From: Toma Thien <
Sent: Saturday, December 26, 2015 9:39 PM
Subject: Re: 1 DĐKTTG Giáng Sinh và người trẻ Việt Nam
Sent: Saturday, December 26, 2015 9:39 PM
Subject: Re: 1 DĐKTTG Giáng Sinh và người trẻ Việt Nam
Suy niệm nhân lễ Giáng sinh
2015
Kính thưa Anh Chị
Em Kitô hữu
,
Kính thưa Toàn thể Đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước.
Nhân loại đang hân hoan chào đón Giáng sinh và Năm mới. Những âm thanh, hình
ảnh Giáng sinh nghe thấy khắp trong địa cầu. Những món quà, sứ điệp Giáng sinh
tung bay trên toàn thế giới. Những tiệc mừng, lễ hội Giáng sinh diễn ra đầy cả
hoàn vũ. Đó là vì lễ kỷ niệm việc con Thiên Chúa xuống trần gian, đã đem lại
rất nhiều ý nghĩa cho cuộc sống loài người. Những món quà trao tặng nhắc chúng
ta nhớ mọi sự trên đời này, nhất là chính bản thân Đức Giê-su, đều là quà tặng
của Thượng Đế. Những bài ca tấu lên tạo cho chúng ta một bầu khí vui tươi, vốn
phải là bầu khí quan trọng của cuộc đời. Những bữa tiệc dọn ra có mục đích nối
kết con người trong tinh thần chia sẻ và hiệp thông huynh đệ. Những sứ điệp
văng vẳng gieo vào lòng con người những niềm hy vọng tốt đẹp cho tương lai.
Tại quê hương chúng ta, những cái vừa nói vẫn không thiếu. Thế nhưng, tiếc
thay, tất cả đều chìm ngập trong vô số điều tiêu cực.
Những món quà mà Thiên Chúa đã ban cho con người, như nhân phẩm và nhân quyền,
tự do và tự quyết, công lý và chân lý đều đang bị tước đoạt bởi một chế độ cai
trị độc tài độc đảng. Giờ phút này đây, giữa trời băng giá, hàng triệu dân oan
không có chỗ trú thân vi bị tước đoạt nhà cửa, hàng triệu công nhân không có đủ
cơm áo vì bị bóc lột sức lao động.
Giờ phút này đây, trong ngục lạnh lẽo, hàng
trăm tù nhân lương tâm đang bị bạc đãi chỉ vì đã muốn đòi dân chủ tự do, hàng
vạn tù nhân hình sự đang bị đày đọa chỉ vì đã thiếu những điều kiện làm người
lương thiện. Giờ phút này đây, đồng bào quốc nội đang phải lắng nghe những lời
dối trá lọc lừa, xuyên tạc sự thật, đang phải chứng kiến những cảnh chà đạp
công lý, nhiễu nhương oan ức, đang phải hướng về viễn ảnh dân tộc mất quyền tự
quyết để cả tổ quốc giang sơn phải lâm vòng nô lệ.
Những bài ca Giáng sinh đang tấu lên bị lấn át bởi những âm thanh cuồng nộ hay
bi ai, chát chúa hay sầu thảm. Nào là tiếng của các dùi cui đánh xuống đầu
những nông dân biểu tình đòi lại ruộng, những thị dân xuống đường đòi lại nhà.
Nào là tiếng của những cú đấm vụt vào mặt những tù nhân bị tra tấn để phải nhận
tội, vụt vào mặt những luật sư bị hành hung vì bênh vực oan ức, vụt vào mặt
những chiến sĩ nhân quyền bị đàn áp vì lên tiếng cho công lý.
Nào là tiếng cười
hể hả của những kẻ đã nắm trọn quyền lực nhờ có trong tay còng sắt và nhà tù,
công an và quân đội, của những kẻ đang hưởng đủ quyền lơi nhờ đã trấn lột đám
dân lành, cướp bóc người hiền lương, tước đoạt kẻ cô thế. Nào là tiếng khóc tức
tưởi của những trẻ thơ thấy tương lai mờ mịt, của những thiếu nữ phải bán thân
giúp gia đình, của những thanh niên buộc trở thành lao nô nơi xứ lạ, của gia
đình các chiến sĩ nhân quyền bị hoàn toàn phong tỏa kinh tế, của gia đinh các
thương binh liệt sĩ bị lợi dụng máu xương.
Những sứ điệp Giáng sinh như bình an cho loài người, hiệp thông giữa nhân loại bị
chìm hẳn dưới những thông tin áp đặt, những tuyên truyền nhồi sọ. Thay vì kêu
gọi xây dựng một xã hội sống chung hài hòa, đối xử nhân bản, những kẻ cầm quyền
lại luôn cổ vũ đấu tranh hận thù, dò xét lẫn nhau, cảnh giác thế lực thù
nghịch; lại còn bày những trò đàn áp nhân dân cách công khai, chà đạp công lý
cách trắng trợn, kết án bị can cách oan ức, từ đó lôi theo gian trá giữa thôn
làng, thanh toán giữa láng giềng, bạo hành giữa xã hội. Thay vì nỗ lực hình
thành một cộng đồng tương thân tương ái, đoàn kết hiệp nhất, những kẻ cầm quyền
lại luôn tìm cách chia rẽ, lũng đoạn, để khiến cho các đoàn thể tan rã phân
tán, để khiến cho đồng bào chẳng còn thương nhau, để khiến cho toàn dân
mất hết ý chí liên kết, chung lưng đấu cật bảo vệ bờ cõi.
Kính thưa Quý vị và toàn thể Đồng bào.
Hôm nay, chúng ta cùng nhau kỷ niệm biến cố Giáng sinh của Đức Giê-su,
Đấng đã từ thế giới của Thiên Chúa xuống thế giới của con người, để kêu mời
nhân loại, cụ thể là dân tộc chúng ta, hãy trao tặng cho nhau những món quà quý
giá là tự do và nhân quyền, sự thật và lẽ phải, hãy hát lên với nhau những bài
ca của yêu thương và nhân ái, của thiện chí và thành tâm, hãy gởi đến cho nhau
những sứ điệp về hiệp thông và hiệp nhất, về hòa giải và hòa hợp, để quê hương
đất nước chúng ta sớm có chân lý lan tỏa, công bằng ngự trị, tình thương ngập
tràn và tự do tươi nở. Chúng ta có sức mạnh để thực thi tất cả những điều đó
nếu chúng ta tin ở Ngài, nhận ơn Ngài và tin ở nhau, giúp đỡ nhau.
Vinh quang Thiên Chúa trên trời. Tự do công lý cho người Việt Nam.
Việt Nam, mùa Giáng sinh 2015
Linh mục Phê-rô Phan Văn Lợi.
Sent:
Saturday, December 26, 2015 11:29 PM
Subject:
1 DĐKTTG Giáng Sinh và người trẻ Việt Nam
Giáng Sinh và người
trẻ Việt Nam
Chân Như, phóng viên
RFA
2015-12-23
2015-12-23
Một
chị bán hàng rong trên xe đạp ở phía trước một trung tâm mua sắm được trang trí
cho ngày lễ Giáng sinh sắp tới tại Hà Nội ngày 10 Tháng 12, 2015
Một
Mùa Lễ Giáng Sinh nữa lại về. Nơi đâu cũng tưng bừng trang hoàng, các
khu thương mại đều lấp lánh ánh đèn để cùng hòa nhịp vào với ngày Lễ. Tại
Việt Nam, những năm gần đây không khí náo nức của ngày lễ không khác gì các nước
Tây phương. Phải chăng thật sự đời sống người dân Việt Nam có cải thiện và ngày
càng tốt đẹp hơn? Trong Tạp chí diễn đàn bạn trẻ hôm nay, mời quý vị cùng với
Chân Như và năm bạn khách mời chia sẻ về ngày Lễ Giáng Sinh tại Việt Nam sau
đâu:
Chân
Như: Chào các bạn Lê Nguyên, Katie, Gia Bảo, Kiệt và Thúy. Chúc mừng
Giáng sinh đến tất cả các bạn, và cám ơn mọi người đã dành thời gian để đến với
chương trình hôm nay. Trước tiên, theo đánh giá của mọi người thì Giáng
sinh tại VN năm nay có gì đặc biệt và khác so với những năm về trước? Trước
tiên xin mời Gia Bảo chia sẻ
Gia
Bảo: Theo em Giáng Sinh của những năn gần đây khác nhiều so với năm
năm trước đây bởi vì, (trước kia) khi gần đến ngày Giáng Sinh mình mới cảm thấy
được cái không khí nó mới bắt đầu. Còn trong những năm gần đây, chỉ cần
tới đầu tháng 12 là bắt đầu mình đã thấy không khí Giáng Sinh rồi. Đặc biệt là
những trung tâm thương mại, những con đường, những khu vui chơi thì họ trang
hoàng rất đẹp và ngày càng có việc đầu tư hoành tráng hơn để thu hút nhiều
người đến với khung cảnh Giáng Sinh ở nơi đó nhiều hơn. Em thấy đó là sự khác
biệt rõ nhất.
Chân
Như: Vậy theo Gia Bảo là tương đối đời sống ngưòi dân có cải thiện
hơn so với những năm qua?
Gia
Bảo: Đúng rồi, khi mà đời sống họ được cải thiện hơn thì họ mới nghĩ
đến việc vui chơi, hoặc là tận hưởng một mùa Giáng Sinh nào đó chứ, nếu như đời
sống họ không được cải thiện thì họ chỉ chăm chăm vào việc đi làm kiếm tiền,
chứ họ không nghĩ đến việc giải trí.
Chân
Như: Cám ơn chia sẻ của Gia bảo, còn nhận xét của Lê Nguyên thì sao
Lê
Nguyên: Em thấy không khí Giáng Sinh năm nào cũng thế thôi, đều nhộn
nhịp và rộn ràng. Kinh tế ngày càng phát triển thì mọi người lại càng có điều
kiện đón Giáng Sinh hoành tráng hơn. Vài năm trước, không khí giáng Giáng Sinh
chỉ là đơn giản trong gia đình và những người theo đạo mới tổ chức. Bây giờ thì
tất cả đều hòa mình vào không khí ngày lễ. Gia đình khá giả thì đều tặng
cho con cái những món quà đặc biệt và những chuyến du lịch; Dịch vụ ông già
Noel thì cũng được thuê tặng quà cáp cho những trẻ nhỏ, rất thịnh hành so với
những năm trước.
Chân
Như: Vậy như Lê Nguyên chia sẻ thì có vẻ là đời sống của người
dân đã khá hơn rất nhiều?
Lê
Nguyên: Có chứ, mọi thứ theo em thấy đều tốt đẹp lên, và mọi thứ đều
phát triển mọi người có nhiều thời gian để tận hưởng những ngày lễ bên gia đình
và người than. Những người giàu có thì họ quan tâm, chia sẻ với những người có
hoàn cảnh khó khăn trong những ngày này. Giáng Sinh được chờ đợi với
nhiều hoạt động thú vị không chỉ ở những người theo đạo ở các nhà thờ, mà ngay
cả ở các thành phố lớn như Hà Nội, Sài Gòn, Cần Thơ đều lấp lánh những ánh đèn
và cây thông. Mọi người đều đua nhau mua sắm cho những ngày hội lớn
như vậy.
Chân
Như: Thế vậy còn nhận xét của Katie thì sao?
Katie:
Theo em thì Giáng Sinh năm nào cũng treo đèn giăng hoa rồi nhưng đời sống người
dân cũng chưa cải thiện được bao nhiêu. Đa phần những người giàu có, họ có tiền
thì mới hưởng thụ một ngày giáng sinh trọn vẹn; Còn những tầng lớp công nhân viên
chức, họ cũng chưa có điều kiện để hưởng một ngày Giáng Sinh vui vẻ.
Chân
Như: Vậy là còn nhiều khó khăn, có vẻ Kiệt cũng có suy nghĩ giống
Katie?
Kiệt:
Thật sự em nghĩ là giáng sinh năm nay không thay đổi nhiều lắm. Cách bài trí, trang
trí đèn thì cũng như mọi năm em nghĩ đó là lối mòn trong tư duy, thực sự là gây
tốn kém rất là nhiều cho kinh tế xã hội ngày nay. Đôi khi trang hoàng như thế
chỉ có bề nổi thôi, còn bề chìm không thể che lấp được nỗi lo của người dân. Anh
biết là tham ô, rồi nợ công vượt ngưỡng cảnh báo, rồi thuế má vô lý, đè lên cuộc
sống của dân nghèo rồi những người cầm quyền lại bảo kê thao túng cho cướp bóc,
rồi đàn áp dân giữa ban ngày luôn, rồi án oan ngày một nhiều hơn. Em nghĩ là
không thay đổi nhiều mà đời sống nhân dân ngày càng tệ hơn, tệ hơn rất nhiều.
Làm sao cảm thấy hạnh phúc được khi mà mình không được tự do? Đôi khi tại
vì sống ở Việt Nam nên mình cảm nhận được là mọi thứ đều bị cản trở. Do
vậy, em nghĩ Giáng Sinh năm nay cũng không có gì được gọi là cải thiện
hơn.
Phố
đi bộ Nguyễn Huệ ở Saigon ngày 10 tháng 12, 2015
Chân
Như: Vậy trong các bạn đã có hai cách nhìn khác nhau rõ rệt về đời
sống. Thôi, chúng ta tạm gác vấn đề đó sang một bên. Thúy, nãy giờ ngồi nghe
các bạn chia sẻ rồi, câu hỏi kế tiếp dành cho thúy là vào đêm giáng sinh
hoặc những ngày trước đó thì giới trẻ VN thường hay làm gì , và chính bản thân
Thúy cũng hay làm gì vào ngày này?
Thuý:
Vào dịp Giáng Sinh ở những văn phòng ở Sài Gòn, mọi người theo đạo Thiên Chúa
sẽ được nghỉ lễ. Văn hóa của người Sài Gòn là cùng nhau đón Giáng sinh dù
họ có đạo Thiên Chúa hay không thì vẫn nô nức đón Giánh Sinh. Khi Giáng
sinh về thì mọi người xem đó là dịp lễ hội hàng năm nên cũng xuống đường, đi
tham quan những nơi trang trí Giáng Sinh ở những trung tâm thương mại và chụp
hình hoặc là đến những quán café mà có trang trí Giáng Sinh; họ đi nhà thờ, tại
vì vào dịp Giáng Sinh thì ở nhà thờ sẽ có những hoạt động chào đón Giáng Sinh
rất là hấp dẫn, và vì thế những người ngoại đạo thì người ta cũng đến nhà
thờ để tham gia lễ Giáng Sinh ở nhà thờ. Những nhà thờ ở Việt Nam luôn “welcome”
những người ngoại đạo đến tham quan trong dịp Giáng Sinh.
Em không thấy
có sự phân biệt là có đạo hay không có đạo. Vì vậy, lễ Giáng Sinh trở thành một
lễ hội lớn trong năm của người Sài Gòn và người Việt Nam. Cứ đến ngày đó là mọi
người đi chơi với nhau, gặp gỡ gia đình hoặc là tham gia những lễ hội ở những
nơi công cộng chung với nhau. Vào dịp Giáng Sinh em cũng về thăm gia
đình, rồi cũng đến tham gia những lễ hội tại những nhà thờ khu em sống xem những
chương trình biểu diễn ca nhạc và tham gia vào những hoạt động vui chơi của nhà
thờ.
Chân
Như: Còn Kiệt thì thường làm gì trong những ngày Giáng Sinh này?
Kiệt:
Em thì năm nào cũng vậy. Ban ngày,em kêu gọi làm từ thiện, kêu gọi những bạn
trẻ mà người ta có tấm lòng thì em sẽ tổ chức nấu ăn. Trong đêm Giáng Sinh thì
tụi em sẽ hóa trang thành những ông Già Noel và tụi em đi phát quà là những
thức ăn nóng đó cho những người lang thang cơ nhỡ. Đôi khi, đó chỉ là
những món quà rất là nhỏ thôi nhưng em nghĩ rằng nó cũng sưởi ấm được cho những
người mà trong xã hội ngày càng nhiều: những người mất hết quyền lợi của
con người. Họ lang thang, cơ nhỡ và không có mái ấm gia đình. Em thường
làm những việc đó vào đêm Noel.
Chân
Như: Thế còn Lê Nguyên thì thường hay làm gì ?
Lê
Nguyên: Là một người trẻ, trong những ngày Giáng Sinh, em thường tụ tập
ở các trung tâm thành phố, những khu xóm đạo hay những nhà thờ lớn chờ đợi giờ tiếng
chuông nhà thờ reo vang để cùng nhau vui chơi với những bạn bè và người thân
của mình. Ngày nay, những đôi tình nhân thường tặng nhau những món quà
nhỏ như là khăn len, mũ len. Đặc biệt, đây cũng là dịp để các chàng trai tỏ tình
với những cô gái mà mình yêu thích.
Chân
Như: Còn Gia Bảo?
Gia
Bảo: Thường vào đêm Giáng Sinh, em thấy ở Việt Nam chia rõ ra hai dạng.
Một là những người theo đạo Công Giáo. Họ thường chuẩn bị trước Giáng Sinh rất
nhiều và khi đến Giáng Sinh thì họ đi đến nhà thờ làm lễ sau đó quây quần bên
gia đình và tiệc tùng. Một phần giới trẻ còn lại thì không theo đạo Công
Giáo mà họ chỉ hưởng ứng nên cũng đi ra đường, đến các trung tâm thương
mại hoặc các khu vui chơi, chụp hình. Họ hưởng ứng ngày lễ đó nhưng
theo như em thấy phần lớn giới trẻ mà không theo đạo Công Giáo thì họ không
biết được cái ý nghĩa của đêm Giáng sinh mà họ chỉ biết là đi ra đường và
vui vẻ với mọi người bên ngoài thôi. Thực chất đêm Giáng Sinh là đêm mọi
người trong gia đình quay quần bên nhau, sau khi đi lễ ở nhà thờ.
Chân
Như: Cám ơn những chia sẻ của các bạn, một điểm thắc mắc là các bạn
nghĩ sao khi Việt Nam là nước Phật giáo chiếm đa số nhưng lại có hoạt động
Giáng sinh rất náo nhiệt không thua kém gì các nước Thiên Chúa giáo trên thế
giới? Nhận xét của Kiệt và Thúy
Kiệt:
Theo em nghĩ thì Giáng Sinh là một ngày lễ mà để cho mọi người xích lại gần
nhau hơn sau một năm làm việc mệt mỏi; Và cũng là ngày để cho mọi người ngồi
lại để tâm sự để chia sẻ cùng nhau. Em nghĩ rằng thế giới bây giờ đã bước sang
những trang mới rồi. Phật Giáo hay Thiên Chúa Giáo đều không có khoảng cách.
Việc tiếp thu văn hóa không phụ thuộc vào bạn ở giáo phái nào mà chỉ phụ thuộc vào
điều đó có tốt cho bạn hay không. Em nghĩ Giáng Sinh là một mùa lễ tuyệt vời.
Vậy thì tại sao mọi người không cùng nhau chia sẻ. Đó là một điều rất tốt.
Thuý:
Dạ đúng rồi. Tuy là Việt Nam là một đất nước theo phật giáo, nhưng những ngày
lễ của Thiên Chúa Giáo vẫn được tổ chức rất là sang trọng và hoành tráng.
Bởi ở Việt Nam mọi người tôn trọng tôn giáo của nhau. Tất nhiên là những
tôn giáo không có kỳ thị lẫn nhau, không có sự va chạm với nhau.
Vì vậy nên dịp
lễ Giáng Sinh, nhữngngười ngoại đạo, theo Phật Giáo người ta vẫn xuống đường
tham gia những lễ hội của Giáng Sinh và người ta xem đó là một hình thức mà
người ta chúc mừng; đó không phải là ngày lễ của chúng tôi nhưng chúng tôi chúc
mừng ngày lễ của đạo các bạn. Mọi người luôn tuân theo văn hoá tôn trọng
tôn giáo của nhau nên lễ Giáng Sinh ở Sài Gòn nói riêng và ở Việt Nam nói chung
là một lễ hội mà tất cả mọi người đều cùng đón nhận lễ hội đó và cùng tham gia
cũng như là rất nô nức trong lễ hội Giáng Sinh kể cả người theo đạo Thiên Chúa
hoặc người ngoại đạo.
Chân
Như: Cám ơn chia sẻ của hai bạn, và để kết thúc chương trình thì
các bạn có điều ước gì muốn gửi đến cho ồng già Noel vào đêm Giáng Sinh?
Gia
Bảo: Em ước đêm Giáng Sinh trời sẽ không mưa để cho mọi người có thể
vui vẻ đi nhà thờ và rồi sẽ không có tai nạn giao thông. Và nhân dịp này
em xin gởi lời chúc đến tất cả mọi người có được một mùa Giáng Sinh an lành,
hạnh phúc.
Lê
Nguyên: Nếu mà cho em một điều ước em ước là có một cuộc sống thật vui
vẻ và hạnh phúc; Ước mọi điều tốt đẹp nhất đến cho gia đình và người thân, mong
thế giới hoà bình và phát triển. Giáng Sinh luôn tràn ngập niềm vui đến
người nghèo. Tất cả mọi người đều được hưởng cuộc sống ấm no, ngày nào cũng
ngập tràn trong an lành. Trong dịp Noel này thì em cũng gởi lời chúc đến
cho tất cả những người thân và bạn bè ở gần cũng như ở xa, một lời chúc đêm
Noel an lành. Thế giới đã sinh ra chúng ta, ban cho chúng ta mỗi người một
nhiệm vụ thiêng liêng. Ông già Noel cũng đã gõ cửa và tặng chúng ta món quà vô
giá đó là thời gian, phải trân trọng và yêu thương bố mẹ mình và gia đình và nhân
loại. Hãy để môi trường sống của chúng ta luôn có niềm vui và hạnh phúc tràn
đầy tiếng cười.
Katie:
Trong mùa Giáng Sinh năm nay, mình mong đời sống của người dân Việt Nam sẽ càng
ngày khá hơn và người dân sẽ có tiếng nói của mình, phản biện trong xã hội để
lấy lại quyền lợi của mình. Xin gởi đến ngư dân vùng biển đảo họ sẽ được
bình an; khi ra khơi sẽ không bị tàu lạ bắn lủng thuyền hay là có những trường
hợp bắn chết người như vừa xảy ra ở đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi vừa qua. Và
nhân dịp này em cũng muốn cầu chúc cho toàn thể người dân Việt Nam có được ngày
Giáng Sinh thật là vui vẻ đầm ấm bên gia đình.
Thúy:
Em là người không theo đạo Thiên Chúa, nhưng em cũng là người rất là mến mộ
ngày lễ Giáng Sinh. Đối với em nhân vật mà em yêu thích vẫn là ông Già Noel.
Mỗi năm khi vào dịp Giáng Sinh thì khi còn nhỏ em vẫn đến nhà thờ nhận quà của
ông Già Noel. Nếu thật sự có một điều ước gởi đến ông Già Noel thì em
mong rằng tất cả những trẻ em ở Việt Nam sẽ có một cuộc sống tốt đẹp hơn vì ở
Việt Nam hiện nay cuộc sống của những em bé mồ côi cơ nhỡ vẫn phải vật lộn với
cuộc sống, như là phải lao động sớm ở tuổi vị thành niên, không có điều kiện
chăm sóc tốt cho những em bé mồ côi hay bị bỏ rơi. Em mong muốn tất cả
trẻ con ở Việt Nam sẽ được sống tốt hơn.
Kiệt:
Nếu ông Già Noel có thật thì em cũng chỉ ước một điều thôi đó là ước cho dân mình
bớt khổ. Em hiện đang sống ở Việt Nam và cứ hằng ngày cứ trải qua chuyện mắt
thấy tai nghe nhưng lực bất tòng tâm đôi khi mình muốn phát biểu điều gì đó mình
cũng phải cẩn trọng lời nói. Em nghĩ rằng đó là điều rất khổ tại vì điều cơ bản
nhất của con người là tự do mà người dân Việt Nam mình không có tự do thì coi
như mất đi quyền làm người rồi. Em chỉ ước rằng một ngày nào đó Việt Nam
mình sẽ bớt khổ đi thôi.
Vâng
chắc chắn những lời ước và lời chúc mừng Giáng Sinh của các bạn gởi đến cho tất
cả quý vị trong ngày hôm nay cũng là lời ước mà rất nhiều người Việt Nam chúng ta
cũng mong ước. Chân Như cũng cám ơn tất cả các bạn đã dành thời gian để đến với
chương trình. Xin chúc mừng Giáng Sinh đến tất cả quý vị và các bạn.
__._,_.___
Posted
by: <vneagle_1
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment