Monday, May 14, 2018

Người đàn bà khác - The Other Woman

 

From: BaoMai <bkbaomai@gmail.com>
Sent: Friday, May 11, 2018 1:05 PM
Subject: BM: Người đàn bà khác - The Other Woman
https://baomai.blogspot.com/

Có một ngày bên tai tôi, nàng nói :

- Em biết trong lòng anh rất yêu Bà

Đầy ngạc nhiên tôi cãi lại thật thà:

- Nhưng anh yêu EM, em biết rõ mà

- Em biết, nhưng anh cũng yêu Bà lắm 

https://baomai.blogspot.com/ 
https://baomai.blogspot.com/ 

Mẹ hốt hoảng hỏi giọng đầy xúc động:

- Có chuyện gì ? Con có khỏe không con ?

Mẹ vốn là người chất phác hồn nhiên
Điện thoại đêm, mời đi ăn, chuyện lạ !

Tôi vội đáp cho mẹ tôi đỡ sợ :

- Mẹ đừng lo, không có chuyện gì đâu
Chỉ vì con chợt nghĩ nếu lâu lâu
Hai mẹ con được cùng nhau rỉ rả.

Mẹ gặng:

- Chỉ hai mẹ con thôi hả?

Ngừng một giây, bà run giọng nghẹn ngào:

- Con ơi con, mẹ muốn biết là bao!

https://baomai.blogspot.com/ 
https://baomai.blogspot.com/ 
https://baomai.blogspot.com/ 
https://baomai.blogspot.com/ 

Vừa lên xe, mẹ tôi vừa tíu tít :

https://baomai.blogspot.com/ 
https://baomai.blogspot.com/ 
https://baomai.blogspot.com/ 
https://baomai.blogspot.com/

Với nụ cười thật tươi :

https://baomai.blogspot.com/ 
https://baomai.blogspot.com/ 

Mẹ cười tươi:

https://baomai.blogspot.com/ 

Về tới nhà, vợ đón tôi nhỏ nhẹ

Hỏi thăm rằng:
- Anh, buổi tối ra sao ?

Tôi trả lời nàng:

- Ôi đẹp biết bao !
Hơn tưởng tượng trong lòng anh đã có

https://baomai.blogspot.com/ 
https://baomai.blogspot.com/

Trong khoảnh khắc tôi như người tỉnh ngộ
Quan trọng thay, đúng lúc, một lời YÊU 
Hãy nói lên, nói lớn, nói TÔI YÊU !
Nói lớn lên với những người đáng nhận.

https://baomai.blogspot.com/

https://baomai.blogspot..com/


Người đàn bà khác - The Other Woman

Có một ngày bên tai tôi, nàng nói : - Em biết trong lòng anh rất yêu Bà Đầy ngạc nhiên tôi cãi lại thật thà:...


Saturday, May 12, 2018

Mừng ngày Hiền Mẫu

https://baomai.blogspot.com/

Đầu đuôi câu chuyện :

Thời Hy Lạp cổ đại, lễ hội tôn vinh nữ thần Cybele, mẹ của tất cả các vị thần Hy Lạp, được tổ chức vào thời điểm Xuân Phân (khi mặt trời ở gần xích đạo nhất). Trong khi đó tại La Mã cổ đại, người ta ăn mừng lễ hội Matronialia để tôn vinh nữ thần Juno, nữ hoàng của các vị thần La Mã, vợ của thần Jupiter. Theo phong tục, các người mẹ tại La Mã cũng được tặng quà trong ngày này.

https://baomai.blogspot.com/

Vào đầu thế kỷ 17 Anh Quốc đã tổ chức kỷ niệm một ngày lễ gọi là ngày Chúa Nhật của Mẹ (Mothering Sunday), được cử hành vào ngày Chúa Nhật thứ tư Mùa Chay để vinh danh các bà Mẹ của Anh Quốc. Vào dịp này, những người làm công, người học việc, và công nhân phải xa nhà, được chủ nhân khuyến khích đi thăm mẹ của họ và tri ân họ. Cũng theo phong tục thời đó, các trẻ em đem quà và một bánh đặc biệt (thường là một loại bánh bột có nhân trái cây, được gọi là simnel), để tặng các bà mẹ.

https://baomai.blogspot.com/

Tại Hoa Kỳ, vào năm 1870, từ thành phố Boston bang Massachusset, bà Julia W. Howe hăng hái phổ biến ‘Bản Tuyên Ngôn Ngày Hiền Mẫu’ (The Mother's Day Proclamation) để kêu gọi việc tôn vinh các người mẹ. Bản tuyên ngôn này dựa trên nền tảng của chủ nghĩa nữ quyền, với ý tưởng ‘người phụ nữ cũng có trách nhiệm uốn nắn xã hội trên con đường chính trị’. Bà cũng có ý định thành lập một ngày lễ mang tên ‘Ngày Hiền Mẫu vì Hòa Bình’.

Rồi ý tưởng của bà Howe đã gây ảnh hưởng lớn đến không ít phụ nữ trong xã hội, điển hình là bà Ann Maria Reeves Jarvis, nữ giáo viên tại trường học tư của xứ đạo Thánh Andrew, tại thành phố Grafton, bang West Virginia. Trong bối cảnh Nội chiến Hoa Kỳ, Bà Jarvis tập hợp các phụ nữ khác, với sứ mệnh chăm sóc cho các thương binh từ cả hai miền Nam Bắc. Sau khi cuộc chiến chấm dứt, bà khởi xướng phong trào mang tên ‘Ngày Các Hiền Mẫu Làm Việc’ (Mothers' Work Days) vào năm 1858, cùng với các bà mẹ hoạt động xã hội vì hòa bình. Bà qua đời tại thành phố Philadelphia vào năm 1905.

https://baomai.blogspot.com/

Tại ngôi mộ của mẹ mình, cô con gái Anna Marie Jarvis thề rằng sẽ nối gót theo chân mẹ và thành lập một ngày lễ dành riêng cho cácngười hiền mẫu, còn sống cũng như đã qua đời. Hai năm sau đó, cô mang 500 đóa hoa Cẩm chướng đến tặng cho từng người mẹ tham dự thánh lễ tại Nhà thờ Thánh Andrew. Một năm sau, Nhà thờ Thánh Andrew lần đầu tiên tổ chức một thánh lễ ngày Chúa Nhật đặc biệt để vinh danh các người hiền mẫu trong cộng đoàn. Cô Anna Marie tiếp tục tranh đấu không ngừng để quảng bá ngày lễ này khắp nơi. 

Đến năm 1909, thánh lễ vinh danh người hiều mẫu đã lan rộng đến 46 tiểu bang, cũng như là đến hai quốc gia láng giềng của Hoa Kỳ là Canada và Mexico.

Năm 1914, bản nghị quyết do Quốc Hội lưỡng viện Hoa Kỳ thông qua, và được Tổng Thống Woodrow Wilson ký, đã chính thức thành lập Ngày Hiền Mẫu, vào mỗi Chúa Nhật thứ hai tháng 5.

https://baomai.blogspot.com/

Tại Mỹ, các chi tiêu tài chính trong Ngày của Mẹ chỉ thua ngày lễ Giáng sinh. Theo ước tính của Liên đoàn bán lẻ Hoa Kỳ, trung bình khoảng 139 USD được dành chi tiêu cho mỗi món quà tặng mẹ. Việc thương mại hóa, đề cao chi tiêu và có phần làm lu mờ ý nghĩa thật trong ngày này, đã bị nhiều chỉ trích từ nhiều người hoạt động cộng đồng, kể cả từ bà Anna Marie Jarvis, người nêu ý tưởng thành lập ngày vinh danh Mẹ.

Thế giới làm gì ?

Hiện nay, Ngày của Mẹ được tổ chức ở nhiều quốc gia gồm có Mỹ, Nga, Anh Quốc, Ấn Độ, Đan Mạch, Phần Lan, Ý, Thỗ Nhỉ Kỳ, Úc Đại Lợi, Mễ Tây Cơ, Gia Nã Đại, Trung Hoa, Nhật Bản, và Bỉ… Người ta dùng cơ hội của ngày này để tỏ lòng tôn kính mẹ của mình và tri ân các bà, về tình yêu thương và sự nâng đỡ của mẹ. Ngày này trở thành thật phổ biến và ở nhiều quốc gia, đường giây điện thoại bận rộn cao độ nhất trong ngày đó. Khắp nơi đều có phong tục tặng hoa, gởi card, và những quà tặng khác cho các bà mẹ nhân ngày lễ này.

https://baomai.blogspot.com/

 Đặc biệt tại Philipines, người mẹ thường được tôn vinh và gọi là ‘ánh sáng của gia đình’ (điều khiển mọi hoạt động trong gia đình). Trong ‘ngày của Mẹ’ này, các bà được cơ hội thư giãn, đưa đi xem phim, đi chơi hoặc đi siêu thị, hay được dành thời gian riêng cho mình, trong
khi những đứa con và các ông bố sẽ phải làm việc nhà thay mẹ.

Tại Hàn Quốc hàng trăm các bạn học sinh trung học thể hiện lòng biết ơn đối với mẹ bằng cách rửa chân cho mẹ của mình. Hành động nhỏ của các bạn trẻ này thường khiến các bà mẹ vô cùng cảm động.

Ngày dành cho các bà mẹ ở Việt Nam cũng rất phổ thông bây giờ, cùng với ngày Lễ Vu Lan, Ngày Phụ nữ Việt Nam cũng như ngày ‘Quốc tế phụ nữ (8 tháng 3).

https://baomai.blogspot.com/

Đó đây người ta đọc được những giòng chữ gửi mẹ mình đại loại như thế này : “Con chúc mẹ có nhiều sức khỏe để có thể dẫn dắt chúng con đi trên đường đời. Mẹ mãi mãi là người mẹ yêu quý của con, con rất mong luôn có mẹ bên cạnh”. Và thêm : “Gửi mẹ yêu của con! Con chẳng biết nói gì hơn, nhân "Ngày của mẹ" con chỉ biết chúc mẹ luôn luôn mạnh khoẻ, hạnh phúc và luôn luôn là người mẹ mà con yêu quý nhất”. Rồi : “Mẹ! cám ơn mẹ rất nhiều vì mẹ đã sinh ra con và nuôi con khôn lớn. Con luôn cầu mong cho mẹ mạnh khoẻ và hạnh phúc, không chỉ riêng trong Ngày của mẹ. Lúc nào mẹ cũng ở trong trái tim con. Con yêu mẹ nhiều, mẹ kính yêu của con”.

Trên toàn thế giới, ai cũng công nhận rằng con người phải tôn kính và nhớ ơn mẹ sinh ra và nuối nấng mình. Tình yêu của mẹ thì bao la hơn biển cả, cao vời hơn những tầng mây, vĩ đại hơn những rặng núi, và bao la vô cùng vô tận. Thơ viết về mẹ bao giờ cũng dào dạt cảm xúc. Nhạc viết về mẹ bao giờ cũng trầm tư tình cảm. Tranh vẽ về mẹ bao giờ cũng lung linh ấm áp. Bởi hiển nhiên, mẹ là nguồn xúc cảm sâu xa, vô tận và nhiệm mầu nhất trong mọi nguồn sáng tạo. Tình yêu của mẹ là một nguồn cảm hứng không bao giờ cạn, là những tư tưởng vô tận của các thi sĩ, các nhà văn và của các văn nghệ sĩ. Trong lãnh vực tôn giáo, chính trị, kinh tế, con người thường tìm đủ lý lẽ để phân biệt, tách rời, phe nhóm; nhưng khi trái tim lên tiếng, nhất là trái tim của người mẹ thì thường đem mọi người lại gần nhau hơn.

Người Công Giáo nhớ về Mẹ Maria :

https://baomai.blogspot.com/

Giáo lý đạo Chúa dạy rằng : “Trong các tước hiệu Giáo Hội dùng để gọi Ðức Maria, có lẽ xứng hợp với tâm tình con người hơn cả vẫn là tước hiệu MẸ. Chúng ta có thể gọi Ðức Maria là MẸ với tất cả tâm tình trìu mến như khi chúng ta gọi người mẹ của chúng ta. Do lời trăn trối của chính Chúa Giêsu con Mẹ, Mẹ đã trở thành Mẹ của Giáo Hội. Qua muôn thế hệ, Mẹ không ngừng cưu mang, sinh ra và dưỡng dục các tín hữu trong đức tin. Niềm hạnh phúc của bất cứ người mẹ nào vẫn là thấy con mình được nên người. Mẹ Maria chăm chú theo dõi và lo lắng cho từng noni chúng ta. Niềm vui của Mẹ chính là thấy mỗi người chúng ta được lớn lên theo hình ảnh của Chúa Giêsu, Con Mẹ...”

Thực ra, Vương Quốc Anh đã mừng Lễ ‘Mothering Sunday’ vì chịu ảnh hưởng của Giáo Hội Công Giáo, từng tổ chức vào Chúa Nhật thứ tư Mùa Chay, là để tôn vinh Đức Mẹ Maria, ngay từ đầu thế kỷ 17. Vài nước Âu châu cũng đã bắt chước tục lệ này.Tại đó, tháng Năm trùng với mùa xuân; mà thói tục nhiều nơi đã tổ chức những lễ hội, tỉ như tại Rôma, người ta mở ra hội hoa, với những trò chơi, triển lãm dâng kính ‘thần Hoa’. Vào dịp ấy, cũng có những cuộc thi đua sắc đẹp giữa các thiếu nữ. Thực ra khung cảnh thiên nhiên dễ đưa tới chuyện này; tháng Năm là tháng ấm của mùa xuân, đó đây đầy những hoa nở với hương thơm ngào ngạt, làm cho con người cảm thấy sảng khoái, vui tươi. Nhằm thánh hóa những phong tục dân gian, các tín hữu Công Giáo muốn hướng những tâm tình tự nhiên lên đức Trinh nữ Maria, tuyệt đối kiều diễm, không vì nhan sắc tự nhiên cho bằng vì vẻ đẹp linh hồn, không hề vướng mắc tì ố của tội lỗi.

https://baomai.blogspot.com/

Thế là, trong tháng 5, cũng chính là tháng HOA theo truyền thống giáo hội, giáo dân mang đến cho Đức Mẹ những bó hoa, kèm theo những loin kinh dâng lên Ngài. Các Đức Giáo Hoàng lien tục nhắc tín hữu : “Đức Mẹ sẽ vui hơn khi nhìn thấy sự trưởng thành thiêng liêng nơi con cái mình. Mỗi lần chúng ta lớn lên trong ân phúc, trong bác ái yêu thương, trong hy vọng tin yêu : đó là những bó hoa tốt đẹp nhất mà chúng ta dâng lên MẸ...”

Có nghĩa là ‘ngày của Mẹ’ bỗng dưng tiên vàn được hướng lên Đức Trinh nữ Maria, Mẹ Thiên Chúa và cũng là Mẹ từng giáo hữu Công Giáo. Rồi đặc biệt vào năm 1954, Đức Giáo Hoàng Pio XII đã thiết lập lễ kính ‘Đức Maria Nữ Vương Trời Đất’ vào ngày kết thúc tháng Năm. Lịch phụng vụ canh tân sau Công Đồng Vatican II đã dời lễ này sang ngày 22 tháng Tám, bát nhật lễ ‘Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời’, và thay vào đó bằng lễ ‘Đức Mẹ Thăm Viếng’.

https://baomai.blogspot.com/

‘Ngày của Mẹ’ bây giờ lan ra cả 31 ngày của tháng 5, thành ‘tháng của Mẹ’ đối với Đức Trinh nữ Maria. Để rồi nghĩa trọn vẹn của Tháng Hoa (tháng 5 dương lịch) phải là : Hoa thiên nhiên đồng nội hòa lẫn với hoa lòng của giáo hữu, hoa thánh thiện, hoa mầu nhiệm của Ơn Thánh tươi nở trong linh hồn chúng ta. Tất cả cùng tỏa hương thơm và khoe sắc trên bàn thờ kính Đức Mẹ.




LM. Giuse Nguyễn Văn Thư

https://baomai.blogspot.com/

Những góa phụ không chốn nương thân
Những đoạn đối thoại giữa Kim Jong-un và Moon Jae-...
Trạm cuối cuộc đời
Trung cộng thừa nhận đập Tam Hiệp tàn phá môi trườ...
Khoa học gia 104 tuổi đến Thụy Sĩ để được trợ tử
Nữ sinh Mỹ mặc đồ lót thuyết trình tốt nghiệp
Làm sao để thịt nguội không gây ngộ độc?
Tiếng cười khiến bạn làm việc tốt hơn
Người đàn bà khác - The Other Woman
Nỗi buồn của một người Việt
Tại sao Trump muốn hủy thỏa thuận hạt nhân Iran?
Lợi - hại của thực phẩm sản xuất bằng cấy ghép gen...
Có cách nào hiệu quả chữa bệnh nghiện ăn?
Người liều mình đi săn phóng xạ
Điều gì sẽ xảy ra khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt n...
Người Việt sống nhờ vào kiều hối như thế nào ?
Bia rượu_ Một ngày chỉ một ly
Tiết lộ của nhà báo về ông Trump
Những định kiến và thói 'ác khẩu' vô thức
Trump lại giở trò “chơi xỏ”

Những góa phụ không chốn nương thân

https://baomai.blogspot.com/

Không biết đi đâu, không biết trốn vào đâu.

Một số những người Hindu bảo thủ nhất tại Ấn Độ tin rằng người phụ nữ nếu chồng đã chết thì cũng không nên sống nữa, bởi người phụ nữ đó đã không giữ được linh hồn chồng.

Bị cộng đồng xua đuổi, bị người thân bỏ rơi, hàng ngàn phụ nữ cơ cực tìm đường đến Vrindavan, một thành phố hành hương nằm cách Delhi chừng 100km về phía nam, nơi đã trở thành nơi nương náu của hơn 20 ngàn người phụ nữ góa.

https://baomai.blogspot.com/

Những người phụ nữ này không có lựa chọn nào khác ngoài việc phải sống trong một khu vidhwa ashram (có nghĩa là khu trú ngụ cho các phụ nữ góa) do chính phủ, các doanh nghiệp tư nhân và các tổ chức NGO lập ra.

Mặc đồ màu trắng, họ biết rằng họ sẽ không bao giờ trở về nhà, và rằng đây là nơi mà họ sẽ nằm xuống khi lìa đời.

Dựa vào nhau để sống
https://baomai.blogspot.com/

Theo phong tục của người Hindu, một người phụ nữ góa không được phép tái hôn. Họ phải trốn trong nhà, tháo bỏ mọi đồ nữ trang và phải mặc đồ màu tang. Người đó trở thành nỗi ô nhục cho gia đình, mất quyền tham dự đời sống sinh hoạt tôn giáo và bị xã hội cô lập.

Nhiều phụ nữ góa bị nhà chồng đuổi đi, hoặc họ chủ động trốn đi. Họ tìm đến các thành phố lớn, nơi họ thường biến mất. Một số người đi tới thành phố thiêng của người Hindu, Varanasi, một số người khác tới Vrindavan, nơi mà người ta tin rằng Đức Krishna, vị thần Hindu được nhiều người phụ nữ góa thờ phụng, đã sống thuở thiếu thời.

Đàn áp

https://baomai.blogspot.com/

Những phụ nữ góa ở Ấn Độ luôn bị ruồng rẫy, bị ngược đãi. Sati có lẽ là tập quán cổ nhất và rõ rệt nhất minh chứng cho điều này. Bị những người thực dân Anh cấm áp dụng kể từ 1829, sati là một tập quán tang lễ cổ lỗ của Ấn Độ theo đó người đàn bà góa được trông đợi là phải gieo mình vào giàn hỏa thiêu xác chồng, hoặc tự tử bằng cách khác ngay sau khi chồng chết. Một khi chồng chết thì người đàn bà bị coi là không còn lý do gì để sống nữa.

Làm lại cuộc đời

https://baomai.blogspot.com/

Đến Vrindavan, nhiều người phụ nữ góa chồng cảm thấy mình hoàn toàn tuyệt vọng. Họ phải một mình đối diện với thế giới mà không có ai giúp đỡ. Bị xã hội gạt ra bên lề, bị gia đình ruồng bỏ, họ chờ đợi tới lúc chết trong cô đơn và nỗi căng thẳng tuyệt vọng. Thế nhưng từ từ từng chút một, họ được cộng đồng những người phụ nữ góa đón nhận, và hầu hết đã gượng lại được để sống, để thoát khỏi nỗi cô đơn.

Đức tin mãnh liệt

https://baomai.blogspot.com/

Gayatri đang làm lễ puja (lễ cầu nguyện buổi sáng) tại ashram Meera Sahbagini, nơi được thành lập từ 60 năm về trước và nay là nơi trú ngụ của 220 người phụ nữ góa chồng.

https://baomai.blogspot.com/

"Mỗi sáng, chúng tôi thức giấc lúc 5 giờ. Một số người ra bờ sông Yamuna để rửa ráy và làm nghi lễ puja đầu tiên. Sau đó, chúng tôi quay về ashram, hát các bài hát tôn giáo để ca tụng Sri Krishna và [bạn đời của ngài là] Radha."

Đoàn kết tương trợ

https://baomai.blogspot.com/

Sau khi hát bhajans (các bài hát tôn giáo) và cùng nhau cầu nguyện, những người phụ nữ bắt đầu các hoạt động thường nhật. Họ nấu ăn, hoặc là cho mình, hoặc làm trong từng nhóm hai, ba người, và rồi cùng ăn trong các căn phòng hoặc trong những hành lang của ashram. Sau đó, họ đọc các cuốn sách tôn giáo và cầu nguyện. Rõ ràng là đức tin có sức mạnh vô cùng to lớn, giúp họp đối diện được với những khó khăn mỗi ngày.

Người tử tế

https://baomai.blogspot.com/

Lalita, 72 tuổi, đã sống tại ashram Meera Sahbhagni được 12 năm.

"Tôi không bao giờ nghĩ rằng rồi đến một ngày tôi phải đi ăn xin. Nhưng khi chồng chết, tôi khi đó 54 tuổi đã bị người thân đuổi ra khỏi nhà. Tôi đã phải sống trên đường phố, và rồi gặp được một người đàn ông tử tế, người đã giúp tôi một tấm vé tàu tới Vrindavan. Tôi đến đây và không rời đi nữa."

Chống lại số phận

https://baomai.blogspot.com/

Ở đây, những người phụ nữ đứng bên bờ sông Yamuna vào lúc chiều tà để làm lễ aarti (là các lễ cầu nguyện và kỷ niệm truyền thống, được thực hiện hàng ngày). Một người quá sung sướng vì được ở đây, tới nỗi bà nhảy xuống dòng nước; những người khác giúp bà leo trở lại lên bờ.

Định mệnh nghiệt ngã

https://baomai.blogspot.com/

Tulsi, 68 tuổi, đang hát bhajan tại ashram. Bà là người sống tại một làng gần Kolkata. Gia đình nhà chồng đã lấy hết tài sản khi chồng bà chết. Tulsi bị buộc phải cùng các con tới sống ở một vùng rất nghèo, và một trong các con trai bà đã nhanh chóng đưa bà tới Vrindavan, ban đầu lấy cớ là để làm lễ cúng Thần Krishna. Sau khi thăm các ngôi đền, người con trai bảo bà hãy ở lại Vrindavan dẫu bà không muốn. Anh ta bỏ đi và không bao giờ quay lại. Nay, bà ở lại ashram đã được 12 năm.

Một linh hồn, một đường đời

https://baomai.blogspot.com/

Shanti Padho Dashi năm nay 91 tuổi, sống tại ashram Meera Sahbhagni. Bà là cư dân cao tuổi nhất ở ashram này, và đến từ vùng Tây Bengal. Bà tới Vrindavan từ 25 năm trước.

Ấn Độ đang dần tiến bộ hơn, cho nên hoàn cảnh của các phụ nữ góa chồng cũng đang trở nên khá hơn, dù là chậm chạp.

Tuy nhiên, chồng chết vẫn là điều bị coi là nỗi ô nhục ghê gớm, và tâm lý này đã tồn tại lâu tới mức nó khó có thể sớm biến mất, đặc biệt là trong các vùng nông thôn.

Nâng cao nhận thức và sự cảm thông

https://baomai.blogspot.com/ 

Mặc đồ màu trắng, các bà góa đi mua rau quả trên đường phố Vrindavan. Họ luôn bị xã hội ruồng bỏ, bởi họ bị coi là đem lại những xui xẻo. Một số người thậm chí còn tránh đi khi thấy một phụ nữ góa đi trên đường phố.

Nhưng trong những năm gần đây, các tổ chức NGO địa phương, như Sulabh International, đã giúp đỡ những phụ nữ góa. Không chỉ hỗ trợ về tài chính, các tổ chức còn tiến hành nhiều dự án và nhiều hành động trên truyền thông trên cả nước nhằm nâng cao nhận thức va sự cảm thông của xã hội đối với những người bị phân biệt đối xử.

Thay đổi cách suy nghĩ

https://baomai.blogspot.com/ 

Trong hình là các phụ nữ góa tại ashram Meera Sahbhagni tổ chức kỷ niệm Holi, tức lễ hội màu sắc. Cho dù tập quán chính thống không cho phép các phụ nữ góa được tham dự vào các lễ kỷ niệm, nhưng cách suy nghĩ này đang được thay đổi, và những người phụ nữ góa đã bắt đầu chống lại lệnh cấm.

Phá vỡ rào cản

https://baomai.blogspot.com/

Holi và tầm quan trọng của lễ hội này trong xã hội Ấn Độ là cơ hội hoàn hảo để những phụ nữ góa khẳng định một cách lớn tiếng và rõ ràng rằng họ muốn được tôn trọng. Trong lễ Holi, các rào cản xã hội bị phá bỏ và mọi người ăn mừng cùng nhau, không phân biệt những cách biệt tuổi tác, giới tính và địa vị xã hội.

https://baomai.blogspot.com/

Đó là lúc người thuộc các đẳng cấp khác nhau trong xã hội cùng chan hòa, khi mà người ở giai tầng thấp kém được quyền sỉ nhục những người mà họ luôn phải cúi đầu suốt quanh năm.

Hy vọng cho ngày mai

https://baomai.blogspot.com/

"Hôm nay tôi rất vui vì có những người phụ này sống quanh mình, tôi không còn cô đơn nữa," Prema, 60 tuổi, nói. "Chúng tôi đã học cách sống với nhau, giúp đỡ nhau. Chúng tôi đã trở thành bạn bè, những người bạn thực sự, bởi chúng tôi đều biết những gì mà mỗi người trong chúng tôi đã phải trải qua. Chúng tôi hướng tới tương lai, không bao giờ muốn nhìn lại quá khứ. Chúng tôi không bao giờ nói về quá khứ hết."





Pascal Mannaerts

https://baomai.blogspot.com/

Những đoạn đối thoại giữa Kim Jong-un và Moon Jae-...
Trạm cuối cuộc đời
Trung cộng thừa nhận đập Tam Hiệp tàn phá môi trườ...
Khoa học gia 104 tuổi đến Thụy Sĩ để được trợ tử
Nữ sinh Mỹ mặc đồ lót thuyết trình tốt nghiệp
Làm sao để thịt nguội không gây ngộ độc?
Tiếng cười khiến bạn làm việc tốt hơn
Người đàn bà khác - The Other Woman
Nỗi buồn của một người Việt
Tại sao Trump muốn hủy thỏa thuận hạt nhân Iran?
Lợi - hại của thực phẩm sản xuất bằng cấy ghép gen...
Có cách nào hiệu quả chữa bệnh nghiện ăn?
Người liều mình đi săn phóng xạ
Điều gì sẽ xảy ra khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt n...
Người Việt sống nhờ vào kiều hối như thế nào ?
Bia rượu_ Một ngày chỉ một ly
Tiết lộ của nhà báo về ông Trump
Những định kiến và thói 'ác khẩu' vô thức
Trump lại giở trò “chơi xỏ”
Donald Trump: bậc thày của môn cờ vây

Những đoạn đối thoại giữa Kim Jong-un và Moon Jae-in tại Bàn Môn Điếm

https://baomai.blogspot.com/
https://baomai.blogspot.com/
https://baomai.blogspot.com/
https://baomai.blogspot.com/
https://baomai.blogspot.com/
https://baomai.blogspot.com/
https://baomai.blogspot.com/
https://baomai.blogspot.com/



Thủy Thu - Đỗ Linh
***

https://baomai.blogspot.com/

Trạm cuối cuộc đời
Trung cộng thừa nhận đập Tam Hiệp tàn phá môi trườ...
Khoa học gia 104 tuổi đến Thụy Sĩ để được trợ tử
Nữ sinh Mỹ mặc đồ lót thuyết trình tốt nghiệp
Làm sao để thịt nguội không gây ngộ độc?
Tiếng cười khiến bạn làm việc tốt hơn
Người đàn bà khác - The Other Woman
Nỗi buồn của một người Việt
Tại sao Trump muốn hủy thỏa thuận hạt nhân Iran?
Lợi - hại của thực phẩm sản xuất bằng cấy ghép gen...
Có cách nào hiệu quả chữa bệnh nghiện ăn?
Người liều mình đi săn phóng xạ
Điều gì sẽ xảy ra khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt n...
Người Việt sống nhờ vào kiều hối như thế nào ?
Bia rượu_ Một ngày chỉ một ly
Tiết lộ của nhà báo về ông Trump
Những định kiến và thói 'ác khẩu' vô thức
Trump lại giở trò “chơi xỏ”
Donald Trump: bậc thày của môn cờ vây
Tại sao chó thích lăn trên phân?

Friday, May 11, 2018

Trạm cuối cuộc đời

https://baomai.blogspot.com/

Sống ở Mỹ khá lâu nên tôi ít nhiều cũng bị ảnh hưởng tư tưởng của người Mỹ nên không có ý định nhờ vả con cái khi tuổi về chiều. Một ngày nào đó khi thấy mình không còn khả năng để tự lo cho mình được nữa tôi sẽ vào sống trong các “Boarding care” để có người chăm sóc, nếu tệ hơn sẽ được hưởng những phúc lợi dành cho người cao niên và được bảo vệ bởi hệ thống an ninh xã hội Mỹ.

Ở Mỹ có “Nursing Home” được trang bị đầy đủ phương tiện, kỹ thuật và nhân sự chuyên môn để chăm sóc những người không còn khả năng tự lo cho mình, có “Hospice Service” chăm sóc vật chất lẫn tinh thần cho các bịnh nhân không thể sống hơn sáu tháng, giúp họ ra đi trong yên bình và giúp gia đình họ vượt qua giai đoạn khó khăn nhất.

Nhưng tư tưởng lạc quan này đã hoàn toàn thay đổi từ khi tôi thật sự đối diện với tử thần và nếm mùi bịnh viện sau khi trải qua một cơn bạo bịnh phải nhập viện trong 10 ngày. Tuy đã được thoát chết, vết thương mổ xẻ đã lành, nhưng những đau đớn về thể xác và vết thương tâm thần mà bịnh viện để lại vẫn còn hằn sâu trong ký ức không bao giờ lành. Từ đấy tôi bắt đầu thấy sợ bịnh viện, sợ luôn cả nursing home vì đây chẳng qua chỉ là một hình thức khác của bịnh viện, bịnh viện của người già.

https://baomai.blogspot.com/
Note: hình trong bài này là minh họa

Từ tâm trạng sợ hãi này tôi liên tưởng đến 4 năm hãi hùng mà nhạc mẫu tôi phải trải qua trong nursing home trước khi bà mất. Từ đấy những quảng cáo đẹp về nursing home với hình ảnh những cụ già vui chơi hạnh phúc được thay thế bằng những hình ảnh đau khổ của nhạc mẫu tôi và của những cụ già ngồi xe lăn ủ rủ, nghiêng ngả, cong queo, nhễu nhão, những gương mặt mếu máo, những ánh mắt vô thần.

Chúng tôi may mắn được sống chung với cha mẹ vợ vì bà xã tôi là con gái út. Lúc còn khỏe ông bà nhạc của tôi quán xuyến hết mọi chuyện trong nhà để vợ chồng tôi được rảnh tay lo chuyện ngoài xã hội. Hai con tôi gần gũi với ông bà ngoại nhiều hơn với cha mẹ chúng. Đi học về vừa đến cổng nhà là đã réo gọi ông bà ngoại. Tuy nuôi con nhưng thật ra tôi chưa biết thay tã hay cho con bú! Kể cả tiếng Việt chúng nói đều nhờ ông bà dạy từ ngày chúng bập bẹ tập nói.

Nhưng cuộc sống hạnh phúc chấm dứt từ khi nhạc mẫu tôi ngã bịnh. Năm 78 tuổi, sau chuyến du lịch Việt Nam về, mẹ nằm suốt trong phòng, than mệt. Ngoài bịnh tiểu đường loại 2 mãn tính, mẹ thường xuyên bị nhiễm trùng đường tiểu, đau cột sống, ho kinh niên và sau đó khám phá ra bị ung thư phổi. Từ đấy bà ra vào bịnh viện như đi chợ. Thiếu bàn tay của mẹ, gia đình tôi rối loạn lung tung, con cái đi học trễ, cơm nước thất thường, nhà cửa bề bộn. Vợ chồng tôi phải tập lại từ đầu cách quán xuyến gia đình, nuôi con, thêm nuôi mẹ già trong bịnh viện. Bố cũng yếu chỉ hụ hợ chuyện lấy thơ, đổ rác, đóng cổng là đã than mệt rồi.

https://baomai.blogspot.com/

Bác sĩ ung thư khuyến cáo không nên mổ xẻ hoặc trị liệu gì cho mẹ vì ung thư đã di căn đến não. Hơn nữa tuổi mẹ đã quá cao lại bị bịnh tiểu đường nên vết mổ không lành. Hãy để cho thiên nhiên quyết định vận mệnh của mẹ. Tôi dấu nhẹm lời bác sĩ bảo rằng mẹ chỉ sống tối đa là sáu tháng. Mẹ được cho về nhà với lời khuyên “thích ăn cái gì cho bà ăn cái nấy”. Nhưng “Còn nước còn tát” chúng tôi không chịu thua, chạy chửa bịnh cho mẹ bằng thuốc nam. Ai bày thuốc gì ở đâu tôi cũng tìm cho được. Khi lái xe mắt tôi cũng láo liên nhìn bên lề đường, dọc theo các hàng rào tìm cây cỏ “Dendelion” để hái lá cho mẹ ăn. Nghe nhà ai có cây nha đam  chúng tôi cũng tìm đến xin hay mua cho bằng được. Bã xã tôi cầu nguyện cho mẹ hàng ngày không xao lãng.

https://baomai.blogspot.com/

Như được một phép nhiệm mầu, bịnh ung thư của mẹ tôi thuyên giảm dần dần và sau mấy tháng khối u trong phổi tự nhiên biến mất. 

Bác sĩ gia đình rất vui bảo “đừng thắc mắc, hảy cứ tin là như vây đi”. Nhạc mẫu tôi thì tin là mình đã hết bịnh thật, còn vợ chồng tôi thì gần như kiệt lực, mong sau phép lạ sẽ kéo dài. Bịnh ung tư không thấy trở lại, nhưng bịnh đau cột sống làm mẹ đau đớn không ăn ngủ được nên sinh ra khó tính. Mẹ lại quên trước quên sau. Mẹ không còn kiểm soát được tiêu tiểu nữa nhưng nhất định không chịu mang tã. Bố cũng già mệt mỏi, suốt ngày ngủ trong phòng. Ông bà lại không biết tiếng Mỹ, không dùng điện thoại, nên khi vợ chồng tôi đi làm lúc nào cũng phập phòng lo sợ.

Bác sĩ gia đình đề nghị nên cho mẹ vào nursing home để dễ bề chăm sóc. Vợ chồng tôi đồng ý ngay nhưng gặp sự phản khán quyết liệt của nhạc mẫu tôi. Suốt đời mẹ không bao giờ xa gia đình nửa bước nói chi chuyện cách ly vĩnh viễn! Đối với mẹ, mất gia đình là mất tất cã. Chúng tôi nể mẹ nên không dám nói chuyện nursing home nữa, chỉ sợ làm mẹ buồn ảnh hưởng đến sức khỏe.

Nhưng sức khỏe của mẹ càng lúc càng tệ. Sau lần cấp cứu cuối cùng vì bị ngất xỉu, bác sĩ đề nghị phải đưa thẳng mẹ vào nursing home, vì theo ông, đó là cách tốt nhất để bác sĩ có thể theo dõi bịnh tình và giữ an toàn cho mẹ.

https://baomai.blogspot.com/

Ngày đầu tiên vào nursing home không ai nỡ bỏ mẹ một mình nên quấn quít bên bà cho đến tối rồi cũng phải ra về. Đó là ngày đầu tiên trong cuộc đời mẹ phải sống lẻ loi một mình bên những người xa lạ. Tôi còn nhớ rỏ gương mặt thẫn thờ của mẹ nhìn theo con cháu đang bỏ bà mà đi. Tôi không dám nhìn mẹ lâu hơn vì tôi thấy mẹ khóc, một điều rất lạ đối với nhạc mẫu tôi vốn là người đàn bà can cường và cứng rắn. Bố thấy tội nhiệp đòi mỗi ngày chở bố vào nursing home để ông chăm sóc cho mẹ. Được mấy tuần rồi tôi cũng chịu thua vì chuyện đón đưa hàng ngày thật là bất tiện.... Còn nếu để bố đi xe bus nếu có chuyện gì xảy ra thì ai lo cho bố đây!

Từ ngày Mẹ vào nursing home vợ chồng tôi thở phào nhẹ nhõm, không còn phải lo lắng như khi xưa khi bỏ mẹ ở nhà.. Chúng tôi yên tâm là mẹ được theo dõi và chăm sóc 24/7.  Tan sở vợ chồng tôi chở bố vào thăm mẹ, thấy mẹ sạch sẽ thơm tho, giường nệm trắng tinh, kẻ qua người lại tấp nập vui vẻ lắm. Yên tâm chúng tôi dần dần xao lãng việc thăm viếng.... Cả hai cháu cũng không còn đòi đi thăm ngọai nữa, nhiều khi phải bắt chúng mới chịu đi. Chúng không thích cái mùi trong nursing home.

https://baomai.blogspot.com/

Từ ngày sống trong nursing home mẹ hoàn toàn thay đổi, trở nên trầm lặng, ít nói,  khác hẳn với mẹ trước đó “quậy” tưng bừng trong bịnh viện. Mẹ chịu mang tã, nằm yên trên giường, không có ý kiến chuyện chung quanh, không đòi hỏi gì, không còn than phiền đau lưng nhức gối, hay càu nhàu vì thiếu ngủ, mất ăn như lúc ở nhà. Sau này mới biết bà đã được cho dùng thuốc an thần và thuốc đau nhức nồng độ cao nên lúc nào bà cũng ở trạng thái lờ đờ lim dim ngủ. Có lúc tỉnh táo, mẹ chỉ nhìn qua khung cửa sổ với đôi mắt vô thần. Hỏi mẹ có đau đớn gì không, mẹ lắc đầu. Hỏi có thích ăn uống đồ ăn Việt Nam không mẹ lắc đầu, tuy tôi biết là mẹ rất ghét đồ ăn Mỹ nhất là khẩu phần cho bịnh nhân tiểu đường và cao máu nhạt nhẽo không sao nuốt nỗi. Mẹ chịu đưng, sống âm thầm không một lời than thở.

Cho đến một hôm mẹ nắm tay nhà tôi, nước mắt rưng rưng mẹ van xin:
-  Mẹ muốn chết con à. Con xin người ta cho mẹ chết đi!

Bà xã tôi sững sờ, ôm mẹ năn nỉ:
-  Mẹ đừng nói kỳ vậy, phải ráng lên chớ, con biết phải làm sao bây giờ?

Rồi vợ tôi cũng khóc. Tôi chỉ đứng nhìn. “Chúng tôi biết phải làm sao bây giờ”?

https://baomai.blogspot.com/

Vợ chồng tôi đều nghĩ rằng đã tìm được giải pháp tốt nhất cho mẹ rồi. Mẹ thì đã “ráng” quá nhiều, ráng đến mỏi mòn, đến kiệt quệ nên muốn bỏ cuộc. Đã bốn năm dài đăng đẳng mẹ sống nơi đây như cái xác không hồn.

Có lúc chúng tôi vào thăm mẹ vào giờ ăn trưa thấy mẹ ngồi gục đầu trên xe lăn như một em bé ngoan, mắt nhắm nghiền, đợị đến phiên mình há mồm được đút cho ăn. Mẹ không còn thiết tha gì nữa.

https://baomai.blogspot.com/

Những tháng cuối cùng mẹ nằm trên giường đưa mắt nhìn con cháu, không cử động hoặc nói năng gì. Hình như có điều gì u uẩn trong lòng mà mẹ không nói được hay mẹ có tâm sự gì nhưng muốn giấu kín trong lòng.

Một buổi sáng sớm, tôi nhận được cú điện thoại từ nursing home báo tin là mẹ chúng tôi đã mất đêm qua. Bà mất lúc nửa đêm nên không ai hay biết cho đến sáng ngày hôm sau. Bà âm thầm ra đi không một lời từ giả, không một giọt nước mắt tiển đưa. Chắc mẹ cô đơn lắm lúc trút hơi thở cuối cùng. Suốt đời mẹ lo cho chồng, cho con, cho cháu, ngày mẹ ra đi chỉ có một mình, trong cô đơn. Có ai biết rằng không phải mẹ chỉ cô đơn trong giây phút ra đi mà mẹ đã chết từ lâu rồi, kể từ ngày mẹ bước chân vào ngưỡng cửa nursing home, một nhà tù không cần đóng cửa.

Tôi chợt hiểu được tại sao mẹ đã khóc ngày đầu tiên đến nursing home. Ngày ấy mẹ chấp nhận bản ản tử hình không văn tự vì muốn hy sinh cho con cái. Ngày ấy Mẹ đã khóc lời vĩnh biệt các con cháu rồi.

Chúng tôi vội vã vào nursing home vừa kịp lúc nhìn mẹ lần cuối cùng trước khi người ta phủ kín mặt mẹ với tấm trải giường màu trắng rồi mang xác mẹ đi. Mọi người đứng nhìn theo chết đứng, ngỡ ngàng, đớn đau, nhưng không ai khóc thành lời. Chúng tôi đã biết là ngày này sẽ đến với mẹ, và hôm nay nó đã đến.

Cái chết của nhạc mẫu nhắc tôi nhớ lại chuyện cổ tích về chuyện người tiều phu đẩy xe chở mẹ vào rừng cho thú hoang ăn thịt vì bà đã quá già. Tôi có khác gì người tiều phu đó, đã đưa nhạc mẫu tôi vào nursing home để chết. Đến một ngày nào sẽ đến lượt con tôi chở tôi đi như vậy sao?

Tôi lại nhớ đến chuyện con voi già biết mình sắp chết, nó âm thầm đi vào cái “nghĩa địa voi” là cái hang động cho voi đến để chết. Nó âm thầm gục chết một mình bên cạnh những đống xương voi già đã chết trước nó. Tôi chợt nghĩ nếu con người làm được như con voi già thì con cháu không phải cực khổ vì cha mẹ già, không phải khổ tâm vì mặc cảm là đã làm một hành động bất nhân, bất hiếu, như tâm trạng hối hận của tôi bây giờ đối với nhạc mẫu của tôi.

https://baomai.blogspot.com/

Nursing home. Cái trạm cuối của cuộc đời mấy ai tránh khỏi!

Bạn đã chọn cho mình cách đến chưa?




https://baomai.blogspot.com/
Trung cộng thừa nhận đập Tam Hiệp tàn phá môi trườ...
Khoa học gia 104 tuổi đến Thụy Sĩ để được trợ tử
Nữ sinh Mỹ mặc đồ lót thuyết trình tốt nghiệp
Làm sao để thịt nguội không gây ngộ độc?
Tiếng cười khiến bạn làm việc tốt hơn
Người đàn bà khác - The Other Woman
Nỗi buồn của một người Việt
Tại sao Trump muốn hủy thỏa thuận hạt nhân Iran?
Lợi - hại của thực phẩm sản xuất bằng cấy ghép gen...
Có cách nào hiệu quả chữa bệnh nghiện ăn?
Người liều mình đi săn phóng xạ
Điều gì sẽ xảy ra khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt n...
Người Việt sống nhờ vào kiều hối như thế nào ?
Bia rượu_ Một ngày chỉ một ly
Tiết lộ của nhà báo về ông Trump
Những định kiến và thói 'ác khẩu' vô thức
Trump lại giở trò “chơi xỏ”
Donald Trump: bậc thày của môn cờ vây
Tại sao chó thích lăn trên phân?
Trump quyết định trục xuất 57.000 người Honduras

__._,_.___

Posted by: tuyen do 

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-20/12/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link