Monday, July 28, 2014

Dũng Cảm, Dũng Cảm Thêm Nữa, Luôn luôn Dũng Cảm, Và Đất Nước sẽ thoát nạn


Dũng Cảm, Dũng Cảm Thêm Nữa, Luôn luôn Dũng Cảm, Và Đất Nước sẽ thoát nạn


Bà Trần Thị Hài là ai bà cùng người dân Hà Nội biểu tình chống Trung Quốc

https://www.youtube.com/watch?v=I5NKy6_8NhI

Phan Văn Song, TS 
July 22, 20140 Bình Luận

Câu Chuyện Tháng Bảy ( bài 2 )

Dũng Cảm, Dũng Cảm Thêm Nữa, Luôn luôn Dũng Cảm,Và Đất Nước sẽ thoát nạn — De l’Audace, Encore de l’Audace, Toujours de l’Audace… ( Georges Danton -1759-1794)

 

Hôm nay, lễ Quốc Khánh Pháp -14 Juillet (14 tháng Bảy) suốt hai giờ liền, vừa ngâm nghi cốc càphê, ăn croissant vừa xem défilé-diễn binh.

 Gốc Thiếu Sanh Quân và gia đình lính, tôi mê xem diễn binh từ thuở nhỏ. Đi ọt-xêrê-ordre serré là cả một nghệ thuật, những bước quân hành, những kiểu bước diễn hành.Từ kiểu Lính Lé Dương Pháp đi chậm với tiếng Nhạc đặc biệt, quân nhạc gì chỉ nóí đến ăn nhậu : « Đây nầy cục xúc xích-Tiens voilà du boudin » hay « Em Madelon, hãy đem rượu lại đây-La Madelon, viens nous donner à boire »,… đến kiểu đi lúc thiếu thời ở Quân sự Học đường-PMS, đi ăn nhịp với bài « Lục quân Việt Nam hay bài Này bao hùng binh tiến lên »… tôi đều mê cả. Nay già rồi không còn sức chen lấn của những năm của tuối trẻ, đi sớm đến Đại lộ Champ Élysée giành giựt đứng hàng đầu để xem diễn binh lễ Quốc Khánh Pháp. Tôi chỉ thích diễn binh ở phần đi bộ thôi, đến phần cơ giới…máy bay tàu bò là tôi về, bây giờ cũng vậy, xe cộ tăng tiếc, máy bay tàu bò là tôi nghỉ coi. Chiến tranh nếu đánh nhau phải là lục quân, bắn súng trường…không liên thanh, không bom đạn, pháo binh, tàu bay tàu bò gì cả. Như vậy chỉ có lính chết thôi không có thường dân.  

Hôm nay, trong cuộc diễn binh nầy, Tổng Thống Pháp có ý mời, trong dịp kỹ niệm 100 năm Đại Chiến-Grande Guerre (Thế chiến 1, Pháp gọi là Đại Chiến và Thế Chiến 2 là Thế Chiến 2-La Deuxième Guerre)  và 60 năm kỷ niệm Thế Chiến 2, tất cả những quốc gia đã có mặt trong hai cuộc chiến nầy. 

Chúng tôi và rất nhiều anh em Cộng đồng tỵ nạn Việt Nam ở Paris đều có nghe tin Việt Nam và Trung Hoa được mời, nên cùng vài anh em gởi thơ đến Phủ Thủ tướng và các Dân biểu địa phương phản đối và nhờ can thiệp chống sự có mặt của các phái đoàn quân nhơn Tàu Cộng và Việt Cộng. Lý do là những người Việt và người Hoa tham chiến trong hai Thế Chiến không phải những người Việt Nam và người Trung Hoa ngày nay. Và như vậy, dỉ nhiên tham dự cuộc diễn binh của hai quân đội Việt Cộng và Trung Cộng không thể đại diện được những người đã cùng người Pháp lúc bấy giờ bảo vệ quê hương Pháp. Lịch sử có thể sang trang, nhưng lịch sử không thể xóa bỏ dễ dàng những tiếp diễn, khi tại đất Pháp những nạn nhơn của sự tàn bạo trong cách đối xử giữa con người và sự xâm phạm những quy luật quốc tế về Nhơn quyền, về đối đãi tù binh đang có mặt, và hơn nữa trong tư cách tỵ nạn chánh trị.  

Công đồng người Việt tỵ nạn tại Pháp cùng được sự hỗ trợ của Hội Cựu Chiến Binh Đông Dương ANAI trong sự phản đối sự có mặt của chiến binh Việt Nam Cộng sản. Hôi Cựu Chiến Binh Đông Dương luôn luôn phản đối Quân đội Nhơn dân Việt Cộng  vì cái tư cách vô nhơn đạo trong đối xử với tù binh Pháp. Sau Điện Biên Phủ. Quân đội Việt Cộng không tuân thủ Công Ước Genève về cách đối xử tù binh. Người Việt tỵ nạn ngày nay phản đối sự thiếu Nhơn quyền và Tự do ở Việt Nam. Riêng về phần Trung Cộng, một số Hôi đoàn Pháp cũng lên tiếng phản đối sự thiếu Minh Bạch, tôn trọng Nhơn quyền của Bắc Kinh, và những đàn áp các người thiểu số Tây tạng và Hồi giáo trong những vùng tạm chiếm.

 Kết quả, hôm nay không có mặt của hai đoàn quân nhơn Việt Cộng và Tàu Cộng – Truyền thông chánh thức Pháp  nói Tàu Cộng và Việt Cộng được mời tham dự duyệt binh nhưng cả hai đều từ chối. Trái lại Algérie cũng được mời, thoạt đầu chánh phủ Algérie từ chối nhưng sau nhận lời, và nay bị phản đối cả hai phía, cả Pháp, lẫn Algérie. Phải nhìn nhận là người quân nhơn gốc Algérie đóng góp rất lớn trong hai cuộc chiến với quân đội Pháp. Trong Đệ Nhị Thế Chiến, chiếm núi Cassino trên đường giải phóng thủ đô Roma,của Ý, giải phóng miền Nam nước Pháp, đổ bộ lên đất Provence, Pháp là những chiến công lớn của các quân nhơn gốc Bắc Phi, đặc biệt là của Algérie

1. Cách Mạnh Pháp, chiến thắng Valmy (20/09/1792) và Georges Danton:


Ngày 14 tháng Bảy Quốc Khánh Pháp là ngày kỷ niệm dân chúng Pháp phá ngục Bastille nằm giữa Paris, ngày 14 tháng Bảy năm 1789. Cách Mạng Pháp 1789, chấm dứt chế độ Quân chủ, thành lập chế độ Cộng hòa. Méo mó nghề nghiệp bởi bốn năm dạy Sử Địa các trường Trung học Pháp của Académie vùng Toulouse, và tình hình Việt Nam ngày nay với nguy cơ Hán Hóa mỗi ngày mỗi trầm trọng, chúng tôi chợt nghĩ đến những ngày tháng sau cuộc Đại Cách Mạng Pháp, để thử nhận định và so sánh thời cuộc.

Ngày 10 tháng Tám năm 1792, Nhà Vua Louis XVI bị phế, nhưng Quốc Hội Lập Hiến Pháp đầu tiên hoàn toàn chưa có chánh thống, các viên chức, lãnh đạo thiếu hậu thuẩn quần chúng, hoặc do từng nhóm hoặc tự cướp quyền bằng tự do các tự vệ quân cách mạng riêng – les Sans Culottes – những kẻ khộng mặc cái Culotte là cái quàn bó của dân quý phái và giàu có mặc, thường gồm những phần tử quá khích nhiều khi là những du đảng bất hảo nữa. .. . Quân Liên Minh do Hoàng Đế François Đệ Nhứt của Triều Đình Áo-Hung thành lập với quân của Triều đình Phổ-Prusse và 20 vạn quân tỵ nạn Pháp thân Hoàng gia, tất cả là trên 150 vạn quân đang đổ quấn tiến về Paris để cứu Vua Louis XVI và Triều đình Pháp. Ngày 18 tháng Tám, quân Liên Minh vượt biên giới Pháp, thế mạnh như chẻ tre.

 Đoàn quân Áo Phổ do Quận công Brunswick, đại diện Hoàng Đế Phổ Frédéric Guillaume  chỉ huy, tiến như vũ bào, quân cách mạng Pháp thất bại rút lui. Ngày 2 tháng Chín, thành phố Verdun, thành trì kiên cố nhứt của Pháp, chìa khóa của cửa ngõ Paris thất thủ. Các Tướng lãnh  vốn thuộc chế độ cũ bị nghi kỵ và bị tước quyền.  Chỉ còn hai tướng Dumouriez và Kellermann. Cũng ngày 2 tháng 9, khi biết Verdun đã thất thủ, quân Liên Minh chống Pháp chỉ ở cách Paris có hai ngày đường, Dân biểu Danton, Luật sư, trước Quốc hội nói một bài diễn thuyết động viên tinh thần yêu nước quần chúng Pháp, với câu kết luận để đời « …Dũng cảm, Dũng cảm thêm nửa, Luôn luônDũng cảm, Nước Pháp sẽ thoát nạn ! ».

 Một luồng không khí mới được thổi vào dân Pháp. Từng đợt, từng đợt dân chúng nhập ngũ, tham dự phòng thủ Paris và viện binh cho quân Kellermann và Dumouriez ở chiến trường, trong lúc những nhà Cách mạng khác như Marat và Hébert gieo không khí nghi ngờ, vì sợ « thế lực phản động nước ngoài chống cách mạng » ( một bài hát rất quen thuộc với người Việt Nam trong nước ngày nay), và kết cuộc một cuộc bạo động do nhóm Sans Culotteschủ xướng, phá ngục và giết hơn ngàn tù nhơn chánh trị. Người ta đổ tội cho Danton lúc ấy là Bộ trưởng Bộ Nôi Vụ sao không che chở tù nhơn.
Trận Valmy, quân Kellermann và Dumouriez với chỉ 30 ngàn quân ô hợp thiếu kinh nghiệm đã đẩy lui được 80 vạn quân Áo-Phổ. Quận công Brunswick lui binh về nước.

 Chiến thắng Valmy cứu nước Pháp, cứu cuộc Cách mạng, cứu Quốc Hội Lập Hiến Cách mạng, thành lập nền Cộng hòa Pháp. Chế độ Dân chủ tuy còn đang trong thời kỳ phôi thai, với tàn bạo, với máy chém, nhưng con đường dân chủ đang thành hình…Và nhơn danh Dân chủ, nhơn danh Tự do, nhơn danh Cách mạng những Nhóm-factions, những Đảng, những Đoàn tranh nhau thành lập, giết lẫn nhau…Tất cả ai, ai đều cho mình có lý, và các đối thủ đều lạc đường đi sai đường. Những chiếc đầu rơi, người hôm nay ngồi tòa án, nhưng hôm sau bị kết án. Các Tòa án Nhơn dân mọc lên như nấm, kẻ hôm nay làm quan tòa, mai có thể là tử tội ; ai cũng có lý cả. Sau Valmy, Quốc hội Hiệp Ước- La Convention ra đời thay thế Quốc hội Lập Hiến. Hội nghị  Convention đặt nền tảng cho một sanh hoạt Dân chủ. 

Danton được xem là người đã Cứu nước Pháp-Le Sauveur de la France. Nhưng cũng có kẻ xấu mồm nghi Danton đã mua Brunswick bằng những viên cương, gia tài của Hoàng gia bị đánh cắp hai đêm trước. Không ai chứng mình được, nhưng vi Danton ngụ trên lầu của Điện Louvres, nơi giữ những bảo vật của Nhà Vua, và cũng là Bộ Trưởng Bộ Nội Vụ.  Vào năm 1806, trong gia tài cũa Brunswick khi ông ấy mất, có người nhìn thấy những viên kim cương của Vua Louis XVI – vi thế giả thuyết nầy nay vẫn còn có người tin.

Mà dù cho chiến thắng Valmy là do bài diễn văn động viên và nổ lực của Danton kêu gọi lòng yêu nước của nhơn dân Pháp, hay do Danton nhờ Dumouriez thương thuyết mua sự lui binh của quân đội Áo Phổ, công trạng của Danton cũng phải được nhìn nhận là to lớn. Và nếu ngày nay Việt Nam ta có một Danton ? Và Dũng Cảm, Dũng cảm thêm nữa, và Luôn luôn Dũng cảm, Việt Nam sẽ thoát Hán hóa ! Mong một Lê Lợi, mong một Quang Trung, …Mong lắm.

2. Và Việt Nam? và người Việt Nam?


Tinh hình quốc tế liên quan đến Việt Nam và Biển Đông gồm những gì ? Thượng viện Hoa Kỳ hôm 10/7 vừa thông qua Nghị quyết-412, « cực lực lên án Trung Cộng đã sử dụng các hành vi khiêu khích gây hấn hầu thay đổi hiện trạng Châu Á Thái Bình Dương và yêu cầu Chính quyền Bắc Kinh rút giàn khoan Hải dương-981-GKHD-981-ra khỏi vị trí hiện tại ». Nghị quyết này vừa được giới  truyền thông Hoa kỳ tung ra, liền được cộng đồng Việt Nam, trong nước và hải ngoại, vô cùng phấn khởi đón nhận. Và Việt Nam chỉ biết đón nhận… ! ?

Cùng lúc với buổi họp của Thượng viện Hoa Kỳ là buổi Hội thảo Quốc tế về Biển Đông tại Washington do Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc Tế-CSIS tổ chức.. Tại buổi hội thảo này, cũng ngày10-7, các chuyên gia tham dự buổi hội thảo đồng loạt lên tiếng yêu cầu chánh phủ Mỹ phải phô trương thực lực của nước Mỹ trước sự hung hăn của Trung Cộng…

Cũng vào thời điểm đó, buổi họp thường niên Đối thoại Song phương Chiến lươc Kinh tế giữa Mỹ và Tàu Cộng cũng đang xảy ra tại Beijing trong hai ngày 9 và 10 tháng Bảy.Hôm7/7trước thềm buổi họp thường niên, Xi Jinping nói nhỏ một cách hăm dọa với John Kerry: Sự hợp tác giữa hai nước mang ý nghĩa sống còn …Washington NÊN đối xử bình đẳng, tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ cũng như tôn trọng đường hướng phát triển của nhau…Thái Bình Dương còn đủ rộng lớn bao la không thiếu chỗ cho hai quốc gia vĩ đại (của chúng ta) …Một cuộc đối đầu giữa hai nước chắc chắn sẽ là thảm, họa cho cả hai nước và cả thế giới…” !

Hù dọa hay viễn ảnh có thể xảy ra?

Đấy là phần Huê kỳ và Chánh phủ Huê kỳ. Hiện nay, Huê kỳ đang đấu tranh, tranh giành ảnh hưởng, tự do  cho Biển Đông thay cho Việt Nam và các quốc gia ASEAN láng giềng chung quanh Biển Đông. Vào Việt Nam trơ mắt ếch ra ngồi ngó và hân hoan đón nhận. Nhục nhã !

Phần người Việt tỵ nạn hải ngoại ? chúng ta tiếp tục phản đối đấu tranh, thành lập các Hôi đoàn lobbies với các chức trách Âu Mỹ hay ở những quốc gia mình cư ngụ  tố cáo Trung Cộng xâm phạm lấn đất biển và xin can thiệp hầu giảm phần hung hăn của phía địch thủ.

Trong khi ấy Nhà cầm quyền Việt Nam làm gì ? có thái độ gi ? Và người dân Việt Nam trong nước có những thái độ gì ? Gần như là không ngoài những tuyên bố lẻ tẻ.

Trong bài viết tuần qua chúng tôi đã có nhận định rất chủ quan là người Việt chúng ta có một sức sanh tồn vượt bực. Có thể chịu đựng và sanh sống dước tất cả mọi chế độ hà khắc. Miền Bắc Việt Nam đã sống trong 20 năm suốt thời bao cấp từ 1954 đến 1975 không một lời than vãn, với sự khan hiếm vật chất, ăn uống với chế độ tem phiếu, ngủ ở chen chúc trong những ổ chuột, giành giựt bán từng cục phân, bán từng giọt máu để nuôi miệng…trong tình trạng chiến tranh, trên đầu sợ bom Mỹ, dưới đất sợ Đảng bắt đi B làm nô lệ vượt Trường Sơn sanh Bắc tử Nam. 

Thế mà, không một lời than vãn, không lúc nào dám vượt trốn, vượt tuyến, vượt biên, trốn chạy. Chỉ khi miền Nam thất thủ, nhìn thấy dân miền Nam trốn chạy vượt biên, mới sực tỉnh bắt chước chạy theo.

Nhà Tâm lý học Thụy sĩ Carl Gustav Jung (1875-1961) có nói đến cái phần Nôi tâm Chung –l’Inconscient collectif. Cái phần Nội tâm Chung ấy nó nằm sâu hơn phần Nội tâm Cá nhơn, và nó tạo một cuộc sống như một con người máy, hay như một con vật. Sống với những cái cần thiết tối thiểu, hợp quần, chung chạ như một bầy thú vật với những tối thiểu hằng ngày, sanh tồn thôi – một cuộc sống sinh lý –biologique

Sanh tồn biologique  trong thời kháng chiến giữa hai lằn đạn, sanh tồn trong thời kỳ Cải cách ruộng đất giữa hai đợt đấu tố, trong thời đánh Mỹ. Thời sau 30 tháng tư, hết chiến tranh, hôi được tý của của dân miền Nam là Hạnh phúc lắm rồi ! Phong trào vượt biên, ai đi ta không đi, xoay sở quen rồi. 

Dân tỵ nạn gởi tiền về, chùm gởi với dân miền Nam, ăn theo, sướng theo. Chế độ Cộng sản hà hiếp, bợp tai đá đít, nhưng với ai ? chả sao ! xoay sở xong cả, xin cho, phong bì, mặc cả. Đi Chùa có hoa quả cúng Phật, có tý tiền cúng dường, đi nhà Thờ cũng đóng góp dân Chúa lễ vật…

Văn hóa Việt Nam là Văn Hóa ơn nghĩa. Miếng trầu đầu câu chuyện, đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn. Mỗi chuyện, đầu tiên vào là phải tiền đâu …Tham nhũng thuộc về nét văn hóa làm sau dẹp được. Vì vậy Công sản Tàu Cộng sản Ta cũng thế thôi.  Một ngàn năm Tàu đô hộ  Ta vẫn là Ta có Tàu đâu ? Một trăm năm Tây thuộc Ta cũng là Ta.

 Đấy là cái tâm lý chung của người trong nước,Inconscient collectif, nó làm tê cứng cái suy nghĩ cá nhơn đi. Vã lại trước mắt, sau bao nhiêu năm độc lập, sau bao nhiêu năm hòa bình, xây dựng nước nay gần 40 năm, bao thế hệ thanh niên, tương lai vẫn mù tịch, học hành xong thì vẫn thất nghiệp.

 Nay có ngoại quốc vào may có cơ hội có công ăn việc làm. Tàu Ta gì miễn sao có tương lai có  việc làm là tốt rồi Toàn cầu hóa rồi tại sao ta cứ khư khư dân tộc tánh mãi ? 

Tâm lý ấy có phải là chung không ? Cớ sao trên 90 triệu đồng bào ít lắm cũng phải có 20 triệu thanh niên thanh nữ có học có hành lên tiếng đặt những câu hỏi hay phản đối, bất mãn chứ ?   nhưng sao không nghe một gảng lên tiếng nào ? Có chăng, một vài bloggers, vài em lẻ tẻ, dễ dàng bị dập tắt. 

Thử được vài ngàn xem ? Cộng sản có nhốt hết không. Chúng tôi không kêu gọi Dảng Cộng sản cầm quyền làm cái gì chống Tàu vì họ là đầy tớ Tàu. Chỉ kêu gọi người Việt Nam trong nước. 

Mỗi thành phố vài ngàn người, mỗi ngày sắp hàng trước các trụ sở Công An xin Công An nhốt hay « làm việc » lấy cung, vì tôi Chống Tàu thôi. Đừng biểu tình lo ó ồn ào, bị ăn dìu cui nguy hiểm, thương tích !. 

Cứ sắp hàng xin được nhốt. Vào khám khỏi lo ăn, Nhà nước lo cho ăn, lo chổ ngủ…Hãy tạo được một phong trào Xin ở tù vì Chống Tàu, chúng ta sẽ tạo được dư luận với thế giới.

3. Chiến tranh Việt Hoa?


 Không có và không bao giờ có. Tàu rất sợ chiến tranh. Một quân đột « quý tử con một », một đất nước giàu mạnh, giá mạng sống quý lắm. Đã qua rồi thời kỳ đánh biển người, thí quân.  Trái lại, Việt Nam ta còn nghèo, dân quân miền ngược sát biên giới phía Bắc sẳn sàng chết không để mất nhà mất cửa ( Kinh nghiệm cuộc chiến xâm lăng năm 79, một phần lớn thiệt hại Trung Cộng do dân quân miền Thượng Bắc Việt đánh du kích gây ra gây ra). Tình hình Tân Cương rất căng thẳng ngày nay. Trung Cộng trong cái ngu của sự độc tài đã cấm ở vùng Hồi giáo của dân tộc Uyghur vùng Tân Cương thuộc Tàu ăn Chay trong Mùa Chay Ramadan nầy. Dân tộc Uyghur, là dân Hồi Giáo, ngôn ngữ Thổ Nhỉ Kỳ. Tổ tiên họ thuộc Đế quốc  Mông Cổ, của ba Khalifat hậu duệ Gengis Khan, và Khoubilaï Khan…Dân tộc họ trị vì suốt dãi đường tơ lụa trong nhiều thế kỷ. Ngày nay cựu Đế quốc Ottoman Hồi Giáo đã chia ra làm nhiều quốc gia với những tên khác nhau do các gia đình bộ tộc khác nhau chứ thật sự họ cùng một chủng tộc, cùng nói một ngôn ngữ Thổ nhỉ Kỳ trải dài từ Cân Đông (Thổ Nhỉ ký) đến Tân Cương Tàu. Họ là dân Kazakhstan, Ouzbékistan, Kirghizistan,Tadjikistan, Turkemistan.  Một con đường Tơ lụa tân thời đang được nghiên cứu, vừa chiến lược vừa thương mãi. Con đường sẽ đi thông thương qua những quốc gia Hồi giáo ngôn ngữ Thổ nhỉ Kỳ nói trên, kể cả những đoạn đường do Trung Cộng kiểm soát vì nằm trong lãnh thổ Uyghur của Xinjiang. Tàu nếu đụng vào Hồi giáo và đánh nhau với Hồi Giáo là một cái may cho dân tộc Việt Nam. Dân Thịt Cừu đánh với dân Thịt Heo. Theo thiển ý , không bao lâu nữa Trung Cộng sẽ bị Hồi Giáo (quốc tế) tấn công. Nhưng Trung Cộng cũng không thể làm ngơ, đối đẩ tốt cho Hồi Giáo Tân Cương tự trị được, vì như vậy sẽ mở đường cho Tây Tạng Phật giáo đòi tự trị.
Còn Mỹ ? như một bài viết gần đây của nhà bình luận thời sự Đào Như trên mạng, Mỹ đi vào Biển Đông chẳng phải   « … vì những giàn khoan-Oilrigs-cũng không vì nguồn tài nguyên, dầu hỏa, khí đốt tại Biển Đông. Sự tranh chấp giữa Trung Cộng  và Huê Kỳ cũng không hề xảy ra trên diện rộng của Thái Bình Dương, trái lại nó chỉ xảy ra trên những hải trình trong vùng biển thu hẹp như Biển Đông hay với tên Tàu  biển Hoa Đông, và có thể nó sẽ xảy ra một cách quyết liệt tại các eo biển: Hải trình Đài loan-Taiwan Straight-ở Đông Bắc Á, hải trình Malacca-Malacca Straight-ở Nam Thái Bình Dương. Đó là lý do tại sao Nghị quyết S.Res.412 được ra đời vào thời điểm này. » « Biển Đông tuy nhỏ, nhưng lộ trình hàng hải trên Biển Đông đóng vai trò rất lớn trong mậu dịch tòan cầu. Hải trình của Biển Đông là Động Mạch Chủ của nền mậu dịch Châu Á Thái Bình Dương. Hàng năm có một khối lượng hàng hóa trị giá hơn 5 ngàn 300 tỷ US trong đó có khối lượng hàng hóa của Mỹ trị giá hơn 2 ngàn tỷUS được chuyên chở, vận tải xuyên qua hải trình Biển Đông. Biển Đông là vùng biển hiện đang có tranh chấp gây gắt giữa Trung Cộng và các nuớc ASEAN, nhất là giữa Tàu với ViệtNam.Và tác giả bài báo trên, Harry J. Kasianis, đưa ra lời cảnh cáo, hiện nay Trung Cộng đang có tham vọng chiếm đoạt chủ quyền kiểm soát hải trình trên Biển Đông ».

Để Kết Luận:


Việt Nam nói chung, và người Việt Nam nói riêng phải thấy rõ địa thế chiến lược của đất nước Việt Nam. Việt Nam là cửa ngõ kiểm soát hải trình huyết mạch tiếp vận kinh tế, thương mãi của tất cả các quốc gia Bắc Á, từ Trung Cộng, đến Nhựt bổn, qua Đài Loan, Đại Hàn, Hong Kong …và Mỹ là một đồng mình thương mãi tự nhiên. Dỉ nhiên những đồng minh tự nhiên khác là những quốc gia ASEAN. Trừ phi chương trình kinh đào xuyên bán đảo Kra thành công – đào một con kinh cắt bán đảo Kra, nơi có trại tỵ nạn Songkla của những năm 80 – nối liền Ấn độ Dương với Vịnh Thái Lan để đến cảng Sihanoukville – Cao Miên trục tiếp vận bằng xa lộ Tây Trường Sơn thẳng vào  Yunnan và Sichuan. Trường hợp nầy hàng hóa Tàu sẽ tránh bớt đi qua eo Malacca và Biển Đông.
Việt Nam chỉ có một đường binh – nói với từ ngữ Xập Xám – là phải dựa vào ASEAN, dựa vào Mỹ, Úc giữ huyết mạch hải lộ thông thương qua Biển Đông.

Và nếu muốn thoát khỏi cái nạn  tranh chấp giữa hai vế Tàu Cộng và Việt Cộng là  phải dứt diểm bỏ cái vế Việt Cộng đi !
Vứt bỏ Việt Cộng,  hết mắc cái quai Công hàm Việt Cộng Phạm Văn Đồng.
Dẹp bỏ Việt Cộng,  hết mắc cái nạn 16 chữ vàng, hết mang những cái nợ chống Pháp chống Mỹ, hết cả cái nghĩa  Cộng sản Quốc tế.
Đuổi Cộng sản, một Chánh phủ thật sự Dân chủ  do người dân thật sự làm chủ tuyên bố xóa bỏ mọi  ký kết,  như lúc xua Cựu Hoàng Bảo Đạo tuyên bố Độc Lập xóa bỏ mọi ký kết với Pháp
Mong ngày mai sum họp tại Saì gòn !  See you soon in Saigon.
Hồi Nhơn Sơn Quốc Khánh Pháp 2014

TS. Phan Văn Song

Việc Thi Hành Hiệp Định Genève

Nhân kỷ niệm 60 năm hiệp định Genève (20-7-1954), chúng ta thử nhìn lại Cộng Sản Việt Nam (CSVN) dựa vào lý do nào để khởi binh tấn công Nam Việt Nam (NVN)?


Hiệp định Genève

Danh xưng chính thức đầy đủ của hiệp định Genève về Việt Nam là Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam. Hiệp định nầy được viết bằng hai thứ tiếng Pháp và Việt, có giá trị như nhau. Hai nhân vật chính ký vào hiệp định Genève là Henri Delteil, thiếu tướng, thay mặt Tổng tư lệnh Quân đội Liên Hiệp Pháp ở Đông Dương và Tạ Quang Bửu, thứ trưởng Bộ Quốc phòng chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH tức Việt Minh cộng sản). Đại diện các nước khác cùng ký vào hiệp định Genève còn có Anh, Liên Xô, Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa (Trung Cộng), Lào Cambodia. Chính phủ Quốc Gia Việt Nam (QGVN) và Hoa Kỳ không ký vào bản hiệp định nầy.

Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam (gọi tắt là hiệp định Genève)gồm có 6 chương, 47 điều, trong đó các điều chính như sau:

Việt Nam được chia thành hai vùng tập trung, ranh giới tạm thời từ cửa sông Bến Hải, theo dòng sông, đến làng Bồ-Hô-Su và biên giới Lào Việt. [Cửa sông Bến Hải tức Cửa Tùng, thuộc tỉnh Quảng Trị. Sông Bến Hải ở vĩ tuyến 17 nên người ta nói nước Việt Nam được chia hai ở vĩ tuyến 17.

Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ở phía bắc và Quốc Gia Việt Nam ở phía nam Viêt Nam. Dọc hai bên bờ sông, thành lập một khu phi quân sự rộng 5 cây số mỗi bên, để làm “khu đệm”, có hiệu lực từ ngày 14-8-1954. Thời hạn tối đa để hai bên rút quân là 300 ngày kể từ ngày hiệp định có hiệu lực. 

Cuộc ngưng bắn bắt đầu từ 8 giờ sáng ngày 27-7 ở Bắc Việt, 1-8 ở Trung Việt và 11-8 ở Nam Việt. Mỗi bên sẽ phụ trách tập họp quân đội của mình và tự tổ chức nền hành chánh riêng. Cấm phá hủy trước khi rút lui. Không được trả thù hay ngược đãi những người đã hợp tác với phía đối phương. Trong thời gian 300 ngày, dân chúng được tự do di cư từ khu nầy sang khu thuộc phía bên kia. 

Cấm đem thêm quân đội, vũ khí hoặc lập thêm căn cứ quân sự mới. Tù binh và thường dân bị giữ, được phóng thích trong thời hạn 30 ngày, kể từ khi thực sự ngừng bắn. Sự giám sát và kiểm soát thi hành hiệp định sẽ giao cho một Uỷ ban Quốc tế. Thời hạn rút quân riêng cho từng khu vực kể từ ngày ngừng bắn: Hà Nội (80 ngày), Hải Dương (100 ngày), Hải Phòng (300 ngày), miền Nam Trung Việt (80 ngày), Đồng Tháp Mười (100 ngày), Cà Mau (200 ngày). Đợt chót ở khu tập kết Trung Việt (300 ngày).

Ai vi phạm hiệp định Genève

Hiệp định này ký kết ngày 20-7-1954 chỉ là một hiệp định có tính cách thuần tuý quân sự. Cũng giống như hiệp ước đình chiến Bàn Môn Điếm ngày 27-7-1953 ở Triều Tiên, hiệp định không phải là một hòa ước, và không đưa ra một giải pháp chính trị nào cho tương lai Việt Nam.

Chính phủ QGVN dưới quyền quốc trưởng Bảo Đại và thủ tướng Ngô Đình Diệm lo tập trung và rút toàn bộ lực lượng của mình về miền Nam vĩ tuyền 17 đúng thời hạn và đúng theo quy định của hiệp định. Điều nầy chẳng những báo chí lúc bấy giờ đã trình bày, mà cho đến nay, chẳng có tài liệu sách vở nào cho thấy là chính phủ QGVN đã gài người hay lưu quân ở lại đất Bắc. Như thế, trong việc thi hành hiệp định Genève, chính phủ QGVN đã thi hành đúng đắn hiệp định.

Trái lại, nhà nước VNDCCH do Việt Minh cộng sản cầm đầu đã không tuân hành quy định trong hiệp định Genève. Sau đây là hai bằng chứng cụ thể do phía cộng sản đưa ra về sau:
Thứ nhứt, tại hội nghị Liễu Châu (Liuzhou) thuộc tỉnh Quảng Tây (Kwangsi), giữa thủ tướng Trung Cộng Chu Ân Lai và chủ tịch nhà nước VNDCCH Hồ Chí Minh từ ngày 3 đến ngày 5-7-1954, tức trước khi hiệp định Genève được ký kết, Hồ Chí Minh đã đưa ra kế hoạch là sẽ chỉ rút những người làm công tác chính trị bị lộ diện; phần còn lại thì ở lại để chờ đợi thời cơ nổi dậy. Số ở lại có thể đến 10,000 người. (Tiền Giang, Chu Ân Lai dữ Nhật-Nội-Ngõa hội nghị (Chu Ân Lai và hội nghị Genève) Bắc Kinh: Trung Cộng đảng sử xuất bản xã, 2005, bản dịch của Dương Danh Dy, tựa đề là Vai trò của Chu Ân Lai tại Genève năm 1954, chương 27 “Hội nghị Liễu Châu then chốt”. Nguồn: Internet).

Thứ hai, Việt Minh cộng sản chẳng những chôn giấu võ khí, lưu 10,000 cán bộ, đảng viên ở lại Nam Việt Nam, mà còn gài những cán bộ lãnh đạo cao cấp ở lại miền Nam như Lê Duẫn, Võ Văn Kiệt, Mai Chí Thọ, Cao Đăng Chiếm… (Huy Đức, Bên thắng cuộc, tập I: Giải phóng, New York: Osinbook, 2012, tt. 271-273), để chỉ huy Trung ương cục miền Nam (TƯCMN). Trung ương cục miền Nam được thành lập ngày 20-1-1951, chỉ huy toàn bộ hệ thống cộng sản ở Nam Việt Nam (Tháng 10-1954, TƯCMN đổi thành Xứ ủy Nam Bộ. Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành TƯĐ (khóa III) đảng LĐ (ngày 23-1-1961) ở Hà Nội, Xứ ủy Nam Bộ trở lại thành TƯCMN.)

Hai tài liệu trên đây do phía cộng sản Việt Nam tiết lộ, chứ không phải tài liệu tuyên truyền của NVN hay Tây Phương. Như vậy, rõ ràng trong khi chính phủ QGVN tôn trọng hiệp định Genève, nhà nước VNDCCH đã có kế hoạch vi phạm hiệp định đã ký kết.

Cộng sản đòi hỏi điều không có

Hiệp định Genève chỉ là một hiệp định đình chiến, thuần túy quân sự và không đưa ra một giải pháp chính trị. Thế mà ngày 19-7-1955, thủ tướng BVN là Phạm Văn Đồng gởi thư cho thủ tướng Nam Việt Nam (NVN) là Ngô Đình Diệm yêu cầu mở hội nghị hiệp thương bắt đầu từ ngày 20-7-1955, như đã quy định trong hiệp định Genève để bàn về việc tổng tuyển cử nhằm thống nhất đất nước. (John S. Bowman, The Vietnam War, Day by Day, New York: The Maillard Press, 1989, tr. 17.) Ngày 10-8-1955, thủ tướng Ngô Đình Diệm bác bỏ đề nghị của Phạm Văn Đồng, vì cho 1955 rằng chính phủ QGVN tức NVM không ký các văn kiện Genève nên không bị ràng buộc phải thi hành.

Tuy sau đó chính phủ Việt Nam Cộng Hòa (VNCH), thay chính phủ QGVN, nhiều lần từ chối, Phạm Văn Đồng vẫn nhắc lại đề nghị nầy hằng năm vào các ngày 11-5-1956, 18-7-1957, và 7-3-1958, để chứng tỏ BVN quan tâm đến chuyện thống nhứt đất nước, và nhằm tuyên truyền với các nước trên thế giới. Lần cuối, Ngô Đình Diệm, lúc đó là tổng thống VNCH, bác bỏ đề nghị của Phạm Văn Đồng vào ngày 26-4-1958.

Một điều lạ lùng là trong hiệp định Genève, không có một điều khoản nào nói đến việc tổ chức tổng tuyển cử để thống nhất đất nước mà nhà cầm quyền CS cứ nhất định đòi hỏi tổ chức tổng tuyển cử theo hiệp định Genève. 

Thật ra, sau khi hiệp định về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam, ở Lào và ở Cambodia được ký kết, các phái đoàn tham dự hội nghị Genève họp tiếp vào ngày 21-7-1954, nhằm bàn thảo bản “Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị Genève 1954 về vấn đề lập lại hòa bình ở Đông Dương”. Bản tuyên bố gồm 13 điều; quan trọng nhất là điều 7, ghi rằng: Hội nghị tuyên bố rằng đối với Việt Nam, việc giải quyết các vấn đề chính trị thực hiện trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, sẽ phải làm cho nhân dân Việt Nam được hưởng những sự tự do căn bản, bảo đảm bởi những tổ chức dân chủ thành lập sau tổng tuyển cử tự do và bỏ phiếu kín. 

Để cho việc lập lại hòa bình tiến triển đến mức cần thiết cho nhân dân Việt Nam có thể tự do bày tỏ ý nguyện, cuộc Tổng tuyển cử sẽ tổ chức vào tháng 7-1956 dưới sự kiểm soát của một Ban Quốc tế gồm đại biểu những nước có chân trong Ban Giám sát và Kiểm soát Quốc tế đã nói trong Hiệp định đình chỉ chiến sự. Kể từ ngày 20-7-1955 những nhà đương cục có thẩm quyền trong hai vùng sẽ có những cuộc gặp gỡ để thương lượng về vấn đề đó (Thế Nguyên, Diễm Châu, Đoàn Tường, Đông Dương 1945-1973, Sài Gòn: Trình Bày, 1973, tr. 53. Xem bản Pháp văn của tuyên ngôn nầy, vào: google.com.fr., chữ khóa: Déclaration finale de la Conférence de Genève en 1954.)

Chủ tịch phiên họp là Anthony Eden (ngoại trưởng Anh) hỏi từng phái đoàn, thì bảy phái đoàn là Anh, Pháp, Liên Xô, CHNDTH, VNDCCH, Lào và Cambodge trả lời miệng rằng “đồng ý”. (Hoàng Cơ Thụy, Việt sử khảo luận, cuốn 5, Paris: Nxb. Nam Á 2002, tr. 2642.) Tất cả bảy phái đoàn đều trả lời miệng chứ không có phái đoàn nào ký tên vào bản tuyên bố, nghĩa là bản tuyên bố không có chữ ký. Đây chỉ là lời tuyên bố (déclaration) của những phái đoàn, có tính cách dự kiến một cuộc tổng tuyển cử trong tương lai ở Việt Nam, không có chữ ký, thì chỉ có tính cách gợi ý, hướng dẫn chứ không có tính cách cưỡng hành. Một văn kiện quốc tế không có chữ ký thì làm sao có thể bắt buộc phải thi hành? Hơn nữa, những hiệp định với đầy đủ chữ ký mà còn bị CSVN vi phạm trắng trợn, huống gì là bản tuyên bố không chữ ký.

Phái đoàn QGVN và phái đoàn Hoa Kỳ không ký vào hiệp định Genève ngày 20-7-1954 và cũng không đồng ý bản “Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị Genève 1954 về vấn đề lập lại hòa bình ở Đông Dương” ngày 21-7-1954. Hai phái đoàn QGVN và Hoa Kỳ đã đưa ra tuyên bố riêng của mỗi phái đoàn để minh định lập trường của chính phủ mình.

Cộng sản bịa đặt lý do để tấn công QGVN

Cộng sản BVN vi phạm hiệp định Genève, nhưng lại bịa đặt ra hai lý do để tấn công NVN: 1) Nam Việt Nam không tôn trọng hiệp định về việc tổ chức tổng tuyển cử thống nhất đất nước. 2) Nam Việt Nam là tay sai đế quốc Mỹ nên BVN quyết định chống Mỹ cứu nước.

Về lý do thứ nhứt, như trên đã viết, hiệp định Genève không đề cập đến giải pháp chính trị tương lai cho Việt Giải pháp tổng tuyển cử nằm trong điều 7 của bản “Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị Genève 1954 về vấn đề lập lại hòa bình ở Đông Dương”. Bản tuyên bố nầy lại không có chữ ký của bất cứ phái đoàn nào, nên chỉ có tính cách khuyến cáo chứ không có tính cách bắt buộc phải thi hành.

Lý do thứ hai hoàn toàn có tính cách tưởng tượng vì sau năm 1954, Hoa Kỳ viện trợ kinh tế cho Nam Việt Nam tái thiết đất nước, ổn định cuộc sống của dân chúng sau chiến tranh, chứ Hoa Kỳ không viện trợ quân sự, chưa đem quân vào Việt Nam.

Nếu để cho VNCH yên bình xây dựng kinh tế với sự trợ giúp của Hoa Kỳ, thì đến một lúc nào đó chắc chắn VNCH với nền kinh tế tự do sẽ phát triển và vượt xa VNDCCH với nền kinh tế chỉ huy theo đường lối cộng sản. Đó chính là điều mà VNDCCH thực sự lo lắng. Sự giúp đỡ của Hoa Kỳ cho NVN chẳng những khiến BVN rất quan ngại, mà sự hiện diện của người Hoa Kỳ tại NVN còn khiến cho cả Trung Cộng chẳng yên tâm.

Lúc đó, Hoa Kỳ đang giúp Trung Hoa Dân Quốc bảo vệ Đài Loan chống Trung Cộng. Hoa Kỳ còn giúp bảo vệ Nam Triều Tiên và Nhật Bản, nên Trung Cộng mạnh mẽ chống đối Hoa Kỳ chẳng những tại Đông Á, mà còn chống Hoa Kỳ khắp nơi trên thế giới, hơn cả Liên Xô chống Hoa Kỳ. Nay người Hoa Kỳ lại có mặt ở NVN, gần sát với Trung Cộng, nên Trung Cộng rất quan ngại cho an ninh phía nam của chính Trung Cộng.

Hơn nữa, cho đến năm 1960 là năm BVN khởi động chiến tranh tấn công NVN, Hoa Kỳ chỉ viện trợ kinh tế cho NVN chứ Hoa Kỳ không đem quân vào NVN. Chỉ sau khi BVN tấn công và uy hiếp mạnh mẽ NVN, Hoa Kỳ mới đem quân vào giúp NVN năm 1965. Vì vậy, chiêu bài “chống Mỹ cứu nước” năm 1960 là hoàn toàn bịa đặt. 

Như thế, BVN cố tình đưa ra chiêu bài “chống Mỹ cứu nước” vừa để kêu gọi lòng yêu nước của người Việt Nam vốn có tinh thần chống ngoại xâm, vừa để xin viện trợ cộng sản quốc tế và thi hành nghĩa vụ quốc tế, như Lê Duẫn đã từng nói “Ta đánh Mỹ là đánh cho cả Trung Quốc, cho Liên Xô” (Nguyễn Mạnh Cầm, ngoại trưởng CSVN từ 1991-2000, trả lời phỏng vấn đài BBC ngày 24-1-2013.)

Kết luận

Hiệp định Genève là hiệp định đình chỉ quân sự. Chính thể QGVN hay VNCH tức NVN đã thi hành đúng hiệp định. Trong khi VNDCCH liên tục vi phạm hiệp định nầy. Do tham vọng quyền lực, do chủ trương bành trướng chủ nghĩa cộng sản và do làm tay sai cho Liên Xô và Trung Cộng, VNDCCH mở cuộc chiến từ năm 1960, tấn công Việt Nam Cộng Hoà dưới chiêu bài thống nhất đất nước và chống Mỹ cứu nước. 

Nhân kỷ niệm 60 năm hiệp định Genéve xin ôn lại điều nầy để giới trẻ trong và ngoài nước thấy rõ nguyên nhân của cuộc chiến 1960-1975, làm cho đất nước điêu tàn và khoảng 3 triệu người Việt tử vong, xuất phát từ VNDCCH hay BVN do đảng Lao Động hay đảng Cộng Sản Việt Nam điều khiển.

Điều nầy càng làm sáng tỏ chính nghĩa của VNCH, cương quyết chống lại CSBVN, bảo vệ nền tự do dân chủ ở NVN, chống lại sự xâm lăng của cộng sản và sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản. Dầu thất bại, chính nghĩa tự do dân chủ của VNCH vẫn luôn luôn sáng ngời và luôn luôn là mục tiêu tối hậu mà nhân dân Việt Nam hiện đang cố gắng vươn tới.

Trần Gia Phụng

Toronto, 20-7-2014




No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Lisa Pham Vấn Đáp official26/3/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link