Kết quả ’xoay trục’ về Châu Á của Obama
Foreign Policy
Cùng tác giả:
- Sự sụp đổ của Trật Tự Thế Giới
Tự Do
- Cuộc tranh cãi bên trong Trung
Quốc về Biển Đông
- Bắc Kinh: Tòa trọng tài thiên vị
vì có thẩm phán người Nhật
Mike Green
03/09/2016
03/09/2016
Tổng thổng Barack Obama đi Trung Quốc và Lào cuối tuần này trong
chuyến viếng thăm Châu Á cuối cùng của ông. Chính quyền Mỹ thì tô vẽ xem đây là
một chuyến đi ăn mừng chiến thắng, khẳng định Obama là vị “tổng thống Thái Bình
Dương” đầu tiên của Hoa Kỳ (trong khi đó, các đời tổng thống trước cũng tuyên
bố tương tự).
Chính quyền Mỹ cũng kể công cho một số đề xuất mà thật ra bắt đầu
từ thời Tổng thống George W. Bush (như G-20, TPP, đối tác chiến lược với Ấn Độ,
v.v…) Thực sự không có nhiều điều mới trong việc “xoay trục”. Tuy nhiên những
người chỉ trích Obama cũng sai trái khi chê là việc xoay trục thiếu nội dung.
Kể từ năm 2009, đối tác chiến lược của Hoa Kỳ đã mở rộng trong
vùng, tiếp nối trong khoảng thời gian 2001 đến 2008. Tất cả các đánh giá đúng
đắn về kết quả để lại của ông Obama phải nhìn nhận là có sự tiếp nối và có sự
đồng thuận lưỡng đảng chứ không phải là không.
Đánh giá về kết quả của chính sách Châu Á của Obama cho thấy một
thành tựu quan trọng, một việc làm đạt dưới trung bình, một cơ hội vuột mất, và
một việc chưa hoàn tất đầy hiểm nguy.
Thành tựu quan trọng của chính quyền Obama tại Châu Á là đã thiết
lập một khuôn khổ bền vững để tiếp cận với Đông Nam Á. Kể từ sau chiến tranh
Việt Nam, chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ tại Đông Nam Á rời rạc, thường bị
đánh bạt bởi những thách đố về nhân quyền hoặc khủng bố. Chính sách “tái quân
bằng” thực sự của Obama là giữa vùng Đông Bắc Á và Đông Nam Á. Ông tham gia vào
Thượng Đỉnh Đông Á do ASEAN tổ chức, và ông tự thiết lập thượng đỉnh Mỹ-ASEAN.
Kể từ năm 2009, quan hệ của Hoa Kỳ với các quốc gia ASEAN có cải
thiện trừ Thái Lan (vì vụ đảo chánh). Thành đạt một phần lớn cũng nhờ nỗi sợ
của Trung Quốc khiến các quốc gia nghiêng về Hoa Kỳ. Chính quyền Obama đáng
được kể công cho việc thiết lập khuôn khổ để tiếp cận với vùng Đông Nam Á quan
trọng này.
Trong đối sách quan hệ với các cường quốc Bắc Á, chính quyền thực
hiện việc này dưới trung bình. Trước đây chính quyền George W. Bush giao lại
cho Obama mối quan hệ tin cậy giữa Mỹ và Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản. Nay Obama
giao lại cho người kế nhiệm mối quan hệ căng thẳng với Bắc Kinh, mối hoài nghi
của Nhật Bản về việc Hoa Kỳ có đáng tin cậy không.
Một số sự kiện bên ngoài có tác động vào vấn đề trên. Cuộc khủng
hoảng tài chính năm 2008 khiến Bắc Kinh nghĩ là Hoa Kỳ trên đà xuống dốc và Tập
Cận Bình có khuynh hướng độc đoán hơn những người tiền nhiệm. Tuy nhiên chính
quyền Mỹ gây thêm khó khăn vì không tuyên bố rõ ràng chính sách của họ tại Châu
Á.
Năm 2009, Obama nhấn mạnh ý định tôn trọng các “lợi ích cốt lõi”
của Trung Quốc tại Châu Á, làm cho các đồng minh Hoa Kỳ lo ngại. Rồi năm 2011,
sau khi Trung Quốc tỏ thái độ hung hăng trong vùng, chính quyền tuyên bố “tái
cân bằng” tại Châu Á với việc triển khai quân đội đến Úc, làm cho Trung Quốc
lo.
Rồi năm 2013 chính quyền Mỹ lại làm đồng minh sửng sốt khi thoái lui từ
“lằn ranh đỏ” tại Syria và tuyên bố hậu thuẫn “Mô Hình Mới về Quan Hệ Cường
Quốc” của Tập Cận Bình mà không khác gì lắm với việc hứa tôn trọng lợi ích cốt
lõi của Trung Quốc trước đó.
Chính quyền Obama nghĩ rằng hợp tác về vấn đề khí hậu thay đổi
toàn cầu sẽ làm giảm thiểu cạnh tranh địa chính trị, rằng chiến lược đó chọn
ngoại giao và cam đoan thay vì chiến tranh, và rủi ro về uy tín sẽ là điều chùn
bước cho Trung Quốc. Tất cả các giả định đó đã quên đi các điểm địa chính trị
cơ bản của Châu Á.
Cũng may là sự việc không ngừng ở đó, chính quyền Mỹ đã bắt
đầu có những biện pháp để chặn Trung Quốc tại Biển Đông. Việc thiếu rõ ràng,
bất nhất, phản ứng thụ động đã làm yếu đi chính sách quan trọng nhất của Hoa Kỳ
tại Châu Á - quản trị vững vàng quan hệ cường quốc.
Cơ hội vuột mất là về giao thương. Tổng thống Obama bảo là ông
nhất quyết tìm cách thông qua TPP trong năm cuối nhiệm kỳ, nhưng các dân biểu
Quốc hội cho biết là xác suất thông qua không cao. Đây là lỗi của chính quyền
đã chậm trễ trong việc xin phê chuẩn từ Quốc hội.
Trong lúc vận động tranh cử
tổng thống vào năm 2008, ông Obama lại chống giao dịch tự do, rồi sau đó cứ lần
lữa vì bị công đoàn chống đối. Nếu bà Clinton đắc cử tổng thống thì vấn đề TPP
sẽ được tái xét, còn việc thất bại khi không phê chuẩn TPP là tì vết lớn trong
chính sách Châu Á của Obama.
Lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong Un hồi tháng 3/2016 đã ra lệnh cho quân
đội chuẩn bị vũ khí hạt nhân để có thể sử dụng bất cứ lúc nào. Ảnh: bt.com
Còn việc chưa hoàn tất đầy hiểm nguy là Bắc Hàn. Cũng cần khiêm
nhượng để thú nhận là không có chính quyền Hoa Kỳ nào từ thời Chiến Tranh Lạnh
có đối sách ổn thỏa với Bắc Hàn, cũng vì Bình Nhưỡng nhất quyết không đàm phán
về chế tạo vũ khí hạt nhân. Chính quyền Obama có nhận thấy việc ngoại giao là
vô ích, nhưng họ không nghĩ ra được một chính sách nào khác thay thế.
Đây không phải là kết quả về Châu Á tệ nhất hay khá nhất trong
lịch sử cận đại. Có những việc cần khai triển thêm và có những lãnh vực cần
phải điều chỉnh lại. Hiểu vậy sẽ giúp cho chính quyền kế tiếp.
Nguồn: Forein
Policy
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment