Tòa án dưới chế độ “không tam quyền phân lập”
Đỗ Thúy Hường
Không thực hiện thiên chức
Đòi hỏi mà Chủ tịch nước nêu ra với Tòa Án nhân dân tối cao hôm
15/7/2014, khiến mọi người… bổ ngửa.
Nguyên văn, câu của Chủ tịch: Tòa
án phải mang lại
công lý cho mọi người.
Từ thượng cổ, thiên chức của Tòa Án là thực thi công lý. Đó là lý do duy nhất để Tòa Án sinh ra và
tồn tại. Nay đã là năm 2014. Tòa án ở Việt Nam đã hành xử ra sao trong quá
khứ mà đến nỗi bị đích thân nguyên
thủ quốc gia đòi hỏi phải thực thi thiên chức của mình?
Nếu (giả sử) một loạt các ngành khác
cũng bị đòi hỏi như vậy, ví dụ:
- Đại biểu của dân phải bênh vực dân;
- Đầy tớ của dân phải phục vụ và lễ phép với dân;
- Đảng (tiêu cả đống tiền ngân sách do
dân đóng) phải coi dân như bậc sinh thành…
- Quân đội do dân nuôi phải trung thành với dân;
- Công an do dân nuôi không được đánh chết dân…
- vân vân…
Thử hỏi, ai chẳng “bổ ngửa”? Và người dân vô phúc biết nhường nào?
Hai vị trí thức “bổ ngửa” khi nghe câu của Chủ tịch nước
- Đó là luật sư Ngô Ngọc Trai, với bài viết Toà
án Việt Nam “không nhân danh công lý“. Rà soát
nhiều văn bản tư pháp, vị luật sư hầu như không tìm ra từ “công lý”. Đọc lại hàng trăm bản án (sản phẩm trực tiếp của ngành Tòa Án) vị luật sư đi đến kết luận: Tòa ở Việt Nam không nhân danh công lý, mà nhân
danh Nhà Nước (hoặc Nước) CHXHCN Việt Nam để kết tội bị can. Rồi luật sư phân tích sự treo ngoe (phi
logic) của cái “nhân danh” này. Đã không nhân danh công lý, làm sao “mang lại công lý cho mọi người”? Tôi cũng “bổ ngửa” khi đọc bài của luật sư.
- Cũng đọc bài của luật sư, một vị trí thức khác là GS Nguyễn Văn Tuấn đã không thể nhịn được, lập tức có bài thể hiện thái độ: Toà
án KHÔNG nhân danh công lí! Cái “tít” của bài gần như trùng với bài trên, nhưng thú vị là ông nhấn mạnh chữ “không”, và kết thúc bằng dấu chấm than (!). Nó thể hiện sự ngạc nhiên, thất vọng. Và cả mỉa mai nữa. Nghe nói, vị giáo sư này sống ở nước ngoài, chỉ thỉnh thoảng mới về nước, nhưng vẫn dẫn ra được nhiều bản án để làm ví dụ và xếp loại, mà khi so sánh,
chẳng ai thấy công lý ở đâu hết. Dưới đây, để cho tiện, tôi sử dụng cách xếp loại này.
Bị kết án nặng nề nhất là các trí thức phát biểu ôn hòa, thể hiện những bất đồng chính trị, thậm chí chỉ là phản đối sự lệ thuộc Tàu. Còn được xử nhẹ nhất là công an. Bản chất chế độ thể hiện quá rõ. Chính cách xử này khiến quan tòa vứt bỏ công tâm và lương tâm, trở nên tàn bạo, vô cảm. Sự tha hóa, thối nát khiến việc kết án nhóm thứ ba (trộm cắp, tham ô) và thứ tư (mua bán dâm)
cũng tùy tiện, bất chấp công lý.
Nhớ lại mấy câu trong môt
bài thơ yêu nước
(của một chí sĩ bị đi đày vì chống thực dân Pháp)
Tôi được nghe ông tôi đọc về cái thời dân ta còn sống kiếp nô lệ, cách đây trên 70
năm.
