Thêm ý kiến về Phật giáo và Dân
tộc
Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2016-08-30
2016-08-30
- In
trang này
- Chia sẻ
- Ý kiến của Bạn
- Email
Hình ảnh minh họa
Courtesy phatgiao.org.vn
00:00/00:00
Sau khi bài “Phật giáo và dân tộc” được phát thanh Thượng tọa Thích
Quảng Ba là thành viên và hiện đang phục vụ cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam
thống nhất Hải ngoại tại Úc Đại Lợi, Tân Tây Lan hiện nay là Phó hội chủ đã có
yêu cầu được lên tiếng trước nhận định của Thượng tọa Thích Nhật Từ trụ trì
chùa Giác Ngộ trong bài Phật giáo và Dân tộc. Mặc Lâm có cuộc phỏng vấn Thượng
tọa Thích Quảng Ba để rộng đường dư luận sau đây.
Xin được ghi lại huấn từ của Thượng tọa Thích Nhật Từ:
“Trải qua nhiều thế kỷ, người ta cứ nghĩ Phật giáo là tôn giáo tu rục,
tu rị, đó là một cái nhìn rất thiển cận và sai lầm về tính đa diện của đạo Phật
minh triết và đạo đức.
Nói một cách nôm na Phật giáo bao gồm: thế giới quan, nhân sinh quan,
xã hội quan, đạo đức quan, tu tập quan và giải thoát quan. Việc đánh giá sai
lầm của một số quần chúng chỉ liên hệ đến một phương diện trong nhóm vừa nêu,
đó là: tu tập quan. Còn các phương diện rất quan trọng mà đức Phật đóng góp cho
tư tưởng của nhân loại đó là: thế giới quan, nhân sinh quan, xã hội quan, đạo
đức quan qua hệ thống triết học đặc biệt của Ngài mà hầu như giới chính trị,
giới kinh doanh, giới tri thức, giới bình dân ít biết đến.
Một phần là do đạo Phật bị ảnh hưởng bởi nghi thức đọc tụng được sử
dụng trong các chùa chỉ chọn lọc vài ba kinh tín ngưỡng lại được diễn đạt bằng
ngôn ngữ Hán-Việt vốn rất xa lạ với cộng đồng Phật giáo Việt Nam trong nước và
nước ngoài.”
Hoạt động xã hội của Phật giáo
Mặc Lâm: Xin thượng tọa cho biết tại sao ngài không đồng
ý với quan điểm của Thượng Tọa Thích Nhật Từ?
Thượng tọa Thích Quảng Ba: Nhiều người nghĩ rằng Phật giáo là “tu rục, tu rị” không có tính
cách hội nhập tích cực để mà dấn thân phụng sự xã hội thì điều đó tôi cho là
hoàn toàn sai.
Nhiều người nghĩ rằng Phật giáo là “tu rục, tu rị” không có tính
cách hội nhập tích cực để mà dấn thân phụng sự xã hội thì điều đó tôi cho là
hoàn toàn sai.
-Thượng tọa Thích Quảng Ba
-Thượng tọa Thích Quảng Ba
Thật ra mà nói Phật giáo chưa bao giờ có chủ trương làm chính trị,
thậm chí có một số giai đoạn các nhà cầm quyền quân chủ đã quá quý trọng
kiến thức quảng bá và các tài năng dức độ với các nhà sư để phong họ lên quốc
sư trong khi họ không tham dự triều chính, họ chỉ hiến những ý kiến tốt đẹp
nhất để đem lại sự thịnh trị cho đất nước. Họ không nắm giữ quyền, họ không có
bổng lộc và chưa bao giờ dựa vào thế của chính quyền hay nhà cầm quyền để làm
ích lợi cho hệ thống Phật giáo. Dĩ nhiên có một số nhà vua xuất công quỹ làm
chùa, đúc một vài quả chuông nhưng thật sự chưa bao giờ có sự lạm dụng Phật
giáo đối với cơ chế chính trị trong quá khứ cũng như hiện tại.
