Wednesday, September 5, 2018

Điểm tin Thứ Tư 5-9-2018.


Chủ đề: Điểm tin Thứ Tư 05.09.2018.


                        Điểm tin Thứ Tư 5-9-2018.
  • VNTB - Giăng Bẫy nợ: Bản sắc của thực dân TC. (VNTB) - Phương Thảo (VNTB) - Thứ ba tuần trước tại Bắc Kinh TC, Thủ tướng Malaysia, Mahathir Mohamad tuyên bố rằng: Malaysia đã hủy bỏ hai dự án trị giá hàng tỷ đô la, vì Malaysia không thể trả nợ. Tuy nhiên theo John Pomfret: Nhà Lãnh đạo người Malaysia 93 tuổi này đã nêu ra một điểm quan trọng, đó là liệu TC có trở thành một kiểu quyền lực Đế quốc mới không. Sụp bẫy nợ . Montenegro lấy tiền của TC, lao động, vật liệu xây dựng và kỹ thuật để xây dựng một đường cao tốc từ cảng trên Biển Adriatic về phía Serbia. Nhưng bây giờ với đường cao tốc được xây dựng chưa được phân nửa, quốc gia Balkan nhỏ bé phải đối mặt với viễn cảnh nợ phát sinh hơn 80% tổng sản phẩm quốc nội. Quỹ tiền tệ quốc tế IMF cho biết: Montenegro không đủ tiền để hoàn thành dự án.
  • RIMPAC 2018: TC nổi bật thành đối tượng cần triệt hạ (RFI) - Ngày 31/08/2018 vừa qua, trên Biển Đông, khu trục hạm chở trực thăng Kaga, chiến hạm lớn nhất của Nhật Bản, đã tiến hành một cuộc tập trận chung với Hàng không Mẫu hạm Mỹ USS Ronald Reagan. Khi loan tin về sự kiện này, tờ báo Nhật Bản Japan Times ngày 01/09 cho rằng: Đây là dấu hiệu mới nhất về hoạt động ngày càng gia tăng của Hải Quân Nhật tại vùng Biển Đông, nơi Bắc Kinh TC đã xây dựng một loạt tiền đồn, gọi là để phòng thủ, nhưng đã bị cả Tokyo lẫn Washington chỉ trích, xem đấy là cơ sở để TC hạn chế quyền tự do đi lại trong một vùng biển quốc tế.
  • Tàu chiến Anh Quốc thăm CS Việt Nam (RFA) - Tàu chiến của Hải quân Hoàng gia Anh đã cập cảng Sài Gòn vào sáng ngày 3/9, trong hoạt động nhằm khẳng định cam kết của nước Anh đối với khu vực châu Á Thái Bình Dương.
  • VNTB - Đặc khu kinh tế của CS Việt nam bị trật đường ray vì biểu tình chống TC ? (VNTB) -Ánh Liên lược dịch (VNTB) - Chính phủ CS nói: Các chính sách không nhằm ủng hộ CS Bắc Kinh, nhưng mối quan tâm của của người dân Việt Nam không vì thế mà giảm. Kế hoạch mở ba Đặc khu kinh tế CS đầu tiên của chính phủ CS Việt Nam đã bị đình trệ cho đến năm sau, do các cuộc biểu tình chống TC nổ ra tại nhiều tỉnh thành. Đầu tháng 6, biểu tình nổ ra khắp cả nước, kể cả ở Hà Nội và Thành Hồ . Một số nhà máy, cửa hàng gặp vấn đề, ít nhất 1.000 người bị bắt – một hiện tượng bất thường tại Việt Nam CS, nơi duy trì một lực lượng an ninh CS hùng hậu nhằm kiểm soát người dân.
  • Quảng Ngãi: Dân thả 3 cán bộ CS, công an CS vẫn giam 9 người (RFA) - Công an tỉnh Quảng Ngãi cho hay: Cơ quan chức trách CS đã tạm giữ hình sự 9 người vì có hành vi gây rối trật tự công cộng, chống đối người CS thi hành công vụ, và lập biên bản vi phạm hành chính với 23 người khác liên quan đến vụ việc chặn Quốc lộ 1A vào đêm 2-9.
  • Khởi tố ông Nguyễn Ngọc Ánh vì "Tuyên truyền chống nhà nước CS" (RFA) - Công An CS tỉnh Bến Tre hôm 4/9 cho biết: Đã khởi tố bị can đối với ông Nguyễn Ngọc Ánh (38 tuổi) để điều tra về tội ‘làm, tàng trữ, phát tán, tuyên truyền tin tức, tài liêu’ nhằm chống phá nhà nước CS theo điều 117 Bộ Luật Hình sự CS năm 2015.
  • EU có biết quy luật ‘vào trước, bắt sau?’ (BoxitVN) - Phạm Chí Dũng - Tròn một con Giáp sau sự kiện “CS Việt Nam được Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO) chấp thuận cho trở thành thành viên thứ 150,” kịch bản “vào trước, bắt sau” hầu như đang tái hiện ở Việt Nam CS. Lần này là Hiệp Định Thương Mại Tự Do CS Việt Nam – EU (EVFTA). Vào năm 2006, chính thể CS Việt Nam đã nhún mình giảm đàn áp giới nhân quyền và bất đồng ...
  • VNTB - Tại sao không có biểu tình ngày 2 tháng 9? (VNTB) - Thảo Vy (VNTB) - Ngày Quốc khánh vừa qua ở Sài Gòn không có cuộc xuống đường biểu tình nào diễn ra. Tuy nhiên trong ngày này, ở trụ sở hành chánh CS của quận, huyện đều triệu tập các Tổ trưởng dân phố CS có mặt, nhằm để ‘lãnh người’ ở khu xóm mình trong trường hợp có biểu tình.
  • VNTB - Luật Giáo dục để làm gì? (VNTB) - Trúc Giang (VNTB) - Giáo sư CS Hồ Ngọc Đại với Dự án “Công nghệ giáo dục CS” (viết tắt là CGD CS) đã được thực nghiệm ngay trong hệ thống giáo dục công lập gần 40 năm qua, song vẫn chưa được nghiệm thu. Rồi đến Phó Giáo sư CS Bùi Hiền với dự án“cải tiến chữ Quốc ngữ” được Cục Bản quyền CS chấp nhận bảo hộ, tiếp tục dậy sóng dư luận phản đối. Câu hỏi đặt ra là nếu căn cứ vào Luật Giáo dục CS thì những vấn đề nói trên chịu sự điều chỉnh ra sao?
  • Ý nghĩa lịch sử ngày 2 tháng Chín, 1945 (VOA) - Ngày 2-9-1945 là ngày khởi sự về mặt pháp lý một quá trình bán nước của Việt cộng (gọi chung đảng Cộng sản Việt Nam, các đảng viên CS, và những ai tin theo chủ nghĩa cộng sản ) cho cộng sản quốc tế Nga-Tàu.
  • Hết ODA, 'nghề công chức' mất giá (VOA) - Hẳn đó là nguồn cơn vừa sâu xa vừa trực tiếp đã khiến gần đây một số quan chức Bộ Kế hoạch và Đầu tư CS phải than vãn ‘khó tìm được nhân tài’ cho Bộ CS  này…
  • Vị trí địa chính trị của Đà Nẵng năm 1858 và ngày nay (BoxitVN) - Ngô Vĩnh Long - Vị trí địa chính trị của Đà Nẵng khi Pháp đánh chiếm Cửa Hàn năm 1858-1860 và trong bối cảnh hiện nay. Nói một cách rất đơn giản, địa chính trị có nghĩa là tương quan giữa địa lý và chính trị trong bối cảnh lịch sử nào đó. Địa lý của Cửa Hàn khi quân Pháp đánh chiếm năm 1858-1860, cùng với sự trợ giúp của quân Tây Ban Nha, so với Đà Nẵng hiện nay không khác gì lắm (ngoài những xây cất thêm trên đất liền ...
  • Làm sao để Cục Báo chí CS khỏi cần đường dây nóng? (VOA) - Trước tôi từng làm việc cùng Nhà báo Hoa Kỳ mà tới các bữa tiệc anh cũng nhất quyết không ăn đồ ăn miễn phí. Nguyên tắc của anh là chẳng có gì miễn phí trên đời này cả, và người ta cho mình một miếng là để...
  • TC đã muốn thì phải chiều (VOA) - Cách nay ba năm rưỡi, đề nghị của Hiệp hội Doanh nghiệp TC tại Việt Nam CS và ICBC – cho phép sử dụng Yuan trong các giao dịch thương mại trên lãnh thổ Việt Nam CS - từng làm dư luận Việt Nam CS dậy sóng.
  • Kỷ niệm Quốc khánh lần thứ 73 căng như dây đàn (BoxitVN) - Nguyễn Tường Thụy - Theo Tác giả bài viết, tình hình trong mấy ngày vừa qua chỉ là sự căng thẳng giữa hai phía: một bên là người dân muốn diễn ra biểu tình để tỏ thái độ bất mãn với hiện tình đất nước CS, với hệ thống CS cai trị hiện nay; một bên là lực lượng an ninh CS tay sai của nhà cầm quyền CS. Và với dây kẽm gai, với bắt bớ, với canh giữ ngặt nghèo những người được cho là “ngòi nổ”, bên phía nhà cầm quyền CS đã tạm ...
  • TC: Cường quốc hàng đầu tại châu Phi ? (RFI) - Ngày 03/09/2018, TC trải thảm đỏ đón 53 Lãnh đạo châu Phi đến dự Thượng đỉnh « Diễn đàn hợp tác TC – Châu Phi » lần thứ 7 tại Bắc Kinh TC. Sự kiện đã thu hút sự quan tâm theo dõi của một số Nhật báo Pháp ngày  04/09/2018. Tờ La Croix trong mục Tranh luận đặt câu hỏi « Liệu TC có là cường quốc hàng đầu tại châu Phi hay không ? »
  • TC hứa đầu tư thêm 60 tỉ đô la vào châu Phi (RFI) - Bắc Kinh TC sẽ giải ngân thêm 60 tỉ đô la trong vòng ba năm để giúp đỡ châu Phi, trong đó có hơn 10 tỷ viện trợ không hoàn lại, và vay không có lãi. Đây là lời hứa của Chủ tịch TC Tập Cận Bình ngay trong phiên khai mạc Thượng đỉnh TC - châu Phi ngày 03/09/2018 tại Bắc Kinh TC. Hôm  04/09 là ngày làm việc thứ hai, và cũng là ngày cuối cùng của Lãnh đạo 53 nước châu Phi tại Bắc Kinh TC.
  • Mỹ -TC giành giựt eo biển Bab-El-Mandeb (RFI) - Trong bối cảnh căng thẳng của chiến tranh thương mại Mỹ-TC, nhu cầu kiểm soát con đường hàng hải quốc tế trở thành ván cờ quyết định. Nằm giữa Yemen và Djibouti, nối liền Hồng Hải với Ấn Độ Dương, eo biển Bab-El-Mandeb là Biển Đông ở châu Phi, tuyến vận chuyển 40% hàng hóa thế giới.
  • Chủ tịch Quốc hội TC thăm CS Triều Tiên (VOA) - Gã Lật Chiến Thư, người đứng đầu Quốc hội TC sẽ thăm CS Triều Tiên vào cuối tuần này, với tư cách là Đại diện Đặc biệt của Chủ tịch TC Tập Cận Bình nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày Quốc khánh CS Triều Tiên, theo hãng tin Reuters.
  • Báo chí Miến phản đối chính quyền kết án tù hai Nhà báo Reuters (RFI) - Hôm 03/09/2018, tòa án Miến Điện kết án 7 năm tù đối với hai Nhà báo Reuters, điều tra về một vụ thảm sát người Rohingya. Cùng với các phản đối từ phía quốc tế, báo chí Miến Điện lên án mạnh mẽ hành động đàn áp tự do ngôn luận của chính quyền.
  • Philippines thảo luận rút khỏi Tòa Hình Sự Quốc Tế (RFI) - Ngày 04/09/2018, Tòa án Tối cao Philippines tiếp tục thảo luận về việc rút quốc gia Đông Nam Á này khỏi Tòa án Hình sự Quốc tế (CPI). Đích thân tổng thống Duterte ra lệnh này vào tháng 03/2018, ngay sau khi Tòa Hình sự Quốc tế quyết định xem xét về hàng nghìn vụ sát hại ngoài vòng pháp luật. Chính phủ Philippines bị cáo buộc cổ vũ theo chiến dịch bài trừ ma túy.
  • Iran-Hoa Kỳ : Hai chiến lược bế tắc (RFI) - Đối đầu giữa Washington và Teheran ngày càng leo thang. Trong bài « Iran-Hoa Kỳ : Hai chiến lược bế tắc », trên báo Le Figaro (04/09/2018), Nhà báo Renaud Gerard cho rằng: Tại vùng Trung Đông, tuy Iran và các Đồng minh đã thu được thắng lợi trong các hồ sơ quan trọng, tạo được trục Shia, nhưng các thành công này không giúp ích gì cho người dân Iran, trong bối cảnh nước này lại bị Hoa Kỳ trừng phạt. Trong khi đó, Hoa Kỳ cũng sai lầm, nếu đi theo các khuyến cáo của phe diều hâu trong hồ sơ Iran.
  • Syria : Mỹ, Pháp cảnh cáo « thảm họa » với thường dân, nếu Damas tấn công Idleb (RFI) - Từ nhiều tuần nay, chính quyền Damas tập hợp nhiều đơn vị quân đội tại các khu vực xung quanh tỉnh Idleb, để chuẩn bị cho một chiến dịch tấn công lớn. Tiếp theo các phản ứng từ Liên Hiệp Quốc, và nhiều Tổ chức nhân quyền, hôm 3/9/2018, đến lượt Tổng thống Mỹ và Bộ Ngoại Giao Pháp lên tiếng cảnh cáo về các thảm họa khủng khiếp đối với thường dân.
  • Tị nạn Venezuela : 12 nước Mỹ Latinh phối hợp tìm biện pháp đón tiếp (RFI) - Trong lúc chính quyền Venezuela tiếp tục phủ nhận làn sóng dân tị nạn chạy sang các nước láng giềng Nam Mỹ, hôm  03/09/2018, trong ngày họp đầu tiên tại Ecuador, 12 quốc gia Mỹ Latinh bắt đầu phối hợp tìm kiếm biện pháp để nhanh chóng tiếp nhận người di cư. Một số quốc gia dự kiến tạo điều kiện dễ dàng để người di cư sớm tìm được công ăn việc làm.
  • Afghanistan : Thủ lĩnh nhóm Thánh chiến Haqqani qua đời (RFI) - Theo thông báo của Taliban ngày Thứ ba 04/09/2018, Jalaluddin Haqqani, người Sáng lập tổ chức nổi dậy cùng tên đã từ trần vì ung thư máu. Là thành viên của Taliban, nhóm Haqqani nổi tiếng trên chiến trường Afghanistan từ thời kỳ chống Liên Xô cho đến cuộc chiến chống quân đội chính phủ Kabul, và NATO.
  • Pháp sẵn sàng giúp Brazil khôi phục Bảo tàng Quốc gia bị hỏa hoạn (RFI) - Chỉ có khoảng 10% các bộ sưu tập, và tài liệu lưu trữ thoát khỏi vụ hỏa hoạn lớn xảy ra tối 02/09/2018 tại Viện bảo tàng Quốc gia ở Rio de Janeiro. Ngay hôm sau, vài nghìn người đã xuống đường thể hiện sự phẫn nộ trước thái độ thờ ơ của chính quyền. Pháp và Unesco cho biết: Sẵn sàng giúp đỡ khôi phục Bảo tàng Quốc gia Brazil
  • Ukraina-NATO tập trận chung, Nga thao dượt quy mô lớn ở Kaliningrad (RFI) - Ngày 03/09/2018, quân đội Ukraina bắt đầu tập trận chung với Hoa Kỳ, và các nước thành viên khác thuộc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương - NATO, trong bối cảnh căng thẳng với Nga. Cùng ngày, Hạm đội Baltic của Nga cũng tổ chức tập trận lớn ở Kaliningrad, chỉ một tuần trước khi diễn ra cuộc tập trận « Vostok 2018 » có quy mô lớn nhất kể từ năm 1981, với hai khách mời là TC và Mông Cổ.
  • Pháp : Ẩm thực vùng Lorraine nhân mùa Mirabelle (RFI) - Theo truyền thống, vào cuối kỳ nghỉ hè, vùng Lorraine thường tổ chức mùa Lễ hội Mirabelle (Fêtes de la Mirabelle). Quả mận tây màu vàng được xem như là biểu tượng của vùng miền Đông nước Pháp. Đây là dịp cho Ban tiếng Việt RFI giới thiệu với các bạn vài đặc sản ẩm thực của vùng Lorraine.

                                                                                                                                                Hết.




No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Lisa Pham Vấn Đáp official-25/11/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link