Thần Công Lý bên trời lẩn mất
Quỷ Văn Minh chật đất làm càn
Biết đâu mà giải nỗi oan
Đã đày đọa Nước, lại tan nát Nhà…
Không lạ, nếu nhìn từ bản chất
Các vị Mác và Lênin coi nhà nước là công cụ đàn áp sự phán kháng. Tòa án của Lênin (tư pháp nói chung)
chĩa mũi nhọn vào mọi sự phản kháng, kể từ thái độ, lời nói, ý kiến, cho tới hành vi. Tòa án Xô Viết là công cụ của chuyên chính vô
sản. Nó không độc lập, vì không có đảng cộng sản “chân chính” nào
thừa nhận tam quyền phân lập.
GS Nguyễn Văn Tuấn hầu không học dưới mái trường xã hội chủ nghĩa, lại sống chủ yếu ở nước ngoài (đã không
được Đảng dạy chủ nghĩa Mác-Lê, thì chớ) làm sao sờ, ngửi, nghe, nhìn… được sự vận dụng nó vào thực tế Việt Nam? GS ngạc nhiên là phải. Còn luật sư Ngô Ngọc Trai, ra trường trước tôi dăm-bảy khóa, tuy có được học Mác-Lê ở trường Luật, nhưng làm sao còn nhớ được bằng tôi?
Tôi xin nói ngay: Nếu Đảng “ta” còn theo
chủ nghĩa Mác-Lênin thì tòa án Việt Nam vẫn không độc lập, vẫn là một công cụ chuyên chính. Các vị quan tòa, dù cao,
dù chỉ èng èng, đều là đảng viên cả đấy ạ.
Bốn loại tội phạm chính
Như GS Nguyễn Văn Tuấn phân loại, trước mặt quan tòa có 4 loại tội phạm:
1) Tội dám phản đối cái chế độ đang ưu đãi quan tòa; do vậy các vị tự thấy rằng mình đang xử kẻ thù. Xin nói rằng cái từ “phản động” được gán ghép rất tùy tiện. Thật ra, “phản động” là khái niệm rất tương đối, tùy theo được nhìn từ phía nào. Hai
phía đối lập coi nhau là “phản động” là tất nhiên. Tranh luận mất công, chỉ cần có cái nhìn tổng quát.
Vậy, tổng quát, trong thời đại dân chủ hóa toàn cầu, một chế độ độc đảng, độc đoán chính là chế độ phản động.
2) Tội “quá tay” khi thực hiện công vụ: được xử nhẹ. Quá tay khi thực hiện chuyên chính vô
sản: càng được xử nhẹ, thậm chí được khen, được tin, được cất nhắc…
3) Tội hình sự, chế độ nào cũng phải răn đe;
4) Tội vi phạm “thuần phong” được nống lên thành vi phạm đạo đức.
Tuy nhiên, do bản thân là nhân sự của bộ máy đàn áp, cho nên quan tòa sẽ mất dần lương tâm, không thể công tâm; trở thành tàn bạo, vô cảm… Do vậy nhóm 3 và 4 cũng
bị xử rất tùy tiện, tùy hứng. Kể cả vi phạm quyền con người khi xử (bán dâm bị tù nhiều năm).
Còn Luật? Tất nhiên, những điều nhằm đàn áp sự phản kháng độc tài đều bị quy tội rất nặng. Phản dân chủ lộ liễu nhất nằm ngay trong cái Điều “lợi dụng tự do dân chủ dân chủ” để thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do biểu đạt thái độ.
Điều 77, 88 và 256, bị coi là chống tự do ngôn luận; nhưng sâu xa trong bản chất chúng chống trí thức. Đúng vậy, nó kết án những người đủ kiến thức, đủ năng lực thể hiện quan điểm và có tư duy phản biện và phản đối bất công – đó chính
là tiêu chuẩn để trở thành trí thức đúng nghĩa.
Đ. T. H.
Tác giả gửi BVN.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment