VIỆT NAM NGUY BIẾN: TRUNG CỘNG ÁP ĐẶT LƯỞI BÒ (CHỬ U) XÂM LẤN TRẮNG TRỢN CHỦ QUYỀN QUỐC GIA: BẮC KINH KÊU GỌI ĐẮU THẦU QUỐC TẾ 9 BLOCS TÌM DẦU KHÍ NGAY NGOÀI KHƠI NƯỚC TA, ĐỒNG THỜI ĐEM DÀN KHOAN KHỖNG LỒ ĐẾN BIỂN ĐÔNG !?
Hà Nội phản đối việc Trung Quốc gọi thầu tại thềm lục địa Việt Nam
Các xuồng máy neo đậu gần một đảo nửa nổi nửa chìm tại Biển Đông. Ảnh chụp ngày 18/04/2010.
REUTERS/Stringer/Files
Thụy My
Hôm nay 26/06/2012 phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị đã lên tiếng khẳng định việc Trung Quốc mời thầu quốc tế tại chín lô dầu khí nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam là “phi pháp, vô giá trị, và xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền Việt Nam”. Phía Việt Nam “cực lực phản đối và yêu cầu Trung Quốc hủy bỏ ngay việc gọi thầu sai trái trên”.
Được biết ngày 23/6 Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) đã ra thông báo mời thầu quốc tế tại 9 lô dầu khí, nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa Việt Nam.
Tuyên bố của phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm nay nêu rõ, chín lô dầu khí trên đây hoàn toàn không phải là khu vực có tranh chấp, mà thuộc chủ quyền Việt Nam, theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982.
Theo tuyên bố trên : “Việc Trung Quốc ngang nhiên mời thầu quốc tế tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam là hành động phi pháp và không có giá trị, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền tài phán và lợi ích quốc gia chính đáng của Việt Nam, vi phạm Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển mà chính Trung Quốc là thành viên, làm phức tạp thêm tình hình và gây căng thẳng ở Biển Đông”.
Hà Nội “cực lực phản đối và yêu cầu Trung Quốc hủy bỏ ngay việc mời thầu sai trái trên” và “nghiêm túc tuân thủ Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam – Trung Quốc, tôn trọng luật pháp quốc tế và tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông".
Ngược lại, Tân Hoa Xã hôm nay trích lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi “yêu cầu Việt Nam phải tôn trọng thỏa thuận song phương về các tranh chấp trên biển”. Liên quan đến việc gọi thầu của CNOOC, mà theo trang web của tập đoàn này thì 9 lô dầu khí trên trải rộng trên một diện tích lên đến 160.000 km2, ông Hồng Lỗi cho rằng đây chỉ là một “hoạt động kinh doanh bình thường” và “phù hợp với luật pháp Trung Quốc cũng như thông lệ quốc tế”.
Bên cạnh đó, đài phát thanh Trung Quốc dẫn nguồn tin từ Tân Hoa Xã hôm qua cho biết, tỉnh Hải Nam sẽ hoạch định bốn “khu bảo tồn di sản văn hóa” trên quần đảo Hoàng Sa, tại các đảo Đá Bắc, Đá Lồi, Đá Chim Yến, và nhóm đảo Lưỡi Liềm & Trăng Khuyết & Nguyệt Thiềm.
tags: Biển Đông - Châu Á - Chủ quyền - Dầu khí - Lãnh hải - Trung Quốc - Việt Nam
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment