", "Hận Nam Quan". Quá xúc động qua những lời cầu nguyện chân thành, thiết tha, qua những lời ca, những câu thơ phát xuất từ tận đáy lòng đã làm cho nhiều người không cầm được nước mắt, khóc trong ầm thầm, khóc cho dân tộc Việt Nam (hay cho chính mình!).

Tiếp theo những lời cầu nguyện là phần dâng hương của các vị đại diện CĐNVTD/VIC, Tây Tạng và của các tôn giáo : Công Giáo, Phật Giáo, Cao Đài, Hoà Hảo. Thay mặt cho các vị đại diện tôn giáo Đức Giám Mục Vincent Nguyễn văn Long đã có lời phát biểu về hiện tình nguy biến của đất nước. Vị đại diện cộng đồng Tây Tạng cũng đã sơ lược về sự áp bức, sát hại và nguy hiểm nhất là chính sách đồng hoá của Trung cộng đã và đang thực hiện một cách thâm độc và bạo tàn trên quê hương của Ngài Đức Đạt Lai Lạt Ma.
Phần dâng hương của các vị đại diện CĐNVTD/VIC, Tây Tạng và của các tôn giáo : Công Giáo, Phật Giáo, Cao Đài, Hoà Hảo

Đức Giám Mục Vincent Nguyễn văn Long đã có lời phát biểu về hiện tình nguy biến của đất nước
Để chấm dứt buổi lễ, mọi người đã cùng nhau đứng lên, đưa cao tay, ca vang bài "Hội Nghị Diên Hồng" -

Toàn dân! Nghe chăng? Sơn hà nguy biến!

.....

(Hỏi) Trước nhục nước nên hòa hay nên chiến?
(Đáp) Quyết Chiến!
(Hỏi) Trước nhục nước nên hòa hay nên chiến?
(Đáp) Quyết Chiến!

.....

(Hỏi) Thế nước yếu lấy gì lo chiến chinh?
(Đáp) Hy Sinh!
(Hỏi) Thế nước yếu lấy gì lo chiến chinh?
(Đáp) Hy Sinh!

.....
Trước nhục nước nên hòa hay nên chiến? Quyết Chiến!
Cuộc biểu tình trước TLS Trung cộng để lên án CSVN bán nước, chống Trung Cộng xâm lược và hổ trợcho công cuộc đấu tranh của đồng bào trong nước đã quy tụ hơn 3000 người - đây là một trong những cuộc biếu tình lớn nhất tại Melbourne.

Vậy thì cái gì đã đem mi người già trẻ lớn bé, thuộc mọi thành phần, tôn giáo, ... đến với nhau, đã làchất keo gắn bó mọi người lại với nhau?!

Đó chính là lòng yêu nước, không có gì khác hơn là lòng yêu nước và chỉ có duy nhất lòng yêu nước!

Melbourne
18/05/2014


Hình ảnh Tây Tạng dưới ách thống trị của Trung Quốc – trông người mà ngẫm đến ta

Bauxite Việt Nam tuyển chọn ảnh

alt
alt
Lửa và khói trên một con đường trong cuộc nổi dậy ở Lhasa, Tây Tạng, chụp lại từ màn hình phát chương trình Truyền hình CCTV của Nhà nước Trung Quốc ngày 14/3/2008. Nguồn: REUTERS
alt
Quân đội Trung Quốc tuần tra trên đường phố Lhasa ngày 15/3/2008, một ngày sau khi cuộc phản kháng ở thủ đô Tây Tạng chuyển sang bạo lực. Nguồn: Financial Times
Ngày 14/3/ 2008: Cảnh sát Trung Quốc trên xe chống bạo loạn ở một con đường thủ đô Tây Tạng sau khi nổ ra những cuộc phản kháng bạo lực. Nguồn: The Guardian
Cảnh sát bán quân sự đi tuần trên một con đường gần đền Jokhang ở Lhasa, thủ đô Tây Tạng, China Photo: AP. Nguồn: The Telegraph, ngày 13/3/2009
Lực lượng an ninh Trung Quốc ở Lhasa, Tây Tạng, ẩn nấp trong ngày phản kháng thứ năm. Biểu ngữ phía trên ghi: “Tăng cường quản lý an ninh công cộng, bảo vệ ổn định chính trị”. Bắc Kinh đang đối mặt với những cuộc biểu tình nghiêm trọng nhất ở Tây Tạng kể từ những năm 1980.Nguồn: The New York Times, ngày 15/3/2008 March
Hơn 20 người Tây Tạng đã tự thiêu trong năm qua để phản đối những nỗ lực của Trung Quốc mà họ cho là nhắm đàn áp tôn giáo và văn hóa của người Tây Tạng. Nguồn: VOA, ngày 5/11/2012
Ảnh một người Tây Tạng tự thiêu. Thông báo treo giải thưởng của Trung Quốc chỉ trích tự thiêu rằng ‘một hành vi cực đoan chống lại loài người, chống lại xã hội’. Nguồn: VOA, ngày 25/10/2012
alt
Nhiều người Tây Tạng chọn hình thức tự thiêu để phản đối chính sách đàn áp của Bắc Kinh – REUTERS /Jacky Chen. Nguồn: RFI, ngày 14/04/2014
Nguồn: ABC RadioAustralia, ngày 21/11/2012
Cảnh sát ở Katmandu ngày 20/3/2008 bắt giữ các nhà sư Tây Tạng khi họ cố đi tới văn phòng Liên Hiệp Quốc để đệ đạt Thỉnh nguyện thư chống lại việc Trung Quốc đàn áp ở Tây Tạng. Nguồn: Financial Times
alt
Xung đột đổ máu: Các nhà sư Tây Tạng bị thương trong các cuộc biểu tình chống Trung Quốc. Nguồn: Daily Mail, ngày 21/4/2008
















Ảnh của  Ngoc Bui.



Chiến tranh biên giới Việt Trung năm 1979


Battlefield Vietnam - Part 01: Dien Bien Phu The Legacy

SBTN SPECIAL: Phim Tài Liệu TỘI ÁC CỘNG SẢN (P1)

SBTN SPECIAL: Phim Tài Liệu TỘI ÁC CỘNG SẢN (P2)

SBTN SPECIAL: Phim Tài Liệu TỘI ÁC CỘNG SẢN (P3)



__._,_.___

Posted by: hung vu 

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin buổi sáng-12/11/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link