Tuy nhiên khi nói rằng Phật giáo phải bắt chước các hoạt động xã
hội từ thiện của những tôn giáo khác thì cũng hơi bất công. Chúng tôi là tu sĩ
trong từng ngôi chùa, hiện tại có 17.500 tu trì trong đất nước Việt Nam lúc nào
cũng gần gũi dân chúng, giúp đỡ cho họ chia sẻ đời sống của họ.
Dĩ nhiên chúng ta thấy một số chùa đang lớn mạnh lên. Một vài chùa
do chính bản thân các đại gia dùng tiền tham nhũng hối lộ, buôn bán bất công
dựng ra và họ tự làm chủ, cái đó không thể đổ thừa cho Phật giáo được vì trên
nguyên tắc ai cũng có quyền lập chùa.
Chúng ta đã thấy nhà vua lập chùa, công chúa lập chùa, hoàng hậu
lập chùa, dòng họ lập chùa, cá nhân hay gia đình nào cũng lập chùa được chứ không
phải chỉ có nhà sư mới độc quyền được lập chùa. Đặc biệt Phật giáo chưa bao giờ
nhận lệnh chỉ huy điều động từ một đất nước khác, từ một thể chế khác ngoài
Việt Nam mà can dự vào Việt Nam cho dù sự can dự ấy có mang lại mục đích tốt
đẹp nhưng đa số làm cho lòng người của tín đồ hướng về nước ngoài mà không yêu
đất nước mình thì đấy là một điều mà chúng tôi thấy Phật giáo chưa bao giờ có.
Hình ảnh minh họa. Courtesy nguoiphattu.com
Mặc Lâm: Hiện nay nhiều ngôi chùa công khai đem tượng Hồ Chí
Minh và có nơi cả ông Đỗ Mười vào thờ như những Bồ tát. Nếu nhận thức về điều
mà Thượng tọa Thích Nhật Từ đưa ra là Xã hội quan và đạo đức quan thí có lẽ nó
có tính cách hỗ tương giữa sự đóng cửa tu hành và mở cửa chùa để Phật tử dấn
thân?
Thượng tọa Thích Quảng Ba: Trước nhất thưa anh Mặc Lâm điều đó không do Phật giáo chủ trương
mà đó là sự lợi dụng để làm kinh tế của một số cá nhân. Người nào đó có lẽ là
cựu đảng viên vì họ biết quần chúng mê muội không hiểu rõ vai trò tôn giáo nằm
ở chỗ nào và lãnh tụ chính trị nằm ở đâu.
Họ biết là quần chúng một số đông hiểu Phật pháp hơi sơ đẳng,
Người cộng sản có công tiêu diệt năng lực, nội lực, nội hàm Phật giáo ở miền Bắc
suốt 70 năm nay làm cho Phật tử miền Bắc gần như không biết gì giáo lý nữa cho
nên họ có hiều biết sai lầm về đạo mẫu hay là về những nhân vật anh hùng lịch
sử cho nên biến thành nhân vật tôn giáo đó là hoàn toàn sai.
Phật giáo chúng tôi không bao giờ chủ trương như vậy và chưa có tổ
chức tôn giáo nào lại đánh đồng lãnh tụ chính trị, bất kể công ơn của họ với
dân tộc cỡ nào, thành thần thánh của tôn giáo cả.
Phật giáo bị bách hại
Mặc Lâm: Phật giáo sở dĩ bị lệch lạc như Thượng tọa vừa
nói do thiếu hiểu biết về đạo mẫu, tuy nhiên nếu không áp dụng những gì xảy ra
chung quanh thì làm sao phật tử tự trang bị cho mình số vốn kinh nghiệm cho bản
thân, đó là chưa nói tự bảo vệ Phật giáo không bị xâm hại trước các hiện tượng
xấu cũng như việc Phật giáo có thể bị bách hại?
Thượng tọa Thích Quảng Ba: Khi nói Phật giáo bị bách hại thì anh phải nói hai mảng tại vì cái
mảng của chúng tôi là Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất thì bị cưỡng bức
lần lượt tiêu diệt hết nhân sự các hoạt động độc lập chỉ còn vài vị lãnh đạo
tối cao tượng trưng thôi. Các ngài không làm gì được ví dụ như hòa thượng Quảng
Độ của chúng tôi.
Nhưng điều đó không phải do chúng tôi muốn mà đó là chính sách bất
công vô lý của nhà nước Việt Nam thôi còn giáo hội Phật giáo Việt Nam họ có
được hoạt động mặc dù giáo hội đó bị nhà nước không chế khép vô làm thành viên
của Mặt trận Tổ quốc nhưng họ được một số hoạt động rất ít. Họ không đầy đủ tự
do như chúng tôi trước 75 nhưng họ cũng được lập chùa cũng được dạy tăng chúng.
Họ cũng được làm từ thiện và làm một số việc rất giới hạn và dĩ nhiên mọi chính
sách đều phải thông qua sự chấp thuận của nhà nước mới được hoạt động.
Khi nói Phật giáo bị bách hại thì anh phải nói hai mảng tại vì cái
mảng của chúng tôi là Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất thì bị cưỡng bức
lần lượt tiêu diệt hết nhân sự các hoạt động độc lập chỉ còn vài vị lãnh đạo
tối cao tượng trưng thôi. Các ngài không làm gì được ví dụ như hòa thượng Quảng
Độ của chúng tôi.
-Thượng tọa Thích Quảng Ba
-Thượng tọa Thích Quảng Ba
Chúng tôi cho rằng họ cũng bị đàn áp tôn giáo mặc dù với cá nhân
của nhiều tu sĩ trong Giáo hội Phật giáo Việt Nam họ cho là họ không bị đàn áp.
Nhưng cái nhìn của chúng ta đến từ xã hội dân chủ như ở Mỹ ở Úc thì cho rằng họ
đang bị đàn áp khốc liệt bởi vì họ không được tự quản giáo hội của họ mà phải
nằm trong cơ chế chính trị, bị nhà nước trực tiếp điều hành và điều khiển, làm
từ thiện cũng phải báo cáo, xin phép.
Mặc Lâm: Thượng tọa đã bác bỏ chuyện Phật giáo dấn thân
vào xã hội và chính trị dưới sự điều hành hay hướng dẫn của một đơn vị nhỏ nhất
là ngôi chùa. Nếu Phật tử từ chối việc phản kháng với chính quyền về những gì
mà họ ép buộc, sách nhiễu khi tu tập, phải chăng sự từ chối này có thể dẫn đến
ngõ cụt của chính bản thân người Phật tử?
Thượng tọa Thích Quảng Ba: Thưa anh có thể cái tổ chức Phật giáo bị tiêu diệt thí dụ như Phật
Giáo Việt Nam Thồng nhất đang bị tiêu diệt còn Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam đang
bị khống chế, đang bị làm biến thái, đang bị lợi dụng và sử dụng nhưng nó vẫn
có tổ chức.
Nhưng như tôi đã nói lúc đầu, Phật giáo không quan trọng tổ chức. Phật
giáo có thể tồn tại không cần tổ chức và không có tổ chức. Phật giáo có nhiểu
tổ chức, rất nhỏ, từng đơn vị mỗi nhà hay mỗi chùa là một tổ chức vẫn được như
thường. Trong quá khứ 2.000 năm Phật giáo chưa từng có giáo hội nhưng vẫn tồn
tại trong lòng lịch sử Việt Nam.
Trên toàn thế giới không có nước nào có giáo hội cả mà họ có tăng đoàn,
nhiều tăng đoàn mà tăng đoàn không điều hành như tổ chức của giáo hội nhưng vẫn
rất mạnh. Phật giáo đâu cần tổ chức nhưng vẫn làm mọi việc. Có tinh thần hợp
tác, tinh thần dấn thân phụng sự thì làm được chứ không phải có tổ chức trung
ương tập quyền mới làm được. Chúng tôi không tin tổ chức.
Mặc Lâm: Tăng đoàn mà Thượng tọa vừa nhắc tới cũng vẫn là
tập thể vì ít nhất cũng phải có từ 5 tới 10 người trở lên mới có thể gọi là
tăng đoàn. Đối với chính quyền Việt Nam thì đã là tập thể thì sẽ luôn luôn bị
chú ý, Tăng đoàn vì vậy không khác gì với Giáo hội cả. Theo ý của Thượng tọa
thì một tập thể nhỏ như tăng đoàn và sức mạnh lớn như Giáo Hội có điều gì khác
nhau?
Thượng tọa Thích Quảng Ba: Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất bây giờ do một vài xáo trộn
đang rất là khó khăn nội bộ thành ra vấn đề tăng đoàn ý nghĩa nguyên thủy là
bất cứ tập thể tu hành nào trong một ngôi chùa từ 5-7 vị trở lên thì có thể gọi
là một tăng đoàn rồi. Tất nhiên một tổ chức nhỏ như tăng đoàn thì mỗi tổ chức
có thể làm được những việc cần cho quần chúng chung quanh họ thì đó là sức
sống, khả năng tồn tại hòa quyện giữa dân tộc và đạo pháp. Còn xây dựng một
trung ương tập quyền toàn quốc thống lãnh mọi người thì đó là điều chúng tôi không
mong muốn, không nhất định đã hay và đã đúng. Hễ ai nắm được cấp trung ương của
tổ chức đó thì họ sẽ tước đoạt mọi tự do các thành viên trong tổ chức đó là
điều mà đạo Phật không mong muốn.
Mặc Lâm: Xin cám ơn Thượng Tọa.
Phật giáo và dân tộc
Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2016-08-25
2016-08-25
- In
trang này
- Chia sẻ
- Ý kiến của Bạn
- Email
Phật tử
Phật giáo và dân
tộc
00:00/00:00
Có không ít nhận định rằng Phật giáo Việt Nam hiện nay không dấn thân
vào các sinh hoạt xã hội hay kinh tế, chính trị của đất nước và điều này khiến
hình ảnh của người Phật tử được xem như chỉ biết thuần thành trong phạm vi tu
tập và quên đi vấn đề nhập thế mà nhà Phật đã truyền bá cách đây hàng ngàn năm.
Có thể nói hiện nay Chùa Giác Ngộ là một trong vài nơi hiếm hoi
vẫn giữ tông chỉ nhập thế và truyền bá Phật pháp qua các hoạt động giáo dục, hoằng
pháp, văn hóa và từ thiện lẫn chính trị. Trong bài thuyết giảng khóa tu “Ngày
an lạc” với sự tham gia của hơn 650 tu sinh cùng Tăng đoàn chùa Giác Ngộ,
Thượng tọa Thích Nhật Từ đã huấn từ những gì mà Phật tử thường hiểu lầm từ bấy
lâu nay:
“Trải qua nhiều thế kỷ, người ta cứ nghĩ Phật giáo là tôn giáo tu rục,
tu rị, đó là một cái nhìn rất thiển cận và sai lầm về tính đa diện của đạo Phật
minh triết và đạo đức.
Trải qua nhiều thế kỷ, người ta cứ nghĩ Phật giáo là tôn giáo tu
rục, tu rị, đó là một cái nhìn rất thiển cận và sai lầm về tính đa diện của đạo
Phật minh triết và đạo đức.
- Thượng tọa Thích Nhật Từ
- Thượng tọa Thích Nhật Từ
Nói một cách nôm na Phật giáo bao gồm: thế giới quan, nhân sinh quan,
xã hội quan, đạo đức quan, tu tập quan và giải thoát quan. Việc đánh giá sai
lầm của một số quần chúng chỉ liên hệ đến một phương diện trong nhóm vừa nêu,
đó là: tu tập quan. Còn các phương diện rất quan trọng mà đức Phật đóng góp cho
tư tưởng của nhân loại đó là: thế giới quan, nhân sinh quan, xã hội quan, đạo
đức quan qua hệ thống triết học đặc biệt của Ngài mà hầu như giới chính trị
giới kinh doanh, giới tri thức, giới bình dân ít biết đến.
Một phần là do đạo Phật bị ảnh hưởng bởi nghi thức đọc tụng được sử
dụng trong các chùa chỉ chọn lọc vài ba kinh tín ngưỡng lại được diễn đạt bằng
ngôn ngữ Hán-Việt vốn rất xa lạ với cộng đồng Phật giáo Việt Nam trong nước và
nước ngoài.”
Lý do gì khiến Phật tử Việt Nam trở nên co lại trong khuôn viên tu
tập và quên đi sự khổ nạn của chúng sinh, điều mà Đức Phật răn dạy từ xưa?
Người Phật tử còn nhớ tháng 5 năm 1994 khi giáo hội Phật giáo Việt
Nam Thống Nhất tổ chức cứu trợ đồng bào bão lụt miền Tây thì chính quyền ra
lệnh bắt phái đoàn gồm 60 tăng ni và 300 Phật tử. Trong vụ này Hòa thượng Thích
Quảng Độ bị kết án năm năm, Thượng tọa Thích Không Tánh, Thích Nhật Ban và cư
sĩ Nhật Thường bị ba đến năm năm tù.
Điều này đã gây chấn động lương tâm người theo đạo Phật và đồng
thời ngăn cản mọi ý nghĩ hoạt động xã hội trong giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Giải thích lý do người theo phật giáo hững hờ với xã hội, Hòa
thượng Thích Không Tánh cho biết:
“Người ta cứ nói rằng 80-90% Phật tử Việt Nam là con số rất lớn nhưng
tại sao lại không có một tiếng nói nào để nói lên tiếng nói bảo vệ nhân quyền
hay bảo vệ môi trường, môi sinh cho bà con đồng bào?
Tôi thay mặt cho Tăng đoàn Phật giáo Việt Nam Thống nhất ở trong nước,
sự thực trong nước đứng về phía Phật giáo thì có tới hai tổ chức. Tổ chức Phật
giáo của nhà nước lập nên là Giáo hội Phật giáo quốc doanh thì gần như 80-90%
tăng ni Phật tử từ sau năm 1975 thì họ đàn áp triệt tiêu gần hết giáo hội Phật
giáo Việt Nam Thống nhất truyền thống đã có lâu đời ở Việt Nam, họ quốc doanh
hóa hết rồi họ bắt các nhà sư Việt Nam phải nằm trong Mặt trận Tổ quốc coi như
đa phần đã bị quốc doanh hóa hết rồi.”
Vụ Formosa nổ ra như một trái bom gây thảm họa cho môi trường biển
miền Trung nơi có giáo phận Vinh nằm trải dải trên hầu hết các nơi bị tác động
trực tiếp đến giáo dân cũng như dân chúng. Ngày 17 tháng 8 trong dịp lễ Đức mẹ
hồn xác lên trời, hơn bốn chục ngàn giáo dân trong giáo phận đã tập trung tham
dự thánh lễ và diễu hành ôn hòa chống lại Formosa đã trực tiếp gây hại cho
người dân. Bài giảng của Giám mục Nguyễn Thái Hợp cũng gây tiếng vang cho cả
nước về tấm gương dấn thân của lãnh đạo tôn giáo trước vấn đề chung của dân
tộc.
Vai trò người lãnh đạo
Đối với Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất, theo chúng tôi
được biết ngay từ khi dự án bauxite Tây nguyên được xét duyệt thì Giáo hội đã có
văn bản chính thức phản đối và kêu gọi nhà nước phải ngưng ngay dự án này. Vụ
Formosa cũng vậy, theo Hòa thượng Thích Không Tánh xác nhận thì Tăng đoàn Phật
giáo Việt Nam Thống nhất cũng đã lên tiếng chống đối từ những ngày đầu.
Tuy nhiên sự phản đối lẻ loi của Giáo hội phật giáo Việt Nam thống
nhất so với sự im lặng gần như hoàn toàn của 80% Phật tử và tăng lữ Việt Nam
còn lại là một thách đố lương tâm của người Phật tử thuần khiết cũng như các vị
lãnh đạo tinh thần khác, cố kêu gọi sự tham gia vào nguy cơ của toàn xã hội
trong các vấn đề đang diễn ra tác động đến cuộc sống người dân.
Câu hỏi “Phật giáo ở đâu trong lòng dân tộc” một lần nữa được đặt
ra trong bối cảnh nguy cấp hiện nay. Ông Trương Nhân Tuấn nhà nghiên cứu Biển
Đông cũng là người khơi mào cho câu hỏi này cho biết nhận xét của mình dưới
lăng kính của một Phật tử:
“Vấn đề phật giáo ở đâu trong lòng dân tộc có thể nhìn từ nhiều
phía.
Nhìn từ dân chúng, thì dân Việt Nam đa số theo Phật giáo. Những ngày
lễ tết, hay ngày rằm, hay Vu lan vừa rồi ta thấy chùa nào cũng đông nghẹt Phật
tử. Ta cũng thấy chùa, thiền viện... mới xây cất ở khắp nơi mà cái nào cũng
nguy nga, tráng lệ như cung điện. Chùa nào, tu viện nào cũng đông đảo tín hữu.
Tôi cũng thấy một số chùa đã trở thành trung tâm du lịch, thu hút nhiều khách
viếng thăm.
Ở điểm này thì tôi thấy lãnh đạo Cộng sản Việt Nam đã dùng tôn giáo
làm món hàng kinh doanh. Họ đã đưa những thứ xa hoa, thế tục vào chùa, vào tu
viện để câu khách. Chùa, tu viện vốn là nơi thanh tịnh, lại trở thành nơi thế
tục. Những gì xấu xa trong xã hội đều thấy trong chùa.
Ở điểm này thì tôi thấy lãnh đạo Cộng sản Việt Nam đã dùng tôn
giáo làm món hàng kinh doanh. Họ đã đưa những thứ xa hoa, thế tục vào chùa, vào
tu viện để câu khách.
- Ông Trương Nhân Tuấn
- Ông Trương Nhân Tuấn
Tức là, ở cái nhìn này, phật giáo đã bị phàm tục hóa, nếu không nói
là chính trị hóa. Lãnh đạo Cộng sản Việt Nam đã biến phật giáo vn thành liều
thuốc an thần, khiến cho Phật tử vô cảm trước mọi vấn đề của đất nước, dân tộc”
Nhìn sang vai trò của người lãnh đạo Phật giáo hiện nằm dưới sự
chỉ đạo của tổ chức Mặt trận Tổ quốc, ông Trương Nhân Tuấn chia sẻ:
“Ở cái nhìn của người lãnh đạo tinh thần. Những vấn nạn lớn của dân
tộc như vụ ô nhiễm biển ở miền Trung, hay nạn hạn hán ở đồng bằng sông Cửu
Long, đã làm cho hàng chục triệu người dân Việt Nam lâm vào cảnh nghèo khó,
khốn cùng. Đây là một vấn đề của đất nước, tức cũng là vấn đề của những người
lãnh đạo tôn giáo.
Ở đây ta có thể kết luận là lãnh đạo phật giáo có cùng thái độ với
lãnh đạo Cộng sản. Cả hai đều chối bỏ, hay trốn tránh trách nhiệm của mình. Tôn
giáo có trách nhiệm về tinh thần trong khi lãnh đạo Cộng sản có trách nhiệm về
chính trị.
Ta còn có thể có những kết luận nặng nề hơn, khi thấy cảnh ông Hồ,
ông Đỗ Mười được phong thành bồ tát, được đưa vào thờ trong chùa. Đây là một sự
sỉ nhục đến đạo phật và toàn thể Phật tử.
Dưới cái nhìn này thì Phật giáo rõ ràng đã tách rời khỏi dân tộc”
Báo chí soi rọi những điều đang xảy ra trên đất nước không khác gì
một bức tranh với nhiều hình ảnh đối nghịch nhau, trong đó cảnh sống khó khăn
chật vật của người dân đang bị ảnh hưởng trực tiếp từ miền Trung với Formosa,
miền Tây với những cánh đồng khô hạn và miền Bắc với bão lũ hiện nay, khác xa
với cảnh ăn chơi trác táng xảy ra trên các tụ điểm giải trí và không ít đồng
tiền phung phí vào mê tín, dị đoan đang phân hóa mãnh liệt đời sống của người
dân từ thành thị tới thôn xóm xa xôi của đất nước.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment